Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - thực trạng và giải pháp

74 664 1
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - thực trạng và giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỒ GỖTHỰC TRẠNG GIẢI PHÁP Họ tên sinh viên : Đào Xuân Minh Lớp : Anh 5 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Hải Hà nội, tháng 5 năm 2009 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc xây dựng thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, để giúp cho mỗi ngành có được điều kiện phát triển tốt nhất, việc xem xét, đánh giá tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành là hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với bản thân các doanh nghiệp sản xuất mà nó còn là cơ sở để chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách, điều chỉnh kịp thời nhằm hỗ trợ cho ngành. Trong một thập kỷ trở lại đây, nước ta đã chứng kiến sự vươn lên nhanh chóng của một ngành sản xuất công nghiệp, đó là ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp, cùng với việc hình thành các khu vực công nghiệp lớn chuyên sản xuất đồ gỗ trên cả nước đã cho thấy tiềm năng phát triển tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế đất nước. Đến thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, ngành đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu tạo được mối quan hệ giao thương, buôn bán trên phạm vi quốc tế. Việc chính phủ kí kết các hiệp định thương mại tham gia các tổ chức kinh tế càng làm cho ngành tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành ngày càng phải đối mặt với nhiều biến động phức tạp của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của mình. Vấn đề đặt ra hiện nay của ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ nói riêng tất cả các ngành sản xuất nói chung là những tác động từ môi trường kinh doanh có ảnh hưởng như thế nào đến toàn ngành, bản thân các doanh nghiệp trong ngành sẽ ứng phó ra sao đối với những biến động đó. Mặt khác, chính phủ cần phải làm gì để trợ giúp tạo cơ chế thuận lợi cho 2 doanh nghiệp vượt qua được khó khăn. Đó cũng chính là lý do khiến em quyết định lựa chọn vấn đề: “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ: Thực trạng giải pháp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, từ cơ sở lý luận chung về môi trường kinh doanh các yếu tố bên trong môi trường kinh doanh, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tác động của chúng đến ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Thứ hai, từ sự phân tích, đánh giá thực trạng tác động của môi trường kinh doanh đến ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ, đưa ra định hướng, giải pháp đề xuất để cải thiện môi trường kinh doanh của ngành. Thứ ba, đưa ra các bài học, kinh nghiệm cho các ngành sản xuất kinh doanh khác. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là môi trường kinh doanh, thực trạng tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là “các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ”. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích-tổng hợp, kết hợp với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ số liệu thống kê đến phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp, đề xuất góp phần hoàn thiện. 5. Kết cấu khoá luận: Ngoài phần mở đầu kết luận, khoá luận gồm 3 chương như sau: 3 Chƣơng I: Tổng quan về môi trƣờng kinh doanh. Chƣơng II: Thực trạng môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam. Chƣơng III: Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam. Người viết mong muốn qua khoá luận này có thể nghiên cứu đóng góp ý kiến của bản thân về những vấn đề quan trọng đang được nhiều doanh nghiệp trong ngành quan tâm. Tuy nhiên do trình độ có hạn, khóa luận này chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung, sửa chữa của thầy cô giáo các bạn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trọng Hải những người đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này ! 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH I. Khái niệm về môi trƣờng kinh doanh. Môi trường kinh doanh luôn là vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan quản lý nhà nước chính phủ quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế. Dưới góc độ nhìn nhận của các nhà quản trị, môi trường kinh doanh được hiểu [5,83] là: Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố khách quan chủ quan vận động tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. II. Các nhân tố của môi trƣờng kinh doanh tác động của chúng đến doanh nghiệp. Khi xem xét đến các nhóm yếu tố của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như đến quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp đối phó với những yếu tố đó, môi trường kinh doanh được chia ra làm 2 nhóm [7,16]: Môi trường kinh doanh bên ngoài môi trường bên trong nội bộ doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài là những yếu tố hay lực lượng bên ngoài doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, ở đó chứa đựng hàng loạt các yếu tố khác nhau rất phức tạp. Trong đó môi trường bên ngoài lại bao gồm hai yếu tố: môi trường vĩ mô môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành. 1. Môi trƣờng vĩ mô. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thuộc loại yếu tố không kiểm soát được, không lệ thuộc không bị doanh nghiệp chi phối. Khi diễn ra sự thay đổi, chúng thường không tác động nhanh bằng các yếu tố trong môi trường ngành đối với doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã phân các yếu tố không 5 kiểm soát được thành những nhóm sau đây [7,17] tuỳ theo tính chất của chúng: 1.1. Môi trường kinh tế. Thực trạng nền kinh tế xu hướng biến đổi trong tương lai đều ảnh hưởng đến thành công trong các hoạt động của doanh nghiệp cũng như tác động đến quá trình điều hành của nhà quản trị. Các yếu tố chính mà doanh nghiệp thường phân tích là: Tốc độ tăng trưởng tình hình chung của nền kinh tế, thu nhập sức mua, lãi suất khả năng vay tín dụng, lạm phát, chính sách tiền tệ tỷ giá hối đoái. Thực vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái hay khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ đó ảnh hưởng đến mức doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập của người tiêu dùng tăng công việc được đảm bảo sẽ dẫn đến sức mua trong xã hội tăng. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi, đầu tư mở rộng hoạt động. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, khủng hoảng dẫn đến giảm thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu thì lúc này doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại. Lợi nhuận sụt giảm đồng thời còn làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Thông thường khi nền kinh tế sa sút, chính phủ các nước buộc phải vào cuộc để đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn doanh nghiệp sẽ phải tái cơ cấu lại hoạt động thực hiện nhiều biện pháp kích cầu tiêu dùng như khuyến mại, hạ giá. Bên cạnh đó, mức lãi suất cũng ảnh hưởng đến cầu cho các sản phẩm, đến chi phí vốn của doanh nghiệp Với mức lãi suất tiết kiệm cho vay thấp, các doanh nghiệp có thể vay vốn với mức chi phí thấp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Người tiêu dùng cũng sẽ chi tiêu hay đầu tư vào các lĩnh vực khác thay vì gửi nhiều tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Mặt khác, nếu lãi suất cao, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong vay vốn vì phải chịu áp lực về mức chi phí vốn cao. Lợi nhuận của doanh nghiệp do vậy bị giảm người 6 dân khi đó đi gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Ngoài ra, mức độ khó dễ trong các khoản vay tín dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng, hoạt động vay vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vừa nhỏ thường xuyên phải đi vay vì bị hạn chế về vốn hay các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn cho đầu tư sản xuất kinh doanh thì mọi biến động trong lãi suất khả năng vay tín dụng đều có thể ảnh hưởng mạnh đến những doanh nghiệp này. Đặc biệt cả các mặt hàng có nhu cầu lớn, có mức độ nhạy cảm cao đối với thu nhập giá cũng chịu tác động. Cụ thể là khi ngân hàng tiến hành giảm thiểu các điều kiện tiêu chuẩn cho vay, mở rộng các khoản vay ưu đãi dành cho khách hàng khi mua một mặt hàng nào đó, cầu đối với mặt hàng này tất yếu có xu hướng tăng lên dẫn đến việc đẩy giá mặt hàng này tăng lên. Điều này cũng hoàn toàn tương tự đối với doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ đi vay để đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực được ưu đãi. Trái lại, nếu ngân hàng siết chặt các khoản vay đẩy mạnh việc thu hồi, người đi vay bao gồm cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp lúc này sẽ buộc phải nhanh chóng tìm cách đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn nếu như họ không còn đủ tiền để trả nợ ngân hàng . Do đó, họ sẽ phải tìm cách bán nhanh các mặt hàng, đối tượng mà mình đã mua hoặc đầu tư dẫn đến giá mặt hàng có xu hướng sụt giảm. Lạm phát vấn đề chống lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét phân tích. Nếu để tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế cao, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thứ nhất, giá cả hàng hoá tăng khiến cho sức mua nhu cầu tiêu dùng đối với các hàng hoá giảm. Thứ hai là chi phí đầu vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng tăng. Chính hai điều này khiến cho doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Thêm vào đó, các dự án đầu tư lúc này cũng trở nên mạo hiểm hơn, rốt cuộc là các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư phát triển sản xuất thậm chí buộc phải tạm ngừng các dự án đầu tư đó. Không những vây, bản thân nhà nước cũng sẽ phải vào cuộc, đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cả kiềm chế lạm phát. Trên thực tế, tại một số nơi trên thế giới, việc kiểm 7 soát giá cả đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, lạm phát cao khiến cho doanh nghiệp không thể kinh doanh thuận lợi thu được mức lợi nhuận mong muốn trước sự sụt giảm trong tiêu dùng. Tóm lại, lạm phát cao là mối đe doạ của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền của các quốc gia khác. Giá trị của đồng nội tệ giảm sẽ khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội tăng lợi nhuận còn doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu chi phí đầu vào cao hơn . Ngược lại, giá trị đồng nội tệ tăng sẽ hạn chế xuất khẩu khuyến khích nhập khẩu. Lúc này, lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như nước ngoài lại được lợi. 1.2. Môi trường chính trị, pháp luật . Hoạt động kinh doanh quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị, pháp luật. Trong đó, chính phủ, cơ quan quản lý chuyên ngành đóng vai trò chính trong việc tạo ra những diễn biến trong môi trường này. Họ có ảnh hưởng đến những gì mà mà các tổ chức có thể không thể làm. Khi sản xuất càng phát triển, sự can thiệp của chính phủ, cơ quan quản lý tăng dần theo thời gian. Tác động đem lại có thể là cơ hội, trở ngại thậm chí là rủi ro cho doanh nghiệp. Những tác động này được thể hiện qua: sự ổn định về mặt chính trị, chính sách thương mại chính sách phát triển của chính phủ, hệ thống pháp luật điều chỉnh. Sự ổn định về chính trị trong hay ngoài nước (nơi doanh nghiệp hoạt động) là một trong những yếu tố thu hút đầu tư từ nước ngoài. Thêm vào đó, các chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế xã hội của chính phủ còn cho thấy rõ được chiến lược, thái độ quan điểm của chính phủ đối với từng ngành liên quan. Căn cứ vào những chính sách này, doanh nghiệp nhà đầu tư có thể biết đươc những định hướng phát 8 triển, những ưu tiên, khuyến khích cũng như hạn chế của chính phủ đối với ngành để có những kế hoạch, bước đi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu như 2 yếu tố trên đóng vai trò đánh giá mức độ thuận lợi những định hướng cho từng ngành thì hệ thống pháp luật lại là yếu tố chính điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Qua nhiều năm, hàng loạt đạo luật được ban hành ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn thiện là cơ sở để quản lý, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời giải quyết những mối quan hệ mới phát sinh từ đó tạo môi trường kinh doanh ổn định, công bằng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay, các điều luật, các quy định, chính sách, văn bản pháp quy của chính phủ cơ quan quan lý luôn hướng tới việc đảm bảo lợi ích của cả 3 đối tượng: doanh nghiệp, người tiêu dùng xã hội. Có thể kể đến một số đạo luật như: luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật thương mại, luật đầu tư, luật lao động, luật thuế, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật bảo vệ môi trường. 1.3. Môi trường văn hoá xã hội. Xã hội mà mỗi người lớn lên trong đó đều đã định hình niềm tin cơ bản, chuẩn mực giá trị nhất định. Vì vậy, xem xét đến yếu tố văn hoá xã hội là xem xét đến những chuẩn mực giá trị được chấp nhận tôn trọng trong một xã hội hoặc trong một nền văn hoá cụ thể. Những chuẩn mực, giá trị này được thể hiện qua: + Quan niệm về đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, nghề nghiệp. + Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, truyền thống, phong cách sống. + Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội. Các yếu tố này tác động đến nhu cầu, thị hiếu nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng còn ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chính sách nhân sự trong doanh nghiệp Trong số các chuẩn mực giá trị đó, có những chuẩn mực giá trị rất bền vững khó thay đổi nhưng có những chuẩn mực giá trị biến đổi theo thời gian. Bởi vậy, các doanh nghiệp khi đưa ra các sản phẩm, chiến lược hay 9 kế hoạch marketing cần lưu ý cả đến những giá trị chuẩn mực không thay đổi đó để có được sự phù hợp trong các mối quan hệ trong việc đáp ứng nhu cầu với khách hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần hết sức quan tâm đến việc theo sát, phát hiện những biến đổi về văn hoá xã hội để có thể dự báo, đáp ứng kịp thời những xu hướng mới trong tiêu dùng. Thị hiếu trình độ dân trí ngày càng cao là điều kiện kiên quyết buộc các doanh nghiệp đổi mới, cải tiến sản phẩm. 1.4. Môi trường công nghệ. Trong môi trường vĩ mô, các yếu tố công nghệ có sự thay đổi nhanh nhất trong những năm qua. Con người đang sống trong một môi trường có công nghệ không ngừng thay đổi. Chính công nghệ là lực lượng quan trọng nhất định hình thay đổi cuộc sống của con người. Trong kinh doanh, công nghệ đã làm thay đổi nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ, tác động đến chất lượng giá thành sản phẩm, vòng đời sản phẩm, mở ra nhiều lĩnh vực mới làm mất đi lĩnh vực khác, đồng thời còn làm thay đổi cách thức quản lý, tổ chức của doanh nghiệp. Những gì mà công nghệ đem lại vì vậy tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp. + Về mặt cơ hội, công nghệ mới làm cho năng suất cao hơn, giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất ra với chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn, nhiều tính năng hơn từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp ngoài ra có thể thâm nhập, mở rộng hoạt động sang các thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Không những vậy, bộ máy của doanh nghiệp sẽ trở nên nhanh, gọn, giảm thiểu tối đa thời gian chi phí trong quá trình tác nghiệp. + Về mặt thách thức, công nghệ buộc các doanh nghiệp phải đổi mới thường xuyên để có thể cạnh tranh trong môi trườngcác sản phẩm truyền thống đang lưu hành luôn gặp phải sự đe doạ từ những sản phẩm thay thế. Vì thế, nó làm tăng thêm áp lực rút ngắn thời gian khấu hao công nghệ vòng đời sản phẩm so với trước. [...]... ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam tất yếu dẫn đến sự ra đời của các hiệp hội Ngoài các hiệp hội sản xuất kinh doanh đồ gỗ thuộc từng địa phương, nước ta hiện nay có 2 hiệp hội chính đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ trên cả nước đó là hiệp hội chế biến gỗ lâm sản, hiệp hội sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ 2 Sản phẩm của ngành Căn cứ theo mục đích sử dụng, các sản phẩm gỗ của Việt... phía Bắc lại sản xuất chủ yếu đồ gỗ trong nhà gỗ mỹ nghệ Riêng nhóm doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ mỹ nghệ lại có đặc điểm là tập trung chủ yếu ở các làng nghề truyền thống hiện cả nước có 342 làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ II Thực trạng môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam 1 Môi trƣờng vĩ mô 1.1 Môi trường kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm... 25 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM I Tình hình phát triển của ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam 1 Năng lực, quy mô sản xuất Ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh trong những năm gần đây là một trong những ngành có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế của cả nước Điều... động sản xuất kinh doanh đồ gỗ Phạm vi phân bố các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ không đều Trong đó, miền Bắc chiếm 14 %, Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 6%, còn lại 80% tập trung ở vùng Duyên Hải thuộc Nam Trung Bộ, Tây Nguyên miền Nam Như vậy, khu vực từ giữa miền Trung đổ vào Nam, ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ phát triển nhanh hơn về mặt quy mô Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất đồ. .. chính trị, pháp luật Hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ ở nước ta do phần lớn phải nhập gỗ nguyên liệu kim ngach xuất khẩu lớn nên chịu tác động bởi khá nhiều chính sách, quy định của nhà nước Việc các chính sách, quy định này áp dụng như thế nào thay đổi ra sao đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiện tại, điều khiến cho ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ của nước... trọng xuất khẩu ở thị trường Mỹ EU sẽ giảm từ 3 0-3 5% Trong đó, với cuộc khủng hoảng nhà đất tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở Mỹ - thị trường chiếm kim ngạch nhiều nhất trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất một lượng đơn hàng cũng như doanh thu lớn từ thị trường này Điều này tất yếu 30 dẫn đến sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp n xuất đồ gỗ Từ... yếu vào giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu thì nhóm đồ gỗ ngoài trời vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mặt hàng xuất 29 khẩu chủ lực, đứng thứ hai là mặt hàng đồ gỗ trong nhà, thứ ba là sản phẩm dăm gỗ cuối cùng là sản phẩm gỗ mỹ nghệ Nếu như các doanh nghiệp thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam chủ yếu sản xuất sản phẩm gỗ ngoài trời, gỗ trong nhà dăm gỗ thì khu vực phía Bắc lại sản. .. được các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Thông qua đó, doanh nghiệp có thế xác định các cơ hội thách thức (đe doạ) đồng thời có thể dự đoán được xu thế vận động, phát triển của các yếu tố này trong tương lai Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp không thể đề ra kế hoạch mà họ lại không biết gì về tình hình bên trong của doanh nghiệp. .. ngũ lao động đưa ra những biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời III Mục đích của việc phân tích tác động của các nhân tố trong môi trƣờng kinh doanh: Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, họ không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhân tố liên quan Môi trường kinh doanh vì vậy là căn cứ quan trọng buộc phải đánh giá Đối với các nhà quản lý, phân tích tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài... nhóm doanh nghiệp chính: nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Trong đó, nhóm doanh nghiệp liên doanh 100% vốn nước ngoài hay còn được gọi với tên chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có hơn 420 doanh nghiệp Năng lực chế biến sản xuất gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đạt vào khoảng 2,2 đến 2,5 triệu m khối . II: Thực trạng môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam. Chƣơng III: Một số giải pháp và đề xuất góp phần hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của các doanh. sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, đưa ra định hướng, giải pháp và đề xuất để cải thiện môi trường kinh doanh của ngành. Thứ ba, đưa ra các bài học, kinh nghiệm cho các ngành sản xuất và kinh doanh. của một ngành sản xuất công nghiệp, đó là ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. Sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp, cùng với việc hình thành các khu vực công nghiệp lớn chuyên sản xuất

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

    • I. Khái niệm về môi trường kinh doanh

    • II. Các nhân tố của môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến doanh nghiệp.

      • 1. Môi trường vĩ mô.

      • 2. Môi trường ngành:

      • 3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp.

      • III. Mục đích của việc phân tích tác động của các nhân tố trong môi trường kinh doanh:

      • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM

        • I. Tình hình phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam.

          • 1. Năng lực, quy mô sản xuất.

          • 2. Sản phẩm của ngành.

          • II. Thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam.

            • 1. Môi trường vĩ mô.

            • 2. Môi trường ngành.

            • 3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp.

            • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM

              • I. Về phía chính phủ.

                • 1. Đối với hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô.

                • 2. Đôi với việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật.

                • 3. Đối với hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu

                • 4. Đối với hoạt động tìm hiểu, thông tin về thị trường.

                • 5. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

                • II. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.

                  • 1. Đối với các hiệp hội.

                  • 2. Đối với hoạt động Marketing

                  • 3. Đối với hoạt động sản xuất

                  • 4. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan