Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

21 2.8K 20
Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ VÂN ANH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, tháng 5/2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ VÂN ANH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ XUÂN HOA Hà Nội, tháng 5/2013 i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 3 3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 3.3. Phương pháp nghiên cứu 4 3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 5 4. Cấu trúc của luận văn 5 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 7 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 7 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13 1.3. Khung lý thuyết của đề tài 20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Xây dựng công cụ đo lường 24 2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu 25 2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường 27 2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 ii 3.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp37 3.2. Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp 41 3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ 48 3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc 53 PHẦN KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyết định 1755/QĐ-TTg, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/09/2010 để “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” chỉ ra nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin hàng năm là rất cao, cả số lượng và chất lượng, đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 “80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt một triệu người”. Thực tế diễn ra lại không khả quan như mong muốn, sinh viên công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp chuyên môn khá nhiều, chỉ có một tỉ lệ không cao mới đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được các nhà giáo dục đánh giácông tác đào tạo của trường đại học chưa đồng bộ với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Cho đến nay, có rất nhiều bình luận liên quan đến mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó, đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)” được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích các đánh giá của doanh nghiệp, cụ thể là nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp, về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi sau đây: - Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thường được bố trí vào vị trí nào sau khi được tuyển dụng? - Sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào doanh nghiệp có cần đào tạo bổ sung không, nếu cần thì đào tạo nội dung gì, và thời gian đào tạo là bao lâu? - Những kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên hệ chính quy ngành công nghệ thông tin được nhà trường trang bị đáp ứngmức độ nào trước những yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp công nghệ thông tin? - Các nhà tuyển dụng đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin như thế nào? 3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn là nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tinsinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Các nghiên cứu của luận văn được sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khoa học như: Phương pháp tra cứu tài liệu để đọc và nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích và tổng hợp những câu hỏi khảo sát; Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụngsinh viên công nghệ thông tin; Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc để phỏng vấn các nhà tuyển dụngsinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệp để thu thập thông tin. 3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013. 4. Cấu trúc của luận văn Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương và phần mở đầu, phần kết luận. Trong chương một, các quan điểm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được phát triển thành tam giác đào tạo nhân lực với quan hệ của ba thực thể là "trường - sinh viên - doanh nghiệp". Chương hai trình bày những phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Chương ba trình bày kết quả xử lý dữ liệu theo các câu hỏi nghiên cứu. Trong phần kết luận, luận văn tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu gồm tam giác đào tạo nhân lực, kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Trong luận văn này, một số khái niệm được chấp nhận như sau: thuật ngữ “mức độ đáp ứng đối với công việc” chỉ định mức độ thích hợp của sinh viên đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng; “năng lực” là khả năng, là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, năng lực được dùngmức cá nhân để chỉ kiến thức, kỹ năng, và thái độ của mỗi sinh viên; “kiến thức” là một hợp phần của năng lực, kiến thức liên quan đến sự hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi, suy luận, nhận thức và kích thích trí óc, kiến thức được hiểu là những điều hiểu biết có được trong học tập hoặc trong cuộc sống; “kỹ năng” là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế, kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện công việc một cách hiệu quả; “thái độ” là một hiện tượng tâm lý phức tạp, tồn tại, diễn biến, biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau trong đời sống của con người, thái độ là tính cách của con người thể hiện qua công việc. Nghiên cứu mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin là kiểm chứng mức độ thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 1.1.2. Giới thiệu chung về ngành công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Nghị quyết 49/CP, 04/08/1993). Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bảnthông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Ngành công nghệ thông tin trong các trường đại học được chia thành nhiều chuyên ngành như hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, mạng và truyền thông máy tính,… Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về năng lực, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có khả năng tham mưu vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với cách như một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứuứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Về kiến thức, sinh viên ngành công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về công nghệ thông tin của thế giới. Về kỹ năng, sinh viên ngành công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Về thái độ, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp. Chương trình đào tạo gồm các kiến thức cơ bản của ngành công nghệ thông tin và một số định hướng chuyên sâu ứng dụng công nghệ thông tin trong những lĩnh vực cụ thể, có bổ sung thêm các kỹ năng mềm, giúp nâng cao tính năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Phương pháp đào tạo phát huy tính chủ động của sinh viên, chú trọng thực hành, cùng với học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên được thực tập, làm quen với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tin khi ra trường bắt đầu sự nghiệp. 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu của nhiều học giả về giáo dục đại học Việt Nam xuất phát từ khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" đã chỉ ra quan hệ của các thực thể: trường, sinh viên, doanh nghiệp và những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của nhà tuyển dụng với khả năng đáp ứng chậm của giáo dục đại học. Các nghiên cứu dần làm rõ hơn các quan điểm về đào tạo theo nhu cầu xã hội, về thị trường lao động, và sự thiếu đồng bộ giữa nhu cầu xã hội và năng lực của người lao động đã qua đào tạo. Với kỳ vọng lớn nêu ra trong đề án 1755/QĐ-TTg, ngành công nghệ công tin cần có những nghiên cứu riêng để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên theo quan điểm của nhà tuyển dụng, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên. 1.3. Khung lý thuyết của đề tài Từ khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội", chúng tôi biểu diễn quan hệ giữa ba thực thể "trường, sinh viên, doanh nghiệp" như là tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" (hình 1.1). Trong đó, quan hệ từ trường đến sinh viên là "đào tạo", quan hệ từ sinh viên đến doanh nghiệp là "làm việc", quan hệ giữa trường và doanh nghiệp là quan hệ 2 chiều, "cung ứng" và "tiêu thụ", Quan hệ "trường - doanh nghiệp" là quan hệ then chốt nhưng chưa được thiết lập. Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" Sinh viên được tuyển dụng vào làm việc cho một doanh nghiệp cần có một năng lực phù hợp với doanh nghiệp. Năng lực của sinh viên là một tập hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ, được biểu diễn trong tam giác năng lực sinh viên "kiến thức - kỹ năng - thái độ" (hình 1.2). Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp Với tam giác năng lực sinh viên, mô hình tam giác đào tạo nhân lực được cụ thể hơn với những yêu cầu sinh viên cần được trang bị để làm việc cho các doanh nghiệp (hình 1.3). Hình 1.3: Trường đào tạo năng lực cho sinh viên phù hợp yêu cầu doanh nghiệp Để có năng lực này, sinh viên phải được học trong chương trình đào tạo hoặc tự học, tự rèn luyện. Do đó, chương trình đào tạo của trường cần trang bị cho sinh viên năng lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Trong thực tế, yêu cầu của nhiều doanh nghiệp khác nhau rất đa dạng, chương trình và tổ chức đào tạo của trường được đặt trên nền tảng những yêu cầu chung của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng công cụ đo lường Đề tài thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn sâu bán cấu trúc để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Đề tài sử dụng thang đo Likert năm mức độ để khảo sát mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên. Các câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức theo bốn tiêu chí: kiến thức chuyên môn cơ bản, kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp, kiến thức xã hội, và kiến thức ngoại ngữ; đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng với chín tiêu chí: kỹ năng giải quyết vấn đề, tự triển khai công việc, làm việc nhóm, làm việc độc lập, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân, sáng tạo, và chịu áp lực công việc; đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ với hai tiêu chí: nhiệt tình trong công việc, và tuân thủ nội quy. 2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp được khảo sát Đề tài đã chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên tiêu chí loại hình doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 85 doanh nghiệp, chiếm khoảng 10% trên tổng số doanh nghiệp công nghệ thông tinThành phố Hồ Chí Minh, phân bố như hình 2.1. 2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường Nghiên cứu sử dụng phép kiểm định thống kê hệ số Alpha của Cronbach bằng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi. 2.3.1. Điều tra thử nghiệm Đề tài điều tra thử nghiệm 30 doanh nghiệp. Bảng 2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm [...]... mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ 3.3.1 Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức Bảng 3.9: Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức 3.3.2 Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng 3.3.3 Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ Bảng 3.11: Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ Mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. .. nghiệp đánh giámức tốt Về đánh giá chung mức độ đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụngmức trung bình, với thời gian tìm được việc làm từ ba tháng đến sáu tháng Doanh nghiệp càng lớn đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên càng thấp Tóm lại, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. .. độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng - nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" đã đạt được những kết quả sau: Mức độ đáp ứng của sinh viên đối với nhà tuyển dụng: Kết quả khảo sát 85 doanh nghiệp như sau: Về vị trí công tác, đa số sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được nhận vào vị trí thử việc đối với. .. đối với công việc của sinh viên ngành công nghệ thông tin cho kết quả như sau: Bảng 3.16: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệpmức độ đáp ứng đối với công việc Hình 3.8: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệpmức độ đáp ứng đối với công việc Nhìn chung, phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin chỉ đáp ứng công việcmức độ trung bình Mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh. .. về mức độ đáp ứng đối với công việc Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp Hình 3.6: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp Bảng 3.13: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp Hình 3.7: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp Như vậy, với những kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu về đánh giá của doanh nghiệp. .. sinh viên mới tốt nghiệp không có mối quan hệ với loại hình doanh nghiệp, nhưng có mối quan hệ với quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì yêu cầu của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp càng cao PHẦN KẾT LUẬN Với mục đích khảo sát mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, luận văn Đánh giá mức độ. .. trong đánh giá kỹ năng và thái độ, sinh viên có vẻ tự tin hơn khi tự đánh giámức cao hơn mức đánh giá của doanh nghiệp Thật vậy, sự tự tin này cũng có cơ sở vì hầu hết các sinh mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đều có khả năng cải thiện những năng lực này chỉ sau một khóa học bổ sung từ một đến ba tháng do doanh nghiệp tổ chức 3.4 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc 3.4.1 Đánh giá. .. doanh nghiệp đối với sinh mới tốt nghiệp, cũng như khảo sát thời gian tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy phần lớn sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin chỉ đáp ứng công việcmức độ trung bình 3.4.2 Kiểm định mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệpmức độ đáp ứng Bảng 3.14: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệpmức độ đáp ứng 3.4.3 Kiểm... đánh giámức kém và rất kém, có năm tiêu chí kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, thái độ nhiệt tình trong công việc và tuân thủ nội quy được phần lớn doanh nghiệp đánh giámức tốt Doanh nghiệpsinh viên có cùng chung một mức đánh giá đối với kiến thức của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tintốt và trung bình Đây là một đánh giá tương đối. .. khoa học năm 2006 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội [2] Nguyễn Kim Dung (2005) Các tiêu chíbản để chọn sinh viên tốt nghiệp đối với các nhà tuyển dụng Giáo dục đại học – chất lượng và đánh giá Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [3] Vũ Thế Dũng, Trần Thanh Tòng (2009) Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý - kinh tế : Ứng dụng . nghệ thông tin, luận văn Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng - nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí. tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó, đề tài Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên. độ đáp ứng đối với công việc 3.4.1. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp Hình 3.6: Đánh giá

Ngày đăng: 20/04/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan