Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm

55 1.1K 15
Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU CẢI TẠO THIẾT BỊ, XÂY DỰNG QUY TRÌNH DỆT NHÃN MÁC TRÊN MÁY DỆT KIẾM Mã số: 20.11 RD/HĐ- KHCN Chủ nhiệm đề tài: Ths PHẠM VĂN LƯỢNG 9083 Hà Nội 2011 BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU CẢI TẠO THIẾ BỊ, XÂY DỰNG QUY TRÌNH DỆT NHÃN MÁC TRÊN MÁY DỆT KIẾM (Thực hiện theo Hợp đồng số20.11RD/HĐ- KHCN ngày 10 tháng 03 năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May) Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Phạm Văn Lượng Hà Nội 2011 BIỂU THÔNG TIN 1. Cơ quan chủ trì Viện dệt may Địa chỉ: 478 - Minh Khai - Hà Nội Điện thoại: 8624025 2. Cơ quan chủ quản Bộ Công Thương Địa chỉ: 54 – Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: 8257700 3. Tên đề tài: “ Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm ” 4. Mã số: 5. Số đăng ký: 6. Chỉ số phân loại: 7.Tác giả: Ths. Phạm Văn Lượng Ks. Đỗ Hồng Quang KS. Đỗ Hữu Luân KS. Bùi Quang Thắng Cử nhân. Nguyễn Trung Hiếu KS. Lê Khánh Lâm 8. Đơn vị phối hợp chính: Xưởng thực nghiệm Viện Dệt May Chủ nhiệm đề tài Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài Chủ tịch hội đồng đánh giá chính thức Thủ trưởng cơ quan quản lý đề tài Họ và tên Phạm Văn Lượng Nguyễn Văn Thông Học vị Thạc sỹ Tiến sỹ MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương 1: Tổng quan 5 1.1. Tổng quan về máy dệt Giắc ca điện tử dệt nhãn mác. 5 1.1.1. Máy dệt nhãn MULTICOLOR 5 1.1.2. Máy dệt nhãn MÜGRIP ® MBJ31/1150 7 1.1.3. Máy dệt nhãn Hi-Tex và Sulzer Textile G-6200 9 1.1.4. Nguyên lý hoạt động của đầu Giắc-ca điện tử CX 870 10 1.2. Nhu cầu sử dụng nhãn mác. 14 1.3. Cấu trúc nhãn mác 15 Chương 2: Triển khai thực nghiệm 16 2.1. Cải tạo phần máy dệt 16 2.1.1. Sơ đồ công nghệ máy dệt vải máy dệt Picanol Gammar 190. 16 2.1.2.1.Sơ đồ cấu tạo bộ ổn định miệng vải. 18 2.1.2.2.Sơ đồ công nghệ bộ cắt biên mác. 20 2.1.2.3.Sơ đồ công nghệ bộ là nhiệt. 22 2.1.2.4.Sơ đồ nguyên lý bộ cấp hơi khí nén. 24 2.1.2.5.Sơ đồ điện cho bộ là nhiệt và bộ cắt biên mác. 30 2.2. Thiết kế nhãn mác. 34 2.2.1. Thiết kế cấu trúc. 34 2.2.2. Thiết kế hoa văn. 35 2.3. Xây dựng quy trình dệt mác 45 2.3.1. Quy trình chuẩn bị sợi. 45 2.3.2. Dệt mác trên máy dệt kiếm Picanol 46 Chương 3: Kết quả đạt được và bàn luận 50 Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined. 1 TÓM TẮT NỘI DUNG Tên đề tài “ Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm” Mục tiêu của đề tài - Nâng cao khả năng sản xuất phụ liệu cho ngành may nhằm hạn chế nhập khẩu tăng khả năng nội địa hoá. Nội dung của đề tài - Nghiên cứu cải tạo thiết bị lắp bổ sung trên máy dệt kiếm để dệt nhãn mác - Thiết kế lựa chọn mẫu nhãn mác - Dệt thử nghiệm. Trên cơ sở nội dung yêu cầu của đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện các chuyên đề cụ thể 1. Tổng quan về nhu cầu sử dụng mác. 2. Tổng quan về các loại máy dệt mác. 3. Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động c ủa các cụm chi tiết trên máy dệt nhãn mác. 4. Nghiên cứu chế tạo bộ cắt biên lắp trên máy dệt kiếm để dệt mác 5. Lắp đặt bộ cắt biên lắp trên máy dệt kiếm để dệt mác 6. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bộ định hình nhiệt lắp trên máy dệt kiếm để dệt nhãn, mác 7. Lắp đặt bộ định hình nhiệt trên máy dệt kiếm để dệt nhãn, mác 8. Nghiên cứu, xây dựng quy trình d ệt nhãn mác trên máy dệt kiếm. 9. Thiết kế mác dệt trên máy dệt kiếm. 10.Thử nghiệm và hiệu chỉnh máy. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về cấu trúc mác dệt - Nghiên cứu về các loại máy dệt nhãn mác đang sử dụng ở Việt Nam - Nghiên cứu các cơ cấu của máy dệt mác lắp bổ sung trên máy kiếm Picanol 2 - Nghiên cứu sử dụng phần mềm thiết kế vải Negaphics để thiết kế mẫu vải chế thử. - Nghiên cứu sử dụng phần mềm Autodesk để vẽ thiết kế Triển khai thực nghiệm - Chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết theo bản vẽ đã thiết kế - Lắp ráp, hiệu chỉnh các chi tiết và cụm chi tiết trên máy dệt kiếm Picanol để dệt nhãn mác. - Triển khai dệt thử mẫu vải kiểu Kết quả đạt được - Quyển báo cáo tổng kết - Mẫu nhãn mác thiết kế chạy thử nghiệm - Máy dệt mác Picanol 3 LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải d ệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời. Vấn đề đặt ra đối với các dự án đầu tư phát tri ển nguyên phụ liệu trong nước của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là bên cạnh vấn đề về vốn thì việc cập nhật công nghệ, máy móc tiên tiến là rất cần thiết. Các mặt hàng chủ lực của ngành vẫn là các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu bông, sợi các loại, vải dệt thoi,các sản phẩm may mặc Đặc biệt, trong phát triển của ngành giai đoạn này sẽ tập trung tăng c ường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường; đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng. Hiện tỷ trọng đơn hàng xuất khẩu theo phương thức gia công là chủ yếu sẽ được tích cực thay đổi sang phương thức FOB (sử dụng một phần nguyên liệu trong nước thay vì sản xuất theo đơn đặt hàng) và sang hình thức bán sản phẩm gồm cả thiết kế (ODM). Tỷ trọng sản phẩm ODM trong các đơn hàng dự kiến sẽ khoảng 5% ngay trong năm 2011, tăng 15% vào năm 2015 và 20% năm 2020; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động thiết kế thời trang, hỗ trợ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại nhãn mác được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau và chủng loại máy dệt khác nhau. Trong số các loại mác đó là loại mác dệt chiếm ưu thế trên thị trường và cung cấp chủ yếu cho ngành may đặc biệt là may xuất khẩu. Để sản xuất ra mác dệt yếu tố cơ bản quan trọng là phải có thiết bị máy dệt mác, hiện nay máy dệt mác chuyên dùng của các hãng 4 sản xuất nước ngoài giá thành rất cao với máy dệt của hãng MULER khoảng 5 tỷ đồng/chiếc khấu hao máy rất lớn. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất nhãn mác trên máy dệt kiếm” đã được Bộ Công Thương và Viện Dệt May giao cho nhóm nghiên cứu với mục đích cải tạo máy dệt Giắc-ca điện tử sẵn có ở các công ty dệt trong nước thành máy d ệt nhãn mác. Trên cơ sở đó nhóm đề tài đã lựa chọn máy dệt Giắc-ca Picanol của Viện Dệt may làm đối tượng nghiên cứu triển khai các nội dung của đề tài. Việt Nam là nước có ngành công nghiệp dệt may đang phát triển rất mạnh đặc biệt là lĩnh vực may, các sản phẩm may hầu như xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,… các sản phẩm này hầu hết là sử dụ ng nhãn mác từ dệt thoi, các loại mác dệt này không những dùng cho các sản phẩm xuất khẩu mà còn sử dụng cho các sản phẩm nội địa trong nước cũng rất lớn như sản phẩm comple cao cấp và các quần áo của các hãng thời trang nổi tiếng, với nhu cầu sử dụng lớn nhưng máy dệt mác chưa đủ để đáp ứng, chỉ có một số công ty tư nhân mua máy dệt mác của Trung Quốc, Hàn Quố c chất lượng mác dệt trên các máy này không được cao vì mật độ thưa, mác không mịn, không nét. Để đáp ứng được nhu cầu trên đề tài “Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm” tạo ra những sản phẩm mác dệt có chất lượng, đồng thời đa dạng hoá mặt hàng trên máy dệt kiếm. 5 Chương 1: Tổng quan 1.1. Tổng quan về máy dệt Giắc ca điện tử dệt nhãn mác. Máy dệt có cơ cấu tạo miệng vải dùng đầu Giắc-ca do Mjacquard sáng chế năm 1805. Từ khi ra đời đến nay, máy dệt Giắc-ca đã có rất nhiều cải tiến song nguyên lý cơ bản vẫn không thay đổi. Nguyên lý đó là nâng hạ từng sợi dọc một hoặc từng nhóm sợi dọc một để tạo ra miệng vả i. Những năm gần đây máy dệt Giắc-ca điện tử đã ra đời và phát triển, đầu Giắc-ca điện tử có thể được lắp trên máy dệt không thoi kiểu kiếm, kẹp khí và nước vì vậy mà các mầu ngang cũng đa dạng và phong phú hơn. Các máy dệt Giắc-ca điện tử nói chung và máy dệt Giắc-ca điện tử dệt nhãn mác nói riêng đã được sử dụng ở Việt Nam c ũng rất đa dạng và phong phú. Trong phạm vi của đề tài này chỉ đề cập đến một số kiểu máy dệt giắc ca điện tử. 1.1.1. Máy dệt nhãn MULTICOLOR Máy dệt này dung để dệt nhãn mác và các dây ruy băng có kiểu dệt trang trí. Có hai loại máy dệt MULTICOLOR: MVC5150 và MVC5200. Sự khác biệt giữa hai kiểu máy này chủ yếu là khổ rộng mắc sợi của nhãn được dệt. Bảng 1: Thông số kỹ thuật của máy MVC5150 Số đơn vị dệt 14 12 10 8 7 6 Khổ rộng mắc(mm) 24 30 36 50 57 66 Tốc độ tối đa (v/phút) 1400 1400 1400 1400 1400 1400 Đường kính tối đa của trục dệt (mm) 800 800 800 800 800 800 Số màu sợi ngang 4-5 4-5 4-5 4-5 4-5 4-5 Bảng 2: Thông số kỹ thuật của máy MVC5200 Số đơn vị dệt 20 15 14 11 9 9 Khổ rộng mắc(mm) 24 30 36 50 57 66 Tốc độ tối đa (v/phút) 1400 1400 1400 1400 1400 1400 Đường kính tối đa của trục dệt (mm) 800 800 800 800 800 800 Số màu sợi ngang 4-5 4-5 4-6 4-8 4-8 4-8 6 Hình 1: Máy dệt nhãn khổ hẹp MVC5 Bảng 3. Thông số kỹ thuật của máy MVC5200 Số đơn vị dệt 20 15 14 11 9 9 Khổ rộng mắc sợi (mm) 24 30 36 50 57 66 Tốc độ tối đa (v/phút) 1400 1400 1400 1400 1400 1400 Đường kính tối đa của trục dệt (mm) 800 800 800 800 800 800 Số màu sợi ngang 4÷5 4÷5 4÷6 4÷8 4÷8 4÷8 Mật độ sợi ngang dệt nền nhãn có thể thay đổi từ 10 đến 80 sợi/cm. Máy có khả năng chuyển đổi mặt hàng dệt mà không cần phải dừng máy lâu trong trường hợp màu sắc và khổ rộng nhãn không thay đổi. Các máy MVC5 còn có các đặc điểm sau: o Hệ thống điều khiển tốc độ máy VARISPEED được lập trình, sử dụng bộ biến đổi để điều khiển t ốc độ. o Máy có bộ phận điện tử điều khiển thay đổi mật độ sợi ngang, sử dụng bộ biến tần VARIPICK. o Bộ phận tở sợi và điều chỉnh sức căng sợi dọc điện tử. [...]... dệt Trên cơ sở phân tích các mẫu mác hiện đang sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thị trường Từ đó nhóm đề tài đưa ra được mô hình cải tạo máy dệt mác đầu giắc ca điện tử Để cải tạo tốt máy dệt vải sang máy dệt mác trước hết phải nghiên cứu kỹ sơ đồ công nghệ máy dệt vải giắc ca điện tử 2.1.1 Sơ đồ công nghệ máy dệt vải máy dệt Picanol Gammar 190 Hình 7 Sơ đồ công nghệ dệt vải Sợi dọc được tở ra từ trục... số 4 để tạo miệng vải, nhờ sợi ngang qua miệng vải để đan kết sợi ngang với sợi dọc tạo thành vải, cuối cùng vải qua trục dẫn, trục gai số 5 và cuộn vào trục vải số 6 của máy dệt Đây là sơ đồ công nghệ dệt vải trên máy dệt Picanol Gamar 190 có đầu giắc ca điện tử hiện nay đang lắp đặt tại Viện Dệt May, nhóm đề tài lựa chọn máy này để nghiên cứu cải tạo máy để dệt nhãn mác Thông số của máy dệt Picanol... đặc biệt là mác dệt cho sản phẩm chất lượng cao 14 1.3 Cấu trúc nhãn mác Qua nghiên cứu các mẫu mác dệt có sẵn trên thị trường, nhóm đề tài nhận thấy cấu trúc của nhãn mác thường có các thông số cấu trúc như sau: Mật độ sợi dọc: - Mác thường: 570sợi/10cm - Mác satin: 1140 sợi/10cm Mật độ sợi ngang: - Tại khu vực nổi chữ: khoảng 700sợi/10cm - Tại khu vực dệt nền: khoảng 380-400sợi/10cm Khổ mác tùy thuộc... MÜLER chế tạo dùng để dệt nhãn, biểu tượng, nơ và vải kỹ thuật có viền cắt Hình 2: Máy dệt Giắc-ca điện tử MBJ3 7 Đặc điểm kỹ thuật của máy bao gồm: o Đầu Giắc-ca điện tử được lắp lên máy dệt có chiều cao thấp, khối lượng máy nhẹ cho phép lắp đặt máy và vận hành máy trong các phòng thông thường kể cả các tầng trên của nhà cao tầng o Tốc độ máy cao, sợi ngang được đưa vào miệng vải bằng kiếm, miệng vải có... độ máy dệt vv… được kiểm soát và được điều khiển bởi các bộ phận điện tử o Máy đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn của châu Âu Có nút bấm tắt khẩn cấp ở hai bên máy o Máy có hệ chương trìnhthiết kế MUCAD: + Có máy Scan màu để đọc mẫu thiết kế + Bộ MUDESIGNER cùng với phần mềm COREL DRAW có thể tạo mẫu hai, ba chiều + Máy in màu dùng để xem mẫu + Cùng với phần cứng và phần mềm máy có khả năng lập trình. .. dệt Hoa văn của nhãn mác được tạo bởi các sợi ngang màu (thông thường máy có từ 4 đến 8 màu sợi ngang) Mỗi máy dệt Giắc-ca điện tử đều có phần mềm chuyên dụng riêng để thiết kế công nghệ và điều khiển hoạt động của các bộ phận điện tử Các file dữ liệu chỉ tương thích với phần mềm thiết kế kiểu dệt và đầu máy Giắc-ca của chính hãng chế tạo đầu Giắc-ca điện tử Tuy nhiên, mỗi hãng chế tạo đầu máy vẫn cung... của máy còn có chức năng là nhiệt (định hình) Tại vùng là nhiệt, nhãn được kéo căng và là phẳng nhờ các trục kéo và các thanh gia nhiệt, các trục và các thanh này được tự động nâng lên tách khỏi bề mặt vải khi máy dừng Máy còn có bộ phận làm mát nhãn dệt để chuẩn bị cho các công đoạn gia công tiếp theo 1.1.2 Máy dệt nhãn MÜGRIP® MBJ31/1150 Máy dệt Giắc-ca điện tử MBJ3 do công ty JAKOB MÜLER chế tạo. .. sợi biên có sức căng đồng đều o Lập chương trình: sử dụng hệ thống máy tính MSCAD có máy quét o Điện năng tiêu thụ: 5kW-7kW-13kW/35A o Khí nén: 6 bar, 3,6 m3/h để làm vệ sinh máy o Có thể dệt sợi bông, sợi filament xoắn hoặc mở o Đường kính thùng sợi dọc: 800 mm 1.1.3 Máy dệt nhãn Hi-Tex và Sulzer Textile G-6200 Có hai kiểu máy dệt Giắc-ca điện tử Hi-Tex dệt nhãn được giới thiệu ở nước ta đó là SOMET... Giắc-ca điện tử CX 870 *Cấu tạo đầu máy Giắc-ca điện tử CX 870 Đầu Giắc-ca điện tử CX 870 do hãng Staubli chế tạo, các máy gồm 2 phần: hộp điều khiển 3 đặt bên cạnh máy dệt và đầu máy 1 đặt trên cao với khung đỡ, hộp điều go, các cơ cấu truyền động và hộp công suất Thành phần cơ bản của đầu máy là các cụm module 2 được lắp bên trong 10 Hình 4: Đầu máy Giắc-ca điện tử CX870 (1-Đầu máy Giắc-ca; 2-Cụm Module;... nhãn mác Thông số của máy dệt Picanol Gammar 190 Khổ mắc tối đa của máy: 190 cm, tốc độ tối đa máy 450 vòng/phút Đưa sợi ngang bằng kiếm mềm, có 4 màu sợi ngang, kiểm soát sức căng sợi dọc, ngang bằng điện tử, dùng đầu Giắc-ca CX 870 của Staubli, 2400 kim 16 2.1.2 Sơ đồ công nghệ máy dệt mác cải tạo Hình 8: Sơ đồ công nghệ máy dệt mác 17 Sợi dọc được tở ra từ trục sợi dọc sau đó được đi qua xà sau . trên máy dệt kiếm để dệt nhãn, mác 8. Nghiên cứu, xây dựng quy trình d ệt nhãn mác trên máy dệt kiếm. 9. Thiết kế mác dệt trên máy dệt kiếm. 10.Thử nghiệm và hiệu chỉnh máy. Phương pháp nghiên. cầu trên đề tài Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình dệt nhãn mác trên máy dệt kiếm tạo ra những sản phẩm mác dệt có chất lượng, đồng thời đa dạng hoá mặt hàng trên máy dệt kiếm. . đề tài Nghiên cứu cải tạo thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất nhãn mác trên máy dệt kiếm đã được Bộ Công Thương và Viện Dệt May giao cho nhóm nghiên cứu với mục đích cải tạo máy dệt Giắc-ca

Ngày đăng: 21/04/2014, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan