Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

237 1K 5
Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *** NGUYỄN VĂN THẮNG NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI, 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *** NGUYỄN VĂN THẮNG NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MẢNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Nhân học văn hóa Mã số: 62.31.65.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. BÙI VĂN ĐẠO 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MINH HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và chính xác. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thắng LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài "Nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam", ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Đạo và PGS.TS. Nguyễn Văn Minh. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới hai Thầy. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ là giảng viên Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhân viên của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung đã giúp đỡ tôi về chuyên môn cả trong học tập và nghiên cứu thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Dân tộc học, anh, chị, em, bạn bè và gia đình đã động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời tri ân, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cán bộ và đồng bào người Mảng Lai Châu cũng như các địa phương khác đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu. Hà Nội, tháng năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Văn Thắng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Viết đầy đủ 1 CP Chính phủ 2 CT Chỉ thị 3 BVHTT Bộ Văn hóa Thông tin 4 GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) 5 NĐ Nghị định 6 QĐ Quyết định 7 TC Tổ chức 8 TT Thông tư 9 Ttg Thủ tướng 10 TW Trung ương 11 UBDT Ủy ban Dân tộc 12 UBND Ủy ban Nhân dân MỤC LỤC MỤC LỤC 6 MỞ ĐẦU 8 Chương 1 12 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27 Chương 2 41 NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 41 2.1. NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON NHỎ 42   !"#$%&'%(%&)*+&,-$% .%/*012&34&3& &56)73'#8&8  &8!"#$9:&98&1$7;9!<=>*?*@1A*B!<; 8&'C&:&1; D#8&'EF9GG HIEJKL& M !"#$12&3N9)AJK!"'OJ1P* !"'K !"BQ!<QRCQR&S&<'I+&E KTL8&'8&8UQ(23.4M*T:-)3*T( !<*8&V'&1:W.E35EL&!"T!"@B!"'M K1.9$L)E!"MX'9$L)E!"FM*, B&A.!"C!-XQ''A6)W.EN2 )RL&1NR3$C&3$*RNR&1R C&&1RM*+8&<3!<'31&43U*D.!+9:&.EC&5 J9EJKYJ9EQ*&.E35E&1@!"'*2R CR0Z1LZU*FZ35M*BJ!"?-* !"'%![?-\%C&:&]D&<;*%![ @R!-X  ^%R&]_)TG` HIFKUL&1a M![&b%!"9c'dL4.*&*9K 9bM!&<43$EJK*&+UFKUe&N4$!"%fP %KU-Q*FKU@&1C&1R!"%f*V& &J2*&+3&1I+&KXD[gW.E'&'&1fbR3 *&&1R.J*&3$.g&1f>dJ9E* h=KU@<!"%![Q!"&*4.%V &![*K@&1C.*K@<!"(*K-*YJQ*&.E2 F[g9&e1K98N!".FKU!"![EFK %C% @!"%R8&CG` 2.4. NGHI LỄ TANG MA 69 Với người Mảng, sự sống (min) của con người và vạn vật trên trái đất được cho là do hồn tạo cho. Hồn làm nên sự sống và khi hồn không còn, nghĩa là cái chết (thít) đã tới. Sự sống của con người được hồn thông thái nhất của đấng sáng tạo sinh ra, những sinh vật khác được các hồn kém thông minh hơn tạo nên. Bởi vậy, con người sống trong thế giới có thể làm chủ và chế ngự các sinh vật khác. Cái chết là sự tách lìa hồn khỏi xác. Họ cho rằng, khi hồn người đã làm hết các phần việc của mình trên trái đất sẽ trở về với tổ tiên và các vị thần linh trên trời. Khi chết, hồn khôn sẽ lên trời và nhờ vào những vết xăm miệng mà ma tổ tiên có thể nhận ra người nhà, nếu người nào không xăm miệng thì ma tổ tiên không nhận ra và hồn của người đó sẽ phải lang thang chịu nhiều cực hình của linh giới. Người Mảng quan niệm cái chết có hai loại, chết lành (thít im) và chết xấu (bóp thít). Chết lành là chết khi người đã già, chết bệnh và do hồn rời bỏ xác; chết xấu là chết đột ngột, chết bất đắc kỳ tử, những cái chết này do ma chơi đột ngột bắt mất hồn.70 Chương 3 81 NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 81 3.1. NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP 81 3.2. NGHI LỄ CẦU AN 89 3.3. NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT 98 BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ GIA ĐÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY 105 Sự biến đổi trong nghi lễ gia đình của người Mảng luôn gắn liền với diễn trình lịch sử của tộc người, và thông thường chúng ta sẽ lấy năm diễn ra những biến động lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội của dân tộc để đánh dấu sự biến đổi này, như: 1945; 1954; 1975, Những mốc lịch sử ấy có tác động trực tiếp tới đời sống xã hội tộc người Mảng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, kéo theo sự biến đổi trong nghi lễ gia đình của họ. Tuy nhiên, năm 1986 với việc mở cửa, phát triển kinh tế thị trường thì đời sống xã hội của người Mảng mới bị tác động thực sự rõ nét, đây cũng là nguyên do mà chúng tôi chọn thời điểm này để nhìn nhận và đánh giá việc thay đổi trong nghi lễ gia đình của người Mảng 105 4.1. NỘI DUNG BIẾN ĐỔI 105 4.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI 122 4.3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI 124 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 133 5.1. KẾT QUẢ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 166 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Mảng Việt Nam là dân tộc có dân số ít. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà năm 2009 là 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như: Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu với 3.631 người, chiếm 98,13%. Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, có nhiều bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong những năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng Việt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện và có hệ thống về nghi lễ gia đình. Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái, cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an, Đây là những giá trị văn hóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa tinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người. Chính vì vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa người Mảng Việt Nam. Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều biến đổi trong các nghi lễ truyền thống và có ảnh hưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người. Do vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị văn hóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng biến đổi và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp. Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâu rộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong phát triển, nhất là vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người thiểu số, tộc người có dân số ít. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định, triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu Tập trung trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam. Góp phần làm sáng tỏ các giá trị của nghi lễ gia của đình người Mảng Việt Nam và những biến đổi trong xã hội hiện nay, phân tích những yếu tố tác động tới sự biến đổi đó. Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng Việt Nam, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít Việt Nam có cùng nhóm ngôn ngữ. Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Mảng. 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễ tiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễ cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh; Bên cạnh đó, cũng chú ý đến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới. Nghi lễ gia đình truyền thống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chế kinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng Việt Nam, trong đó có nghi lễ gia đình. [...]... của người Mảng Nậm Ban (2007), Sinh kế của người Mảng Việt Nam với phát triển bền vững tộc người (2012), Lễ cưới của người MảngViệt Nam (2012), Tang ma của người Mảng Lai Châu (2012), Tri thức địa phương của người Mảng Việt Nam trong khám bệnh và chữa bệnh (2012), Nghi lễ sinh đẻ và nuôi day con nhỏ của người Mảng Việt Nam (2013), Tri thức địa phương của người Mảng Việt Nam (2013), Nghi. .. trưng bởi cư trú chung, hợp tác về kinh tế và tái sản xuất giống nòi [100, tr 309] Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda chia gia đình thành các kiểu khác nhau như: gia đình nhỏ và gia đình lớn; M.S.Kaxuba chia gia đình hạt nhân và gia đình cá thể; còn Grant Evansgia là gia đình mở rộng, gia đình phức hợp; - Nghi lễ gia đình, là những nghi lễ được thực hành trong phạm vi không gian gia đình, do gia đình. .. đầu tiên nghi n cứu và cung cấp nguồn tư liệu tương đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam; Hai là, chỉ ra các giá trị của nghi lễ gia đình đối với tộc người Mảng, đồng thời nêu rõ những biến đổi của nghi lễ của họ trong xã hội hiện nay; Ba là, qua phân tích tổng hợp luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của giá trị văn hóa người Mảng so với một số tộc người cận... tượng văn hóa của người Mảng Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và đây là công trình đầu tiên chúng tôi ghi nhận nghi lễ được coi là đối tượng nghi n cứu Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu giải thích bản chất và giá trị của nghi lễ Kết quả của nghi n cứu này là cứ liệu rất tốt để bắt đầu nghi n cứu về nghi lễ của người Mảng Việt Nam Mùa Thị Mỷ với bài viết Người con gái dân tộc Mảng Mường Lay... chức, chủ lễ có thể là người đại diện gia đình hoặc mời thầy cúng bói Mục đích của các nghi lễ chủ yếu nhằm cầu xin sự phát triển, bình an, no đủ hoặc hạn chế, ngăn cản những điều xấu xảy ra với gia đình Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các nghi lễ liên quan đến một cá nhân hoặc một tập thể cùng sinh sống dưới một mái nhà, gồm: nghi lễ nghề nghi p, nghi lễ cầu an, thờ cúng thần linh, tổ tiên, lễ tết,... cho thấy tổng thể về nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam Trong đó, nghi lễ chu kỳ đời người liên quan tới sinh đẻ, nuôi dạy con nhỏ, trưởng thành, hôn nhân, bói và khám chữa bệnh, tang ma; nghi lễ nghề nghi p liên quan tới quá trình lao động, gồm: sản xuất nông nghi p, săn bắn, đánh bắt, hái lượm, nghề thủ công; nghi lễ liên quan tới cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh và lễ tết, như: làm nhà... đạo Với luận án Nghi lễ gia đình của người Mảng Việt Nam, chúng tôi áp dụng Thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa để lý giải sự tồn tại và biến đổi của các nghi lễ gia đình gắn với quá trình tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội đến đời sống văn hóa tộc người Mảng trong truyền thống và hiện nay, xem xét các xu hướng biến đổi và ảnh hưởng của sự biến đổi đến đời sống tộc người và đề xuất các... được nhiều đến người dân Tuy vậy, tác giả lại chưa có phân tích sâu và so sánh với một số tộc người cận cư, xen cư để làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tri thức địa phương của tộc người Mảng Bài viết Hôn nhân của người Mảng Lai Châu (2006) của Nguyễn Văn Nam đã phác họa những điểm cơ bản nhất về tộc người Mảnglễ cưới người Mảng Lai Châu, như: giới thiệu sơ lược về người Mảng Lai Châu;... do các gia đình người Việt, Thái, Mảng bán tại bản hoặc được tiểu thương mang vào Giao lưu thương mại tập trung chợ phiên ít diễn ra nơi người Mảng cư trú, nếu muốn họ phải lên các chợ trung tâm xã, thị trấn Tóm lại, hoạt động kinh tế của người Mảng Việt Nam đến nay chủ yếu vẫn là tự cấp tự túc và mang nhiều yếu tố chiếm đoạt; sản xuất đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình và... cũng công nhận nghi lễ tạo ra một tuyên bố kịch tính về huyền thoại của xã hội Trong nghi lễ con người thường hành động giống như huyền thoại của họ về nguồn gốc xã hội và tuyên thệ tính hợp pháp của trật tự được thiết lập đối với đồ vật đây, dường như nghi lễ là nơi để con người bằng các hành động và đạo cụ trở lại với các truyền thuyết về tộc người của mình Thậm chí nơi các nghi lễ không gợi ra . đặt tên của người Mảng ở Nậm Ban (2007), Sinh kế của người Mảng ở Việt Nam với phát triển bền vững tộc người (2012), Lễ cưới của người Mảng ở Việt Nam (2012), Tang ma của người Mảng ở Lai Châu. trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Góp phần làm sáng tỏ các giá trị của nghi lễ gia của đình người Mảng ở Việt Nam và những biến đổi trong xã hội hiện. địa phương của người Mảng ở Việt Nam trong khám bệnh và chữa bệnh (2012), Nghi lễ sinh đẻ và nuôi day con nhỏ của người Mảng ở Việt Nam (2013), Tri thức địa phương của người Mảng ở Việt Nam (2013), Nghi

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

  • 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

  • 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

  • Chương 2

  • NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

  • 2.1. NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON NHỎ

    • 2.1.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con nhỏ

    • Nghi lễ hôn nhân của người Mảng không tốn kém nhiều về kinh tế, lễ vật cũng đơn giản và không cầu kỳ, song mỗi nghi lễ lại rất phức tạp về thủ tục tiến hành và quan niệm chi phối. Một cuộc hôn nhân của tộc người Mảng bắt buộc trải qua 5 bước là: dạm ngõ, ăn hỏi, ở rể, đón dâu và lễ cưới.

    • 2.2.1. Quan niệm về hôn nhân và một số nguyên tắc trong hôn nhân

    • 2.3.2.2. Một số nghi lễ cúng chữa bệnh

    • - Lễ cúng gọi hồn (ta nhủy) của người Mảng rất phổ biến để gọi hồn người ốm về. Họ cho rằng, người ốm là do hồn của người đó đi xa chưa về với xác nên xác mệt mỏi mà dẫn tới ốm. Lễ vật cúng gồm 02 con gà (một con sống và một con luộc chín xé lấy phần ức con gà), 02 nắm cơm nếp, 01 chén nước, một đĩa muối trắng. Thầy cúng và phụ cúng (thường là 01 người nam ở nhà có người ốm) mang đồ lễ ra đầu bản (nếu cúng cho người là nam) hoặc cuối bản (nếu cúng cho người là nữ), cũng có thể là đầu con đường đi lên nương hoặc xuống suối để tiến hành nghi lễ. Thầy cúng nhổ lấy 4 chiếc lông cánh gà (con trai nhổ lông cánh phải và cài lên tai phải, con gái nhổ lông cánh trái và cài lên tai trái), ngậm một hớp nước suối phun ra tứ phía, sau 3 lần như vậy bắt đầu hú dài liên tục và đọc bài cúng gọi hồnxiii. Đọc bài cúng xong, thầy cúng và phụ cúng trở về nhà người ốm, lấy lông cánh gà cài lên mái nhà chỗ cửa ra vào (nam cửa chính, nữ cửa phụ), sau đó mọi người vào nhà ăn cơm, người ốm không được ăn cơm cùng và kiêng tắm từ 3 tới 5 ngày, không được ngủ ở lán nương hoặc nhà của gia đình khác từ 7 đến 10 ngày.

    • - Lễ giữ hồn vía (tri lỷ nhủy) được thực hiện khi người bị ốm nhẹ (nhức đầu, hay mệt mỏi, buồn bực...) chưa tới mức phải cúng gọi hồn, thậm chí lễ giữ hồn vía còn tổ chức cho cả người khỏe nhằm không cho hồn vía đi chơi xa, giữ hồn vía luôn ở trên trán làm cho người khỏe mạnh, suy nghĩ thông tỏ mọi vấn đề, làm việc tập trung. Lễ vật gồm 2 hoặc 3 sợi chỉ đỏ. Thầy cúng đốt ống tre đựng sáp ong, tay trái cầm con dao nhọn nhỏ, tay phải cầm chỉ và đoạn tre gõ nhẹ vào nhau và đọc bài cúng, đại ý: hồn vía ở lại với người không được đi xa làm cho người mệt, làm cho nhức đầu không nghĩ thông được công việc, hồn ở lại trên đầu, hồn ở lại với người nhé, hồn ơi,... Đọc xong, thầy cúng lấy những sợi chỉ đỏ bện thành vòng rồi buộc vào cổ người cần giữ hồn vía. Người được cúng giữ hồn kiêng không ngủ ở nhà người khác một đêm.

    • 2.4. NGHI LỄ TANG MA

    • Với người Mảng, sự sống (min) của con người và vạn vật trên trái đất được cho là do hồn tạo cho. Hồn làm nên sự sống và khi hồn không còn, nghĩa là cái chết (thít) đã tới. Sự sống của con người được hồn thông thái nhất của đấng sáng tạo sinh ra, những sinh vật khác được các hồn kém thông minh hơn tạo nên. Bởi vậy, con người sống trong thế giới có thể làm chủ và chế ngự các sinh vật khác. Cái chết là sự tách lìa hồn khỏi xác. Họ cho rằng, khi hồn người đã làm hết các phần việc của mình trên trái đất sẽ trở về với tổ tiên và các vị thần linh trên trời. Khi chết, hồn khôn sẽ lên trời và nhờ vào những vết xăm miệng mà ma tổ tiên có thể nhận ra người nhà, nếu người nào không xăm miệng thì ma tổ tiên không nhận ra và hồn của người đó sẽ phải lang thang chịu nhiều cực hình của linh giới. Người Mảng quan niệm cái chết có hai loại, chết lành (thít im) và chết xấu (bóp thít). Chết lành là chết khi người đã già, chết bệnh và do hồn rời bỏ xác; chết xấu là chết đột ngột, chết bất đắc kỳ tử, những cái chết này do ma chơi đột ngột bắt mất hồn.

    • Chương 3

    • NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

    • 3.1. NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan