phân tích ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

25 266 0
phân tích ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

A. PHÂN TÍCH VĨ MÔ Môi trường vĩ mô tác động trực tiếp và gián tiếp vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích môi trường vĩ mô theo phương pháp PESTEL là tiến hành phân tích các yếu tố (Polistic, Economic, Sociocultrural, Tecnology, Legal và Environmental). a. Tình hình chính trị: Tổ chức Rủi ro Kinh tế & Chính trị (PERC) tại Hồng Kông đánh giá “Việt Nam là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực, nhất là sau khi đưa ra chính sách đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định là một nơi an toàn để đầu tư kinh doanh”. Cuộc tranh chấp trên biển Đông với sự tham gia tích cự*c của Mỹ và các nước đồng minh: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc phần nào làm cân bằng lực lượng các bên, hứa hẹn đến sự ổn định chung trong khu vực. Tình hình kinh tế: • Các chỉ số vĩ mô cơ bản 9 tháng đầu năm 2011: Trang: 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%. GDP 9 tháng đầu năm tính theo giá thực tế đạt 1.710.214 tỷ đồng. Kinh tế Việt Nam năm 2011 sẽ tăng trưởng 5,8% và sẽ tăng nhanh trở lại ở mức 6,3% trong năm 2012 Lạm phát cuối năm diễn biến theo xu hướng tích cực: Trang: 2 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.76% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 2006 2007 2008 2009 2010 Sep-11 d?? ? dE' ' WYhd C NAM Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam luôn biến động không ngừng và luôn giữ ở mức cao năm 2007 là 12,6%, năm 2008 là 19,9%, năm 2009 là 6,5%, năm 2010 là 11,8%, khiến nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lạm phát cao làm gia tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm mất khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) duy trì ở mức cao, nhưng có dấu hiệu giảm, tính đến tháng 9/2011 CPI tăng 0,82% so với tháng 8. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số CPI tăng lần lượt là 0,2% và 0,88%. Lạm phát trung bình cả năm 2011 của Việt Nam sẽ ở mức 18,8%, (đứng nhất Châu Á, đứng 2 thế giới chỉ sau Venezuela), đó là dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa mới công bố Cũng theo IMF, nguyên nhân lạm phát chủ yếu do giá lương thực tăng cao nhưng mức lạm phát trên sau đó sẽ giảm xuống mức 12,1% trong năm tới 2012. Trong thời điểm này, chính phủ buộc phải đưa mục tiêu kềm chế lạm phát lên trên mục tiêu duy trì phát triển kinh tế. Các gói kích cầu đã ngừng, chính phủ thắt chặt chi tiêu công, ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát kênh cho vay của các ngân hàng, kiểm soát nhập siêu, khống chế giá cả tiêu dùng. Trang: 3 Nguôn: Tông Cuc̀ ̉ ̣ Thông Kế 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% /D& ? K>?D W, T NAM 2011 1.74% 2.09% 2.17% 3.32% 2.21% 1.09% 1.17% 0.93% 0.92% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% d?? ? TANG CPI Lãi suất cho vay: Lãi suất là yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM thực hiện trần lãi suất huy động 14% (từ ngày 7-9) và khuyến khích cho vay ở 18- 19%/năm (so với mức 23, 24% trước đây) nhưng vẫn ở mức rất cao so. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới có khoảng 5% doanh nghiệp tiếp cận được với lãi suất 19%/năm còn lại đều phải trên mức này. Lý do là việc huy động tiền gửi từ người dân không dễ, kể từ khi áp dụng trần lãi suất huy động ở 14%, ngân hàng chẳng những không huy động được mà còn bị rút ra đến vài chục tỉ đồng mỗi ngày. Mặt khác, ngân hàng cũng không quan tâm nhiều đến việc cho vay trong thời điểm này, vì tăng trưởng tín dụng đã cận kề với mức 20%/năm do NHNN quy định. Về cơ bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên “Lãi suất cho vay đầu năm 2012 có thể xuống 14- 15%, và năm 2013 là 12-13%, đây là thông tin tích cực cho các nhà đầu tư. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD ngày 20/10 do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng thêm 5 đồng lên 20.738 VND. Đây là lần điều chỉnh thứ mười liên tiếp trong tháng kể từ thời điểm ngày 11/2/2011 (tăng 9,3%). Nguyên nhân làm tỷ giá tăng: Thứ nhất, Đây là thời điểm DN đẩy mạnh nhập khẩu. Trong Trang: 4 16.000 17.000 18.000 19.000 20.000 21.000 0 4 / 0 1 / 2 0 1 0 0 4 / 0 3 / 2 0 1 0 0 4 / 0 5 / 2 0 1 0 0 4 / 0 7 / 2 0 1 0 0 4 / 0 9 / 2 0 1 0 0 4 / 1 1 / 2 0 1 0 0 4 / 0 1 / 2 0 1 1 0 4 / 0 3 / 2 0 1 1 0 4 / 0 5 / 2 0 1 1 0 4 / 0 7 / 2 0 1 1 0 4 / 0 9 / 2 0 1 1 7?* ,È 8 6' / ,Ç1 1 * Æ1 +¬ NG khi, kim ngạch XK không đạt như mong muốn, gây ra sự thiếu hụt, tạo sức ép làm tăng giá đồng USD. Thứ 2, Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá vàng thế giới tăng cao, thị trường vàng trong nước có dấu hiệu nóng, nguồn cung lại thiếu do tại thời điểm đầu năm nước ta đã xuất khẩu một lượng vàng lớn, đồng thời không cho phép nhập khẩu vàng. Vì thế một lượng vàng lớn đã được nhập lậu vào nước ta, gây ra tình trạng khan hiếm USD mà không đo đếm được. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) có dấu hiệu suy yếu, nhưng cơ cấu dịch chuyển tích cực: Tính đến ngày 22/9/2011 đạt 9,9035 tỷ USD, bằng 72,1% cùng kỳ năm 2010. Vốn FDI thực hiện 9 tháng năm 2011 ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 4,91 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với 2,52 tỷ USD, chiếm 25,5%. Đứng thứ 3 là xây dựng với tổng vốn khoảng 689,3 triệu USD, chiếm 7%. Tiếp theo là dịch vụ lưu trú và ăn uống với 446,8 triệu USD, chiếm 4,5%. Theo đối tác đầu tư: Có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn là 2,9 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng thứ hai với 1,5 tỷ USD, chiếm 15,2%; Nhật Bản đứng 3 với 927,3 triệu USD, chiếm 9,4%; tiếp theo là Hàn Quốc với 894,1 triệu USD, chiếm 9% và Trung Quốc với 606,4 triệu USD, chiếm 6,1%. Trang: 5 49.60% 25.50% 7% 4.50% 13.40% d?E' s ?E&/ ? hd? E' <| D?/ s dE' d, D d1E, ? N 9- 2011 NE'E',/ ?W, ? / ?E?, ?d? O ^?Eyh ?dW, EW, ?/ / ?N yz ? NG ? , s? >? h dZj s Eh ?NG >3E, s ?? <, C 29.3% 15.2% 9.4% 9.0% 6.1% 31.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% ? ?hE' h ?Es ?E ? U TU FDI c. Xã hội: Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% (năm 1999) xuống còn 24,5%. Ngược lại, tỷ trọng dân số nhóm tuổi 15 - 64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1% lên 69,1%. Có thể nói đây là thời kỳ của “cơ cấu dân số vàng”, tuy nhiên lợi thế này sẽ không còn nữa khi kinh tế phát triển mức lương của lao động sẽ tăng lên. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là mục tiêu và xu hướng chính trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. d. Công nghệ: Trong các yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia như vốn, nguồn nhân lực, hệ thống quản lý …thì khoa học và công nghệ được xem như là yếu tố quan trọng nhất, tạo giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm lao động, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Gần đây, Nhà nước đã quan tâm tăng mức đầu tư cho khoa học, nhưng vẫn còn xa so với yêu cầu phát triển để theo kịp các nước trong khu vực. Chi phí bình quân cho một cán bộ KH&CN/năm: Việt Nam < 1.000 USD, Nhật 194.000 USD, Thái Lan 18.000 USD. e. Hệ thống Pháp luật: • Hệ thống pháp luật ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, chặt chẽ hơn về quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động. • Chính phủ đang rất quyết tâm cải cách thủ tục hành chánh và tạo hành lang pháp lý tốt, thông thoáng cho doanh nghiệp. Trang: 6 B. PHÂN TÍCH NGÀNH Thị trường chứng khoán đã đi qua điểm thấp nhất nhưng vẫn chưa thể có sự đột biến trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Hiện thực hóa lợi nhuận khi VN-Index vượt 460 điểm, HNX-Index vượt 78 điểm và có thể mua vào khi VN-Index về dưới 420 điểm, HNX-Index về mức dưới 70 với các nhà đầu tư ngắn và trung hạn. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, kì vọng thị trường đã có sự chuyển biến tích cực, vì vậy những phiên giảm điểm là cơ hội tích lũy cổ phiếu. Các ngành có triển vọng tốt mà nhà đầu tư có thể theo dõi và giải ngân trong thời gian tới: Tài chính - ngân hàng, dầu khí, vận tải biển và một số cổ phiếu thuộc ngành thực phẩm. Trang: 7 6.7 5.2 5.7 13.2 4.3 4.4 20.8 2.189 8.515 5.647 1.620 1.924 1.569 1.270 0 5 10 15 20 25 - NG N A M N THÔNG NG P/E EPS Michael porter – Nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh. 1. Ngành sữa: * Áp lực từ nhà cung cấp: Sự mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế (95% bò sữa được nuôi tại hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, công ty sữa nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước. Nhưng hơn 70% nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu, nguồn cung từ các nước New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao * Áp lực từ người mua: Ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng của người mua thấp. Trang: 8 * Áp lực từ sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống: ngũ cốc, ca cao, nước khải khát…có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước. * Áp lực từ những đối thủ mới: Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập như: - Đặc trưng hóa sản phẩm: Thị trường sữa Việt Nam đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới và chiếm thị phần nhất định và ít thay đổi. - Kênh phân phối: Khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng, dẫn đến chi phí tăng cao hơn. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại. * Áp lực từ những đối thủ trong ngành: Ngành sữa bị cạnh tranh cao ở các công ty sữa trong ngành như Hanoimilk, Abbott, Mead Jonson, Nestlé, Dutch lady… Trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao. => Như vậy ngành sữa là môi trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, vì sự cạnh tranh cao, rào cản gia nhập thị trường tương đối cao, chưa có sản phẩm thay thế nào tốt trên thị trường, người mua có vị thế không cao. 2. Ngành hạ tầng cảng biển: * Sự mặc cả đối với nhà cung cấp: Nhà cung cấp thường bao gồm các đội xe, đội xà lan và đội sửa chữa container…Số lượng các nhà cung cấp cùng 1 loại dịch vụ này là khá nhiều nên khả năng đàm phán giá của doanh nghiệp ngành cảng biển tương đối lớn. * Sức mặc cả đối với khách hàng: Khách hàng gồm 2 nhóm chủ yếu: các hãng tàu và các nhà Xuất - Nhập khẩu. Sức mạnh mặc cả khách hàng khá cao do đặc thù trong cùng một khu vực địa lý có nhiều các cảng giống nhau về chức năng và dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó chi phí khi chuyển từ việc sử dụng dịch vụ của cảng này sang dịch vụ của cảng khác trong cùng 1 cụm cảng là không thực sự cao. Trang: 9 * Sản phẩm thay thế: Vận tải biển vẫn là phương thức phổ biến nhất trong các phương thức vận tải. Hiện đối với các thị trường XNK lớn của Việt Nam như Âu, Mỹ… 2 phương thức vận tải chủ yếu là vận tải đường không và vận tải biển, song vận tải biển có ưu thế vượt trội về tiết kiệm chi phí cộng với khả năng vận chuyển được những loại hàng hóa cồng kềnh và khối lượng lớn. * Áp lực từ đối thủ mới: Vài năm trở lại đây khi nhu cầu đầu tư xây mới cảng biển ngày càng cao, nhà nước đã dần dần có các cơ chế mở cửa nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Do đó rào cản gia nhập ngành sẽ dần dần được hạ thấp trong tương lai không xa. * Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Cạnh tranh trong ngành cảng biển hiện nay là khá lớn, các công ty lớn trong ngành: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (DVP), Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC) các công ty chủ yếu cạnh tranh về giá thành, dịch vụ có ít sự khác biệt các công ty khiến khách hàng xem xét yếu tố vị trí địa lý và so sánh giá cả khi lựa chọn cảng khiến áp lực cạnh tranh càng gia tăng. => Ngành hạ tầng cảng biển dự báo đều tốt trong ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,8% và sẽ tăng lên 6,3% năm 2012 sẽ làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ cảng, các công ty sẽ được hưởng lợi từ việc đồng VNĐ mất giá so với USD sẽ làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong ngành. Và những ưu tiên của Chính phủ về việc việc qui hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2015 sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. 3. Ngành Tài chính - ngân hàng: * Áp lực từ nhà cung cấp: Khái niệm nhà cung cấp trong ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, Ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và Trang: 10 [...]... thống tín dụng, kiểm soát rủi ro Trong tương lai ngành Tài Chính – Ngân Hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh C PHÂN TÍCH CÔNG TY 1 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM: A PHÂN TÍCH 7P TRONG NGÂN HÀNG: Thông thường cấu trúc sản phẩm ngân hàng bao gồm: sản phẩm (Products), giá (Price), truyền thông (Promotion), phân phối (Place), con người (People), quy trình (Process), Những chứng nhận,... PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK: Trang: 15 A PHÂN TÍCH 4P: 1 Chính sách sản phẩm: Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát Thương hiệu “Vinamilk” được bình chọn là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình... các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước Các ngân hàng nước ngoài danh tiếng trên thế giới với bề dày kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh tiền tệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nhân viên với trình độ chuyên môn cao Đây là các “đối thủ lớn” của các ngân hàng Việt Nam * Áp lực cạnh tranh trong ngành: Cường độ canh tranh của các ngân. .. vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… từng bước khẳng định VCB đang tiến dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ bán lẻ 2... hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ... máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ 4 Nguồn nhân lực: Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngoài các tính chất về công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại cần thiết có sự tham gia của nhân viên ngân hàng và khách hàng vào quá trình tạo nên sản phẩm Do vậy trình độ... giúp họ đánh giá cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng 5 Quy trình: Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng sẽ được đánh giá cao khi không ngừng cải tiến quy trình phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ… 6 Chính sách cổ động: - Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: từ logo, slogan, màu sắc đồng phục, name card, phong bì thư, letter head… - Quảng...việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư: tận dụng công nghệ hiện đại, chia sẽ kinh nghiệm quản lý, điều hành * Áp lực từ khách hàng: Việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên... chỉnh giá… 3 Chính sách phân phối: Mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn quốc với 5.000 đại lý và 140.000 nghìn điểm bán lẻ, cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện, siêu thị… Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình, VNM đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ Lợi thế của Vinamilk thông qua hệ thống các... • Thương hiệu, uy tín của khách hàng cũng sẽ được giữ vững khi không nằm trong các trường hợp nợ xấu Về phía ngân hàng: • Giúp ngân hàng kiểm soát những rủi ro ngay từ ban đầu khi thẩm định hồ sơ vay vốn từ đó góp phần tránh những khoản nợ xấu tiềm ẩn • Cùng khách hàng theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn để có những cảnh báo, hỗ trợ kịp thời cho cả hai phía-khách hàng và ngân

Ngày đăng: 20/04/2014, 17:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tình hình kinh tế:

  • • Các chỉ số vĩ mô cơ bản 9 tháng đầu năm 2011:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan