Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững

141 2.2K 14
Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi truờng phục vụ công tác xây dựng quy họach, kế họach theo định hướng phát triển bền vững Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường Chủ nhiệm đề tài: TS Đặng Văn Lợi 7755 02/3/2010 Hà Nội, 2009 Danh sách những người thực hiện chính 1. TS. Đặng Văn Lợi 2. GS. TSKH Đặng Trung Thuận 3. TS. Hoàng Văn Thắng 4. KS. Đình Thảo 5. ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương 6. TS. Nguyễn Phạm Hà 7. ThS. Phạm Thị Kiều Oanh 8. CN. Nguyễn Thị Hải Vân MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương I. Tổng quan về phân vùng 2 1.2. Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam 2 1.3. Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam 8 Chương II. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường 15 2.1. Chức năng của môi trường 15 2.2. Phân vùng chức năng môi trường 16 2.3. Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường 16 2.4. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường 17 2.5. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường 18 2.5.1 Cách tiếp cận h ệ thống 18 2.5.2 Cách tiếp cận sinh thái 19 2.6. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường 20 2.6.1. Tôn trọng tính khách quan của vùng 20 2.6.2. Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng 20 2.6.3. Phù hợp với chức năng sinh thái của vùng 20 2.6.4. Phù hợp với yêu cầu quản lý 21 2.6.5. Tính khoa học trong phân vùng 21 2.7. Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường 21 2.7.1. Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường 21 2.7.2. Nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí 22 2.7.3. Hệ thống tiêu chí phân vùng chức n ăng môi trường Việt Nam 23 2.8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường 25 2.8.1 Yêu cầu đối với bản đồ phân vùng chức năng môi trường 25 2.8.2 Các phương pháp chính dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường 27 2.8.3 Tài liệu dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường 29 2.8.4 Nội dung của bản đồ phân vùng chức năng môi trường 29 2.8.5 Quy trình thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường 31 Chương III. Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Bình Định 39 3.1. Lý do chọn tỉnh Bình Định để thử nghiệm phân vùng chức năng môi trường 39 3.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 41 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 41 3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 59 3.3. Thành lập bộ bản đồ chuyên đề và cơ sở dữ liệu tỉnh Bình Định 70 3.3.1. Điều kiện thành lập bộ bản đồ chuyên đề 70 3.3.2. Phương pháp thành lập bộ bản đồ 72 3.3.3. Kết quả thành lập bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định 73 3.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu 113 Kết luận 128 Tài liệu tham khảo 129 1 MỞ ĐẦU Trên thế giới, việc phân vùng chức năng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điề u chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển. Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường. Từ trước tới nay, ở nước ta trong quá trình lập quy hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ đ ã thực hiện việc phân vùng kinh tế. Phân vùng kinh tế được thực hiện theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triểnmối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế trọng điểm). Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển làm mất cân b ằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi trườngmôi trường bị suy thoái, hoặc quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái nào đó nhưng lại thiếu nhân tố cho sinh kế của cộng đồng, cho phát triển dẫn đến việc xâm hại hệ sinh thái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằ m sử dụng hợp lý tài nguyên. Hiện tại, Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường, mặc dù vấn đề chức năng môi trường theo vùng lãnh thổ rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện đề tài này nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định h ướng phát triển bền vững. Để hoàn thành nội dung chuyên môn của đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trung tâm Viễn Thám quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, đặc biệt là GS.TSKH Đặng Trung Thuận, TS Hoàng Văn Thắng, KS Đình Thảo và các chuyên gia môi trường khác. 2 Chương I TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG 1.1. Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Trong thời đại hiện nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn tồn tại, đòi hỏi con người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như hành động để bảo tồn và hướng đến phát triển bền vững (Đặng Trung Thuận, 2003). Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh th ổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài (Lê Bá Thảo, 1998). Vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống phân vùng. (Trương Mạnh Tiến, 2002). Ví dụ: Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triểnmối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế trọng điểm). Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậ u trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất… Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao g ồm một đại đô thị và các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là vùng gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông thường vùng đô thị được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong vùng. 3 Trong các ngành riêng biệt, vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy. Khi xem xét vùng trên quan điểm là đối tượng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì mỗi vùng đặc trưng bởi các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất, các hoạt động dịch vụ, đặc điểm phân bố và cấu trúc dân cư, các cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội. Các yếu tố đặc trưng này có mối quan hệ liên kết riêng đối với từng vùng, thể hiện tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của vùng đó. Do đó có nhiều cách để phân vùng và nhiều vùng nằm chồng lấn lên nhau tại một khu vực địa lý. Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất đị nh nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường…. Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân vùng: thể hiện mục đích của phân vùng Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất mộ t cách hợp lý; trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại… Nhà địa lý học Mỹ G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ về những thay đổi trong tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên nhiên. Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức n ăng đáp ứng nhu cầu phát triển. Để hạn chế ảnh hưởng do các xung đột môi trường gây ra bởi việc sự dụng đất không hợp lý, vùng Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trường thông qua 6 tiêu chí môi trường là độ dốc, mật độ thóat nước, độ nhám bề mặt đất, độ che phủ, đất cư trú, tính chất của đất. Các vùng môi trường được xác định là: Vùng phục hồi, vùng do con người sử dụng, vùng bảo tồn thường xuyên, vùng b ảo vệ thường xuyên. Phân vùng môi trườngcông cụ được 4 Chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ, cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu vực sông được chia thành 34 đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội như hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, lưu vực sông được chia thành 33 đơn vị môi trường kinh tế xã hội. Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường đượ c sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tại mỗi vùng. Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia đất nướ c ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm “Dư địa chí” mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng. Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã xây dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ. Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công nghiên cứuphân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư. Song nói chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã h ội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các 5 nhà khoa học Địa lý, với quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên. Vùng kinh tế Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; định hướng chuyên môn hoá sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15-20 năm). Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được sát đúng, cũng như để phân bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất. Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ s ở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bố lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên t ắc thống nhất sự phân chia vùng hành chính và vùng kinh tế. Vùng kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiến hành phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau: - Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựngphát triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể bằng những chỉ tiêu nhiệm vụ lớ n và dài hạn. - Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng như: + Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất). + Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác biệt của các miền tự nhiên…). + Yếu tố kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các đầu mối giao thông v ận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp rộng lớn. + Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật trong điều tra cơ bản, thăm dò địa chất, tìm kiếm tài nguyên, đổi mới qui trình công nghệ sản xuất. 6 + Yếu tố lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư và sự phân bố dân cư, địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, nền văn hóa của các dân tộc và các địa giới đã hình thành trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cổ truyền, đặc điểm chính trị, quân sự và các quan hệ biên giới với các nước. - Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý t ự nhiên tổng hợp của đất nước. Khi tiến hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựngphát triển kinh tế quốc dân của cả nước. - Phải dự đoán và phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử. - Phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế cả nước bằng sản xuất chuyên môn hoá. - Phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạ nh. - Phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh tế và phân chia địa giới hành chính. - Phải bảo đảm quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia có nhiều dân tộc. Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong những năm 70 – 80. Bên cạnh các vùng nông nghiệp, lâm nghiệ p, sản phẩm phân vùng kinh tế do các nhà khoa học đã thống nhất xác định 8 vùng kinh tế phát triển như hiện nay, bao gồm: - Vùng kinh tế Đông Bắc - Vùng kinh tế Tây Bắc - Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng - Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ - Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng kinh tế Tây Nguyên - Vùng kinh tế Đông Nam Bộ [...]... tài: "Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững" Theo đó phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường cho việc lập các quy hoạch phát triển Mục tiêu phân vùng chức năng môi. .. ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững 2.4 Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường Phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển. .. 1.2 Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trường Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được thực hiện, đó là đề tài Nghiên cứu. .. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng” và Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai" (KC-08), Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, 8 Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng... vùng chức năng môi trường và các tiểu vùng Vùng I: môi trường khu công nghiệp với 4 tiểu vùng Vùng II: môi trường đô thị với 7 tiểu vùng Vùng III: môi trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng Vùng IV: môi trường lâm nghiệp và khu du lịch, với 4 tiểu vùng Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: Vùng bảo tồn kết hợp du lịch... tiềm năng sử dụng của lãnh thổ Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách có hiệu quả 2.3 Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường Mục tiêu cơ bản của phân vùng chức năng môi trường đã được xác định. .. lượng môi trường theo hướng phát triển bền vững Bản đồ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn xuất quan trọng để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể và các chuyên ngành khác Đồng thời nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan đến sử dụng không gian vùng trong phát triển. .. lẫn nhau Để xây dựng quy hoạch môi trường thì việc đầu tiên phải làm là xác định khái niệm về vùng và nguyên tắc phân vùng Vì vậy, phân vùng chức năng môi trường là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch môi trường Phân vùng chức năng môi trường lãnh thổ trong QHMT cần bảo đảm hai mục tiêu sau: - Lựa chọn các tiêu chí vùng và các nguyên tắc phân vùng sao cho đáp ứng yêu cầu của quy hoạch môi trường, trong... Xác lập phương pháp phân vùng bao gồm cách tiếp cận và phương thức tiến hành phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các vùng được phân chia Qua nghiên cứu, các tác giả đề xuất hai phương pháp phân vùng phục vụ cho quy hoạch môi trường, đó là: Phương pháp thứ nhất: Phân vùng thành những tiểu vùng Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành những tiểu vùng. .. địa phương tỉnh thành 2.7 Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường 2.7.1 Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường là một hệ thống các tiêu chí, thông số làm căn cứ để xác định sự tương đồng, hoặc khác biệt theo chức năng môi trường giữa các khu vực của không gian lãnh thổ Từ đó phân định, chia tách vùng lãnh thổ ra thành các vùng, . của phân vùng chức năng môi trường đã được xác định trong đề tài: " ;Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định. VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi truờng phục vụ công tác xây dựng quy họach, kế họach theo định hướng phát triển bền. này nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định h ướng phát triển bền vững. Để hoàn thành nội dung chuyên

Ngày đăng: 18/04/2014, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan