Nghiên cứu môi trường nước lưu vực sông đáy

162 1.9K 7
Nghiên cứu môi trường nước lưu vực sông đáy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU Tài nguyên nước, nói chung và tài nguyên nước mặt, nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi. Chính vì vậy dẫn đến việc tài nguyên nước bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng. Nướ c thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà chúng còn gây ô nhiễm các tầng nước dưới đất [13], gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và đồng thời ảnh hưởng tới chu trình sinh-địa-hoá trong các hệ thống sông. Lưu vực sông Đáy- Nhuệ nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên là 7949 km 2 chảy qua các tỉnh và thành phố Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội. Do lưu vực sông Nhuệ - Đáy có nhiều phụ lưu lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, tụ điểm dân cư , khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề, nên đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc như lũ lụt, úng ngập, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, Lưu vực sông Nhuệ - Đáy hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, xã hội, nhất là của các khu công nghiệp, làng nghề, khu khai thác và chế biến. Sự ra đời và hoạt động củ a hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ, chất thải bệnh viện, trường học, đã làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của lưu vực sông Nhuệ - Đáy bị biến đổi [60]. Trong khi đó, nguồn nước từ hệ thống sông này vẫn đang được sử dụng để cung cấp ngược lại cho các hoạt động sản xuất công - nông nghiệp, và đặc biệt là được sử dụng như nguồn nước sinh hoạt ở một số khu vực (thị xã Phủ Lý, Hà Nam). Vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông để làm cơ sở dữ liệu cho việc bảo vệ, xử lý và quản lý nguồn nước và nhằm đả m bảo cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho dân sinh. Tháng 12 năm 2005, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã kí thoả thuận hợp tác khoa học với Cơ quan nghiên cứu khoa học Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam về việc quan trắc và khảo sát môi trường nước lưu vực sông Đáy. Theo đó, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) hợp tác với Cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp (ANR) trong lĩnh vự c quan trắc và khảo sát môi trường lưu vực sông Đáy với các nội dung chính sau: - Kết hợp với các nhà khoa học Pháp trong công tác quan trắc và điều tra môi trường nước sông Đáy. - Gửi cán bộ Việt Nam đi trao đổi và học tập nghiên cứu tại nước Cộng hoà Pháp. 2 - Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học về lĩnh vực điều tra môi trường nước và về các kết quả thu được. Qua dự án này phía Pháp giúp đào tạo ngắn hạn các cán bộ nghiên cứu của Việt Nam và thông qua các buổi hội nghị, hội thảo nhiều cán bộ nghiên cứu trẻ được tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học hàng đầu của Pháp. Mục tiêu của Nhiệ m vụ: + Có được cơ sở dữ liệu và thực hiện mô hình hoá chuyển tải các chất dinh dưỡng trong môi trường nước sông Đáy thông qua việc nghiên cứu chất lượng nước hệ thống sông Đáy, lấy trọng điểm là nghiên cứu mức độ ô nhiễm dinh dưỡng. + Tăng cường tiềm lực cán bộ thông qua dự án hợp tác với Cộng hoà Pháp Đây là mục tiêu và nhiệm vụ thuộc dự án tổng thể về nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chất thải đô thị và nông nghiệp đến quá trình phú dưỡng trong vùng lưu vực đồng bằng sông Hồng theo ký kết hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp. Nội dung nghiên cứu của Nhiệm vụ: Nội dung I: 1. Khảo sát, thu mẫu và phân tích định kỳ hàng tháng: lấy mẫu và phân tích hàng tháng trong thời gian 2007-2008 tại ba điểm trên hệ sông Đáy-Nhuệ (Khe Tang, Cầu Quế và Cầu Đọ, xem ảnh phụ lục), để đánh giá chất lượng nước. 2. Khảo sát và thu mẫu định kỳ dọc sông: lấy mẫu và phân tích tiến hành khảo sát dọc sông Đáy (4 lần/năm trong hai năm 2007-2008) tại 6 điểm để đánh giá chất lượng nước. 3. Vận hành các trạm quan trắc tự động trên sông Nhuệ và sông Đ áy, sử dụng thiết bị đo và lấy mẫu tự động ISCO 7200 và Hydrolab Sonde 4A– Các chỉ tiêu ghi đo tự động ở các trạm như pH, DO, độ dẫn điện, độ đục, độ muối và nhiệt độ. 4. Khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải về mặt dinh dưỡng tại 44 nguồn thải nông nghiệp và 20 nguồn thải công nghiệp thuộc lưu vực sông Đáy. Nội dung II: 1. Xác định diễn biến dinh dưỡng trong môi trường nước sông Đáy dựa vào các kết quả phân tích của nội dung I. 2. Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước sông Nhuệ tới sông Đáy nhằm xác lập nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm. Nội dung III: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho môi trường nước lưu vực sông Đáy. Nội dung IV: Ứng dụng mô hình toán học mô phỏng chất lượng nướ c sông Đáy. Các kết quả thu được sẽ góp phần vào việc đánh giá chất lượng môi trường nước hệ thống sông Đáy - Nhuệ và làm cơ sở dữ liệu cho việc xử lý nguồn ô nhiễm, bảo vệ và quản lý nguồn nước có hiệu quả ở Việt Nam. 3 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km 2 . Trong số 13 hệ thống sông lớn này, có 9 hệ thống sông bao gồm Hồng (72.700 km 2 ), Thái Bình (15.180 km 2 ); Mêkông (70.520 km 2 ), Đồng Nai (36.261 km 2 ), Cả-La (21.230 km 2 ), Mã - Chu (17.600 km 2 ), Ba (13.800 km 2 ), Kỳ Cùng - Bằng Giang (11.200 km 2 ) và Thu Bồn (10.350 km 2 ) có tổng diện tích lưu vực chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và xấp xỉ 80% diện tích quốc gia [61]. Hình 1.1 : Bản đồ lưu vực sông Đáy-Nhuệ [90]. 4 Lưu vực sông Đáy-Nhuệ có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên. Lưu vực sông Đáy-Nhuệ nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc phần Tây Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích tự nhiên 7.949 km 2 (chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên của Việt Nam) (Hình 1.1). Lưu vực sông Đáy-Nhuệ có tọa độ địa lý từ 20 0 00’ - 21 0 20' vĩ độ Bắc và 105 0 00’ - 106 0 30' kinh độ Đông, được tính từ vùng núi cao Ba Vì- Hà Tây và vùng núi cao Hoà Bình kéo dài xuống đồng bằng hướng về phía Đông Nam, tới đường bờ biển của tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Lưu vực có dạng dài, hình nan quạt, bao gồm tỉnh 6 tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hoà Bình và thành phố Hà Nội [13]. Tỉnh Hòa Bình: gồm huyện Lương Sơn, Kim Bôi, huyện Lạc Thủy và huyện Yên Thủy. Thành phố Hà Nội: gồm huyện Từ Liêm, huy ện Thanh Trì và khu vực nội thành bên hữu ngạn sông Hồng. Tỉnh Hà Tây(cũ): toàn bộ tỉnh Hà Tây gồm thị xã Hà Đông và Sơn Tây, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ, huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức. Hình 1.2 . Các trạm khí tượng trong vùng lưu vực sông Đáy và đồng bằng sông Hồng [Cục Bảo vệ Môi trường, 2006]. Tỉnh Hà Nam: toàn bộ tỉnh Hà Nam gồm thị xã Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm. Tỉnh Nam Định: gồm thành phố Nam Định, huyện Nam Trực, huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên. Tỉnh Ninh Bình: gồm thị xã Ninh Bình, th ị xã Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô và huyện Kim Sơn. 5 Lưu vực được giới hạn như sau: Phía Bắc và phía Đông được bao bởi đê sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với chiều dài khoảng 242km. Phía Tây Bắc giáp với sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài khoảng 33km. Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm (nơi sông Tống gặp sông Cầu Hội) và ti ếp theo là sông Càn dài 10km rồi đổ ra biển tại cửa Càn. Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95km từ cửa Ba Lạt tới Cửa Càn [86]. 1.1.2. Đặc điểm thuỷ văn hệ thống sông Đáy-Nhuệ Mạng lưới thủy văn trong lưu vực sông Đáy-Nhuệ Mạng lưới sông ngòi trong lưu vực nghiên cứu tương đối phát triển, mật độ lưới sông đạt 0,7 - 1,2 km/km 2 . Tổng lượng nước hàng năm của các sông suối trong lưu vực sông Đáy khoảng 28,8 tỷ m 3 , trong đó lượng nước sông Đào Nam Định khoảng 25,7 tỷ m 3 (chiếm 89,5%), sông Hoàng Long ở Hưng Thi chỉ có 0,68 tỷ m 3 (chiếm 2,4%), sông Tích và sông Đáy ở Ba Thá khoảng 1, 35 tỷ m 3 (chiếm 4,7%) [86]. Đặc trưng hình thái của các sông suối lưu vực sông Đáy - Nhuệ được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.1 Đặc trưng hình thái sông suối lưu vực sông Đáy - Nhuệ [24] STT Sông Nguồn nước Diện tích lưu vực (km 2 ) Cửa sông Chiều dài sông (km) 1 Tích Núi Tản Viên 1330 Ba Thá 91 2 Thanh Hà Vùng núi Kim Bôi 271 40 3 Hoàng Long Vùng núi phía Nam thị xã Hoà Bình 1550 Gián Khẩu 125 4 Nhuệ Sông Hồng cống Liên Mạc 1070 Phủ Lý 80 5 Châu Sông Hồng (Hưng Yên) 368 Phủ Lý 27 6 Đào Sông Hồng (Phù Long) 185 Độc Bộ 32 Sông Đáy: Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên của sông Hồng, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Nhưng đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy thì nước sông Hồng không thường xuyên đổ vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ. Hiện nay, phần đầu nguồn sông Đáy (từ km 0 đến Ba Thá dài 71 km) coi như đoạn sông chết và sông Đáy trở thành con sông tiêu nước, làm nhi ệm vụ phân lũ khi có lũ lớn trên sông Hồng. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào, sông Nhuệ [60]. 6 Sông Nhuệ: dài khoảng 74 km (diện tích lưu vực khoảng 1070km 2 ) lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (Từ Liêm, Hà Nội) với lưu lượng nước khoảng 30m 3 /s. Sông Nhuệ cung cấp nước cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn đóng vai trò tiêu nước cho thành phố Hà Nội và thị xã Hà Đông rồi đổ vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Sông đô thị Tô lịch thường xuyên đổ nước vào sông Nhụê với lưu lượng nước trung bình từ 11 -17m 3 /s, lưu lượng cực đại đạt 30 m 3 /s. Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm do nhận nước thải của thành phố Hà Nội. Đã xuất hiện nhiều sự cố về môi trường trên sông Nhuệ như cá chết hàng loạt do xả nước thải thành phố vào mùa cạn với lưu lượng lớn. Chế độ thủy văn Chế độ thuỷ văn của sông Đáy rất phức tạp, chịu ảnh hưởng đồ ng thời của nhiều yếu tố như: chế độ mưa, chế độ nhiệt, chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ, hệ thống kênh tưới - tiêu và đặc biệt là chế độ thuỷ văn của sông Hồng (chủ yếu thông qua sông Đào nhận nước sông Hồng tại Nam Định và sông Nhuệ nhận nước sông Hồng qua cống Liên Mạc, Hà Nội). Trong lưu vực có 8 trạm đ o thủy văn và hầu hết các trạm đo mực nước sông (Hình 1.3). Các kết quả đo đạc và tính toán dài năm tại các trạm thủy văn trên hệ thống sông Đáy cho thấy: Nhìn chung, khoảng 85% lượng nước của hệ thống sông Đáy-Nhuệ được cung cấp bởi sông Hồng, chỉ có khoảng 15% là do các dòng chảy trong lưu vực. Tổng lượng nước hàng năm của các sông suối trong lưu vực sông Đáy - Nhuệ khoảng 28,8 tỷ m 3 , trong đó lượng nước sông Đào (Nam Định) khoảng 25,7 tỷ m 3 (chiếm 89,5%), sông Hoàng Long ở Hưng Thi chỉ có 0,68 tỷ m 3 (chiếm 2,4%), sông Tích và sông Đáy ở Ba Thá khoảng 1,35 tỷ m 3 (chiếm 4,7%). 7 Hình 1. 3 : Các trạm thủy văn trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong lưu vực sông Đáy- Nhuệ [Cục Bảo vệ Môi trường, 2006]. 8 Hình 1. 4 : Mực nước trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Đáy giai đoạn 1960-1997: Các trạm thuỷ văn Ba Thá, Bến Đục, Phủ Lý, Ninh Bình đo mực nước trên sông Đáy; trạm Gián Khẩu trên sông Hoàng Long và trạm Nam Định trên sông Đào [90]. 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh th ổ hay một quốc gia. Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi. Chính vì vậy dẫn đến việc tài nguyên nước bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà chúng còn gây ô nhiễm các tầng nước dưới đất [13], gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và đồng thời ảnh hưởng tới chu trình sinh- địa-hoá trong các hệ thống sông. Lưu vực sông Đáy-Nhuệ có phạm vi không gian rộng, quá trình phát triển kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Các hoạt động kinh tế xã hội đã và đang ngày càng trở thành tác nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về môi trường. Lưu vực sông Đáy- Nhuệ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng Bắc bộ, đây cũng là khu vực tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng bởi nhiều nguyên nhân. Dưới đây trình bày một số yếu tố kinh tế - xã hội trong lưu vực, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường trong lưu vực. 0 50 100 150 200 250 300 350 123456789101112 cm Ba Th¸ BÕn §ôc Phñ Lý Gi¸n KhÈu Nam §Þnh Ninh B×nh 9 1.2.1 Gia tăng dân số và phát triển đô thị Lưu vực sông Đáy - Nhuệ là khu vực có dân cư, kinh tế - xã hội phát triển liên tục từ rất lâu đời và hiện nay vẫn là vùng kinh tế - xã hội phát triển nhất đồng bằng sông Hồng. Lưu vực có số dân tổng cộng ước tính đến năm 2005 khoảng 8.7 triệu người người trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 25%. Tốc độ phát tri ển của dân số thành thị đã tác động mạnh tới môi trường dân cư - đô thị của vùng cũng như tính bền vững của môi trường. Đô thị hoá và thực trạng phát triển đô thị Quá trình đô thị hoá diễn biến liên quan mật thiết đến môi trường đô thị, lượng chất thải, tệ nạn xã hội, Trong vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị, vớ i Hà Nội là thủ đô, thành phố Nam Định là đô thị loại 2, các thị xã tỉnh lị và thị xã công nghiệp. Diễn biến dân số thành thị của vùng nghiên cứu chịu sự tác động nhiều của các yếu tố điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương Với sự biến động dân số này, mức tăng dân số thành thị bình quân /năm giai đ oạn 1996 - 2006 là khoảng 4%. 1.2.2 Phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong lưu vực Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2006 [14] thống kê đến năm 2004, trong lưu vực sông Đáy có khoảng 4113 cơ sở sản xuất lớn, được phân bố không đều tại 6 tỉnh trong lưu vực. Các khu công nghiệp chính liên quan đến môi trường nước sông là các khu công nghiệp có nguồn thải nguy hiểm như khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội), Vĩ nh Tuy (Hà Nội), Cầu Diễn (Hà Nội), Cầu Bươu (Thanh Trì), Văn Điển (Thanh Trì), Phú Xuyên, Thường Tín, thị xã Hà Đông (Hà Tây cũ), Các làng nghề với những sản phẩm truyền thống mang tính chất hàng hóa cao và ngày càng tinh xảo đang được hồi phục, phát triển [74]. Tuy nhiên, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất nghề ở nông thôn lạc hậu, trình độ cơ khí hóa còn thấp, thiết bị phần lớ n đã cũ, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất hàng hoá mà thiếu đầu tư công nghệ, giải pháp thích hợp để xử lý chất thải. 1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất và phát triển nông nghiệp trong lưu vực Trong lưu vực sông Đáy - Nhuệ, theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn (49,5%). Đất rừng và đất tr ồng cây công nghiệp chiếm 19,1% và 13,8%. Đất đô thị chỉ chiếm phần nhỏ, khoảng 4,9% (Hình 1.5). 10 Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp trong lưu vực đã dần bị thay thế bởi diện tích đô thị hoặc các khu công nghiệp mới. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính có đóng góp lớn vào kinh tế lưu vực sông Đáy. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá ổn định. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần trong khi ngành chăn nuôi tăng dần trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 [74]. 49.5 12.7 13.8 4.9 19.1 N«ng nghiÖp Rõng C©y c«ng nghiÖp §« thÞ Kh¸c Hình 1.5 : Diện tích đất phân bố trong lưu vực sông Đáy -Nhuệ (tính theo %) [60] Trong toàn bộ lưu vực, số dân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 60-70% tổng dân số thuộc lưu vực. Hệ thống kênh tưới, tiêu dày đặc trong lưu vực đã và đang phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng. Song song với việc phát triển kinh tế, các hoạt động canh tác phát tri ển mạnh cũng gây những ảnh hưởng đáng kể cho môi trường nước sông Đáy. Các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: Bên cạnh trồng trọt canh tác thì chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đang được khuyến khích đầu tư phát triển trong lưu vực. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần trong khi ngành chăn nuôi tăng dần trong giai đoạn từ n ăm 2000 đến năm 2005. Hình 1. 6 : Một số hoạt động canh tác nông nghiệp trong lưu vực [...]... RIVE (hỡnh 2.4) Sử dụng đất ịa chất, địa mạo sử dụng đất hoạt động địa chất, nông nghiệp địa mạo Các điều kiện khí hậu hồ chứa lợng ma ETP nhiệt độ ánh sáng dân số đô thị/ nông thôn nớc thải mạng lới sông Soil/vegetation rửa trôi và & xói mòn erosion Model Nguồn thải điểm HydrologicalModel mô hình thủy vn of the HYDROSTRAHLER drainage network lu lợng nớc chất ô nhiễm dòng chảy mặt lu giu chất chất . thống sông Đáy- Nhuệ Mạng lưới thủy văn trong lưu vực sông Đáy- Nhuệ Mạng lưới sông ngòi trong lưu vực nghiên cứu tương đối phát triển, mật độ lưới sông đạt 0,7 - 1,2 km/km 2 . Tổng lượng nước. sát môi trường nước lưu vực sông Đáy. Theo đó, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) hợp tác với Cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp (ANR) trong lĩnh vự c quan trắc và khảo sát môi trường lưu. hoá chuyển tải các chất dinh dưỡng trong môi trường nước sông Đáy thông qua việc nghiên cứu chất lượng nước hệ thống sông Đáy, lấy trọng điểm là nghiên cứu mức độ ô nhiễm dinh dưỡng. + Tăng cường

Ngày đăng: 16/04/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan