phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học ở khu vực nông thôn – tp đà nẵng

5 1.3K 9
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học ở khu vực nông thôn – tp đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 129 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC KHU VỰC NÔNG THÔN TP ĐÀ NẴNG AN ANALYSIS OF FACTORS INFLUENCING SCHOOL-LEAVING AMONG PUPILS IN RURAL AREAS OF DA NANG CITY SVTH: NGUYỄN HẠNH THẢO NGUYÊN Lớp 30K04, Trường Đại Học Kinh Tế GVHD: TS. BÙI QUANG BÌNH Khoa Kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế TÓM TẮT Mục tiêu của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ đạt phổ cập PTTH. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng học sinh bỏ học khu vực nông thôn của Thành phố vẫn còn tồn tại. Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học, đề tài này trên cơ sở xem xét tình hình bỏ học của học sinh khu vực nông thôn Thành phố Đà Nẵng, từ đó muốn xác định và ước lượng các nhân tố tác động đến tình trạng học sinh bỏ học này, qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục. SUMMARY The target of Danang city is to successfully popularize high school by 2010. However, the current school-leaving is still common in rural areas of city. In order to learn about causes of school leaving, on the basic state of giving up pupil’s school in the rural areas, from which determine and estimate the factors influence this state, petition the solutions to make good its. 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giáo dục sẽ làm giảm khả năng tồn tại thất nghiệp và tăng thu nhập của người dân. Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực-động lực và nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Và mục tiêu của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 sẽ đạt phổ cập phổ thông trung học. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một vấn đề bất cập đó là tỷ lệ học sinh bỏ học nửa chừng vùng nông thôn và miền núi của Thành phố vẫn còn cao, đó là Huyện Hòa Vang- Huyện ngoại thành và là địa phương thuần nông của Thành phố. Trước tình hình đó, để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học, nghiên cứu đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 5 trong 11 xã của Huyện Hòa Vang. Từ số liệu đó, đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng trên. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học của học sinh khu vực nông thôn? - Làm gì để giảm tình trạng này? 1.3. Đối tượng nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: số lớp mà học sinh bỏ học. - Phạm vi nghiên cứu: huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thống kê - Mô hình kinh tế lượng Trên cơ sở nghiên cứu trước đây, đề tài của Nguyễn Thị Thủy khóa 29K04; nghiên cứu này đã điều tra thực tế huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, sử dụng phần mềm SPSS, xây Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 130 dựng mô hình, và phân tích hành vi, làm rõ nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học nhưng biến phụ thuộc là số con bỏ học trong 1 hộ, biến này chỉ nói đến số lượng trẻ em bỏ học chứ chưa nói lên được số lớp mà học sinh bỏ học, bởi mục tiêu của TP Đà Nẵng hướng đến phổ cập phổ thông trung học trong những năm tới, vì vậy với đề tài của mình, em chọn biến phụ thuộc là số năm nghỉ học của học sinh. Từ những số liệu của quá trình điều tra, trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS, và bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là số lớp mà học sinh bỏ học với các yếu tố ảnh hưởng. - Mô hình thực nghiệm: Y = β 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + β 3 X 3 + β 4 X 4 + β 5 X 5 (1) - Trong đó: + Y là biến phụ thuộc số lớp bỏ học của học sinh. + X i là các biến độc lập chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến số lớp mà học sinh bỏ học. Với X 1 : chi phí cho giáo dục. X 2 : trình độ học vấn của mẹ. X 3 :quan niệm của cha mẹ về việc học hành của con cái. X 4 : khoảng cách từ nhà đến trường. X 5 : ti vi. - Xây dựng cặp giả thiết: H 0 : β 1 = β 2 = β 3 = β 4 = β 5 = 0 H 1 : có ít nhất 1 β j ≠ 0 (j = 1, 5) Kỳ vọng của mô hình: trình độ học vấn của mẹ, quan niệm của cha mẹ về việc học của con cái và khoảng cách từ nhà đến trường tỷ lệ nghịch với số lớp bỏ học của học sinh; chi phí cho giáo dục và biến ti vi tỷ lệ thuận với số lớp bỏ học của học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình bỏ học của học sinh khu vực nông thôn Thành phố qua các năm Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh bỏ học huyện Hòa Vang 0.04 0.02 0 0 0 0 1.39 1.38 1.36 1.32 1.22 1.05 2.15 1.49 1.43 1.39 1.25 1.13 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm % Tỷ lệ HS bỏ học (TH) Tỷ lệ HS bỏ học (THCS) Tỷ lệ HS bỏ học (PTTH) Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 131 Qua biểu đồ hình 2.1 cho thấy tỷ lệ bỏ học bậc tiểu học rất thấp và đã giảm qua các năm, đến nay huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học.Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh bỏ học bậc Trung học cơ sở và Phổ thông trung học vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, mặc dù có giảm qua các năm. Đây là một vấn đề đáng lo ngại bởi Thành phố Đà Nẵng đang hướng tới phổ cập giáo dục phổ thông trong năm 2010. 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số lớp bỏ học của học sinh Bảng 2.1: Ma trận tương quan Y X 1 X 2 X 3 X 4 X 5 Y 1.00 X 1 -0.489 1.00 X 2 -0.446 0.42 1.00 X 3 0.572 -0.485 -0.487 1.00 X 4 -0.768 0.437 0.359 -0.532 1.00 X 5 0.057 0.055 0.111 0.025 -0.009 1.00 Phân tích tương quan bảng 2.1 cho thấy rằng có mối tương quan đồng biến giữa lớp bỏ học của học sinh với quan niệm của cha mẹ về việc học của con cái và việc gia đình có ti vi, nhưng có mối tương quan nghịch biến giữa số lớp bỏ học của học sinh với chi phí đầu tư cho việc học, học vấn của mẹ và khoảng cách từ nhà đến trường. Bảng 2.2: Kết quả phân tích hồi quy Các biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Chi phí đầu tư cho việc học (X 1 ) -0.001 -0.001 0.00037 (0.000)*** (0.000)*** (0.000)** Học vấn của mẹ (X 2 ) -0.436 -0.336 (0.158)*** (0.123)*** Quan niệm của bố mẹ (X 3 ) 0.822 0.294 (0.133)*** (0.109)*** Khoảng cách (X 4 ) -2.205 (0.171)*** Tivi (X 5 ) 0.880 (0.495)* Hằng số 2.019 0.886 1.87 Số quan sát 244 244 244 F 76.204 54.404 89.706 Prob 0.000 0.000 0.000 R-squared 0.239 0.405 0.653 Adj R-squared 0.236 0.397 0.646 Chú ý: ***, **, * là ký hiệu mức ý nghĩa 1%,5%,10% tương ứng, giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn. Kết quả phân tích hồi quy bảng 2.2 cho thấy, F cả 3 mô hình lần lượt là 76.024, 54.404, 89.706 đều lớn hơn P-value là 0.000, nên khẳng định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa các biến chi phí cho giáo dục (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp), học vấn của mẹ, quan niệm của cha mẹ, khoảng cách từ nhà đến trường và ti vi với số lớp nghỉ học của học sinh. 2.2.1. Ảnh hưởng của chi phí cho giáo dục đến số lớp bỏ học của học sinh Qua các mô hình phân tích hồi quy bảng 2.2, có sự thay đổi của hệ số β 1 , mô hình 1 và 2 hệ số này là âm, tức chi phí đầu tư cho việc học như học phí, sách vở và các khoản Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 132 chi có liên quan khác (chi phí trực tiếp cho giáo dục) càng ít thì số lớp nghỉ học của học sinh sẽ càng cao. Nhưng mô hình 3 thì hệ số β 1 lúc này là dương - đúng như giả thiết đã kỳ vọng. Vì huyện Hòa Vang, nghề nghiệp của người dân chủ yếu là nghề nông, cụ thể trong mẫu điều tra thì đối với mẹ làm nghề nông chiếm 75%, còn lại là phi nông nghiệp, chủ yếu là công nhân và buôn bán nhỏ; đối với bố thì nghề nông chiếm 61.1%. Vì vậy mà khi chi phí đầu tư cho việc học tăng, đồng nghĩa với việc chi phí cơ hội của việc đi học quá đắt, thay vì chi phí cho việc đi học, những đứa trẻ này có thể phụ giúp gia đình tham gia vào việc đồng án, góp phần tăng thu nhập, nhất là đến mùa vụ thu hoạch. 2.2.2. Ảnh hưởng của học vấn của mẹ và quan niệm của cha mẹ về việc học của con đối với số lớp bỏ học của học sinh Qua cả 2 mô hình, hệ số hồi quy được ước lượng β 2 khá ổn định - vẫn tỷ lệ nghịch với số lớp nghỉ học của học sinh; nghĩa là khi học vấn của mẹ càng cao thì số lớp bỏ học của học sinh sẽ càng giảm. Trong mẫu điều tra này thì học vấn của mẹ ảnh hưởng đến việc học của con hơn là cha. Và khi học vấn thấp thì quan niệm về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của con cũng bị ảnh hưởng. Hệ số β 3 hai mô hình 2 và 3 cho thấy rõ điều này, đối với những gia đình mà khi cha mẹ có quan niệm rằng việc học tập là bình thường đối với tương lai của con, thì học sinh bỏ học giữa chừng sẽ cao, số lớp bỏ học của học sinh cũng sẽ tăng. Thật vậy, khi cha mẹ có quan niệm rằng việc học là bình thường, không ảnh hưởng lắm đến tương lai của con, vì họ nghĩ có học đến lớp 12 cũng đi làm công nhân, vậy cứ học hết lớp 9 rồi đi làm công nhân cho đỡ tốn kém, và từ suy nghĩ đó sẽ không quan tâm, kèm cặp, nhắc nhở con học tốt. Hơn nữa, ngày nay, trẻ em nông thôn cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống đua đòi, bị bạn bè lôi kéo tham gia vào các trò chơi điện tử, bida, internet…, từ đó các em lười học, học kém, không theo kịp bạn bè và dẫn đến nghỉ học. 2.2.3. Ảnh hưởng của khoảng cách từ nhà đến trường và việc gia đình có ti vi đến số lớp bỏ học của học sinh Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy khoảng cách từ nhà đến trường ảnh hưởng lớn đến việc lười học của học sinh dẫn đến tình trạng các em bỏ học giữa chừng sớm; với hệ số β 4 âm, như vậy khi khoảng cách từ nhà đến trường càng xa, học sinh sẽ lười đi học và nghỉ học sớm hay số lớp nghỉ học của học sinh sẽ tăng. Trên địa bàn Huyện Hòa Vang, trung bình một xã chỉ có một trường THSC, vì vậy đối với một số gia đình, con em của họ đi học rất xa, đặc biệt là những học sinh thôn Tà Lang, Giàn Bí thuộc xã Hà Bắc- một xã miền núi của Huyện. Khoảng cách từ các thôn này đến trường THCS của xã là rất xa- khoảng 10km, và hệ thống giao thông rất khó khăn, đường dốc, hơn nữa, học sinh đi học phải lội qua suối, rất nguy hiểm. Và theo bảng 2.2 thì ti vi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghỉ học sớm của học sinh; với hệ số β 5 dương, chứng tỏ với những gia đình có ti vi, khi mà cha mẹ lo làm lụng, buôn bán, cộng với quan niệm việc học là bình thường đối với tương lai của con, không quan tâm, nhắc nhở, động viên con cái học tốt. Hiện nay các chương trình trên ti vi rất phong phú, dễ cuốn hút các em với những chương trình như phim hoạt hình, phim ảnh hay, những diễn viên đẹp,…hơn nữa những chương trình này thường phát vào những giờ mà các em học bài. Như vậy, nếu cha mẹ không nhắc nhở các em sẽ bị cuốn hút vào những bộ phim, không tập trung học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, dẫn đến không theo kịp bài học khi đến lớp, sinh ra nản chí và nghỉ học. 3. Kết luận Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận rằng, học sinh bỏ học nhiều với 5 nguyên nhân đó là chi phí cho giáo dục; trình độ học vấn của mẹ; nhận thức, quan niệm của cha mẹ về việc học đối với tương lai của con; khoảng cách từ nhà đến trường và gia đình có ti vi. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 133 Qua số liệu thu thập được từ quá trình điều tra, kết quả và những phân tích trên, sau đây em xin đưa ra một số kiến nghị: - Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho những học sinh nghèo vượt khó, con gia đình chính sách, đặc biệt học sinh dân tộc ít người các xã miền núi huyện Hòa Vang, để các em có điều kiện học tốt hơn như hỗ trợ vốn đối với những gia đình khó khăn để phát triển kinh tế, hay có chính sách ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tích cực trong việc vận động kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để xây dựng quĩ học bổng giúp đỡ học sinh nghèo. - Đối với những học sinh học quá kém không theo kịp chương trình học, thua kém bạn bè nên nản chí không đến lớp thì nhà trường cần có sự giáo dục và quan tâm đặc biệt, ngoài giờ học chính trên lớp cần khuyến khích, động viên, phụ đạo miễn phí cho các em. - Phòng giáo dục và đào tạo nên sắp xếp thời gian, chia thời gian nghỉ hè xen kẽ các học kỳ vào vụ thu hoạch để các em có thể đi làm phụ giúp gia đình mà vẫn không bị mất bài. - Huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng hệ thống giao thông nông thôn, bởi học sinh bỏ học cũng là do khoảng cách từ nhà đến trường quá xa đặc biệt là các xã miền núi như Hòa Bắc, Hòa Phú… - Thực tế, không phải gia đình nào khá giả cũng đều có quan niệm, tư tưởng tích cực về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của con, vấn đề mấu chốt là học vấn, tầm hiểu biết của cha mẹ. Học vấn càng cao thì tầm nhìn của họ sẽ rộng và sâu hơn. Bởi vậy, tư tưởng lạc hậu là do dân trí thấp. Các chính sách nhằm nâng cao dân trí, thay đổi tư tưởng quan niệm cho nông dân bằng việc tổ chức các khoá học ban đêm của chính quyền địa phương thôn, xã. Tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ nói lên tầm quan trọng của giáo dục. Đối với các xã miền núi như Hòa Phú, Hòa Bắc nên xây dựng lực lượng vận động cốt cán là người dân tộc, những cán bộ khuyến học những xã này nên là người địa phương, người dân tộc thành đạt từ chuyện học hành sẽ là lợi thế để thay đổi tư duy của bà con trước việc học. - Cha mẹ nên quan tâm hơn nữa đến việc học của con cái, nhắc nhở, động viên con học tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Quang Bình (2007), Giáo trình kinh tế lao động,, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội . [2] Tập bài giảng Kinh tế phát triển, Khoa kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà Nẵng [3] Tấn Khôi, (2008), “cần khuyến học từ…phụ huynh”, www.tuoitre.com.vn [4] TS Hồ Thiệu (2008), “ngăn dòng chảy ạt, được không”, www.tuoitre.com.vn . cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 129 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN – TP ĐÀ NẴNG AN ANALYSIS. sinh bỏ học ở khu vực nông thôn của Thành phố vẫn còn tồn tại. Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học, đề tài này trên cơ sở xem xét tình hình bỏ học của học sinh ở khu vực nông thôn. sinh bỏ học, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng trên. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học của học sinh ở khu vực nông thôn?

Ngày đăng: 17/04/2014, 17:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SVTH: NGUYỄN HẠNH THẢO NGUYÊN

  • GVHD: TS. BÙI QUANG BÌNH

  • Mở đầu

    • Đặt vấn đề

    • Câu hỏi nghiên cứu:

    • Đối tượng nghiên cứu, và phạm vi nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu

    • Nội dung nghiên cứu

      • Tình hình bỏ học của học sinh khu vực nông thôn Thành phố qua các năm

      • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số lớp bỏ học của học sinh

        • Ảnh hưởng của chi phí cho giáo dục đến số lớp bỏ học của học sinh

        • Ảnh hưởng của học vấn của mẹ và quan niệm của cha mẹ về việc học của con đối với số lớp bỏ học của học sinh

        • Ảnh hưởng của khoảng cách từ nhà đến trường và việc gia đình có ti vi đến số lớp bỏ học của học sinh

        • Kết luận

          • Bùi Quang Bình (2007), Giáo trình kinh tế lao động,, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội .

          • Tập bài giảng Kinh tế phát triển, Khoa kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà Nẵng

          • Tấn Khôi, (2008), “cần khuyến học từ…phụ huynh”, www.tuoitre.com.vn

          • TS Hồ Thiệu (2008), “ngăn dòng chảy ồ ạt, được không”, www.tuoitre.com.vn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan