hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc thắng – tỉnh thừa thiên huế

39 437 4
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu  hạn quốc thắng – tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động . Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập với thế giới trở thành một xu thế phổ biến tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cho nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng những cơ hội mới , góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế , cũng làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng chứa đựng nhiều nhân tố rủi ro, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Để đương đầu vơi những thách thức này đòi hỏi các nhà quản trị phải có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp. Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Với nguồn lực hiện có của mình, doanh nghiệp làm thế nào để có thể sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất? Để trả lời cho những câu hỏi này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp các doanh nghiệp nhìn nhận một cách đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra biện pháp xác thực để tăng cường khả năng hoạt động kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. May công nghiệp là một trong những ngành kinh tế khá quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Hiện nay, các công ty may mặc ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt đã hình thành nên một sắc thái thị trường riêng biệt góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Trong những năm qua công ty TNHH Quốc Thắng đã có những chuyển biến khá tích cực trong tăng trưởng kinh tế , góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được công ty còn gặp phải không ít khó khăn cần phải khắc phục. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết , là vấn đề sống còn và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Quốc Thắng- Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Thắng tỉnh Thừa Thiên Huế”. GVHD: Lê Anh Qúy Sinh viên:Hoàng Thị Hằng Lớp: K44KDNN LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chuyên đề này, trong thời gian qua tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, người thân và bạn bè. Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tại trường làm nền tảng cho tôi trong công việc sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Lê Anh Qúy đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân viên công ty TNHH Quốc Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Tôi mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC THẮNG 15 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 GVHD: Lê Anh Quý TÓM TẮT NGHIÊN CỨU PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động . Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập với thế giới trở thành một xu thế phổ biến tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cho nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng những cơ hội mới , góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế khu vực quốc tế , cũng làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng chứa đựng nhiều nhân tố rủi ro, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Để đương đầu vơi những thách thức này đòi hỏi các nhà quản trị phải có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp. Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Với nguồn lực hiện có của mình, doanh nghiệp làm thế nào để có thể sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất? Để trả lời cho những câu hỏi này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp các doanh nghiệp nhìn nhận một cách đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra biện pháp xác thực để tăng cường khả năng hoạt động kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. May công nghiệp là một trong những ngành kinh tế khá quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Hiện nay, các công ty may mặc ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt đã hình thành nên một sắc thái thị trường SVTH: Hoàng Thị Hằng 1 GVHD: Lê Anh Quý riêng biệt góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Trong những năm qua công ty TNHH Quốc Thắng đã có những chuyển biến khá tích cực trong tăng trưởng kinh tế , góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được công ty còn gặp phải không ít khó khăn cần phải khắc phục. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết , là vấn đề sống còn và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Quốc Thắng- Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về kết qủa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Không gian Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Thắng tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2 Thời gian Từ 2011 đến 2013. 5. Nội dung nghiên cứu - Phân tích kết quả sản xất chung của doanh nghiệp, những biến động về doanh thu, lợi nhuận của công ty và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động; - Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn và lao động; - Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ; - Gỉai pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên SVTH: Hoàng Thị Hằng 2 GVHD: Lê Anh Quý cứu sau: 6.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu Thu thập các số liệu thứ cấp: thông qua các báo cáo kết quả hoạt động SXKD, báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối các tài khoản của công ty qua ba năm 2011- 2013. Đồng thời nghiên cứu đọc các sách báo, giáo trình và tài liệu tham khảo, sau đó chắt lọc ý chính hoặc trích dẫn những nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả SXKD của công ty. 6.2 Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tập hợp, chắt lọc và hệ thống lại những thông tin, dữ liệu thật sự cần thiết cho đề tài, toàn bộ việc xử lý các số liệu được tiến hành trên phần mềm Excel. 6.3 Các pương pháp phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty - Phương pháp so sánh, đánh giá: là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Từ đó đánh giá được những ưu, nhược điểm để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể. - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích, và mỗi lần thay thế phải cố định các nhân tố còn lại. - Phương pháp phân tích kinh tế: là phương pháp dựa trên nững số liệu đã xử lý tiến hành phân tích những điểm manh, điểm yếu trong quá trình hoạt động, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục, đồng thời phát huy những mặt mạnh đạt được. Tất cả các phương pháp trên đây đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng. SVTH: Hoàng Thị Hằng 3 GVHD: Lê Anh Quý PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận  Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực ( vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp xác định”. Công thức xác định: H= K/C Trong đó: - H là hiệu quả hoạt động SXKD - K là kết quả thu về từ hoạt động SXKD - C là chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Như vậy, hiệu quả SXKD cảu doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp về lao động, vật tư tiền vốn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thước đo hiệu quả chính là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá là tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên cơ sở nguồn lực sẵn có. ( Nguồn: TS Nguyễn Trọng Cơ- PGS. TS Ngô Thế Chi ( 2002), Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội). 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lý luận và thực tiễn, là mục tiêu trước mắt, lâu dài và bao trùm mọi doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình nhất định, nó có thể là đại lượng có thể cân đo đong đêm được như: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chi phí… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng như: uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm……. Như SVTH: Hoàng Thị Hằng 4 GVHD: Lê Anh Quý vậy, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Xét về hình thức, hiệu quả SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng nguồn lực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả. Xét đến cùng thì bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Về mặt chất: hiệu quả SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong một doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kết quả thực hiện và những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Về măt lượng: hiệu quả SXKD biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ thu được hiệu quả khi kết quả lớn hơn chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống chỉ tiêu nhất định. * Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với hầu hết các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nền sản xuất xã hội. Xét về phương diện cảu mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là nề tảng để phát triển đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau: - Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế. Do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất và có hiêu quả nhất. SVTH: Hoàng Thị Hằng 5 GVHD: Lê Anh Quý - Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động động SXKD của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. - Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phất triển trong môi trường cạnh tranh như vậy buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. - Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nâng cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mức sống của người dân nói chung. Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế và là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của một doanh nghiệp. Trình độ sử dụng các nguồn lực có quan hệ mật thiết với kết quả đầu ra. Cả hai đại lượng này liên quan đế tất cả các mặt và chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên do đặc điểm về sản phẩm, thị trường, quy mô hoạt động… sự tác động của các nhân tố đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có tác SVTH: Hoàng Thị Hằng 6 GVHD: Lê Anh Quý động lên các nhân tố này một cách hợp lý, có hiệu quả làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. 1.1.3.1.Phân tích các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhân tố có tác động tích cưc và tiêu cực. Có thể nói, phân tích các nhân tố chủ quan chính là phân tíc điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cơ bản của nhân tố chủ quan là: - Nhân lực và tổ chức như: Chất lượng và cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực,… - Nguồn lực tài chính như: Năng lực tài chính, hệ thống kế toán,…… - Năng lực quản lý như: Năng lực quản lý sản xuất, chất lượng, nhân lực,… - Năng lực sản xuất như: quy mô và giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm, …. - Chiến lược phát triển như: Nghiên cứu phát triển thị trường, hệ thống kênh phân phối, dịch vụ hậu mãi,… 1.1.3.2.Phân tích các nhân tố khách quan Theo thạc sỹ Đào Nguyên Phi (2009), Bài giảng “ phân tich hoạt động kinh doanh” , Trường Đại học kinh tế Huế: các phân tích nhân tố khách quan chính là phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Phân tích này giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang đối mặt với những gì, từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả SXKD.  Môi trường vĩ mô •Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có vai trò ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước,…. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải dự báo và phân tích chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ản hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước. • Yếu tố chính trị, pháp luật Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và SVTH: Hoàng Thị Hằng 7 [...]... nhõn viờn, xõy dng vn húa cụng ty 1.4.2 Mụi trng kinh doanh ca cụng ty 1.4.2.1 i th cnh tranh - Khi nc ta chuyn sang nn kinh t th trng cú s qun lý ca nh nc thỡ vic tiờu th sn phm l hot ng khú khn ca quỏ trỡnh sn xut kinh doanh Sn phm ca cụng ty sn xut ra cú tiờu th c hay khụng l iu kin sng cũn ca cụng ty - Trong bi cnh ny hot ng sn xut kinh doanh v tiờu th sn phm ca cụng ty gp khỏ nhiu khú khn trong... Phú Giỏm c Ti Chớnh Xng phõn loi Phũng k toỏn Phũng kinh doanh Phũng nhõn s S 1.1: C cu t chc b mỏy qun lớ ca cụng ty Chc nng nhim v ca tng b phn Giỏm c: Cụng ty c t chc lm vic theo ch th trng, ng u cụng ty l giỏm c Giỏm c l ngi ton quyn iu hnh cụng vic kinh doanh ca cụng ty, chu trỏch nhim trc phỏp lut v kt qu kinh doanh, v t chc hot ng ca cụng ty Vi ch ny, cụng vic c quyt nh, gii quyt nhanh gn,... ty, to uy tớn cho cụng ty trờn th trng Trong thi gian qua, cụng ty t ch trong vic xõy dng cỏc nh mc v Chi phớ: chi phớ sn xut, chi phớ qun lý doanh nghip, hch toỏn k toỏn theo quy nh hin hnh v quy ch ti chớnh ca nh nc, c quyn gi li li nhun phc v cho hot ng kinh doanh ca Cụng ty sau khi ó hon thnh ngha v i vi Nh nc 1.3.Ngnh ngh kinh doanh ca cụng ty Cụng ty TNHH Quục Thng la doanh nghiờp va thng mai... t rng doanh nghip rt c gng v ngy cng cú kinh nghim trong vic qun lý cụng ty - Ta thy li nhun ca cụng ty qua 2 nm ó tng dn nhng khụng quỏ t phỏ Nhng trong lỳc kinh t suy thoỏi nh hin nay ú cng l mt du hiu tt cho cụng ty. Vi nhng s k vng nht trong nm 2014 khi cụng ty m rng ra mt s ngnh s giỳp doanh nghip ng vng trờn th trng SVTH: Hong Th Hng 29 GVHD: Lờ Anh Quý Cng nh tng doanh thu ỏng k cho cụng ty trong... tớnh cht ngnh ngh ca cụng ty kinh doanh cỏc mt hng may cụng nghip, bc vỏc cụng trỡnh, khụng nht thit phi cn lao ng cú trỡnh cao So vi nm 2011, nm 2013 tng lờn 7 ngi lm trong phũng k toỏn v kinh doanh - Mt doanh nghip kinh doanh ngoi nhng ngi cú trỡnh i hccao ng cũn cn nhng ngi th lnh ngh sn xut ra c nhng sn phm cú cht lng cao o to c nhng ngi th lnh ngh luụn l mong mun ca doanh nghip.S lng bc th cao... thit b ca cụng ty m bo sn xut t c li ớch ti a v mi mt 1.6 Tỡnh hỡnh lao ng ca cụng ty - Do c iờm sn xut kinh doanh cua Cụng ty chu yờu la lao ụng trc tiờp vi võy cụng ty a xõy dng ụi ngu cụng nhõn, ky thuõt c ao tao bai ban, co kinh nghiờm thc tờ, nm chc ky thuõt, tay nghờ cao Bờn canh o con co ụi ngu can bụ lanh ao co chuyờn mụn nghiờp vu, day dn kinh nghiờm, nng nụ trong cụng tac.Vỡ l doanh nghip sn... to ra mt n v doanh thu thỡ cn chi phớ bao nhiờu n v vn lu ng Lợi nhuận sau thuế - Mc doanh li vn lu ng = Vốn lưu động bình quân Ch tiờu ny phn ỏnh mt n v vn lu ng u t vo kinh doanh cú th mang li bao nhiờu n v li nhun Nhúm ch tiờu phn ỏnh hiu qu s dng lao ng Doanh thu - Nng sut lao ng = Lao động bình quân Ch tiờu cho bit doanh thu mt lao ng cú th to ra trong quỏ trỡnh SXKD Lợi nhuận sau thuế - Mc sinh... a lý ca t chc kinh doanh, l mt trong nhng yu t quan trng nh hng n hiu qu hot ng SXKD ca tt c cỏc doanh nghip Yu t vn húa, xó hi Cỏc doanh nghip cn phõn tớch cỏc yu t xó hi nhm nhn bit cỏc c hi v nguy c cú th xy ra, t ú giỳp doanh nghip cú th xõy dng cỏc chin lc kinh doanh phự hp vi c im vn húa xó hi ca tng khu vc Mụi trng vi mụ Cnh tranh gia cỏc i th hin ti trong nghnh Trong mụ hỡnh kinh t truyn thng,... thỡ chng t doanh nghip hot ng khụng hiu qu ROS= Lợi nhuận sau thuế * 100 Doanh thu Doanh thu = Tng doanh thu bỏn hng = Tng sn lng hng bỏnì Gớa bỏn bỡnh quõn Tng chi phớ = Chi phớ mua nguyờn vt liu + Chi phớ SXKD Li nhun trc thu v lói vay = Tng doanh thu tng chi phớ Li nhun sau thu = Li nhun trc thu v lói vay Lói vay Thu Ch tiờu doanh li trờn tng ti sn ( ROA) : ROA o lng hot ng ca mt doanh nghip... thu mua ca cỏc cụng ty trờn a bn thnh ph Hu Phũng k toỏn: Cú nhim v lm cụng tỏc qun lý ton din v ti chớnh, thu thp v cung cp y cỏc mt hot ng ti chớnh v thụng tin kinh t, chp hnh nghiờm chnh ch , chớnh sỏch nh nc v qun lý kinh t, ti chớnh, lóng phớ, vi phm k lut ti chớnh Phũng kinh doanh: Nghiờn cu, lờn k hoch phỏt trin cỏc chin lc kinh doanh Thc hin, ký kt cỏc hp ng mua bỏn ca cụng ty Phũng nhõn s: Tuyn . GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC THẮNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ I. Tổng quan về công ty TNHH Quốc Thắng 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên doanh nghiệp: Công. tiễn về kết qủa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Trên cơ sở. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Thắng – tỉnh Thừa Thiên Huế . GVHD: Lê Anh Qúy Sinh viên:Hoàng Thị Hằng

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC THẮNG

    • TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan