VẤN ĐỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT”

27 2.7K 22
VẤN ĐỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 VẤN ĐỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT TỐT” CỦA V.I.LÊNIN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cải tiến bộ máy nhà nước là một hoạt động mang tính tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển. Quốc gia đó có thể là quốc gia phong kiến, tư sản hay chủ nghĩa xã hội thì nhiệm vụ cải tiến bộ máy nhà nước luôn phải đặt lên hàng đầu. Lênin đã từng nói: việc giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Do vậy, sự suy hay thịnh của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cải cách của nhà nước đó. Tuy nhiên, cải cách như thế nào? mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cải cách ra sao để mang lại hiệu quả cao nhất lại là một bài toán khó cho bất kỳ một nhà lãnh đạo nào của đất nước. Tất cả những vấn đề trên đều được Lênin luận bàn trong tác phẩm : “Thà ít tốt”. Tác phẩm là cở sở lý luận quan trọng giúp cho việc cải cách bộ máy nhà nưóc không chỉ với nước Nga Xô Viết còn còn hỗ trợ đắc lực giúp cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam trong việc học hỏi những lý luận đó để áp dụng vào công cuộc cải cách bộ máy nhà nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế càng thúc đẩy Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính sao cho có hiệu quả, tạo tiền đề cho kinh tế, chính trị, xã hội phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm “Thà ít tốt” của Lênin không chỉ là nguồn tài liệu quý báu giúp cho công tác nghiên cứu, học tập còn giúp cho Việt Nam có thể vận dụng 2 những tư tưởng đó trong sự nghiệp cải cách, đổi mới đất nước của mình. Đồng thời qua tác phẩm này chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như trong học tập. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít tốt” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít tốt” đã được nhiều bài báo,công trình khoa học liên quan nghiên cứu như : Tác phẩm "thà ít tốt" của V.I Lê-Nin - Nguyễn Quang Minh -, V.I Lênin với cải cách bộ máy nhà nước - Trần Đình Huỳnh-, V.I.LÊ-NIN VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC – Tạp chí Cộng sản - … Kế thừa những thành tựu từ những người đi trước nên tác giả quyết định làm đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận Mục đích của tiểu luận: Phân tích những tư tưởng của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước, trên cơ sở đó vận dụng vào công tác xây dựng nhà nước ta Nhiệm vụ của tiểu luận: Một là, làm rõ tư tưởng của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít tốt”. Hai là, vận dụng quá trình đó vào quá trình xây dựng bộ máynhà nước ta. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở tiểu luận, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam để nghiên cứu.Bên cạnh đó tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, quy nạp- diễn dịch, diễn dịch-quy nạp… 5. Ý nghĩa của tiểu luận Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu 2 chương, 4 tiết. 4 NỘI DUNG Chương I TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở của việc cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít tốt” Những tác phẩm đề cập về vấn đề nhà nước cách mạng của Lênin như: Hai sách lược của Đảng dân chủ- xã hội trong cách mạng dân chủ; Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết; Thà ít tốt; Đã đề cập đến nhiều khía cạnh, trên những góc độ khác nhau về xây dựng một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền. Đặc biệt tác phẩm “Thà ít tốt” đã được Lênin chuẩn bị kỹ với nhiều nội dung cụ thể để xây dựng một nhà nước vững mạnh trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền. Bởi vì vấn đề nhà nướcvấn đề rất quan trọng có ý nghĩa lớn lao đối với giai cấp vô sản - lần đầu tiên quản lý nhà nước. Mặt khác, việc xây dựng, củng cố nhà nước sẽ đụng đến vấn đề bộ máy, con người, đến nền nếp hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu cũ. Tác phẩm viết năm 1923 tức là khoảng hơn năm năm sau Cách mạng tháng Mười thành công. Lênin đã đề cập đến nhiều nội dung: Đánh giá về nhà nước xô viết sau hơn năm năm tồn tại - đó là nhà nước khác hẳn nhà nước sản về cả 3 mặt bản chất, tính chất, vai trò lịch sử. Bản chất: nhà nước xô viết nhà nước chuyên chính vô sản về mặt giai cấp; Tính chất: là nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới - nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - nhà nước dân chủ nhân dân; Vai trò: là nhà nước vô sản- được sáng tạo ra và là một phát minh vĩ đại nhất của loài người. 5 Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Bôn sê vích Nga ngày 27/3/1922 – Lênin chỉ rõ: “trong hàng mấy trăm năm nay, người ta đã xây dựng lên nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản…dẫu cho bộ máy nhà nước của chúng ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra…” 1 . Tiến hành xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, vấn đề đầu tiên, Lênin đề cập và chọn là cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông, vì theo Người đây là công cụ quản lý của nhà nước, do đó nó phải là một cơ quan gương mẫu, Người nói: “nếu chúng ta thật sự muốn, trong vài năm nữa, đi đến chỗ tạo nên được một cơ quan, một là sẽ gương mẫu, hai là sẽ được mọi người tín nhiệm tuyệt đối, và ba là sẽ chỉ cho tất cả và cho từng người thấy rằng chúng ta đã thực tế cáng đáng được công tác của cái cơ quan cao cấp ấy, là Ban kiểm tra trung ương” 2 . Và người đã đưa ra quy tắc để cải tổ bộ máy này là: thà ít tốt- thà mất hai năm hay thậm chí ba năm còn hơn là hấp tấp vội vàng không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân lực tốt. Phải lựa chọn một cách cẩn thận những cán bộ của uỷ ban kiểm tra công nông; tuyển những cán bộ có kinh nghiệm nhất trong các cơ quan, sau đó tiếp tục đào tạo. Theo Lênin: “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được” 3 . 1 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 130 2 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 446 3 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 446 6 Lênin đánh giá đúng tính chất, bản chất, vai trò, ý nghĩa lịch sử trọng đại của nhà nước Xô viết. Người khẳng định: Nhà nước Xô viết đã tạo ra một xã hội mới, một kỷ nguyên mới. Người viết: “Trong hàng mấy trăm năm nay người ta đã xây dựng lên những nhà nước theo kiểu tư sản và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản… Dẫu cho bộ máy nhà nước của chúng ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra”. Đồng thời, Lênin không xem thường mặt yếu kém của bộ máy Xôviết sau 5 năm xây dựng và những nguyên nhân của những yếu kém đó, những hạn chế đó là: quan liêu, thủ cựu, bảo thủ, không muốn đổi mới cái gì cả. Người nói: “Thế là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác” 1 . Đây là một sự nhìn nhận dũng cảm, cần thiết để tìm ra được những phương sách đổi mới bộ máy nhà nước xôviết thật sự có hiệu quả. Đường lối Đảng Bônsêvích Nga đứng đầu là Lênin được đặt ra rất đúng đắn. Yếu tố quyết định lúc này là tổ chức, bao gồm cả bộ máy tổ chức hoạt động thực tiễn. Năm 1923, Lê nin nói nước Nga Xô viết còn xa mới mang đầy đủ tính chất chủ nghĩa xã hội vì bộ máy cồng kềnh, làm việc thì quan liêu, đội ngũ cán bộ sính làm kế hoạch, chỉ đạo thực tiễn yếu, ba hoa, cách mạng suông, xuất hiện bệnh tự mãn của người cộng sản, có cả phần tử xấu, cơ hội. 1 V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.45, tr. 445 7 Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ, nhà nước tư sản bị lật đổ nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp. Nội chiến lại diễn ra quá dài. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận, tạo ra chỗ hổng lớn ở địa phương. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước Nga phải sử dụng cả những chuyên gia tư sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và quân sự. Vấn đề tiếp theo Lênin đề cập đến đó là mục đích của việc cải tổ bộ máy nhà nước Mục đích quốc gia: Nhằm bảo đảm cho nhà nước Xô viết thực sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở có đầy đủ năng lực quản lý, đưa nhà nước Nga từ sản xuất nhỏ, yếu kém, nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Mục đích quốc tế: Củng cố bộ máy nhà nước là bài học có tính chất quốc tế, Lênin đã nêu ra hai vấn đề: - Với nền sản xuất tiểu nông, đất nước bị tàn phá, chính quyền Xô viết có thể đứng vững cho đến khi cách mạng các nước khác có thể đứng vững được không? - Liệu nước Nga Xô viết có thể tránh được sự xung đột với các nước đế quốc chủ nghĩa hay không? Từ đó Lênin đã chỉ ra yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy nhà nước, Phải xây dựng được một nhà nước thực sự trong sạch và gương mẫu. Nhà nước đó phải được xây dựng trên cơ sở vững chắc của khối liên minh công - nông. Liên minh công - nông theo Lênin là phải có cái mới về số lượng và chất lượng. Nông dân phải được hợp thành một giai cấp nông dân tập thể. 8 Liên minh công - nông là liên minh chính trị bảo đảm cho họ có quyền làm chủ. Nhà nước Xô viết phải gọn nhẹ, có hiệu lực. Cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước phải có phẩm chất và năng lực tốt. Lênin đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước. Người nói: “Theo ý tôi, phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được”. Phải qua thi cử và uy tín của bản thân. Người chỉ ra rằng, nên tập trung chọn vào bộ máy nhà nước những cán bộ có kinh nghiệm ở các cơ quan cũng như trong số những sinh viên các trường đại học Xô viết, lựa chọn cán bộ phải theo phương châm “Thà ít tốt” ít về số lượng nhưng chất lượng phải cao. Phải đổi mới thành phần của bộ máy ấy bằng những lực lượng ưu tú của Đảng trong giai cấp công nhân và giới tri thức. Vì thế, để đổi mùi bộ máy nhà nước, theo Lênin cần phải: “ một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi và sau nữa phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa” 1 Điều kiện để xây dựng bộ máy nhà nước ấy là: Một là, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải có trình độ cần thiết, vì thế mỗi người phải tự nỗ lực, cố gắng học tập để nâng cao trình độ. Hai là, phải làm cho học thức đó không nằm trong giấy tờ hoặc chỉ là một lời nói theo mốt phải coi nó là bộ phận khăng khít của cuộc sống, ra sức học tập để phục vụ lợi ích chung. 1 V.I.Lênin: Toàn tập, sđd, tập45, tr.444 9 Về phương châm, phương pháp chủ yếu để xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, theo Lênin thì phương châm đó là: thà ít tốt. Cải tổ bộ máy nhà nước phải được tiến hành có trọng điểm, vững chắc và thận trọng. Về phương pháp: tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước những kẻ tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng và những phần tử xấu xa khác… Về vấn đề xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước cần phải kết hợp bộ máy kiểm tra của chính quyền. Theo Lênin như vậy không có một trở ngại gì cả chính đó làm cho đảm bảo duy nhất cho hoạt động có hiệu quả. Phải gắn việc hoàn thiện bộ máy nhà nước với việc áp dụng và tổ chức một cách khoa học trong công tác quản lý. Lựa chọn, đào tạo cán bộ…phải có thi cử, phòng ngừa tính không thận trọng, nóng vội, hấp tấp đốt cháy giai đoạn, coi công việc gì cũng có thể làm được không cần sự kiểm tra… 1.2. Nội dung cải cách bộ máy nhà nước theo tư tưởng của Lênin Những năm cuối đời, Lê-nin, đặt ra nhiều vấn đề cần phải canh tân như: Thanh Đảng, thay đổi Đường lối kinh tế (đề ra Chính sách kinh tế mới, NEP) Cải cách bộ máy Nhà nước. Về tính cấp bách phải cải cách bộ máy Nhà nước, Lê-nin nói: “Không có sự tận tụy nào, không có uy tín nào của Đảng có thể thay thế được điều cơ bản trong trường hợp này, đó là: Sự hiểu biết công việc, hiểu biết bộ máy Nhà nước của chúng ta và hiểu biết bộ máy đó phải được cải tổ như thế nào” 1 . Một năm trước khi qua đời (ngày 2-3-1923) ông đã chỉ ra “vấn đề văn hoá” của bộ máy Nhà nước, bộ máy ấy vừa yếu kém, vừa cồng kềnh quan liêu, vừa đầy rẫy 1 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 509 10 nạn ăn hối lộ, ăn cắp của công. Phải “cải tiến bộ máy Nhà nước” bởi vì “Tình hình bộ máy Nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào” 1 . Về thái độ của ĐCS, theo Lê-nin, là phải “giác ngộ”, là “Phải kịp thời tỉnh ngộ. Phải thấm sâu thái độ bất tín nhiệm bổ ích đối với lối cứ khinh suất muốn lao bừa lên đối với mọi lời huênh hoang v.v… Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của các chủ trương đó. Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp, là tưởng rằng chúng ta biết được một tí như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự xứng đáng với danh hiệu bộ máy xã hội chủ nghĩa…” 2 . Muốn cho bộ máy Nhà nước có thể đạt được trình độ mong muốn thì phải tôn trọng quy tắc “chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn”, thận trọng và “am hiểu cặn kẽ”, phải đi những bước vững chắc “thà ít tốt” còn hơn là hấp tấp vội vàng. Đảng phải thành thật nhận biết rằng kiến thức của đảng viên, cán bộ, công chức và của nhân dân về xây dựng Nhà nước còn rất thấp. “Những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục” so với “tất cả các nước khác thì chúng ta còn ít ỏi đến nực cười” 3 . Người nhắc nhở để cải tiến bộ máy Nhà nước thì Đảng phải tự đặt cho mình nhiệm vụ “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức của nước ta không nằm trên giấy 1 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 442 2 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 443 3 V.I. Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 444 [...]... qua đó, tác động tới toàn thể bộ máy nhà nước Đó chính là bộ máy cơ quan Bộ Dân ủy thanh tra công nông, trong tác phẩm này, Người đánh giá rằng : đây chính là "công cụ để cải tiến bộ máy (nhà nước) của ta" ; tương tự như trong một tác phẩm khác, Người đã coi cơ quan này là "trung tâm của hệ thần kinh" nếu tác động đến nó sẽ làm rung chuyển toàn bộ bộ máy nhà nước nước ta, khi bắt đầu tiến hành... rút ra từ đối với việc cải tiến bộ máy nhà nước ở Việt Nam Nhà nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới bộ máy tổ chức nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua nghiên cứu tác phẩm này, chúng ta rút ra được những bài học vô cùng quý báu Thứ nhất, khi tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, cần phân tích, đánh... và từng người phải tôn trọng" 2 Như vậy, trong công tác quản lý nhà nước, nội dung thanh tra, kiểm tra phải luôn được quan tâm, đề cao và coi đây là một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác quản lý nhà nước Thứ bảy, trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, cần kết hợp giữa tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước với cơ quan đảng tương ứng Trong tác phẩm, Lê-nin đặt câu hỏi : "Làm thế nào có... dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tư tưởng của V.I.Lê-nin là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của cả hệ thống chính trị nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng KẾT LUẬN Tác phẩm “Thà ít tốt” có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đây là một tác phẩm lý luận quan trọng trong công tác xây dựng đảng và xây dựng bộ máy nhà. .. chỉnh đốn lại đội ngũ và tổ chức bộ máy đảng, bộ máy chính quyền của mình để có thể tiếp tục giữ vững, giương cao ngọn cờ cách mạng Thứ hai, đổi mới bộ máy nhà nước phải tiến hành một cách kiên quyết, nhưng vững chắc từng bước, không được nóng vội Để tiến hành việc đổi mới bộ máy một cách có hiệu quả bộ máy nhà nước, Lê-nin yêu cầu "Phải tuân theo quy tắc này : thà ít tốt Phải tuân theo quy tắc này... Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 448-449 2 V.I Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 444 19 nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng trong mọi lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Những điều này yếu cầu Đảng, Nhà nước cần quan tâm, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời Thứ sáu, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động của bộ máy nhà. .. và nghĩa vụ làm chủ Nhà nước và kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của Nhà nước Vận dụng và phát triển tư tưởng của V.I.Lê-nin về vấn đề giám sát, kiểm soát ở nước ta theo sự chỉ dẫn của V.I.Lê-nin, không những được thể hiện trong việc ban hành các nghị quyết, quyết định, pháp luật còn trong cả quá trình thực hiện thực tế Xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong sạch, V.I.Lê-nin... bộ máy nhà nước, của việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước Đây cũng là một bài học có ý nghĩa to lớn Đảng, Nhà nước ta đã và đang vận dụng trong công cuộc đổi mới hiện nay Để phát huy được yếu tố này, Lê-nin cũng chỉ ra những biện pháp cần thực hiện, như : - "Nên quan tâm chỉnh đốn bộ máy đó một cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ Dân ủy thanh tra công nông một số nhân viên có phẩm. .. vàng không có chút hy vọng nào" 1 Như vậy, một bộ máy, một tổ chức mạnh không phải do số lượng, do quy mô, chủ yếu là ở chất lượng của nó 1 V.I Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 445 15 Cho nên, đòi hỏi bộ máy nhà nước và nhân viên của nó phải có chất lượng cao và thật sự gương mẫu - "thà ít tốt" Lê-nin cũng dự liệu trước những khó khăn trong việc thực hiện đổi mới bộ máy. .. nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương thức hoạt động Định rõ những việc Nhà nước phải làm và 26 bảo đảm đủ các điều kiện tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hoá nền hành chính nhà nước (Văn kiện Đại hội lần thứ X, tr.253) Tóm lại, vấn đề xây dựng một bộ máy nhà nước đủ mạnh, đáp . tác phẩm Thà ít mà tốt đã được nhiều bài báo,công trình khoa học liên quan nghiên cứu như : Tác phẩm " ;thà ít mà tốt& quot; của V.I Lê-Nin - Nguyễn Quang Minh -, V.I Lênin với cải cách. do tác giả lựa chọn đề tài: Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm Thà ít mà tốt để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm Thà ít. đề trên đều được Lênin luận bàn trong tác phẩm : Thà ít mà tốt . Tác phẩm là cở sở lý luận quan trọng giúp cho việc cải cách bộ máy nhà nưóc không chỉ với nước Nga Xô Viết mà còn còn hỗ trợ

Ngày đăng: 19/04/2014, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan