Một số biện pháp xúc tiến hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

122 610 6
Một số biện pháp xúc tiến hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp xúc tiến hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** Nguyễn Thúy Hồng MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà nội - 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** Nguyễn Thúy Hồng MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Đỗ Thị Loan Hà nội - 2007 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ bảo ân cần, giúp đỡ chân thành và đầy tận tâm của các Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương, bạn bè, đồng nghiệp và những người có liên quan. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó, đặc biệt xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Loan - Trưởng Khoa Sau đại học Trường Đại Học Ngoại thương là người đã gợi ý cho tác giả chọn đề tài nghiên cứu này và trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu và sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan: Trường Đại học Ngoại thương; Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Viện Nghiên cứu Thương mại; Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội; Hội Mậu dịch Nhật - Việt, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) đã giúp tác giả hoàn thành Luận văn. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 4 1.1.Khái niệm hoạt động xúc tiến xuất khẩu 4 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 4 1.1.2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu 7 1.2.Vị trí và vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11 1.2.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11 1.2.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 13 1.3. Nội dung của xúc tiến xuất khẩu 15 1.3.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp quốc gia 15 1.3.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp 19 Chương 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 34 2.1 Vài nét về thị trường Nhật Bản 34 2.1.1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản 34 2.1.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu 38 2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 44 2.2.1 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá ở cấp quốc gia 44 2.2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các tổ chức chuyên trách 53 2.2.3 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 56 2.3 Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 61 2.3.1. Ưu điểm 61 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 63 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 68 3.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 68 3.1.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới 68 3.1.2 Những bài học kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩu có thể vận dụng ở Việt Nam 72 3.2 Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 75 3.2.1 Các giải pháp về phía chính phủ, các bộ ngành 75 3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp 86 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản từ năm 1973. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản duy trì được đà phát triển thuận lợi trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, v.v… theo tinh thần thoả thuận của lãnh đạo cấp cao về việc xây dựng quan hệ đối tác tin cậy ổn định lâu dài. Qua chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trung tuần tháng 10/2006, Việt NamNhật Bản đã quyết tâm đưa quan hệ lên tầm cao mới, “quan hệ chiến lược” [18] vì hoà bình và phát triển, đặc biệt là Việt NamNhật Bản đã bắt đầu đàm phán xây dựng Đối tác liên kết kinh tế EPA vào tháng 1/2007. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Abe nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2006 đã tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng và đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất, mà còn là bạn hàng thương mại và là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là thị trường nhập khẩu quan trọng, là nơi cung cấp công nghệ nguồn cho sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước mà còn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Nhật Bảnthị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt đối với hàng nông, thuỷ sản - nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 360 tỷ USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 4,7 tỷ USD, chiếm khoảng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta [11]. Hơn nữa, hai nước lại gần gũi về mặt địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hoá, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu công nghệ nguồn và thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản trong thời gian tới vẫn là một trong ba thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ,v.v… . - 2 - Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên vài năm gần đây vị trí này đã phải nhường cho Hoa Kỳ. Sự suy giảm do nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là Việt Nam chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu thích hợp vào thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản tuy không còn giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu của Việt Nam, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng, nhập khẩu rất nhiều mặt hàng của ta. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã,v.v… chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nghiên cứu sâu về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là rất cần thiết trong bối cảnh nước ta đang thực hiện CNH, HĐH hướng về xuất khẩu. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản như: Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam-Nhật Bản và triển vọng phát triển” của Nguyễn Hồng Mai, Trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội-1999; Luận văn thạc sỹ kinh tế “Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản” của Cao Ngô Hồng Anh, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội-2005; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo: “Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO” TS. Phạm Thu Hương - Trường Đại học Ngoại thương làm chủ nhiệm, Hà Nội-2005; v.v… . Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường Nhật Bản. Như vậy, cho đến nay đề tài “Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” vẫn là đề tài đầu tiên nghiên - 3 - cứu một cách đầy đủ về các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoásở lý luận của xúc tiến xuất khẩu - Làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản (nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,v.v…) và các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu. - Đánh giá thực trạng xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2006. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nhật Bản và các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản, không nghiên cứu mảng dịch vụ. - Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản đến năm 2006. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu - Xin ý kiến chuyên gia. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu (XTXK) - 4 - - Chương 2: Thực trạng XTXK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - Chương 3: Các giải pháp XTXK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - 5 - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu Theo Philip Kotler trong Marketing cơ bản “xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng”. Theo Điều 3 giải thích từ ngữ của luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 thì “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội, mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.” Trong tạp chí của Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) Hà lan tháng 12/1993, Ông H.H.Leerrenveld, Giám đốc điều hành đã viết “Xúc tiến xuất khẩu là những dịch vụ được chính phủ của một nước cung cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất khẩu với mục tiêu nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng xuất khẩu” [7]. Xúc tiến xuất khẩu được coi là việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược xuất khẩu quốc gia, là nội dung chính của hoạt động xúc tiến thương mại và nhấn mạnh các giải pháp về xúc tiến xuất khẩu - Theo ITC. Xúc tiến thương mại (XTTM) và xúc tiến xuất khẩu (XTXK) Dưới giác độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm XTXK, xúc tiến nhập khẩu, xúc tiến đầu tư. Do vậy, có thể nói XTXK là một bộ phận chính, một hoạt [...]... coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trường là mục tiêu của sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức sản xuất kinh doanh Cụ thể, muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường, nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu dùng và chỉ tiến. .. tranh của hàng hoá và doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản 1.1.2.3 Xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp Để thực hiện được hoạt động xuất khẩu, trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho sản phẩm hay dịch vụ của mình Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra thị trường để tìm kiếm cơ hội bán hàng hay là để phát hiện nhu cầu của thị trường. .. cho một quốc gia thực hiện XTXK Môi trường kinh tế của một nước nói lên các đặc điểm của thị trường đó như nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ hàng hoá, qui mô của thị trường, hệ thống phân phối, mô hình và cơ cấu tiêu dùng,v.v Môi trường chính trị và pháp luật của các nước khác nhau rất đa dạng và phức tạp Khi hàng hoá được xuất khẩu phải tuân thủ luật pháp và các qui định của. .. tạp chí,v.v ; Tập dượt kỹ thuật chào hàng: Cách thức giao tiếp, bí quyết tiếp cận khách hàng; Trình bày món hàng 1.3.2.5 Xúc tiến bán hàng Xúc tiến bán hàngmột công cụ trong XTXK Theo lối cũ, quảng cáo đã được xem là một công cụ xúc tiến bán hàng hấp dẫn, đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều công ty Trong những năm gần đây, những khoản chi dành cho xúc tiến bán hàng đã gia tăng nhanh hơn những phí tổn... quan hệ trực tiếp đối với mức độ thành công của chương trình XTXK chung của công ty Mục đích của toàn bộ các nỗ lực xúc tiến bán hàng là sẽ làm gia tăng doanh số có lợi nhuận bằng cách đưa ra sự thoả mãn nhu cầu đến thị trường qua thời gian dài - 30 - Chào hàng cá nhân là một phương pháp xúc tiến bán hàng chủ yếu được sử dụng để đạt tới mục đích này Chào hàng cá nhân bao gồm việc thông đạt cá nhân,... hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu,v.v là mục tiêu hoạt động chính của mình - 13 - Để làm được như vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp XTXK có hiệu quả - chính là việc sử dụng các công cụ XTXK như quảng cáo, hội chợ triển lãm, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng… 1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1.2.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu... hình phát triển ngành hàng này trên thị trường, tình hình kinh doanh của khách hàng tiềm năng phát triển như thế nào; các phương pháp điển hình để tiếp cận khách hàng trên thị trường đó mối liên hệ giữa khách hàng hiện tại hay khách hàng tiềm năng khác Thông tin liên quan tới cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trên thị trường; những điểm mạnh, điểm yếu của họ và các sản phẩm, dịch vụ của họ xuất hiện - 28... Thúc đẩy chào hàng cá nhân: Quảng cáo có thể được sử dụng để mở đường cho những người bán hàng tiếp cận tốt với những khách hàng, và để làm quen khách hàng với công ty của những người bán hàng - Đẩy mạnh các quan hệ buôn bán - 22 - - Gia nhập vào một thị trường địa lý mới, hoặc là lôi cuốn nhóm khách hàng mới, giới thiệu một sản phẩm mới - Gia tăng doanh số của một sản phẩm xuất khẩu: Một cuộc vận... sự là những công việc bán hàng Họ có thể thu thập những thông tin về lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và công ty, phản ánh những thái độ của khách hàng và chuyển những lời than phiền của khách hàng đến nhà quản lý Hạn chế chủ yếu của chào hàng cá nhân là chi phí cao Thật sự là việc sử dụng lực lượng bán hàng giúp cho một doanh nghiệp vươn tới thị trường của nó với một sự lãng phí ít nhất Tuy... gian hàng phải được chỉ định để tập trung đảm nhiệm nhằm hoàn thành mục tiêu đó Tìm hiểu về tình hình cạnh tranh và xu hướng thị trường doanh nghệp muốn thâm nhập, xuất khẩu: tình hình phát triển của ngành trên thị trường; sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh trên thị trường như thế nào, các sản phẩm và dịch vụ của họ; khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của họ; tham khảo các gian hàng của . thực trạng xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2006. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản đến năm. cập một cách toàn diện tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường Nhật Bản. Như vậy, cho đến nay đề tài Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang. đến là Việt Nam chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu thích hợp vào thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản tuy không còn giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu của Việt Nam, nhưng vẫn là thị trường

Ngày đăng: 16/04/2014, 19:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

    • 1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

      • 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu

      • 1.1.2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu

      • 1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

        • 1.2.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu

        • 1.2.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu

        • 1.3. NỘI DUNG CỦA XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

          • 1.3.1. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp quốc gia

          • 1.3.2. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp

          • Chương 2 THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

            • 2.1 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

              • 2.1.1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản

              • 2.1.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu

              • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

                • 2.2.1 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá ở cấp quốc gia

                • 2.2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các tổ chức chuyên trách

                • 2.2.3 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

                • 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

                  • 2.3.1. Ưu điểm

                  • 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

                  • Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

                    • 3.1 KINH NGHIỆM XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

                      • 3.1.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới

                      • 3.1.2 Những bài học kinh nghiệm về XTXK có thể vận dụng ở Việt Nam

                      • 3.2 CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

                        • 3.2.1 Các giải pháp về phía chính phủ, các bộ ngành

                        • 3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan