ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - ĐÀO TẠO TỪ XA

24 4.6K 5
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - ĐÀO TẠO TỪ XA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬPMÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTĐÀO TẠO TỪ XA------------------I. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC1. Vai trò của môn học đối với ngành đào tạoLý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. Đây là môn học thuộc lĩnh vực Lý luận- lịch sử trong hệ thống khoa học pháp lý, có mối liên hệ mật thiết với môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật(Việt Nam và thế giới), và là môn học tiên quyết cho các môn Luật chuyên ngành. Đối với chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế nói riêng cũng như các ngành Luật nói chung, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống những kiến thức lý luận về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở đó, người học nắm được những chế định, những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng để dễ dàng tiếp thu kiến thức từ các môn Luật sau này. Vì thế, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học rất quan trọng, được giới thiệu đầu tiên và không thể thiếu trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật.2. Đối tượng nghiên cứu của môn họcVì nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nên môn học này có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề chung, cơ bản nhất như: bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước và pháp luật, hình thức nhà nước, hình thức pháp luật, bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật,…Từ việc nghiên cứu các vấn đề trên, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật còn có nhiệm vụ làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng chính trị – pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân, giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.3. Yêu cầu về kiến thức tiên quyếtLý luận chung về Nhà nước và Pháp luật không yêu cầu có môn tiên quyết. Tuy nhiên, người học sẽ tiếp thu kiến thức môn học dễ dàng hơn nếu như đã hoặc đang học song song Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật với các môn học khác, như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Logic học, Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.II. NỘI DUNG TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNGCHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTChương 1 giới thiệu những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật. Vì thế, người học sẽ tìm hiểu về khái niệm Nhà nước và Pháp luật, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò, hình thức, các kiểu của nhà nước và pháp luật, cũng như mối quan hệ giữa chúng với các hiện tượng khác trong xã hội. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trang bị những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành. Để giúp người học dễ phân biệt được những vấn đề lý luận về nhà nước với những vấn đề lý luận về pháp luật, mỗi bài trong chương sẽ được trình bày tương ứng theo từng vấn đề, với nội dung ngắn gọn, dễ tiếp cận và dễ nhớ. - Bài 1. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật;- Bài 2. Bản chất, đặc điểm của nhà nước và pháp luật;- Bài 3. Kiểu nhà nước và kiểu pháp luật;- Bài 4. Hình thức nhà nước và hình thức pháp luật;- Bài 5. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.1. MỤC TIÊUSau khi học chương này, người học phải nắm được:1. Hệ thống các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò, hình thức, và các kiểu của Nhà nước và pháp luật;2. Những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành. 2. NỘI DUNG CHÍNHBÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT1. NỘI DUNG CHÍNHVề nguồn gốc Một số học thuyết phi Mácxít về nguồn gốc nhà nước và pháp luật đã không giải thích được sự ra đời của nhà nước và pháp luật một cách khách quan. Theo đó, nhà nước không thuộc về một giai cấp nào (thuyết Khế ước xã hội), và nhà nước cũng như pháp luật là hai hiện tượng bất biến, vĩnh cửu. Các tác giả tiêu biểu cho trường phái này là Thomas Aquin,Calvin,Langnet,Althisius (thuyết Thần học); Aristote, Bodin, More (Thuyết gia trưởng); Thomas Hobben, S.L.Montesquieu,Loke,Rouseau (Thuyết khế ước xã hội); Hume, GumPLowicz, Duhzinh (Thuyết bạo lực); Retơrazitki, Phoreder (Thuyết tâm lý).Học thuyết Mác-Lênin đã phân tích rõ các nguyên nhân làm tan rã chế độ Cộng sản nguyên thủy, dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước. Theo đó, nhà nước và pháp luật có cùng nguyên nhân ra đời. Về nguyên nhân kinh tế, đó là khi chế độ tư hữu xuất hiện, còn nguyên nhân xã hội đó chính là lúc xã hội phân chia giai cấp mà giữa các giai cấp đó có lợi ích đối kháng nhau đến mức không thề điều hòa được. Nhà nước phải thuộc về một giai cấp nhất định, và nó sẽ tiêu vong đi trong xã hội văn minh.Vị trí của Nhà nước trong Hệ thống chính trịNhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trong xã hội XHCN.Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị. Điều này được thể hiện qua chức năng và vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị. Theo đó, Nhà nước có tất cả những đặc điểm chiếm ưu thế riêng, không có tổ chức nào trong hệ thống chính trị có được.Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng khácPháp luật là hệ thống các quy tắc (xử sự/hành vi) do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.Cùng với nhà nước và chính trị, pháp luật là yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Giữa pháp luật với kinh tế, đây là mối quan hệ giữa một yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc với một yếu tố thuộc hạ tầng cơ sở. Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối, vì pháp luật phụ thuộc vào kinh tế nhưng đồng thời cũng có sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực. BÀI 2 : BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.2. NỘI DUNG CHÍNH Bản chất, đặc điểm của Nhà nướcBản chất của nhà nước thể hiện qua tính giai cấp và vai trò xã hội của nhà nước.Những đặc điểm cơ bản (đặc trưng) của nhà nước là những dấu hiệu cho ta phân biệt được nhà nước với các tổ chức khác không phải là nhà nước, bao gồm:- Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền này mang nội dung pháp lý, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.- Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội. - Nhà nước có quyền ban hành chính sách thuế.- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt để thực hiện quyền lực nhà nước, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế bắt buộc các cá nhân và tổ chức phải phục tùng theo.- Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các cấp hành chính. Bản chất, đặc điểm của Pháp luậtCần phân biệt được bản chất với đặc điểm của pháp luật. - Bản chất của pháp luật thể hiện qua: tính giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, và tính mở của pháp luật. Trong đó, cần xác định các cặp thuộc tính của pháp luật có tính chất dường như mâu thuẫn nhưng thực chất lại hỗ trợ cho nhau.- Đặc điểm của pháp luật thể hiện qua: tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung), tính hình thức chặt chẽ, và tính cưỡng chế nhà nước (tính quyền lực).BÀI 3 : KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ KIỂU PHÁP LUẬT1. NỘI DUNG CHÍNHKiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội có giai cấp nhất định. Các kiểu nhà nước trong lịch sử:- Nhà nước Chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, hình thành trên cơ sở phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà đặc trưng là sự thống trị toàn diện, tuyệt đối của thiểu số chủ nô đối với đa số nô lệ. - Nhà nước Phong kiến gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ảnh chế độ sở hữu về đất đai của tầng lớp địa chủ, quý tộc. Người nông nô tuy không còn bị xem là công cụ như thời kỳ nô lệ nhưng vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của địa chủ và chịu nhiều lao dịch. - Nhà nước Tư sản là kiểu nhà nước phát triển cao, rất phức tạp cả về nội dung và hình thức tồn tại, có lịch sử ra đời rất tiến bộ. Trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị hà khắc của nhà nước phong kiến, giai cấp tư sản (vốn là một lực lượng chịu nhiều ràng buộc) đã giương ngọn cờ tự do, bình đẳng và chủ trương xây dựng thể chế dân chủ tư sản; ở đó con người được hưởng các quyền dân chủ vốn không được thừa nhận trong xã hội phong kiến. Các thiết chế mới ra đời (như nghị viện, chế độ phổ thông đầu phiếu, hiến pháp, và việc quản lý nhà nước xã hội bằng pháp luật) thể hiện sự tiến bộ của một nhà nước mới.- Nhà nước XHCN hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản hoặc cách mạng dân tộc, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằngXã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà nước sẽ tiêu vong đi và sau đó, không còn kiểu nhà nước nào nữa. Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái KT-XH nhất định. Các kiểu pháp luật trong lịch sử:- Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, là công cụ của giai cấp chủ nô để quản lý xã hội trong điều kiện mới, sau khi tổ chức thị tộc - bộ lạc tan rã; tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ. - Pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và bóc lột một phần sức lao động của nông dân.- Pháp luật tư sản thay thế kiểu pháp luật phong kiến, tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, bóc lột thông qua giá trị thặng dư. So với các kiểu pháp luật trước đó thì pháp luật tư sản đã phát triển hơn rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức. Nó phản ánh sự thay đổi toàn diện của xã hội về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.- Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện.BÀI 4 : HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.1. NỘI DUNG CHÍNHHình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực đó. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung, được hình thành từ ba yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. Hình thức chính thể : Là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó, gồm có:  Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu, theo nguyên tắc thừa kế. Những biến dạng:+ Quân chủ tuyệt đối: Quyền lực vô hạn nằm trong tay người đứng đầu nhà nước (vua); vua nắm quyền lập pháp và hành pháp.+ Quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): Quyền lực của người đứng đầu nhà nước bị phân tán cho Nghị viện vì Nghị viện ban hành Hiến pháp, hạn chế một phần quyền lực của nhà vua (VD: Anh, Hà Lan, Thụy Điển, tây Ban Nha,…).  Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.+ Cộng hòa dân chủ: quyền tham gia bầu cử ra cơ quan quyền lực nhà nước được quy định (về mặt hình thức) cho nhân dân. Ở phương Tây, có các dạng: Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính).+ Cộng hòa quý tộc: Quyền tham gia bầu cử ra cơ quan quyền lực nhà nước chỉ được trao cho tầng lớp quý tộc (VD: La Mã cổ đại, thế kỷ VI-I TCN). Hình thức cấu trúcLà sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cấp trung ương và địa phương, gồm có: - Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền chung, hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính.- Nhà nước liên bang: có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại, có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý. Chủ quyền chung của toàn liên bang và riêng của từng bang thành viên.Chế độ chính trịLà các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước, gồm có:- Các phương pháp dân chủ,- Các phương pháp phản dân chủ.Tùy theo bản chất của mỗi nhà nước mà chế độ chính trị sẽ khác nhau. Hình thức nhà nước tồn tại trong các kiểu nhà nước Hình thức nhà nước Chủ nô- Hình thức chính thể: chủ yếu theo chế độ Cộng hòa (phương Tây), và chủ yếu theo chính thể quân chủ chuyên chế (phương Đông cổ đại).- Hình thức cấu trúc: cơ bản là cấu trúc đơn nhất. - Chế độ chính trị: phổ biến là phương pháp độc tài, phản dân chủ. Hình thức nhà nước Phong kiến- Hình thức chính thể: phổ biến là chính thể quân chủ.- Hình thức cấu trúc: cấu trúc liên bang rất ít, chiếm đa phần là cấu trúc đơn nhất.- Chế độ chính trị: mang nặng tính độc tài chuyên chế, sử dụng các biện pháp mang tính lừa dối và bạo lực, có khuynh hướng thủ tiêu các hình thức dân chủ. Hình thức nhà nước Tư sản- Hình thức chính thể: có cả quân chủ lập hiến tư sản và và cộng hòa dân chủ tư sản.- Hình thức cấu trúc: có cả cấu trúc đơn nhất và liên bang.- Chế độ chính trị: sử dụng các phương pháp dân chủ và phản dân chủ. Hình thức nhà nước XHCN- Hình thức chính thể: cộng hòa- Hình thức cấu trúc: có cả cấu trúc đơn nhất và liên bang.- Chế độ chính trị: sử dụng các phương pháp dân chủ.Hình thức pháp luật : là cách thức mà giai cấp thống trị dùng để thể hiện ý chí của giai cấp mình và xã hội, là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật cơ bảnTập quán pháp là những tập quán được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện.Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ.Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định. Trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống.Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử, được nhiều quốc gia áp dụng, trong đó có Việt Nam.Bài 5 : NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAMBài học này giúp người học làm nền tảng cho việc nghiên cứu phần Bộ máy Nhà nước Việt Nam trong Luật Hiến pháp và các khoa học pháp lý chuyên ngành khác.1. MỤC TIÊUSau khi học bài này, người học phải biết được:1. Bản chất, hình thức, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam;2. Bộ máy và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN. 2. NỘI DUNG CHÍNH2.1. Bản chất, hình thức, kiểu Nhà nước CHXHCN Việt NamBản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện qua Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.Hình thức Nhà nước CHXHCN Việt Nam- Hình thức chính thể: cộng hòa dân chủ nhân dân - Hình thức cấu trúc: đơn nhất- Chế độ chính trị: phương pháp dân chủ.Kiểu nhà nước CHXHCN Việt Nam: Xã hội chủ nghĩa.Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam đựơc đặt ra để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta chia chức năng nhà nước thành Chức năng đối nội và Chức năng đối ngoại.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nướcNếu phân tích theo hàng ngang, bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm: các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền nhà nước ở địa phương. Nếu chia theo hàng dọc thì bao gồm 4 hệ thống các cơ quan:Hệ thống cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện, cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan dân cử, cơ quan dân bầu), gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; có chức năng lập pháp, đại diện, giám sát.Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chấp hành và điều hành), bao gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân; có chức năng quản lý, chấp hành và điều hành.Hệ thống cơ quan xét xử (cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật) bao gồm: Tòa án nhân dân các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án khác do luật định; và Tòa án đặc biệt (do Quốc hội thành lập trong tình hình đặc biệt); có chức năng xét xử. Hệ thống các cơ quan kiểm tra, giám sát (cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật) bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát quân sự các cấp; có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.Nguyên thủ quốc gia -Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.Chương 2 : NHỮNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT QUAN TRỌNGChương 2 giới thiệu một số chế định pháp luật quan trọng. Người học sẽ được trang bị những kiến thức nền để làm tiền đề cho việc tiếp cận các môn Luật chuyên ngành. Để giúp người học dễ nghiên cứu, chương này sẽ được chia thành 6 bài, với nội dung ngắn gọn:- Bài 6. Hệ thống pháp luật;- Bài 7. Quy phạm pháp luật;- Bài 8. Quan hệ pháp luật;- Bài 9. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật;- Bài 10. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.- Bài 11. Ý thức pháp luật và pháp chế XHCN. 1. MỤC TIÊUSau khi học chương này, người học phải nắm được:1. Khái niệm những chế định pháp luật quan trọng;2. Nội dung của từng chế định pháp luật.2. NỘI DUNG CHÍNHBài 6 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT1. NỘI DUNG CHÍNHHệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.Khái niệm hệ thống pháp luật cần được hiểu theo 2 mặt: Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật (mặt nội dung) là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Hệ thống cấu trúc bên ngoài của pháp luật (mặt hình thức) được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo vị trí hiệu lực pháp luật (nghĩa là theo thứ bậc từ cao đến thấp hoặc từ thấp đến cao).Các văn bản quy phạm pháp luật nước ta hiện nay được chia làm 2 loại:Văn bản Luật: Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.Văn bản dưới Luật: Lệnh của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.Các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (civil law): có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ thống pháp luật khác, thường được gọi là hệ thống Dân luật (Civil Law) hay hệ thống luật lục địa (Continental Law) hay hệ thống dân luật La Mã-Đức (The Romano-Germanic Civil Law System); được áp dụng tại các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan, phần lớn các nước châu Phi và hầu hết ở các nước châu Mỹ Latinh và một vài nước ở phương Đông (Nhật Bản).- Hệ thống pháp luật Anglo-saxon (common law) được áp dụng điển hình ở các nước Anh, Mỹ; thường gọi là HTPL Anh – Mỹ hay HTPL Án lệ hay Luật chung (common law); được áp dụng tại các nước Anh, Mỹ.- Hệ thống pháp luật Hồi giáo xuất hiện vào năm 622 do Muhamed sáng lập; được áp dụng tại các nước Inđônêxia, Malaysia, Philippin, An độ, Joocđani, Paskistan, Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 900 triệu người theo đạo Islam (đạo Hồi) ở 30 quốc gia khác.- Hệ thống pháp luật XHCN bắt đầu hình thành từ năm 1917 và phát triển từ năm 1945, đến sau năm 1991 thì có nhiều khởi sắc và dần hoàn thiện; được áp dụng tại các nướcXHCN (Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên).Bài 7 : QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. NỘI DUNG CHÍNH Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật- Giả định nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm,…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào?- Quy định nêu lên cách xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận này chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước; trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào?- Chế tài nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở trong phần quy định. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật?Bài 8 : QUAN HỆ PHÁP LUẬT1. NỘI DUNG CHÍNHQuan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của người tham gia quan hệ được pháp luật xác định và bảo đảm thực hiện. Các yếu tố cấu thành (cấu trúc) của một quan hệ pháp luậtChủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể (được nhà nước thừa nhận) tham gia quan hệ pháp luật, có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định.Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi.Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể (được nhà nước thừa nhận) bằng chính hành vi của mình tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tự thực hiện một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi đó mang lại.Có thể nói Năng lực pháp luật là điều kiện cần, Năng lực hành vi là điều kiện đủ để một chủ thể có được đầy đủ năng lực của mình.Đối với cá nhân, năng lực pháp luật có từ khi sinh ra và tồn tại cho đến khi chết đi, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Còn năng lực hành vi xuất hiện trễ hơn, đến một độ tuổi nhất định thì năng lực đó mới đầy đủ. Nhưng năng lực này còn phụ thuộc vào sức khỏe, trình độ văn hóa, những quan hệ pháp luật cụ thể mà cá nhân đó tham gia.Đối với tổ chức, năng lực chủ thể có từ khi tổ chức được thành lập và duy trì cho đến khi chấm dứt hoạt động (bị giải thể, phá sản). Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện thông qua thủ trưởng hoặc người đại diện cho tổ chức đó.Khách thể của quan hệ pháp luật là nhu cầu mà các bên tham gia quan hệ hướng tới để tác động, mong muốn đạt được. Đó có thể là lợi ích vật chất (tài sản), giá trị tinh thần (danh dự, nhân phẩm, tự do…) hoặc là các hoạt động CT- XH (bầu cử, ứng cử…).Cần phân biệt được khách thể với đối tượng trong quan hệ PL. Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật được pháp luật cho phép hoặc bắt buộc thực hiện.Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: chủ thể tham gia có năng lực chủ thể; có quy phạm pháp luật điều chỉnh; và khi có sự kiện pháp lý xảy ra.Bài 9 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT1. MỤC TIÊUSau khi học bài này, người học phải nắm được: các khái niệm quan trọng trong bài nhằm phân biệt được các loại hành vi pháp lý khác nhau của chủ thể.Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Các hình thức thực hiện pháp luậtTuân theo pháp luật: Chủ thể kiềm chế mình, không thực hiện điều pháp luật cấm. Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động.Thi hành pháp luật: Chủ thể tích cực thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng hành động. Sử dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.Áp dụng pháp luật: Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.Áp dụng pháp luật tương tựLà hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời các “lỗ hổng” của pháp luật.Cách thức Áp dụng pháp luật tương tự:Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm đang có hiệu lực pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, nhưng vụ việc này có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác đang được quy phạm pháp luật cần lựa chọn đó trực tiếp điều chỉnh. Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật. Bài 10 : VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ1. MỤC TIÊUSau khi học bài này, người học phải biết được:1. Vi phạm pháp luật là gì và xác định được các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật. 2. Trách nhiệm pháp lý là gì và xác định được trách nhiệm pháp lý của người vi phạm pháp luật phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.2. NỘI DUNG CHÍNHVi phạm pháp luật là hành vi xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức trái với quy định của pháp luật, có lỗi, xâm hại đến những quan hệ xã hội đang được pháp luật xác lập và bảo vệ.Cấu thành của một hành vi vi phạm pháp luật - Mặt khách quan: được biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật.- Mặt chủ quan: là hoạt động tâm lý bên trong của người vi phạm pháp luật.- Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại.- Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi.Các loại vi phạm pháp luậtVi phạm Hình sự (Tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, xâm hại tới những quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự,… gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan, xí nghiệp, trường học.Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.Các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật, có 4 loại trách nhiệm pháp lý.Trách nhiệm Hình sự (hình phạt)Trách nhiệm hành chínhTrách nhiệm dân sựTrách nhiệm kỷ luật.Bài 11 : Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1. MỤC TIÊUSau khi học bài này, người học phải biết được:1. Khái niệm ý thức pháp luật và pháp chế XHCN2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN2. NỘI DUNG CHÍNHÝ thức pháp luật (YTPL) là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện thái độ của con người với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và mọi công dân.Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật:- YTPL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật.- YTPL góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật.- YTPL đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan.Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật.Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống CT-XH, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cán bộ, công chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN- Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật; văn bản được ban hành trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, không được trái với các quy định của pháp luật.- Bảo đảm tính thống nhất trên quy mô toàn quốc: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.- Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luậtphải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả, có biện pháp xử lý kịp thời.- Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa phát triển văn hóa phải đi đôi với củng cố và kiện toàn pháp luật.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp.2. Trường Đại học Luật TP.HCM (2004) Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Lưu hành nội bộ.3. ThS. Lê Minh Toàn (2007) Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Giáo dục.4. Một số website và bài Tạp chí chuyên ngành.

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐÀO TẠO TỪ XA -I GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 1 Vai trò của môn học đối với ngành đào tạo Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật Đây là môn học thuộc lĩnh vực Lý luận- lịch sử trong hệ thống khoa học pháp lý, có mối liên hệ mật thiết với môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật(Việt Nam và thế giới), và là môn học tiên quyết cho các môn Luật chuyên ngành Đối với chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế nói riêng cũng như các ngành Luật nói chung, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống những kiến thức lý luận về nhà nước và pháp luật Trên cơ sở đó, người học nắm được những chế định, những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng để dễ dàng tiếp thu kiến thức từ các môn Luật sau này Vì thế, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật là môn học rất quan trọng, được giới thiệu đầu tiên và không thể thiếu trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật 2 Đối tượng nghiên cứu của môn học Vì nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nên môn học này có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề chung, cơ bản nhất như: bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước và pháp luật, hình thức nhà nước, hình thức pháp luật, bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật,…Từ việc nghiên cứu các vấn đề trên, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật còn có nhiệm vụ làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng chính trị – 1 pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân, giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác 3 Yêu cầu về kiến thức tiên quyết Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật không yêu cầu có môn tiên quyết Tuy nhiên, người học sẽ tiếp thu kiến thức môn học dễ dàng hơn nếu như đã hoặc đang học song song Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật với các môn học khác, như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Logic học, Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học II NỘI DUNG TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNG CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Chương 1 giới thiệu những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật Vì thế, người học sẽ tìm hiểu về khái niệm Nhà nước và Pháp luật, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò, hình thức, các kiểu của nhà nước và pháp luật, cũng như mối quan hệ giữa chúng với các hiện tượng khác trong xã hội Bên cạnh đó, chương 1 cũng trang bị những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành Để giúp người học dễ phân biệt được những vấn đề lý luận về nhà nước với những vấn đề lý luận về pháp luật, mỗi bài trong chương sẽ được trình bày tương ứng theo từng vấn đề, với nội dung ngắn gọn, dễ tiếp cận và dễ nhớ - Bài 1 Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật; - Bài 2 Bản chất, đặc điểm của nhà nước và pháp luật; - Bài 3 Kiểu nhà nước và kiểu pháp luật; - Bài 4 Hình thức nhà nước và hình thức pháp luật; 2 - Bài 5 Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1 MỤC TIÊU Sau khi học chương này, người học phải nắm được: 1 Hệ thống các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò, hình thức, và các kiểu của Nhà nước và pháp luật; 2 Những kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành 2 NỘI DUNG CHÍNH BÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Về nguồn gốc Một số học thuyết phi Mácxít về nguồn gốc nhà nước và pháp luật đã không giải thích được sự ra đời của nhà nước và pháp luật một cách khách quan Theo đó, nhà nước không thuộc về một giai cấp nào (thuyết Khế ước xã hội), và nhà nước cũng như pháp luật là hai hiện tượng bất biến, vĩnh cửu Các tác giả tiêu biểu cho trường phái này là Thomas Aquin,Calvin,Langnet,Althisius (thuyết Thần học); Aristote, Bodin, More (Thuyết gia trưởng); Thomas Hobben, S.L.Montesquieu,Loke,Rouseau (Thuyết khế ước xã hội); Hume, GumPLowicz, Duhzinh (Thuyết bạo lực); Retơrazitki, Phoreder (Thuyết tâm lý) Học thuyết Mác-Lênin đã phân tích rõ các nguyên nhân làm tan rã chế độ Cộng sản nguyên thủy, dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước Theo đó, nhà nước và pháp luật có cùng nguyên nhân ra đời Về nguyên nhân kinh tế, đó là khi chế độ tư 3 hữu xuất hiện, còn nguyên nhân xã hội đó chính là lúc xã hội phân chia giai cấp mà giữa các giai cấp đó có lợi ích đối kháng nhau đến mức không thề điều hòa được Nhà nước phải thuộc về một giai cấp nhất định, và nó sẽ tiêu vong đi trong xã hội văn minh Vị trí của Nhà nước trong Hệ thống chính trị Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội trong xã hội XHCN Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị Điều này được thể hiện qua chức năng và vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Theo đó, Nhà nước có tất cả những đặc điểm chiếm ưu thế riêng, không có tổ chức nào trong hệ thống chính trị có được Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng khác Pháp luật là hệ thống các quy tắc (xử sự/hành vi) do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội Cùng với nhà nước và chính trị, pháp luật là yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, chúng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau Giữa pháp luật với kinh tế, đây là mối quan hệ giữa một yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc với một yếu tố thuộc hạ tầng cơ sở Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối, vì pháp luật phụ thuộc vào kinh tế nhưng đồng thời cũng có sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực 4 BÀI 2 : BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2 NỘI DUNG CHÍNH Bản chất, đặc điểm của Nhà nước Bản chất của nhà nước thể hiện qua tính giai cấp và vai trò xã hội của nhà nước Những đặc điểm cơ bản (đặc trưng) của nhà nước là những dấu hiệu cho ta phân biệt được nhà nước với các tổ chức khác không phải là nhà nước, bao gồm: - Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền này mang nội dung pháp lý, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài - Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội - Nhà nước có quyền ban hành chính sách thuế - Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt để thực hiện quyền lực nhà nước, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế bắt buộc các cá nhân và tổ chức phải phục tùng theo - Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các cấp hành chính Bản chất, đặc điểm của Pháp luật Cần phân biệt được bản chất với đặc điểm của pháp luật - Bản chất của pháp luật thể hiện qua: tính giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, và tính mở của pháp luật Trong đó, cần xác định các cặp thuộc tính của pháp luật có tính chất dường như mâu thuẫn nhưng thực chất lại hỗ trợ cho nhau 5 - Đặc điểm của pháp luật thể hiện qua: tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung), tính hình thức chặt chẽ, và tính cưỡng chế nhà nước (tính quyền lực) BÀI 3 : KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ KIỂU PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội có giai cấp nhất định Các kiểu nhà nước trong lịch sử: - Nhà nước Chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, hình thành trên cơ sở phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà đặc trưng là sự thống trị toàn diện, tuyệt đối của thiểu số chủ nô đối với đa số nô lệ - Nhà nước Phong kiến gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến Quan hệ sản xuất phong kiến phản ảnh chế độ sở hữu về đất đai của tầng lớp địa chủ, quý tộc Người nông nô tuy không còn bị xem là công cụ như thời kỳ nô lệ nhưng vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của địa chủ và chịu nhiều lao dịch - Nhà nước Tư sản là kiểu nhà nước phát triển cao, rất phức tạp cả về nội dung và hình thức tồn tại, có lịch sử ra đời rất tiến bộ Trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị hà khắc của nhà nước phong kiến, giai cấp tư sản (vốn là một lực lượng chịu nhiều ràng buộc) đã giương ngọn cờ tự do, bình đẳng và chủ trương xây dựng thể chế dân chủ tư sản; ở đó con người được hưởng các quyền dân chủ vốn không được thừa nhận trong xã hội phong kiến Các thiết chế mới ra đời (như nghị viện, chế độ phổ thông đầu phiếu, hiến pháp, và việc quản lý nhà nước xã hội bằng pháp luật) thể hiện sự tiến bộ của một nhà nước mới 6 - Nhà nước XHCN hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản hoặc cách mạng dân tộc, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằngXã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà nước sẽ tiêu vong đi và sau đó, không còn kiểu nhà nước nào nữa Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái KT-XH nhất định Các kiểu pháp luật trong lịch sử: - Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, là công cụ của giai cấp chủ nô để quản lý xã hội trong điều kiện mới, sau khi tổ chức thị tộc - bộ lạc tan rã; tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ - Pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và bóc lột một phần sức lao động của nông dân - Pháp luật tư sản thay thế kiểu pháp luật phong kiến, tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, bóc lột thông qua giá trị thặng dư So với các kiểu pháp luật trước đó thì pháp luật tư sản đã phát triển hơn rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức Nó phản ánh sự thay đổi toàn diện của xã hội về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần - Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực 7 hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện BÀI 4 : HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực đó Hình thức nhà nước là một khái niệm chung, được hình thành từ ba yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị Hình thức chính thể : Là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó, gồm có:  Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu, theo nguyên tắc thừa kế Những biến dạng: + Quân chủ tuyệt đối: Quyền lực vô hạn nằm trong tay người đứng đầu nhà nước (vua); vua nắm quyền lập pháp và hành pháp + Quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến): Quyền lực của người đứng đầu nhà nước bị phân tán cho Nghị viện vì Nghị viện ban hành Hiến pháp, hạn chế một phần quyền lực của nhà vua (VD: Anh, Hà Lan, Thụy Điển, tây Ban Nha,…)  Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định + Cộng hòa dân chủ: quyền tham gia bầu cử ra cơ quan quyền lực nhà nước được quy định (về mặt hình thức) cho nhân dân Ở phương Tây, có các dạng: Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính) 8 + Cộng hòa quý tộc: Quyền tham gia bầu cử ra cơ quan quyền lực nhà nước chỉ được trao cho tầng lớp quý tộc (VD: La Mã cổ đại, thế kỷ VI-I TCN) Hình thức cấu trúc Là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cấp trung ương và địa phương, gồm có: - Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền chung, hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính - Nhà nước liên bang: có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại, có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý Chủ quyền chung của toàn liên bang và riêng của từng bang thành viên Chế độ chính trị Là các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước, gồm có: - Các phương pháp dân chủ, - Các phương pháp phản dân chủ Tùy theo bản chất của mỗi nhà nước mà chế độ chính trị sẽ khác nhau Hình thức nhà nước tồn tại trong các kiểu nhà nước Hình thức nhà nước Chủ nô - Hình thức chính thể: chủ yếu theo chế độ Cộng hòa (phương Tây), và chủ yếu theo chính thể quân chủ chuyên chế (phương Đông cổ đại) - Hình thức cấu trúc: cơ bản là cấu trúc đơn nhất - Chế độ chính trị: phổ biến là phương pháp độc tài, phản dân chủ 9 Hình thức nhà nước Phong kiến - Hình thức chính thể: phổ biến là chính thể quân chủ - Hình thức cấu trúc: cấu trúc liên bang rất ít, chiếm đa phần là cấu trúc đơn nhất - Chế độ chính trị: mang nặng tính độc tài chuyên chế, sử dụng các biện pháp mang tính lừa dối và bạo lực, có khuynh hướng thủ tiêu các hình thức dân chủ Hình thức nhà nước Tư sản - Hình thức chính thể: có cả quân chủ lập hiến tư sản và và cộng hòa dân chủ tư sản - Hình thức cấu trúc: có cả cấu trúc đơn nhất và liên bang - Chế độ chính trị: sử dụng các phương pháp dân chủ và phản dân chủ Hình thức nhà nước XHCN - Hình thức chính thể: cộng hòa - Hình thức cấu trúc: có cả cấu trúc đơn nhất và liên bang - Chế độ chính trị: sử dụng các phương pháp dân chủ Hình thức pháp luật : là cách thức mà giai cấp thống trị dùng để thể hiện ý chí của giai cấp mình và xã hội, là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật Các hình thức pháp luật cơ bản Tập quán pháp là những tập quán được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể để áp 10 dụng đối với các việc tương tự Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định Trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử, được nhiều quốc gia áp dụng, trong đó có Việt Nam Bài 5 : NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Bài học này giúp người học làm nền tảng cho việc nghiên cứu phần Bộ máy Nhà nước Việt Nam trong Luật Hiến pháp và các khoa học pháp lý chuyên ngành khác 1 MỤC TIÊU Sau khi học bài này, người học phải biết được: 1 Bản chất, hình thức, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; 2 Bộ máy và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCNVN 2 NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Bản chất, hình thức, kiểu Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện qua Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do 11 nhân dân và vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Hình thức Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Hình thức chính thể: cộng hòa dân chủ nhân dân - Hình thức cấu trúc: đơn nhất - Chế độ chính trị: phương pháp dân chủ Kiểu nhà nước CHXHCN Việt Nam: Xã hội chủ nghĩa Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam đựơc đặt ra để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta chia chức năng nhà nước thành Chức năng đối nội và Chức năng đối ngoại 2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước Nếu phân tích theo hàng ngang, bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm: các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền nhà nước ở địa phương Nếu chia theo hàng dọc thì bao gồm 4 hệ thống các cơ quan: Hệ thống cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện, cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan dân cử, cơ quan dân bầu), gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; có chức năng lập pháp, đại diện, giám sát Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chấp hành và điều hành), bao gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân; có chức năng quản lý, chấp hành và điều hành Hệ thống cơ quan xét xử (cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật) bao gồm: Tòa án nhân dân các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án khác do luật 12 định; và Tòa án đặc biệt (do Quốc hội thành lập trong tình hình đặc biệt); có chức năng xét xử Hệ thống các cơ quan kiểm tra, giám sát (cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật) bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát quân sự các cấp; có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Nguyên thủ quốc gia -Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chương 2 : NHỮNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG Chương 2 giới thiệu một số chế định pháp luật quan trọng Người học sẽ được trang bị những kiến thức nền để làm tiền đề cho việc tiếp cận các môn Luật chuyên ngành Để giúp người học dễ nghiên cứu, chương này sẽ được chia thành 6 bài, với nội dung ngắn gọn: - Bài 6 Hệ thống pháp luật; - Bài 7 Quy phạm pháp luật; - Bài 8 Quan hệ pháp luật; - Bài 9 Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; - Bài 10 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý - Bài 11 Ý thức pháp luật và pháp chế XHCN 1 MỤC TIÊU Sau khi học chương này, người học phải nắm được: 1 Khái niệm những chế định pháp luật quan trọng; 2 Nội dung của từng chế định pháp luật 2 NỘI DUNG CHÍNH 13 Bài 6 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục và hình thức nhất định Khái niệm hệ thống pháp luật cần được hiểu theo 2 mặt: Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật (mặt nội dung) là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật Hệ thống cấu trúc bên ngoài của pháp luật (mặt hình thức) được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo vị trí hiệu lực pháp luật (nghĩa là theo thứ bậc từ cao đến thấp hoặc từ thấp đến cao) Các văn bản quy phạm pháp luật nước ta hiện nay được chia làm 2 loại: Văn bản Luật: Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Văn bản dưới Luật: Lệnh của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới - Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (civil law): có lịch sử lâu đời nhất và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hệ thống pháp luật khác, thường được gọi là hệ thống Dân luật (Civil Law) hay hệ thống luật lục địa (Continental Law) hay hệ thống dân luật La Mã-Đức (The Romano-Germanic Civil Law System); được áp 14 dụng tại các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan, phần lớn các nước châu Phi và hầu hết ở các nước châu Mỹ Latinh và một vài nước ở phương Đông (Nhật Bản) - Hệ thống pháp luật Anglo-saxon (common law) được áp dụng điển hình ở các nước Anh, Mỹ; thường gọi là HTPL Anh – Mỹ hay HTPL Án lệ hay Luật chung (common law); được áp dụng tại các nước Anh, Mỹ - Hệ thống pháp luật Hồi giáo xuất hiện vào năm 622 do Muhamed sáng lập; được áp dụng tại các nước Inđônêxia, Malaysia, Philippin, An độ, Joocđani, Paskistan, Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 900 triệu người theo đạo Islam (đạo Hồi) ở 30 quốc gia khác - Hệ thống pháp luật XHCN bắt đầu hình thành từ năm 1917 và phát triển từ năm 1945, đến sau năm 1991 thì có nhiều khởi sắc và dần hoàn thiện; được áp dụng tại các nướcXHCN (Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên) Bài 7 : QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật - Giả định nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm,…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật Bộ phận này trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? 15 - Quy định nêu lên cách xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện Bộ phận này chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước; trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào? - Chế tài nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở trong phần quy định Bộ phận này trả lời cho câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật? Bài 8 : QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1 NỘI DUNG CHÍNH Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh Trong đó, quyền và nghĩa vụ của người tham gia quan hệ được pháp luật xác định và bảo đảm thực hiện Các yếu tố cấu thành (cấu trúc) của một quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể (được nhà nước thừa nhận) tham gia quan hệ pháp luật, có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể (được nhà nước thừa nhận) bằng chính hành vi của mình tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tự thực hiện một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi đó mang lại 16 Có thể nói Năng lực pháp luật là điều kiện cần, Năng lực hành vi là điều kiện đủ để một chủ thể có được đầy đủ năng lực của mình Đối với cá nhân, năng lực pháp luật có từ khi sinh ra và tồn tại cho đến khi chết đi, trừ một số trường hợp ngoại lệ Còn năng lực hành vi xuất hiện trễ hơn, đến một độ tuổi nhất định thì năng lực đó mới đầy đủ Nhưng năng lực này còn phụ thuộc vào sức khỏe, trình độ văn hóa, những quan hệ pháp luật cụ thể mà cá nhân đó tham gia Đối với tổ chức, năng lực chủ thể có từ khi tổ chức được thành lập và duy trì cho đến khi chấm dứt hoạt động (bị giải thể, phá sản) Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện thông qua thủ trưởng hoặc người đại diện cho tổ chức đó Khách thể của quan hệ pháp luật là nhu cầu mà các bên tham gia quan hệ hướng tới để tác động, mong muốn đạt được Đó có thể là lợi ích vật chất (tài sản), giá trị tinh thần (danh dự, nhân phẩm, tự do…) hoặc là các hoạt động CT- XH (bầu cử, ứng cử…) Cần phân biệt được khách thể với đối tượng trong quan hệ PL Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật được pháp luật cho phép hoặc bắt buộc thực hiện Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: chủ thể tham gia có năng lực chủ thể; có quy phạm pháp luật điều chỉnh; và khi có sự kiện pháp lý xảy ra Bài 9 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1 MỤC TIÊU 17 Sau khi học bài này, người học phải nắm được: các khái niệm quan trọng trong bài nhằm phân biệt được các loại hành vi pháp lý khác nhau của chủ thể Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Các hình thức thực hiện pháp luật Tuân theo pháp luật: Chủ thể kiềm chế mình, không thực hiện điều pháp luật cấm Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động Thi hành pháp luật: Chủ thể tích cực thực hiện điều pháp luật yêu cầu Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng hành động Sử dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép Đây là hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động Áp dụng pháp luật: Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể Áp dụng pháp luật tương tự Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời các “lỗ hổng” của pháp luật Cách thức Áp dụng pháp luật tương tự: Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm đang có hiệu lực pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, nhưng vụ việc này có dấu hiệu tương tự 18 với một vụ việc khác đang được quy phạm pháp luật cần lựa chọn đó trực tiếp điều chỉnh Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật Bài 10 : VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1 MỤC TIÊU Sau khi học bài này, người học phải biết được: 1 Vi phạm pháp luật là gì và xác định được các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật 2 Trách nhiệm pháp lý là gì và xác định được trách nhiệm pháp lý của người vi phạm pháp luật phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật 2 NỘI DUNG CHÍNH Vi phạm pháp luật là hành vi xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức trái với quy định của pháp luật, có lỗi, xâm hại đến những quan hệ xã hội đang được pháp luật xác lập và bảo vệ Cấu thành của một hành vi vi phạm pháp luật - Mặt khách quan: được biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật - Mặt chủ quan: là hoạt động tâm lý bên trong của người vi phạm pháp luật - Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại 19 - Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi Các loại vi phạm pháp luật Vi phạm Hình sự (Tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, xâm hại tới những quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự,… gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan, xí nghiệp, trường học Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật 20 Các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật, có 4 loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm Hình sự (hình phạt) Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm kỷ luật Bài 11 : Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 MỤC TIÊU Sau khi học bài này, người học phải biết được: 1 Khái niệm ý thức pháp luật và pháp chế XHCN 2 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 3 Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN 2 NỘI DUNG CHÍNH Ý thức pháp luật (YTPL) là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện thái độ của con người với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và mọi công dân Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật: - YTPL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật - YTPL góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật 21 - YTPL đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật.Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống CT-XH, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cán bộ, công chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN - Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật; văn bản được ban hành trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, không được trái với các quy định của pháp luật - Bảo đảm tính thống nhất trên quy mô toàn quốc: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật - Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luậtphải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả, có biện pháp xử lý kịp thời - Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa phát triển văn hóa phải đi đôi với củng cố và kiện toàn pháp luật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp 2 Trường Đại học Luật TP.HCM (2004) Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Lưu hành nội bộ 3 ThS Lê Minh Toàn (2007) Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Giáo dục 22 4 Một số website và bài Tạp chí chuyên ngành 23 ... thức môn học dễ dàng học song song Đề cương hướng dẫn học tập môn Lý luận Nhà nước Pháp luật với môn học khác, Lịch sử Nhà nước Pháp luật, Logic học, Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. .. trình Lý luận Nhà nước Pháp luật, Nxb Tư pháp Trường Đại học Luật TP.HCM (2004) Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận chung Nhà nước Pháp luật, Lưu hành nội ThS Lê Minh Toàn (2007) Giáo trình Pháp luật. .. TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNG CHƯƠNG : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Chương giới thiệu vấn đề chung nhà nước pháp luật Vì thế, người học tìm hiểu khái niệm Nhà nước Pháp luật, nguồn gốc,

Ngày đăng: 18/04/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC

  • II. NỘI DUNG TÓM LƯỢC CỦA TỪNG CHƯƠNG

  • CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

  • BÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

    • Về nguồn gốc

      • Vị trí của Nhà nước trong Hệ thống chính trị

      • Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng khác

      • BÀI 2 : BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.

        • Bản chất, đặc điểm của Pháp luật

        • BÀI 3 : KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ KIỂU PHÁP LUẬT

          • Hình thức nhà nước

          • Hình thức cấu trúc

          • Chế độ chính trị

          • Bài 5 : NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

            • Hình thức Nhà nước CHXHCN Việt Nam

            • Chương 2 : NHỮNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG

            • Bài 6 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

              • Các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới

              • Bài 7 : QUY PHẠM PHÁP LUẬT

                • Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật

                • Bài 8 : QUAN HỆ PHÁP LUẬT

                  • Các hình thức thực hiện pháp luật

                  • Áp dụng pháp luật tương tự

                  • Bài 10 : VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

                    • Cấu thành của một hành vi vi phạm pháp luật

                    • Các loại vi phạm pháp luật

                    • Trách nhiệm dân sự

                    • Bài 11 : Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

                      • Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật

                      • Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan