phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng - ngân hàng nhà nước việt nam

29 412 2
phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng - ngân hàng nhà nước việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀM NGỌC TUẤN PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀM NGỌC TUẤN PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính và Ngân Hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƯƠNG Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục bảng ii Danh mục hình iii Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 7 1.1. Thông tin tín dụng ngân hàng 7 1.1.1.Hoạt động tín dụng của NHTM và nhu cầu TTTD 7 1.1.2. Thông tin tín dụng ngân hàng 10 1.2. Sản phẩm thông tin tín dụng ngân hàng 14 1.2.1. Khái niệm sản phẩm thông tin tín dụng ngân hàng 14 1.2.2. Kết cấu sản phẩm TTTD NH 15 1.2.3. Quy trình hình thành sản phẩm TTTD NH 15 1.2.4. Quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến sản phẩm TTTD NH 20 1.2.5. Các sản phẩm dịch vụ TTTD ngân hàng chính 21 1.2.6. Lợi ích của sản phẩm TTTD ngân hàng 30 1.3. Phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng 32 1.3.1. Xu hướng phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng 32 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển sản phẩm TTTD NH 33 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm TTTD NH 36 1.3.4. Vai trò nhà nước với phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng 43 1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm TTTD NH trên thế giới 45 1.4.1. Tình hình chung về sản phẩm TTTD ngân hàng 45 1.4.2. Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới 47 1.4.3. So sánh với Việt Nam 54 1.4.4. Một số bài học sau khảo sát sản phẩm TTTD trên thế giới 55 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NHNN VN. 56 2.1. Khái quát lịch sử hình thành Trung tâm TTTD- NHNNVN . 56 2.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng thời kỳ đổi mới . 56 2.1.2. Rủi ro tiềm ẩn và sự hình thành nghiệp vụ TTTD . 57 2.1.3. Sự ra đời và lịch sử phát triển của Trung tâm TTTD 60 2.2. Thực trạng các sản phẩm TTTD tại Trung tâm TTTD-NHNNVN 68 2.2.1. Hành lang pháp lý 68 2.2.2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ TTTD ngân hàng tại CIC . .70 2.2.3. Kết quả đạt được của các sản phẩm TTTD tại CIC 81 2.2.4. Hạn chế của sản phẩm TTTD NH VN và nguyên nhân 85 2.3. Đánh giá mức độ phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng VN 87 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 91 3.1. Tiềm năng phát triển các sản phẩm TTTD . 91 3.1.1. Môi trường kinh tế- xã hội và cơ hội cho sự phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng VN 91 3.1.2. Hệ thống ngân hàng VN đang phát triển mạnh tạo thị trường tiềm tàng cho phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN 95 3.1.3. Nền tảng công nghệ tin học 96 3.1.4. Môi trường thông tin của VN ngày càng minh bạch 97 3.2. Định hướng mục tiêu phát triển các sản phẩm TTTD ngân hàng 97 3.2.1. Định hướng phát triển hệ thốngsản phẩm TTTD ngân hàng VN 98 3.2.2. Mục tiêu chiến lược 98 3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng 100 3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đối với các NHTM 100 3.3.2. Nhóm giải pháp đối với CIC .105 3.3.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ tin học, truyền thông, đề cao tính an toàn bảo mật 110 3.3.4. Giải pháp về môi trường pháp lý cho hoạt động TTTD 111 3.3.5. Giải pháp tuyên truyền, vận động, marketing 111 3.3.6. Giải pháp tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế 113 3.4. Một số kiến nghị 114 3.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ 114 3.4.2. Kiến nghị với NHNN Trung ương 115 KẾT LUẬN 116 Tài liệu tham khảo .118 Phần phụ lục 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các thông tin phục vụ cho kinh doanh tín dụng của NHTM thì Thông tin tín dụng (TTTD) ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến khách hàng, gồm thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, đánh giá xếp loại, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. 2. Tình hình nghiên cứu - Chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu cơ sở lý luận TTTD và sản phẩm TTTD ngân hàng, các điều kiện để phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng, trong đó có tham khảo và học tập kinh nghiệm của thế giới. - Đánh giá thực trạng các sản phẩm TTTD ngân hàng tại CIC, phân tích các hạn chế, nguyên nhân và đánh giá về các sản phẩm TTTD hiện có. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các sản phẩm TTTD tại CIC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các sản phẩm TTTD hiện nay, mối liên hệ và tác dụng của chúng với hoạt động của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là sản phẩm TTTD ngân hàng nói chung và sản phẩm TTTD ngân hàng tại CIC nói riêng, không nghiên cứu về TTTD phục vụ cho các ngành khác. Từ góc độ của quản trị học kinh doanh, luận văn không nghiên cứu sâu về mặt kỹ thuật tin học, kỹ thuật lập trình cho hệ thống TTTD ngân hàng. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thống kê; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp diễn dịch; Phương pháp quy nạp; phương pháp điều tra xã hội học 6. Những đóng góp mới của luận văn - Đưa ra những đánh giá về ưu nhược điềm của sản phẩm TTTD hiện có từ đó phát triển những ưu điềm và hạn chế, khắc phục nhược điểm nhằm hoàn thiện sản phẩm. - Đề xuất những sản phẩm TTTD mới, bổ sung các chỉ tiêu báo cáo cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển của hệ thống Ngân hàng hiện nay. 2 7. Bố cục của luận văn (Nội dụng chi tiết từng chương) Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm Thông tin tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm Thông tin tín dụng ngân hàng tại Trung tâm Thông tin tín dụng-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển các sản phẩm Thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Thông tin tín dụng ngân hàng 1.1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM và nhu cầu TTTD Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro. Nếu không có biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng một ngân hàng nào đó thiếu khả năng thanh khoản, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, phản ứng dây chuyền, gây đổ vỡ hệ thống. Hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng không đơn thuần vì lợi ích của các ngân hàng mà còn vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM rất đa dạng, nhưng một trong những nguyên nhân đáng kể là thiếu thông tin về khách hàng, hay thiếu TTTD để xem xét khi cấp tín dụng và giám sát khoản vay. Nhu cầu TTTD đối với hoạt động tín dụng của NHTM Hoạt động tín dụng của NHTM là cho vay với việc khách hàng sẽ hoàn trả theo thoả thuận. Vì vậy, để cho vay đảm bảo an toàn, NHTM phải nắm được đầy đủ các thông tin về khách hàng, gồm thông tin về tình hình tài chính, về tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay vốn 1.1.2. Thông tin tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Tổng quan về thông tin Khái niệm thông tin (information) đã xuất hiện từ lâu, mặc dù việc nghiên cứu, ứng dụng thông tin và hệ thống thông tin đã có những bước phát triển như vũ bão, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về thông tin. Tuy còn có những quan điểm khác nhau, nhưng các nhà khoa học đã thống nhất công nhận các đặc điểm chính của thông tin là: - Thông tin bao giờ cũng thuộc một hệ thống nhất định, và mỗi một hệ thống bao giờ cũng cần những thông tin và nguồn thông tin nhất định. Như vậy hệ thốngthông tin là một cặp phạm trù biện chứng. - Thông tin được biểu diễn, truyền và bảo quản lưu trữ trên những "vật mang tin" khác nhau. Do đó xuất hiện khái niệm "Tin được mang" và "Vật mang tin" là một cặp phạm trù biện chứng. - Thông tin bao giờ cũng xuất hiện trong mối quan hệ phức tạp của vật chất, trong mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực, giữa cái xác định và cái không xác định, giữa cái tính toán được và không tính toán được. - Thông tin chỉ tồn tại và xuất hiện trong một quá trình nhất định. - Thông tin là một đặc điểm chung của vật chất. -Thông tin có mục đích, đặc điểm là giảm bớt, thủ tiêu độ bất định về đối tượng nó phản ánh. Nói cách khác, thông tin là sự phản ánh cụ thể, rõ ràng, xác thực về một đối tượng nhận thức. Nhờ có thông tin mà chủ thể nhận thức – con người, tổ chức có thể hiểu biết đúng đắn, chính xác về khách thể và đối tượng cần nhận thức. 4 -Thông tin là một quá trình, phụ thuộc vào quá trình nhận thức của con người về đối tượng. Khi kỹ thuật tin học chưa phát triển mạnh thì khái niệm thông tin thuần tuý là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu, nhưng đến nay, khái niệm thông tin gắn liền với kỹ thuật tin học, cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của tin học, đã tạo cho thông tin trở thành thông tin điện tử. Chính vì vậy, TTTD ngân hàng hiện nay cũng là TTTD điện tử, mang đầy đủ tính chất, đặc trưng của thông tin điện tử. 1.1.2.2. Lịch sử hình thành TTTD Lịch sử của một trong những tổ chức TTTD xuất hiện đầu tiên là năm 1841, Lewis Tappan đã sáng lập ra Mercantile Agency. Đồng thời, vào năm 1849, John Bradstreet ở Cincinati sáng lập ra công ty thông tin Bradstreet. Năm 1857, lần đầu tiên trên thế giới công ty Bradstreet đã phát hành cuốn sách xếp loại thương mại. Năm 1933 công ty Dun và công ty Bradstreet đã hợp nhất thành công ty Dun&Bradstreet (D&B). D&B hiện nay đang là công ty TTTD đứng hàng thứ tư trên thế giới. Năm 1962 Dun & Bradstreet đã thôn tính được Moody's, là công ty xếp loại trái phiếu thành lập từ năm 1906. 1.1.2.3. Khái niệm TTTD Ngân hàng Vậy TTTD là gì? Hiện nay trên thế giới chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra một định nghĩa đầy đủ về TTTD. Theo NHNN VN (Quyết định số 1117)[07] có đưa ra khái niệm “TTTD là thông tin về hồ sơ pháp lý, về tài chính, dư nợ, bảo đảm tiền vay và tình hình hoạt động của khách hàng có quan hệ tín dụng; các thông tin kinh tế, thị trường trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng”. TTTD ngân hàng là một loại thông tin ngân hàng có chức năng riêng phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM. 1.2. Sản phẩm thông tin tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm sản phẩm thông tin tín dụng ngân hàng Mỗi sản phẩm TTTD do đó sẽ làm nổi bật những nội dung chính khác nhau. Tuy nhiên đối với các NHTM thì sản phẩm TTTD chủ yếu là các dữ liệu thống kê, phân tích liên quan đến khách hàng vay có thể là Doanh nghiệp (pháp nhân) hay cá nhân (thể nhân) 1.2.2. Kết cấu sản phẩm TTTD ngân hàng Các sản phẩm TTTD của các nước trên thế giới tuy có nhiều kết cấu và bố cục khác nhau nhưng tất cả đều phải đủ 3 phần: Một là: Thông tin pháp lý của khách hàng vay bao gồm tên, địa chỉ, ngành nghề đăng ký kinh doanh, số giấy phép ĐKKD, mã số thuế Hai là: Thông tin chính của sản phẩm theo yêu cầu của người sử dụng. Ví dụ: Sản phẩm yêu cầu là thông tin tài sản đảm bảo hay là sản phẩm yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm. Phần này thường bao gồm cả phân tích thông tin về tài chính của khách hàng. Ba là: Đánh giá, xếp loại, chấm điểm dựa trên những phân tích ở trên, có thể đưa ra khuyến nghị nếu cần thiết. 5 1.2.3. Quy trình hình thành sản phẩm TTTD Sơ đồ 1.01: Quy trình hình thành sản phẩm TTTD ngân hàng 1.2.4. Quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến sản phẩm TTTD ngân hàng Trong quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến sản phầm TTTD ngân hàng ta thấy có hai nhóm đối tượng chính là nhóm cung cấp các sản phẩm dịch vụ TTTD (các cơ quan TTTD) và nhóm sử dụng TTTD (các NHTM) như tại sơ đồ 1.02. Thông tin vào Sơ đồ 1.02 Quan hệ giữa người cung cấp và sử dụng TTTD 1.2.5. Các sản phẩm TTTD ngân hàng chính Các cơ quan TTTD ngân hàng có thể thực hiện rất nhiều dịch vụ cung cấp sản phẩm, trong đó, có một số dịch vụ chính là (1) báo cáo TTTD về DN, (2) báo cáo TTTD về cá nhân tiêu dùng, (3) XHTD DN, (4) cho điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, (5) báo cáo thông tin tín dụng thẻ,(6) báo cáo thông tin tài sản đảm bảo . Ngoài ra cơ quan TTTD còn có thể thực hiện các dịch vụ khác như lập các báo cáo điều tra độc lập, phân tích kinh tế ngành, đánh giá dự án…Tuy nhiên, ranh giới giữa các dịch vụ TTTD không hoàn toàn rõ ràng, dù các dịch vụ có đặc trưng riêng, phương pháp thực hiện riêng nhưng chúng lại đan xen, liên kết lẫn nhau trong quy trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin. 1.2.5.1. Báo cáo TTTD DN Nội dung báo cáo TTTD DN là đưa ra các thông tin của khách hàng DN có quan hệ tín dụng, gồm hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ trong tương lai để cung cấp cho những người cho vay. Có thể chia ra rất nhiều loại báo cáo từ đơn giản đến phức tạp, với mức độ thông tin chi tiết khác nhau tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng. Các công ty TTTD đa quốc gia thường tạo lập kho TTTD về DN toàn cầu, lưu trữ hàng triệu hồ sơ DN, thường xuyên cập nhật để sẵn sàng cung cấp thông tin cho người sử dụng khi có yêu cầu. 1.2.5.2. Báo cáo TTTD cá nhân tiêu dùng Ngư ời sử dụng tin Kho dữ liệu Xử lý thông tin Nguồn đầu vào Thu thập Cung cấp tin ra NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng (người sử dụng TTTD) Cty TTTD công, Cty TTTD tư (cung cấp dịch vụ TTTD) Các nguồn thông tin khác Thông tin vào Thông tin ra [...]... khai thác sử dụng thông tin (7) NHTM cần cân nhắc chính sách tín dụng, bên cạnh việc dựa vào tài sản bảo đảm cần phải coi TTTD là không thể thiếu trong việc xét duyệt cho vay 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Khái quát lịch sử hình thành Trung tâm thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.1... phẩm TTTD ngân hàng VN 3.2 Định hướng mục tiêu phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng VN 3.2.1 Quan điểm phát triển hệ thốngsản phẩm TTTD ngân hàng VN Một là, về quy mô phát triển đúng tầm, tương xứng với quy mô phát triển của thông tin ngân hàng và của quy mô phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng trước mắt cũng như tương lai Hai là, về chiều sâu đòi hỏi phải không ngừng mở rộng đầy đủ các sản phẩm TTTD... máy tính, kết quả sẽ đưa ra một con số - điểm tín dụng - chỉ mức độ rủi ro của người vay 1.2.6 Lợi ích của sản phẩm TTTD ngân hàng - TTTD giúp đối phó với thông tin không cân xứng và sự lựa chọn đối nghịch trong hoạt động tín dụng - Nâng cao chất lượng tín dụng - Mở rộng quy mô tín dụng, TTTD góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàngphát triển mở rộng tín dụng, mở rộng cho vay sản. .. tài chính của khách hàng DN; cơ quan quản lý DN; cơ quan thông tin DN; thông tin báo chí; TCTD Quan hệ tín dụng và đảm bảo tiền vay của khách hàng TCTD, các quỹ đầu tư, Trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo Thông tin có liên quan khác Các cơ quan thông tin báo chí; cơ quan thông tin của các bộ, ngành; cơ quan thông tin doanh nghiệp Thông tin doanh nghiệp nước ngoài TT về khách hàng trong nước Cơ quan thành... và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Thống đốc NHNN, các sản phẩm thông tin tín dụng cho các TCTD, tổ chức khác và cá nhân trong nước 5.Phòng cung cấp thông tin ngoài nước (Foreign Information Division) http://www.cic.net.vn/ Trao đổi thông tin với các hãng thông tin quốc tế; tạo lập và cung cấp báo cáo thông tin về tổ chức và cá nhân nước ngoài 6.Phòng xếp hạng tín dụng (Credit Rating... sử dụng cho những mục đích khác nhau Để dễ tiếp cận với nguồn tín dụng, các DN đã lập các báo cáo tài chính ma, có số liệu sai lệch thực tế - Các TCTD, đặc biệt là các CN Ngân hàng nước ngoài chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin góp phần hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng - Nguồn mua thông tin tài chính DN và các thông tin khác từ ngoài ngành như thông tin về thống kê ngành, thông tin. .. các cơ quan thông tin sau một thời gian hoạt động trong nền kinh tế thị trường đã thu thập và lưu trữ được những thông tin tối thiểu cần thiết, đáng kể là thông tin về DN Một vài cơ quan thông tin chuyên về DN đang hoạt động ở VN như Trung tâm Thông tin DN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Thông tin DN của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN; Trung tâm Thông tin của Tổng cục Thống kê; Trung tâm Thông. .. triệu khách hàng Có thể nói tin học đã giúp cho CIC tăng năng suất lao động, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác, kịp thời và giảm chi phí, từ đó hạ chi phí thông tin đầu vào cho hoạt động tín dụng đối với các NHTM 2.2.2.3 Các sản phẩm TTTD chính tại CIC 2.2.2.3.1 Sản phẩm phòng Cấp tin trong nước 1 Báo cáo thông tin quan hệ tín dụng pháp nhân (R11 )_ Biểu phụ lục 12 - Cung cấp thông tin pháp lý,... nhu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Namcác tổ chức tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng một cách công bằng đối với khách hàng vay 3.3 Các giải pháp phát triển sản phẩm TTTD Ngân hàng 3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đối với các NHTM a) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TTTD và có chính sách đầu tư, phát triển phù hợp trong các NHTM 19... phố và hầu hết các TCTD bao gồm các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Năm 1995, Trung tâm Thông tin phòng ngừa rủi ro được đổi thành Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ tín dụng NHNN theo Quyết định số 120/QĐ-NHNN14 ngày 24/4/1995 của Thống đốc NHNN Từ đó, hoạt động TTTD được tổ chức theo hệ thống dọc từ NHNN TW đến các chi nhánh . luận về phát triển sản phẩm Thông tin tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm Thông tin tín dụng ngân hàng tại Trung tâm Thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chương. TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Khái quát lịch sử hình thành Trung tâm thông tin tín dụng- Ngân hàng Nhà. phát triển các sản phẩm Thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan