Nghiên cứu công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang làm phụ gia tăng tính chọn lọc cho thuốc tuyển quặng apatit

58 694 0
Nghiên cứu công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang làm phụ gia tăng tính chọn lọc cho thuốc tuyển quặng apatit

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ TINH BỘT LIÊN KẾT NGANG LÀM PHỤ GIA TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO THUỐC TUYỂN QUẶNG APATIT Chủ nhiệm đề tài: ThS. Văn Thị Lan Hà Nội 12-2011 BỘ CÔNG THƯƠNG HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ TINH BỘT LIÊN KẾT NGANG LÀM PHỤ GIA TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO THUỐC TUYỂN QUẶNG APATIT (Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu Khoa học và Phát triển công nghệ số 195.11 RD/HĐ-KHCN, ngày 05/05/2011 giữa Bộ Công Thương và Hội Hóa học Việt Nam) Chủ nhiệm đề tài: ThS. Văn Thị Lan Các thành viên tham gia: Hà Văn Vợi Viện HHCN Việt Nam Nguyễn Khánh Hằng Hội Hóa học Việt Nam Hà Huy Hoàng Viện HHCN Việt Nam Hà Nội 12-2011 MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2 MỞ ĐẦU 3 Chương 1. TỔNG QUAN 4 1.2. Cơ chế tuyển nổi quặng 7 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển nổi 10 1.4. Vấn đề nghiên cứu và sử dụng thuốc tuyển quặng apatit hiện nay 13 1.5. Các thuốc tập hợp hữu cơ dùng tuyển nổi quặng apatit loại III Lào Cai 15 1.6. Tinh bột và ứng dụng của tinh bột trong tuyển khoáng 19 1.6.1. Cấu trúc của tinh bột 19 1.6.1. Sử dụng tinh bột trong quá trình tuyển khoáng 20 1.6.2. Các phương pháp điều chế tinh bột liên kết ngang 24 Chương 2. THỰC NGHIỆM 29 2.1. Điều chế tinh bột liên kết ngang 29 2.1.1. Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm 29 2.1.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm 29 2.2. Phương pháp qui hoạch hoá thực nghiệm bậc 2 tâm xoay 29 2.3. Xác định độ liên kết ngang của sản phẩm tinh bột liên kết ngang 30 2.4. Thí nghiệm tuyển nổi quặng apatit trong phòng thí nghiệm 32 2.4.1. Chuẩn bị mẫu quặng, mẫu thuốc 32 2.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm tuyển nổi trong phòng thí nghiệm 33 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Kết quả tổng hợp 5 mẫu tinh bột liên kết ngang có độ liên kết ngang khác nhau 36 3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng tạo liên kết ngang cho tinh bột 37 3.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của pH 37 3.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, thời gian và tỷ lệ tác nhân phản ứng 38 3.3. Quy trình điều chế tinh bột liên kết ngang quy mô phòng thí nghiệm 43 3.4. Điều chế thử 1 kg tinh bột liên kết ngang phục vụ cho thử tuyển 44 3.5. Kết quả thử nghiệm tuyển nổi trong phòng thí nghiệm 44 3.5.1. Kết quả thí nghiệm tuyển nổi sơ bộ 44 3.5.2. Thí nghiệm tuyển nổi vòng hở xác định chi phí thuốc tuyển 47 3.5.3. Thử tuyển vòng hở với các mẫu thuốc tuyển khác nhau 49 3.5.4. Thí nghiệm tuyển nổi vòng kín 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 2 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài “Nghiên cứu công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang làm phụ gia tăng tính chọn lọc cho thuốc tuyển quặng apatit” được nghiên cứu dựa trên cơ sở phản ứng tạo liên kết ngang giữa tinh bột sắn và natri trimetaphotphat. Mục tiêu của đề tài là từ nguồn tinh bột sẵn có, nghiên cứu điều chế mẫu tinh bột liên kết ngang có độ liên kết phù hợp làm chất phụ gia nâng cao tính chọn lọ c của thuốc tuyển quặng apatit loại III Lào Cai. Với các nội dung đã đăng kí trong hợp đồng và thuyết minh đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện và hoàn thành các công việc như sau: - Phân tích xác định thành phần mẫu quặng apatit loại III Lào Cai. - Tổng hợp 05 mẫu tinh bột liên kết ngang với mức độ liên kết ngang khác nhau trong phòng thí nghiệm. - Thử tuyển trong phòng thí nghiệm quặng apatit loại III Lào Cai với thuốc tuyển có sử dụng phụ gia tinh bột liên k ết ngang. - Đã phân tích đánh giá kết quả tuyển khi dùng thuốc tuyểnphụ gia mới và thấy rằng mẫu thuốc tập hợp VH2000 có chứa 5% tinh bột liên kết ngang với hàm lượng liên kết ngang 0,03% P liên kết có hiệu quả tuyển tương đương với thuốc 1502 NY của Thụy Điển. - Đã xác định các thông số tối ưu của phản ứng điều chế sản phẩm tinh bột có mức liên kết ngang 0,03%P liên kết. -Xây dựng quy trình công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang qui mô phòng thí nghiệm. - Điều chế thử 01kg sản phẩm phục vụ cho thử tuyển với hàm lượng P liên kết 0,029%. 3 MỞ ĐẦU Hiện nay, nhu cầu về quặng apatit tuyển cho sản xuất phân bón ngày càng tăng. Do đó, ngoài việc các nhà máy tuyển quặng apatit hiện tại đang từng bước nâng công suất tuyển, thì các nhà máy tuyển quặng mới cũng đang được lên kế hoạch xây dựng thêm. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng apatit cho các nhà máy tuyển, Công ty Apatit đã tăng cường công tác khai thác mỏ nhưng chất lượng quặng apatit nguyên khai ngày càng giảm dẫn đến khó tuyển, nên việ c nghiên cứu tạo các chất hỗ trợ và nâng cao độ chọn lọc của thuốc tuyển cũng như thực thu quặng tuyển là rất cần thiết. Các sản phẩm tinh bột liên kết ngang với hàm lượng photpho liên kết trong khoảng 0,01 đến 0,1% là một trong những tác nhân có khả năng nâng cao tính chọn lọc trong tuyển nổi apatit, với giá thành rẻ và thân thiện với môi trường vì các sản phẩm từ tinh bột nói chung có khả năng phân h ủy sinh học trong khoảng thời gian ngắn. Có nhiều tác nhân tạo liên kết ngang cho tinh bột khác nhau như natri meta photphat, photpho oxiclorua, các axit đa chức…Các sản phẩm tinh bột liên kết ngang tạo thành từ các tác nhân trên làm tăng khả năng tách apatit ra khỏi các khoáng vật không có ích khác như cặn silicat, cacbonat và một số hợp chất chứa kim loại do đó nâng cao tính chọn lọc trong tuyển nổi apatittuyển nổi một số khoáng vật khác [1]. Nguồn tinh bột của nước ta rất dồ i dào, giá thành rẻ nên đó là cơ sở để sản xuất các loại tinh bột biến tính phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau trong đó có công nghiệp tuyển khoáng. Vì vậy, năm 2011 Hội Hóa học Việt Nam đã được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang làm phụ gia tăng tính chọn lọc cho thuốc tuyển quặng apatit”. 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về quặng apatit ở Việt Nam Ở Việt Nam có vùng trầm tích apatit ở Lào Cai với trữ lượng được đánh giá là 1-1,5 tỷ tấn. Ngay từ những năm 1940 vùng mỏ apatit Lào Cai đã được khai thác. Sau khi hoà bình lập lại, năm 1955, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, chúng ta đã tiến hành thăm dò kỹ hơn toàn khu mỏ này. Theo các kết quả nghiên cứu, quặng apatit loại III Lào Cai là loại quặng phong hóa, nhìn chung quặng mềm, bở rời. T ỷ lệ các hạt mịn nguyên sinh tương đối lớn nhưng bên cạnh đó còn có những phần thô lỏi do phong hoá chưa hoàn toàn được gọi là phần “nửa cứng” có hàm lượng cacbonat tương đối cao. Quặng có chứa khoáng vật apatit Ca 5 F (PO 4 ) 3 , thạch anh SiO 2 , dolomit [(Ca,Mg)CO 3 ], vật chất than, felspat, muscovit [H 2 KAl 3 (SiO 4 ) 3 ] . và liên tinh apatit với các khoáng vật khác. Trong đó các khoáng vật chứa nhôm, sắt, dolomit là các khoáng vật thường gây khó khăn phức tạp cho công nghệ tuyển. Tuỳ theo mức độ phong hoá khác nhau người ta đã phân loại apatit Việt Nam thành 4 loại quÆng ®ã lµ quÆng lo¹i I, lo¹i II, lo¹i III vµ lo¹i IV dùa vµo thành phần hoá học và khoáng vật học của quặng. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sản xuất phân lân tăng lên, hàng năm chúng ta sản xuất trên 300.000 tấn apatit loại I, 100.000 tấn loại II và trên 500.000 tấn lo ại III. Quặng loại III để phục vụ Nhà máy tuyển quặng để sản xuất khoảng 300.000 tấn tinh quặng tuyển. Hiện nay nhà máy phân bón DAP đã đi vào hoạt động tương đối ổn định, lượng tinh quặng tuyển sử dụng mỗi ngày vào khoảng 600 tấn tương đương với khoảng 200.000 tấn/ năm và tương lai khi các nhà máy đi vao hoạt động ổn định công suất thì lượng tinh quặng cầ n sử dụng sẽ là 600.000- 700.000 tấn/năm. Khi đánh giá nguồn quặng apatit tại Lào Cai chúng ta có thể thấy: 5 - Quặng apatit loại I không nhiều, diện phân bố lại rộng nên việc khai thác ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh tế kém. - Quặng loại II, III và IV chiếm trữ lượng lớn. Trừ quặng apatit loại II có thể sử dụng ngay để sản xuất phân lân nung chảy, còn lại apatit loại III và IV đều phải qua làm giàu mới có giá trị sử dụng công nghiệp. Như vậy để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng, chúng ta phải tiến hành tuy ển quặng apatit loại II và III, đặc biệt ưu tiên hàng đầu là tuyển quặng apatit loại III là loại quặng có hàm lượng P 2 O 5 vào khoảng 10-21% (hiện tại, trung bình là 15-18%), lại có chứa nhiều thạch anh và các silcat, là các khoáng có đặc tính tuyển khác biệt với khoáng apatit. Căn cứ vào đặc điểm thạch học người ta chia toàn bộ khu mỏ apatit Lào Cai thành 8 tầng, kí hiệu từ dưới lên trên (theo mặt cắt địa chất) là tầng KS1, KS2, KS7, KS8. Trong đó quặng apatit nằm ở các tầng KS4, KS5, KS6 và KS7. Trong từng tầng lại được chia thành các đới phong hóa hóa học và chưa phong hoá hoá học. Tầng KS4 (còn gọi là tầng d ưới quặng) là tầng nham thạch apatit cacbonat - thạch anh - muscovit có chứa cacbon. Nham thạch của tầng này thường có màu xám sẫm, hàm lượng chất chứa cacbon tương đối cao, khoáng vật chứa cacbonat là đolomit và canxit trong đó đolomit nhiều hơn canxit. Tầng này gồm 2 loại phiến thạch chính là đolomit -apatit - thạch anh và apatit - thạch anh - đolomit, chứa khoảng 35÷40% apatit, các dạng trên đều chứa một lượng cacbon nhất định và các hạt pirit xâm tán xen kẽ nhau. Chiều dày của tầng từ 35÷40m. Tầng KS5 (còn gọi là tầng quặng): Đây là tầng apatit cacbonat. Nham thạch apatit cacbonat nằm trên lớp phiến thạch dưới quặng và tạo thành tầng chứa quặng chủ yếu trong khu vực bể fotforit. Nằm dọc theo trung tâm khu mỏ lào Cai từ đông nam lên tây bắc chạy dài 25 km. Quặng apatit hầu như đơn khoáng thuộc phần phong hoá của tầng quặng (KS5) có hàm lượng P 2 O 5 từ 28 ÷40% gọi là 6 quặng loại I, chiều dày tầng quặng dao động từ 3÷4m tới 10÷12m. Ngoài ra, còn có các phiến thạch apatit - đolomit, đolomit-apatit - thạch anh - muscovit. KS6, KS7 (còn gọi là tầng trên quặng). Nằm trên các lớp nham thạch của tầng quặng và thường gắn liền với các bước chuyển tiếp trầm tích cuối cùng. Nham thạch của tầng này khác với loại apatit cacbonat ở chỗ nó có hàm lượng thạch anh, muscovit và cacbonat cao hơn nhiều và hàm lượng apatit giảm. Phiến th ạch của tầng này có màu xám xanh nhạt, ở trong đới phong hoá thường chuyển thành màu nâu sẫm. Về thành phần khoáng vật khoáng vật tầng trên quặng gần giống như tầng dưới quặng nhưng ít muscovit và hợp chất chứa cacbon hơn và hàm lượng apatit thì cao hơn rõ rệt. Chiều dày của tầng quặng này từ 35÷40m. Xuất phát từ điều kiện thành tạo của tầng quặng và dựa vào kết quả phân tích thành phần v ật chất, vị trí phân bố, đặc tính cơ lý và công nghệ, quặng apatit Lào Cai được chia làm 2 kiểu: kiểu quặng apatit nguyên sinh và kiểu apatit phong hoá. Các tầng cốc san (KS) được chia làm 2 đới: đới phong hoá hoá học và đới chưa phong hoá hoá học. Quặng apatit loại 3 Lào Cai là quặng apatit-thạch anh nằm trong đới phong hoá thuộc các KS4 và KS6, KS7 có chứa 12÷20% P 2 O 5 . Đây chính là đất đá thải trong quá trình khai thác quặng apatit loại I và là nguyên liệu cho nhà máy tuyển quặng apatit loại III Lào Cai. Bảng 1.1. Tính chất cơ lý của quặng apatit Loại quặng Thể trọng ở trạng thái tự nhiên Độ ẩm tự nhiên % Hệ số tơi xốp Độ cứng Loại 1 Loại 2 Loại 3 KS4 KS6,7 2,44 3,0 1,89 1,83 11,33 1,41 17,1 17,1 1,45 1,58 1,5 1,5 2-3 8-10 3-4 3-4 7 Quặng apatit loại III là quặng phong hoá (thứ sinh) được làm giầu tự nhiên nên quặng mền và xốp hơn quặng nguyên sinh Theo các tài liệu địa chất, trong các loại quặng apatit loại I loại II cũng như loại III Lào cai, khoáng vật apatit đều có cấu trúc Ca 5 F (PO 4 ) 3 thuộc loại fluor apatit, trong đó có khoảng 42,26% P 2 O 5 ; 3,78%F và khoảng 50% CaO các mẫu quặng 3 ở các cốc san đã được lấy và phân tích thành phần hóa học như sau: Bảng 1.2. Thành phần hoá học (%) của các mẫu quặng apatit loại III Thành phần Quặng 3 KS4 Quặng 3 KS6,7 P 2 O 5 13÷23 10÷21 CaO 10÷26 17÷33 Fe 2 O 3 2,2÷5,3 1,2÷4,6 MgO 0,3÷5 0,2÷3,4 Al 2 O 3 3,1÷9,5 2,5÷9,5 F 0,8÷6,8 1,2÷4,5 MnO - 0,4÷2,4 Như vậy, do quặng apatit loại III bị phong hoá ở các mức độ khác nhau nên thành phần và tính chất quặng sẽ biến đổi tuỳ theo điều kiện tạo thành của các tầng chứa quặng và tuỳ thuộc địa điểm khai thác. 1.2. Cơ chế tuyển nổi quặng Những cơ sở lý thuyết cơ bản về tuyển nổi dựa trên thành tựu nghiên cứu hoá lý hiện đại. Ngày nay, người ta dựa trên cơ sở lý thuyết để điều khiển quá trình công nghệ tuyển nổi cũng như có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần các cấu tử tạo ra đơn thuốc tập hợp phù hợp với tính chất của từng loại quặng tuyển. 8 Ðể giải thích sự bám dính của thuốc tập hợp lên bề mặt hạt khoáng người ta đưa ra nhiều giả thuyết giải thích bằng hoá học lượng tử giữa mức năng lượng của các orbital đầy điện tử của tác nhân thuốc tập hợp với orbital trống của hạt khoáng, hoặc là giải thích bằng mô hình orbital phân tử. Tựu trung lại, ngày nay người ta phân biệt 3 loại cơ chế c ơ bản về sự bám dính của các tác nhân thuốc tập hợp lên bề mặt hạt khoáng: - Sự hấp phụ do lực tĩnh điện - Sự hấp phụ hoá học. - Sự hấp phụ vật lý Trong đó sự hấp phụ hoá học là quan trọng hơn cả vì nó quyết định tính chọn riêng và tính tập hợp của thuốc đối với một khoáng chất nhất định mà nh ững tính chất này được quyết định bởi độ dài, cấu trúc của hidrocabon, cấu tạo của nhóm chức và thành phần tỉ lệ của các cấu tử có mặt trong hệ thống thuốc tập hợp [2]. Sự hấp phụ hoá học được xảy ra do sự hình thành có liên kết phối trí giữa thuốc tập hợp và hạt khoáng. Mối liên kết phối trí này được tạo nên trong phần lớn các trường hợp có s ự tác dụng của tác nhân thuốc tập hợp (trong thành phần có chứa những nguyên tử có đôi điện tử tự do như N, S, O, P hoặc là các liên kết đôi) với hạt khoáng, mà nó chứa các cation có số lượng tử chính n ≥2. Sự bám dính của các phân tử tác nhân thuốc tập hợp có chứa các nguyên tử cho điện tử có thể xảy ra trên bất kỳ vị trí nào của bề mặt hạt khoáng mà ở đó có chứa các orbital trống được hình thành trong quá trình đập vỡ hoặc nghiền quặng. Ðiều kiện cần thiết để có sự tác dụng giữa khoáng chất và tác nhân thuốc tập hợp dạng ion (Y-) (ngoại trừ trường hợp xảy ra phản ứng dị thể) là sự thủy phân hoặc oxi hoá khoáng chất tạo nên liên kết phân cực trên lớp bề mặt. Kết quả sự tách và đẩy hạt tích điện âm xảy ra dễ dàng. [...]... nhân liên kết ngang Để bước đầu đánh giá tác dụng của tinh bột liên kết ngang đối với quá trình tuyển nổi apatit, nhóm đề tài đã nghiên cứu điều chế các mẫu tinh bột liên kết ngang dạng photphat với các mức liên kết nhau Tinh bột liên kết ngang dạng photphat có quy trình điều chế tương đối đơn giản, dễ thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm 1.6.2 Các phương pháp điều chế tinh bột liên kết ngang. .. với phân tử tinh bột đơn lẻ Có rất nhiều loại tinh bột liên kết ngang khác nhau như tinh bột liên kết ngang với axit đa chức, tinh bột liên kết ngang dạng photphat, tinh bột liên kết ngang nội phân tử Theo các tài liệu đã công bố, đối với tinh bột liên kết ngang dùng trong tuyển khoáng, chính mức độ liên kết ngang đóng vai trò quyết định 23 đến tác dụng keo tụ của nó trong bùn tuyển mà không phụ thuộc... liệu cũng như kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy tinh bột liên kết ngang phù hợp sử dụng làm phụ gia trong tuyển khoáng có độ liên kết ngang nằm trong khoảng 1 liên kết ngang/ 200 đến 2.000 mắt xích tinh bột, tương đương với hàm lượng photpho trong tinh bột từ 0,1 đến 0,01% Vì vậy, nhóm đề tài điều chế một số mẫu có mức độ liên kết ngang khác nhau và thử tuyển sơ bộ để tìm ra mẫu có độ liên kết ngang phù hợp... (µg/ml) w: Độ ẩm của tinh bột (%) Bước 2: Tính độ liên kết ngang của tinh bột photphat liên kết ngang (Số liên kết ngang / 1mắt xích tinh bột) D= 162 P 31.100 − 96 P Trong đó: P– Phần trăm photpho liên kết của tinh bột liên kết ngang 162 – Khối lượng một đơn vị mắt xích tinh bột 31 – Phân tử khối của photpho 96 – Phân tử khối của nhóm photphat 31 2.4 Thí nghiệm tuyển nổi quặng apatit trong phòng thí... yếu phân bố ở vùng kết tinh trong hạt tinh bộtchế liên kết ngang dùng EPI cũng như NTMP là các tác nhân thấm sâu vào bên trong hạt tinh bột và các liên kết ngang phân bố với mật độ lớn bên trong hạt Điều này làm thay đổi các tính chất hoá lí của hạt tinh bột Các thông số của hồ tinh bột được đo để xác định độ liên kết ngang khi sử dụng EPI làm tác nhân phản ứng 1.6.3.3 Liên kết ngang dạng este hoá... nghiệm, kết quả tuyển quặng apatit loại III Lào Cai bằng MK17-2 1cho tinh quặng đạt các chỉ tiêu công nghệ theo thiết kế nhà máy tuyển Các nghiên cứu phối hợp MK17-21 với AAK để tuyển quặng apatit loại III Lào Cai cho thấy hiệu quả tuyển nổi và tính chọn lọc tăng, tính chất bọt được cải thiện nhiều 1.5.7 Thuốc tập hợp AAK Những năm gần đây N - axylaminaxit được sử dụng rộng rãi để tuyển quặng apatit. .. loại tinh bột biến tính được sử dụng phổ biến nhất trong tuyển khoáng là tinh bột hồ hóa trước nhưng những dạng tinh bột biến tính khác như tinh bột liên kết ngang ngày càng được sử dụng nhiều vì những đặc tính riêng có của nó Tinh bột liên kết ngangtinh bột được khâu mạch một phần nên khi hồ hóa để phân tán vào trong bùn tuyển, cấu trúc xoắn của các phân tử tinh bột trong hạt tinh bột không bị vỡ... nay Tuyển nổi là phương pháp giữ vị trí quan trọng trong các công nghệ kết hợp làm giàu quặng Chính vì thế việc nghiên cứuđiều chế các thuốc tuyển hữu hiệu cũng như nghiên cứu các chế độ cấp thuốc tuyển là những hướng quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao thực thu, thu hoạch và chất lượng quặng tinh tuyển Tính cấp thiết của nhiệm vụ này càng hiện hữu khi mà chất lượng quặng nguyên khai đưa vào tuyển. .. độ tinh bột tăng Phức tạo thành giữa tinh bột và các dạng bề mặt canxi do đó có thể coi như một cơ chế hấp thụ cho hệ tinh bộtcanxit Tạp chất có trong tinh bột như các chất béo và photphat có thể ảnh hưởng đến cơ chế hấp phụ Sự ion hoá của các nhóm hidroxyl tinh bột (pK~12) liên quan đến phản ứng tạo phức trên bề mặt các khoáng canxit Các nhà nghiên cứu cũng đã kết luận rằng liên kết giữa tinh bột. .. trúc tinh thể và các mối liên kết sẽ có những tính chất khác nhau, ví dụ như màu sắc, độ cứng, tính dẫn điện và tính nổi v.v Trong tinh thể, ngoài các liên kết ion và đồng hoá trị, còn có thể có các liên kết kim loại, hydro, phân tử và các loại liên kết chuyển tiếp khác Những liên kết đồng hoá trị, kim loại và ion là các liên kết bền, độ bền của liên kết phân tử kém hơn Độ bền của liên kết hydro phụ . Việt Nam đã được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện đề tài Nghiên cứu công nghệ điều chế tinh bột liên kết ngang làm phụ gia tăng tính chọn lọc cho thuốc tuyển quặng apatit . 4 Chương. BỘ CÔNG THƯƠNG HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ TINH BỘT LIÊN KẾT NGANG LÀM PHỤ GIA TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO THUỐC TUYỂN QUẶNG APATIT. BỘ CÔNG THƯƠNG HỘI HÓA HỌC VIỆT NAM BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ TINH BỘT LIÊN KẾT NGANG LÀM PHỤ GIA TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO THUỐC TUYỂN QUẶNG APATIT

Ngày đăng: 20/04/2014, 19:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan