Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Hà Nội

21 4.1K 9
Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

dịch vụ công

LỜI MỞ ĐẦU Cũng như nhiều quốc gia khác, cải cách hành chính tại Việt Nam trong những năm qua tập trung vào việc: Nâng cao năng lực tổ chức và quản trị của chính quyền địa phương các cấp. Mục tiêu là nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ dịch vụ công cho người dân. Ngược lại, việc nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công sẽ góp phần tạo niềm tin, sự ủng hộ của người dân vào việc xây dựng chính quyền và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thách thức đặt ra của chính quyền các địa phương là làm sao phải nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả cải cách việc quản trị và cung ứng dịch vụ công trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, nước sạch là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống hàng ngày của mọi người, nó đang trở thành một đòi hỏi hết sức cấp thiết trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Trong chuyên đề này, em xin tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Nội. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Nội. Với các nguồn tư liệu hữu ích từ thư viện của Học Viện Hành Chính Quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng cùng với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn – Tiến sĩ Võ Văn Tuyển, em đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này. Nhưng do nhận thức còn hạn chế nên có thể bài tiểu luận của em vẫn còn những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG. 1. Khái niệm dịch vụ công. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân, do nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. 2. Đặc điểm chung của dịch vụ công. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khái niệm dịch vụ công dưới các giác độ khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở các đặc điểm sau của dịch vụ công: - Là một loại dịch vụ do Nhà nước ( cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước. - Nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhân dân. - Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân, xã hội về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ. trách nhiệm của nhà nước thể hiện qua việc hoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra việc thực hiện… - Không nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Đối tượng thụ hưởng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (đã trả qua hình thức thuế), tuy nhiên có những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật. 3. Phân loại dịch vụ công. 2 Theo cách hiểu của các học giả về hành chính công tại Việt Nam, có thể phân ra ba loại dịch vụ công cơ bản: - Dịch vụ hành chính công: Các hoạt động nhân danh công quyền nhà nước đáp ứng yêu cầu của người dân từ trật tự trị an tới các thủ tục giấy tờ hành chính như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực hộ tịch, hộ khẩu… bảo đảm cho công dân học tập, làm ăn, sinh sống bình thường. - Dịch vụ sự nghiệp công: Các hoạt động nhân danh các cơ quan chức năng nhà nước bảo đảm cho người dân như : Giáo dục, y tế, văn hóa, nghiên cứu khoa học … đáp ứng yêu cầu về học tập, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và phát triển chung của xã hội. Hoạt động này phần lớn do các tổ chức, cơ quan nhà nước đảm trách hoặc một phần xã hội hóa (xu hướng đẩy mạnh xã hội hóa về loại dịch vụ này). - Dịch vụ công ích: Cung ứng các loại "hàng hóa" công cộng như điện, nước, sinh hoạt, giao thông, bưu điện, vệ sinh môi trường …. Trong dịch vụ này phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước đảm trách như: điện, nước, sinh hoạt, giao thông, bưu điện…. Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do tổ chức hoặc cá nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác, cung ứng nước sạch…Tuy nhiên, các hoạt động này do các cơ quan nhà nước chuyển giao hoặc thực hiện theo hợp đồng ủy quyền với yêu cầu và chất lượng cụ thể. PHẦN II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI NỘI. Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng ngày của con người và đang trở thành một đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Việt Nam là một nước tăng dân số nhanh và là quốc gia có số dân đông thứ 14 trên thế giới, dân số tập trung đông đúc tại các thành phố lớn nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ở thành phố là rất lớn. Trong đó, thành phố Nội là một điển hình nhưng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở một số khu vực chưa được đáp ứng đầy đủ. Nhiều 3 khu vực trong thành phố nước sach chưa tới nên người dân phải mua nước máy với giá cao hoặc sử dụng những nguồn nước không đảm bảo chất lượng. Cùng với tốc độ gia tăng dân số là tình trạng thiếu nước sạch diến ra ngày càng nghiêm trọng. Những câu chuyện liên quan tới nhu cầu tối thiểu của người dân là nước sạch đang là nỗi nhức nhối của thành phố Nội. Thách thức đặt ra của chính quyền thành phố Nội là làm sao phải nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả, cải cách việc quản trị và cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trước nhu cầu về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, cũng như của sản xuất của người dân nên cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều khu vực trong thành phố. Vì vậy, cần phải tăng cường và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ nước sạch cho người dân trong thành phố Nội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nước sạch của người dân trong thành phố. PHẦN III. THỰC TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NÔI. 1.Tình trạng thiếu nước sạchnội thành Nội. Những năm gần đây, cùng với phát triển kinh tế của đất nước đời sống người dân dần đã dần được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, tại Nội vẫn còn những khu dân cư chưa được sử dụng nguồn nước sạch - một trong những điều kiện thiết yếu đảm bảo đời sống dân sinh. Từ nhiều tháng nay, hơn 30.000 người dân ở phường Định Công ( Quận Hoàng Mai, Nội) phải dùng nước giếng khoan hôi tanh với đủ các chất độc hại để ăn uống và sinh hoạt. Phương pháp xử lý chủ yếu mà người dân đang sử 4 dụng là lọc nước giếng qua bể cát và than hoạt tính. Tuy nhiên, việc lọc nước này cũng chỉ có ý nghĩa giảm màu vàng, còn chất độc hại vẫn được giữ nguyên. Tháng 4 năm 2009, thành phố Nội đã giao cho công ty vianconex thi công dự án nước sạch cho nhân dân phường Định Công. Nhưng thực tế cho đến nay người dân vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt. Cũng giống như phường Định Công, đối với người dân ở khu Cầu Bươu, Thanh Trì, Nội hiện vẫn đang phải đối mặt với vấn đề này. Với họ, dường như nước sạch sử dụng cho sinh hoạt vẫn còn là 1 thứ hàng xa xỉ. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị, tuy nhiên các cơ quan chức năng cũng mới chỉ mới bước đầu tiến hành thăm dò, lấy ý kiến người dân. Và tất yếu, bài toán cung cấp nước sạch ở đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Trong những ngày đầu tháng 3 năm 2014, hơn 20 hộ dân tại ngõ Văn Chương (đường Khâm Thiên, Nội) đột ngột bị cắt nước vào ban ngày phải đến đêm muộn thì mới có nước chảy đến nhỏ giọt. Bà Phùng Thị Hợp ( số nhà 21, ngõ 132) cho hay bởi mất nước nên bà chịu cảnh mất ngủ hơn một tháng để chờ canh nước cho cả nhà. “ Cả tuần không dám tắm, bát đũa thì ăn mấy ngày mới dám rửa một lần. Có hôm nước yếu quá, cả xóm đến khuya vẫn còn nháo nhác gọi nhau xem nhà ai bơm được nước để xách xô đi xin”, bà Hợp nói. Để khắc phục tình trạng nước chảy yếu vào ban đêm, hàng chục hộ dân đã đầu tư máy bơm để có nước. Có hộ mua máy bơm mới dùng được vài hôm đã cháy máy. Người dân ở ngõ Văn Chương cho hay, trong một tháng có 5 chiếc máy bơm đã bị cháy. Quá bức xúc vì tình trạng thiếu nước khi đang đến gần mùa nóng , người dân ngõ Văn Chương đã lên đến đơn vị cung cấp nước là Xí nghiệp kinh doanh 5 nước sạch Đống Đa để làm rõ vấn đề. Sau khi qua mấy lần kiến nghị cấp nước sinh hoạt của đại diện tổ dân phố thì đến đến đầu tháng 4 năm 2014 nước sinh hoạt mới trở lại bình thường. 2. Thực trạng thiếu nước sạch ở khu vực ngoại thành Nội. Chưa bao giờ nước sạch lại thiếu trầm trọng trên diện rộng như tại khu vực ngoại thành Nội hiện nay. Thực trạng người dân phải ăn uống, sinh hoạt bằng nước ao tù, nước giếng khoan bị ô nhiễm ngay giữa Thủ đô đang đặt ra một câu hỏi bức xúc: Bao giờ người dân khu vực ngoại thành Nội mới được dùng nước sạch? Hè đến, thiếu nước sạchnỗi niềm chung của nhiều vùng quê ngoại thành, kéo theo nỗi lo về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, trong tổng số 2.163 hộ dân thì có đến 2/3 số hộ phải mua nước theo mùa hoặc mua quanh năm. Vì vậy, nơi đây hình thành cả một đội quân chuyên chở nước sạchnơi khác về bán. Đầu mùa hè năm nay, đi trên các trục đường làng ngõ xóm của Chàng Sơn, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân chở nước đi bán hoặc mua nước về nhà. Đây là xã có nghề mộc truyền thống với hơn 80% số hộ làm nghề, thiếu nước sạch không chỉ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn kìm hãm sự phát triển sản xuất, khiến môi trường sống của làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước đây, mỗi năm xã chỉ bị thiếu nước mấy tháng mùa khô, nhưng đến nay thì các nguồn nước giếng khoan, giếng khơi đều cạn kiệt, thời gian thiếu nước trong năm kéo dài đến 7-8 tháng. Nước vo gạo xong phải dùng để rửa rau, tiết kiệm từng giọt mà hằng tháng nhà nào cũng phải dành ra một khoản tiền đáng kể để lo chuyện nước. Mỗi mét khối nước "không biết có đạt tiêu chuẩn" hay không mà người dân khu vực này phải mua có giá từ 80.000 đến 100.000 đồng. "Chúng tôi không lo thiếu tiền, thiếu gạo. Tiền thiếu có thể vay tạm, gạo thiếu có thể đi xin. Nhưng thiếu nước thì chịu chết, không ai giúp ai được " - Một người dân than thở. 6 Tương tự, thiếu nước đến nửa số ngày trong năm là tình trạng của 40% số hộ dân xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ. Xã có tổng số 2.370 hộ với 11.000 nhân khẩu, tính ra mỗi năm có đến hơn 4.000 người "khát" nước sạch. Trong đó tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng nhất là thôn Yên Trường, thôn có đến 90% số dân sống trong cảnh thiếu nước triền miên. Tình trạng thiếu nước đã diễn ra từ năm 2002 và ngày càng lan rộng. Hay ở các xã vùng cao như Phú Sơn, Thái Hòa, huyện Ba Vì nước sạch cũng trở thành gánh nặng. Để có nước, nhiều hộ dân đã phải đầu tư cả chục triệu đồng xây giếng, bể chứa rồi thuê máy bơm nước từ sông Đà về dùng dần, cuộc sống người dân đã khó lại càng thêm khó… Tình trạng thiếu nước sạch tại các vùng nông thôn, khu vực ngoại thành Nội, đặc biệt các vùng thuộc tỉnh Tây cũ, đã diễn ra từ nhiều năm nay, không còn là chuyện mới. Nhận thức rõ điều này, ngay sau khi hợp nhất, lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Nội đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng các trạm cấp nước sạch tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, dự án lập ra khá nhiều, song khâu thực hiện lại chẳng được bao nhiêu, bởi nước sạch nông thôn không phải là một môi trường đầu tư hấp dẫn! Đã vậy có không ít các trạm khai thác, xử lý nước sạch sinh hoạt được đầu tư tiền tỷ lại "đắp chiếu" để xuống cấp, hư hỏng không phát huy tác dụng. Theo ông Trần Quốc Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Nước sạch Nội, hiện công ty đang trong quá trình xây dựng dự án để vay vốn nhằm xây dựng đường ống, mạng lưới cấp nước để sử dụng nguồn nước mặt sông Đà, cung cấp nước sạch cho 4 huyện dọc Đại lộ Thăng Long. Theo tính toán, tổng chi phí đầu tư cho dự án dự kiến lên tới 5.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 100.000 hộ dân”. Trong lúc các dự án, kế hoạch vẫn đang nằm trên giấy, thì hằng ngày, hằng giờ, người dân sống tại các khu vực nông thôn, ngoại thành Nội vẫn phải sống trong cảnh khát nước ngay khi chưa đến mùa hè. 3. nguy cơ căng thẳng nước sạch mùa hè. 7 Nước sạch Nội được cung cấp bởi hai đơn vị là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Nội và Công ty nước sạch Sông Đà. Công ty nước sạch Nội quản lý, khai thác sản xuất cấp nước cho tám quận nội thành, trừ quận Thanh Xuân và sáu huyện ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh). Còn công ty nước sạch sông Đà cung cấp các địa bàn còn lại, chủ yếu cho một chùm đô thị vệ tinh trên quãng đường Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây. Do lượng nước dồi dào, Công ty Sông Đà còn có dư để bán lại cho Công ty nước sạch Nội với lưu lượng từ 40.000- 45.000 m3/ngày đêm. Giá bán của hai hệ thống cung cấp nước sạch bằng nhau, do Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Nội quy định chung thống nhất. Nhưng khi so sánh sự khác biệt, người dân cho rằng, sử dụng nước của Công ty nước sạch Nội ổn định hơn về hệ thống đường ống nhưng lại phấp phỏng lo mất nước những dịp nắng nóng do các giếng khai thác nước ngầm đã được xây dựng và vận hành trên 20 năm nay, công suất khai thác giảm từ 15% đến 20% so với công suất thiết kế. Sử dụng nước sạch Sông Đà yên tâm độ sạch, nguồn nước dồi dào do khai thác nguồn nước mặt Sông Đà dẫn về nhưng lại chịu thiệt thòi do vỡ đường ống thất thường. Khi xảy ra sự cố, nếu mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, phía Công ty nước sạch Nội sẽ “ứng cứu”, trên cơ sở đề nghị của Công ty nước sạch Sông Đà và sự điều phối của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Nội. Phương án duy nhất là chở nước bằng xe xi-téc để cung cấp miễn phí cho người dân. Dù chưa vào mùa nắng, Công ty nước sạch Nội đã cảnh báo, năm nay sẽ nóng sớm và kéo dài nên tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn Nội sẽ rất căng thẳng. Trong điều kiện hiện tại về hệ thống đường ống, khả năng bảo đảm điện của ngành điện có hạn thì giải pháp “ứng phó” với thời tiết vẫn chỉ chờ vào sự chia sẻ, cảm thông của người dân và ý thức sử dụng nước tiết kiệm nhất của khách hàng. 8 4. Nhiều bất cập về việc cung cấp nước sạch tại thành phố Nội. Sắp bước vào mùa nóng nhưng nhiều khu vực tại Nội được thông báo mất nước trong vài ngày khiến người dân đứng ngồi không yên. Tình trạng này liệu có kéo dài hay không? Các công ty nước sạch có giải pháp gì để khắc phục, đang là nỗi lo “ngay ngáy” của người dân Thủ đô. 4.1. Thiếu nguồn cung. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ rõ sự bất cập trong việc cung ứng nước sạch cho người dân Thủ đô. Đó là hệ thống mạng truyền dẫn nước của Nội phát triển 15% trong những năm qua, nhưng đầu tư về nguồn nước sạch còn rất chậm. Trong khi đó, lượng khách hàng sử dụng nước trên địa bàn vẫn không ngừng tăng lên. Mặt khác, trong khi Công ty Nước sạch Nội, đơn vị sản xuất nước chủ lực của thành phố đang thiếu nguồn cung thì Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Nước sạch (Viwaco) chưa khai thác hết công suất thiết kế, vẫn có thể bổ sung thêm sản lượng nước sạch vào hệ thống nhưng lại bất cập về kết nối mạng. Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã yêu cầu Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối kết nối liên thông hệ thống nguồn, mạng; bổ sung thêm nguồn nước sông Đà cho người dân trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Nội, mùa Hè năm 2013, tổng công suất cấp nước trên toàn thành phố đạt 880.000m3/ngày đêm, trong đó công ty Nước sạch Nội cấp 600.000m3/ngày đêm; công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây 20.000m3/ngày đêm; công ty Nước sạch Đông 40.000m3/ngày đêm và công ty cổ phần Nước sạch Viwaco 220.000m3/ngày đêm. Khu vực cấp nước của các công ty Nước sạch Đông, Sơn Tây, Viwaco tương đối ổn định nhưng địa bàn của Công ty Nước sạch Nội, chủ yếu khu vực nội đô vẫn chưa đủ nguồn cung. 9 4.2. Chia sẻ nguồn nước. Do thiếu nguồn cung, Công ty Nước sạch Nội buộc phải thực hiện cấp nước theo vùng, theo giờ và cấp nước luân phiên. Do đó, ngay cả những khu vực nội thành, việc cấp nước lâu nay ổn định cũng sẽ có lúc bị mất nước do phải chia sẻ cho các khu vực khác. Hàng loạt khu vực như 45 hộ tại tổ 26, khu dân cư 7, phường Quảng An (quận Tây Hồ); 100 hộ các tổ: 43, 45, 46, phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy); hàng trăm hộ tại toà nhà B10B, khu đô thị Nam Trung Yên; các hộ tổ 62, phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm); các hộ ngõ 354 đường Trường Chinh (quận Đống Đa); các hộ ngõ Chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa); khu vực Võng Thị, Âu Cơ đã bị mất nước sinh hoạt, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Để khắc phục tình trạng mất nước, đặc biệt thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nội Nguyễn Thế Thảo khẩn trương giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân, bên cạnh việc làm việc với ngành điện tạm dừng, giãn, hoãn kế hoạch cắt điện sửa chữa, bảo dưỡng, giải quyết kịp thời sự cố về điện, công ty Nước sạch Nội tăng nguồn cung bằng cách phát huy hết công suất của các nhà máy nước; tiếp nhận 40.000m3 nước sạch/ngày đêm của nhà máy nước mặt sông Đà - Viwaco. Bên cạnh đó cần tăng cường nguồn nước từ nhà máy nước Gia Lâm, Bắc Thăng Long đưa về tăng cường cấp nước cho nội thành và mở thêm hai điểm tiếp nhận nguồn nước sông Đà tại khu vực hồ Hố Mẻ, quận Đống Đa từ ngày 20/5 với sản lượng khoảng 3000 m3/ngày đêm, điểm tại ngã tư Lê Văn Lương- Hồ Tùng Mậu khoảng 3.000m3 từ đêm 27/5 (tuy nhiên lưu lượng nước bổ sung về chưa đủ) và chuẩn bị mở thêm mở thêm điểm tại nút cầu Đá-Thịnh Liệt, bổ sung thêm 3.500 m3/ngày đêm ngay trong mùa Hè năm nay. Công ty cũng thực hiện biện pháp vận hành mạng , phân khu , đảm bảo cấp 10 [...]... TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NÔI………………………………………… 4 1.Tình trạng thiếu nước sạchnội thành Nội ……………………………4 2 Thực trạng thiếu nước sạch ở khu vực ngoại thành Nội ……………….5 3 nguy cơ căng thẳng nước sạch mùa hè……………………………………….7 4 Nhiều bất cập về việc cung cấp nước sạch tại thành phố Nội ……… 8 4.1 Thiếu nguồn cung ……………………………………………………… 8 4.2 Chia sẻ nguồn nước ………………………………………………………... lượng cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch của thành phố Nội MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 20 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG………………………… 2 1 Khái niệm dịch vụ công………………………………………………………2 2 Đặc điểm chung của dịch vụ công………………………………………….2 3 Phân loại dịch vụ công……………………………………………………… 2 PHẦN II SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI NỘI……………………………………………………………………………... NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI NỘI…………………………………… 10 1 Khắc phục ngay tình trạng thiếu nước sạchnội thành Nội …………10 2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch ở các khu vực ngoại thành Nội ………………………………………………………………………… 12 3 Xóa "điệp khúc" chờ nước sạch của người dân………………………… 13 4.Giải pháp phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp nước, bảo đảm nguồn nước …………………………………………………………………………15.. .nước cho các khu vực xa nguồn, cốt địa hình cao, không để mất nước kéo dài và trở lại ổn định; chủ động cấp nước cho các khu vực mất nước bằng xe stec PHẦN IV CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI NỘI 1 Khắc phục ngay tình trạng thiếu nước sạchnội thành Nội Trước tình hình trên, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Nội, ông Nguyễn Thế Thảo... thiếu nước trầm trọng từ năm này qua năm khác, vấn đề cung cấp đầy đủ nước sach cho người dân là một thách thức cho thành phố Vì vậy, cẩn phát triển hoạt động cấp nước bền vững tại các khu vực của thành phố Nội trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng dịch vụ tốt cho người dân Ưu tiên khai thác các nguồn nước mặt để cấp nước. .. tiết kịp thời, khoa học nguồn nước sạch sông Đà bổ sung cấp 20.000m3 ngày đêm cho khu vực nội thành thuộc phạm vi Công ty nước sạch Nội quản lý, bảo đảm đủ nước sạch sinh hoạt cho nhân dân Các đơn vị cấp nước cần bổ sung các trạm bơm tăng áp đối với các khu vực cuối nguồn gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo lực cung cấp nước; Cần có tính toán khoa học trong vận hành cung cấp nước cho các khu vực, bảo... lọc nước để đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh, huy động xe xitec chở nước cung cấp cho các hộ chưa có nguồn Rà soát nguồn nước tại các khu vực gặp khó khăn về nước sinh hoạt ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức để đề xuất giải pháp cung cấp nước sinh hoạt hoặc hỗ trợ nhân sử dụng nước hợp vệ sinh 2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch ở các khu vực ngoại thành Nội Những năm qua thành phố Hà. .. các khu vực, bảo đảm áp lực nguồn, thời gian cung cấp không để nhân dân thiếu nước sạch trong thời gian dài Đối với các khu vực bị mất nước, không thể cung cấp nước qua mạng hiện có phải có phương án sẵn sàng cung cấp nước sạch bằng xe xitec bảo đảm sinh hoạt của nhân dân Các đơn vị cung cấp nước sạch phải bố trí các công ty, xí nghiệp quả lý nhà máy sản xuất nước, hệ thống mạng, trạm bơm bố trí trực... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hoạt động cấp nước sạch là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước Trong điều kiện hiện nay, việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thành phố Nội còn nhiều bất cập, tình trạng thiếu nước vẫn sạch vẫn còn diễn ra trầm trọng... chất thải 6 Xã hội hoá cung cấp nước sạch tại Nội Xã hội hoá cung ứng dịch vụ công là một chủ trương lớn của Đảng và nước ta, nó là một bộ phận của công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ công nói chung Việc thực hiện xã hội hóa loại hình dịch vụ này cần quan tâm đến những vấn đề sau: Thứ nhất, đối với những doanh nghiệp nào có ý định đầu tư và lĩnh vực này, nhà nước cần có những chính . thực trạng cung ứng dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Hà Nội. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tại thành phố Hà Nội. Với các nguồn. CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI HÀ NỘI 1. Khắc phục ngay tình trạng thiếu nước sạch ở nội thành Hà Nội. Trước tình hình trên, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn. hơn nhu cầu về nước sạch của người dân trong thành phố. PHẦN III. THỰC TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NÔI. 1.Tình trạng thiếu nước sạch ở nội thành Hà Nội. Những năm

Ngày đăng: 19/04/2014, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan