bài nhóm 2 Pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ

7 1.6K 9
bài nhóm 2 Pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và biện pháp xử lí theo quy định của điều ước quốc tế? Cho ví dụ minh họa”.

ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm là một trong các yếu tố tạo nên sức hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Chính vì đặc điểm đó mà các nhà sản xuất không ngừng thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm mới đẹp và tiện dụng. Đây là những thành quả đầu tư của chủ sở hữu. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu vẫn thường xuyên xảy ra và gây rất nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu. Để tìm hiểu kĩ hơn về các hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý, trong bài tập nhóm số 2 môn Pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, nhóm 4 lớp N01.TL2 xin được trình bày đề tài: “Các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và biện pháp xử lí theo quy định của điều ước quốc tế? Cho ví dụ minh họa”. 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát chung 1. Kiểu dáng công nghiệp và điều kiện bảo hộ Theo giải thích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) KDCN được hiểu là “hình dáng bề ngoài mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm sự thể hiện dưới hình thức ba chiều ( như hình dạng hoặc bề mặt sản phẩm) hoặc sự thể hiện dưới hình thức hai chiều ( như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu sắc). KDCN được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ dụng cụ kỹ thuật và y tế đến đồ trang sức, đồng hồ và các mặt hàng xa xỉ khác, từ đồ gia dụng và thiết bị điện đến phương tiện vận tải và kết cấu kiến trúc, từ kiểu dáng hàng dệt đến hàng hóa giải trí”. Để được bảo hộ, một kiểu dáng phải đáp ứng được các điều kiện: - Tính mới - Tính nguyên gốc - Khả năng áp dụng công nghiệp - Tính sáng tạo 2. Khái quát các Điều ước quốc tế liên quan Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ KDCN đã được các quốc gia thỏa thuận, thống nhất ý chí thể hiện trong các điều ước quốc tế. Trước tiên phải nhắc tới Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền SHCN. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm KDCN cũng như quy định các biện pháp xử lí được thể hiện rõ ràng nhất phải kể đến Hiệp định TRIPs- điều ước quốc tế về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT nhận được nhiều sự tham gia nhất của các quốc gia trên thế giới. Ngoài các ĐƯQT đa phương nói trên, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được kí kết năm 1995 cũng là một ĐƯQT song phương quan trọng, làm cơ sở cho vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền với KDCN nói riêng. Trong bài tập này, nhóm sẽ vận dụng các quy định của HIệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ -TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì để phân tích và làm rõ các hành vi xâm phạm KDCN cũng như biện pháp xử lí. II. Các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và biện pháp xử lí 1. Các hành vi xâm phạm KDCN Theo Điều 26, Mục 4 Hiệp định TRIPs về “Bảo hộ” đối với Kiểu dáng công nghiệp có ghi nhận: “Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những người không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.” 2 Khoản 3 Điều 10 “Kiểu dáng công nghiệp” của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng quy định tương tự như Hiệp định TRIPs. Như vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải thỏa mãn hai tiêu chí sau: - Là các hành vi sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ đó. - Người thực hiện các hành vi nói trên nhằm mục đích thương mại, thu lợi nhuận. Đồng thời, Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng quy định hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sử dụng các kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cũng như những kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó mà không được phép của chủ sở hữu, sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Ví dụ: Tháng 2/2010, Công ty bánh tráng Thuận Phong đã khởi kiện Công ty bánh tráng Tiền Giang ra TAND tỉnh Tiền Giang. Theo đó, Công ty Tiền Giang đã có hành vi sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ gần 39.000 tấn bánh tráng nhãn hiệu “Bụi tre”, có hình 3 cây tre màu xanh lá cây, cách thức trình bày, màu sắc gần như giống hoàn toàn với kiểu dáng của Công ty Thuận Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp năm 2007, mục đích là thu lợi nhuận. 2. Biện pháp xử lí theo quy định của Điều ước quốc tế a. Biện pháp hành chính- dân sự Về biện pháp hành chính, hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các hình thức sau: Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh Về biện pháp dân sự: Pháp luật về SHTT nói chung đều quy định thẩm quyền của tòa án khi áp dụng các biện pháp dân sự gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm QSHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. 3 Tại Điều 44 Hiệp định TRIPs thì “các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh cho một bên trong vụ kiện chấm dứt sự xâm phạm, để cùng với các mục đích khác nhằm ngăn cản sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vào các kênh thương mại trong phạm vi quyền hạn của mình sau khi tiến hành thủ tục hải quan”. Điều 12, khoản 2, điểm c HĐTMVNHK cũng có những quy định tương tự như TRIPs. Như vậy, theo các Hiệp định nêu trên thì Tòa án yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là một biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng cả trước khi thụ lý xét xử vụ việc. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là việc Tòa án quyết định buộc người có hành vi xâm phạm QSHCN chấm dứt ngay hành vi xâm phạm theo yêu cầu của người khởi kiệnTòa án có thể quyết định buộc người có hành vi xâm phạm QSHCN chấm dứt hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong đó Tòa án phải nêu cụ thể các QSHCN bị xâm phạm và các hành vi xâm phạm QSHCN, đồng thời Tòa án cũng quy định rõ những việc người có hành vi xâm phạm QSHCN phải thực hiện và không được thực hiện để thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa. b. Biện pháp hình sự Căn cứ điều 61 hiệp định TRIPs, thủ tục hình sự và các hình phạt cũng là biện pháp được quy định để xử lí trong trường hợp có sự vi phạm quyền SHTT và đương nhiên, đối tượng mà quy định này hướng đến bảo vệ không thể thiếu Kiểu dáng công nghiệp. Theo đó, các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp. Các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các thành viên có thể quy định thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại c. Các biện pháp tạm thời Theo qui định tại Mục 3 Phần III Hiệp định TRIPs và theo qui định tại Khoản 1 Điều 13 Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, các biện pháp tạm thời có thể được cơ quan tư pháp áp dụng trong những trường hợp sau: - Nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào kênh thương mại ngay khi hoàn tất thủ tục hải quan. - Nhằm bảo vệ các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm quyền. Tại hai Điều ước đều thống nhất rằng: khi xảy ra hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, nguyên đơn muốn cơ quan tư pháp ra lệnh áp dụng biện pháp tạm thời đối với bị đơn thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ có được một cách hợp lý, đủ sức thuyết phục rằng nguyên đơn là chủ thể quyền và quyền của nguyên đơn đang bị hoặc hoặc rõ ràng có nguy cơ bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan xét xử. Đồng thời, nguyên đơn 4 sẽ phải nộp một khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bị đơn và ngăn chặn sự lạm dụng d. Kiểm soát bên giới Kiểm soát biên giới là một trong những biện pháp xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xâm phạm kiểu dáng công nghệ nói riêng được quy định tại hiệp định Trips ( điều 51 đến điều 60 mục 4 phần III), ngoài ra, còn được cụ thể hóa tại điều 57 và 58 Luật Hải quan Việt Nam năm 2001. Theo đó thì cơ quan hải quan được tạm đình chỉ việc làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mà mình có căn cứ cho rằng hàng hóa đó có sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ để ngăn chặn sự lưu thông trên thị trường của loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, việc yêu cầu tạm đình chỉ thủ tục hải quan chỉ được thực hiện khi đáp ứng được những điều kiện nhất định III. Vụ việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp  Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp: Công ty Cổ phần xe máy, điện máy Phương Đông (gọi tắt là Công ty Phương Đông) đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Bởi vì: Thứ nhất, Công ty Honda Motor (Nhật Bản) đã được Cụ sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 4306, 8924, 9658, 9032, 9189 để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xe máy. Các Bằng độc quyền này đều còn thời hạn bảo hộ. Do Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định TRIPs, nên Việt Nam có nghĩa vụ đối xử với Công ty Honda Motor (Nhật Bản) theo quy định của Hiệp định này, cụ thể là bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xe máy cho Công ty Honda Motor theo quy định của pháp luật trong nước cũng như Hiệp định TRIPs. Thứ hai, Công ty Phương Đông đã có những hành vi trái với các quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là Hiệp định TRIPs, về quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp. • Theo vụ việc trên, Công ty Phương Đông đã sản xuất những xe máy có lắp ráp các chi tiết nhựa tạo ra kiểu dáng về tổng thể không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ cho xe máy theo các Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Công ty Honda. Cụ thể, tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện trong số các sản phẩm được lưu giữ trong kho hàng của Công ty Phương Đông có 10 xe máy đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Những xe máy này có lắp ráp các chi tiết nhựa tạo ra kiểu dáng về tổng thể không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 4306 cho xe máy do Công ty Honda sản xuất. Ngoài ra, Đoàn Thanh tra cũng phát hiện được tổng cộng có 1133 chi tiết rời (không theo bộ) có kiểu dáng tương tự kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ cho các chi tiết để lắp ráp cho xe máy mang nhãn hiệu Ware RS và Future Neo của Công ty Honda Motor. Như vậy, có thể thấy, kiểu dáng xe máy mà Công ty Phương Đông sản 5 xuất về cơ bản là một bản sao của kiểu dáng đang được bảo hộ của Công ty Honda Motor. • Việc Công ty Phương Đông lắp ráp các chi tiết nhựa tạo kiểu dáng công nghiệp xe máy là hoàn toàn trái phép, không được sự đồng ý của chủ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Công ty Honda Motor). • Không chỉ vậy, hành vi của công ty Công ty Phương Đông là nhằm mục đích thương mại. Bởi vì kiểu dáng mà Công ty Phương Đông sản xuất sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, giúp cho sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhiều hơn trên thị trường, từ đó Công ty thu về được nhiều lợi nhuận hơn. Từ những phân tích trên đây, có thể thấy hành vi của Công ty Phương Đông đã xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, vi phạm quy định tại Điều 25 và Điều 26 Hiệp định TRIPs. Ngoài ra, hành vi của Công ty Phương Đông cũng vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 10 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ, và Điều 126 Luật SHTT 2005.  Áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp Trong vụ việc trên, Công ty Phương Đông đã bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng công nghiệp xe máy số tiền là 79.200.000 VNĐ, buộc tự loại bỏ các chi tiết nhựa vi phạm kiểu dáng đang được bảo hộ mà Đoàn Thanh tra đã tạm giữ. Như vậy, Đoàn Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, căn cứ vào Nghị định số 106/2006/NĐ-CP đã áp dụng biện pháp hành chính đối với Công ty Phương Đông, cụ thể là xử phạt tiền và buộc tiêu hủy các chi tiết nhựa vi phạm kiểu dáng đang được bảo hộ. Có thể thấy, biện pháp xử lý hành vi xâm phạm của Đoàn Thanh tra là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cũng như Hiệp định TRIPs. Điều 46 Hiệp định TRIPs quy định: “để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hoá xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu huỷ trừ khi việc tiêu huỷ trái với quy định của hiến pháp hiện hành”. Ngoài ra, nếu như Công ty Honda Motor chứng minh được rằng hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của Công ty Phương Đông đã gây ra thiệt hại, tổn thất cho công ty mình thì theo quy định tại Điều 45 Hiệp định TRIPs, Công ty Phương Đông có thể phải trả cho chủ thể quyền - Công ty Honda Motor - khoản đền bù thoả đáng để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền khi đã biết hoặc có cơ sở để biết điều đó. 6 KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy đầu tư nước ngoài; hạn chế và dần dần loại bỏ tình trạng xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của các chủ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu …Để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể đã tạo ra các kiểu dáng mới của sản phẩm cũng như khuyến khích sáng tạo, pháp luật quốc tếpháp luật quốc gia đều có các quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Mặc dù còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm nhưng cơ chế thực thi và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là kiểu dáng công nghiệp, ngày càng được chú trọng và đạt hiệu quả. 7 . pháp xử lý, trong bài tập nhóm số 2 môn Pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, nhóm 4 lớp N01.TL2 xin được trình bày đề tài: “Các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và biện pháp xử lí theo. được phép của chủ sở hữu, sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 20 05. Ví dụ: Tháng 2/ 2010, Công ty bánh. Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp năm 20 07, mục đích là thu lợi nhuận. 2. Biện pháp xử lí theo quy định của Điều ước quốc tế a. Biện pháp hành chính- dân sự Về

Ngày đăng: 16/04/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan