ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ LUẬT THỰC PHẨM

109 1.2K 6
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ LUẬT THỰC PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ LUẬT THỰC PHẨM

1/109 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH o0o Bài Giảng ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LUẬT THỰC PHẨM Người soạn: Ths Nguyễn Văn Ninh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2009 2/109 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 01. 4 MỘT SỐ KHÁI NIỆM TÓM TẮT CÁC QUI ĐỊNH CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG. 4 1.1. Khái niệm thực phẩm: 4 1.2. Khái niệm về chất lượng 4 1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng. 4 1.4. Tóm tắt một số điểm qui định về luật ĐBCL ATVSTP của Việt Nam. 7 1.5. Giới thiệu về hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới 9 Chương 02. 11 GIỚI THIỆU HỆ THÔNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP 11 1.1. Khái niệm: 11 1.2. Các nguyên tắc xây dựng HACCP 11 1. 3 Các bước thực hiện HACCP 12 Chương 02 17 HỆ THỔNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 17 2.1. Phạm vi 17 2.2. Cách tiếp cận theo quá trình 17 2.3. Thuật ngữ định nghĩa 18 2.4. Hệ thống quản lý chất lượng 18 2.5. Trách nhiệm của lãnh đạo. 20 2.6. Quản lý nguồn nhân lực 23 2.7. Tạo sản phẩm 24 3.1. Giới thiệu 36 3.2. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 40 3.3. CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO CẢI TIẾN LIÊN TỤC 43 3.4. KẾ HOẠCH AN TOÀN THỰC PHẨM – HACCP 45 3.5. hỆ thỐng quẢn lý chẤt lưỢng an toàn vỆ sinh thỰc phẨm 52 3.6. Kiểm soát quá trình. 82 3.7. nhân sỰ 84 Chương 04. 89 NHỮNG THỦ TỤC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU 89 4.1. Thị trường Việt Nam. 89 4.1.1. Quy trình làm thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam 89 4.1.2. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tại Việt Nam 90 4.2. Thị trường nước ngoài. 91 4.2.1. Quá trình nhập khẩu thực phẩm vào EU. 91 4.2.2. Thủ tục xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ 98 4.2.3. Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Canada 100 4.2.4.Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc 102 4.2.5. Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Nhật Bản 106 4.2.6. Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Úc 97 3/109 MỞ ĐẦU Đảm bảo chất lượng luật thực phẩm là một trong những học phần quan trọng đối với chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Điều này cho thấy, các sản phẩm chế biến phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, được các nước nhập khẩu chấp nhận, công nhận chứng nhận. Để làm được điều này, yêu cầu đặt ra cho các nhà chế biến phải hiểu biết về các tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng tiêu chuẩn, các qui định về thị trường, các thủ tục đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm thủy sản. Cuốn tài liệu “Đảm bảo chất lượng luật thực phẩm” được biên soạn các nội dung cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về chương trình mục tiêu quốc gia. Nội dung của tài liệu bao gồm 03 phần: 1. Một số khái niệm tóm tắt các qui định của Việt Nam liên quan đến đảm bảo chất lượng. Trong chương này, tập trung tóm tắt các qui định của Việt Nam liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, giới thiệu một số quốc gia đã hợp tác song phương không song phương với VN. 2. Sau khi giới thiệu các qui định, tiến hành giới thiệu các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đang áp dụng tại Việt Nam được thế giới chứng nhận. Tập trung các tiêu chuẩn thường gặp như HACCP, ISO 9001:2008, BRC. 3. Ngoài các vấn đề nêu trên, các thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đề cập những quy trình cơ bản hiện nay Việt Nam các nước trên thế giới đang áp dụng. Cuốn tài liệu biên soạn lần đầu tiên, các nội dung sắp xếp chưa được phù hợp, hy vọng người đọc thông cảm góp ý để các lần chỉnh sửa sau được hoàn thiện. Mọi thông tin xin góp ý theo Email: aitnvn@yahoo.co.uk 4/109 Chương 01. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TÓM TẮT CÁC QUI ĐỊNH CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG. 1.1. Khái niệm thực phẩm: Thực phẩm là sản phẩm rắn hoặc lỏng dùng để ăn, uống với mục đích dinh dưỡng hoặc thị hiếu đáp ứng nhu cầu con người. Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm dùng để ăn, uống với mục đích phòng bệnh nhưng không chữa bệnh. 1.2. Khái niệm về chất lượng Theo từ điển Tiếng Việt (1994): “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” Theo Tiêu chuẩn Liên Xô (cũ): “Chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính của sản phẩm quy định tính thực dụng của sản phẩm, để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với người tiêu dùng” Theo tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (EUQC: European Organization for Quality Control): “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” Theo TCVN 5814 –1994 ISO/DIS 8042 “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn của người tiêu dùng”. 1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng. 1.3.1. Chất lượng dinh dưỡng: Chất lượng dinh dưỡng là tính đến hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm. Về mức dinh dưỡng người ta chia ra 2 phương diện: - Phương diện số lượng: Là năng lượng tiềm tàng dưới dạng các hợp chất hóa học chứa trong thực phẩm. Tùy theo nhu cầu, người tiêu dùng cần thực phẩm có năng lượng cao hay thực phẩm có năng lượng thấp. - Phương diện chất lượng: là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng theo từng đối tượng tiêu thụ sự có mặt của các chất vi lượng (Vitamin, sắt ) 5/109 hoặc sự có mặt của một số nhóm chất cần thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng (ít muối, không đường ) Mức chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm là giá trị hàm lượng có thể quy định theo tiêu chuẩn từng thành phần có trong sản phẩm. Tuy nhiên không phải bao giờ sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng được đánh giá là tốt mà nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. 1.3.2. Chất lượng vệ sinh Tính an toàn – không độc hại của thực phẩm, thực phẩm không được chứa bất kỳ yếu tố nào ở mức gây nguy hiểm cho người tiêu thụ, không có hiệu ứng tích tụ về mức độ độc hại. Các yếu tố gây hại cho người tiêu dùng có trong thực phẩm có thể là: các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học tác nhân sinh học. Chúng có thể lây nhiễm hoặc hình thành trong qúa trình chế biến bảo quản. Cần chú ý rằng ngay cả khi thực phẩm không chứa các độc tố trực tiếp nhưng sẽ trở thành độc hại do chế độ ăn uống: như thừa muối, thừa chất béo, sử dụng không phù hợp với đối tượng (trẻ em sơ sinh uống sữa có nhiều bơ). Chất lượng vệ sinh cũng tiêu chuẩn hóa được (quy định mức giới hạn tới hạn các yếu tố độc hại). 1.3.3. Chất lượng thị hiếu (hay cảm quan) Là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan của thực phẩm dựa trên các giác quan. Chất lượng cảm quan rất quan trọng nhưng biến đổi theo thời gian. Về mặt lý thuyết chất lượng thị hiếu là tốt khi nó làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu thụ ở một thời điểm xác định. Chất lượng cảm quan đối với một số sản phẩm là rất quan trọng, người sản xuất cần lựa chọn thị trường xác định chỉ tiêu chất lượng cảm quan đối với từng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường đó. 6/109 1.3.4. Chất lượng sử dụng hoặc dịch vụ Đó là phương diện tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm như: - Khả năng bảo quản: sản phẩm dễ bảo quản, bảo quản trong thời gian dài. Đây là tính chất quan trọng để người mua lựa chọn với khối lượng lớn. - Thuận tiện khi sử dụng sản phẩm: đóng thành nhiều gói nhỏ, bao bì dễ mở, đóng. Loại sản phẩm này đáp ứng nhu cầu giải phóng lao động trong công việc nội trợ. - Phương diện kinh tế: giá thương mại (sỉ/lẻ), không gây thiệt hại cho người tiêu thụ do thiếu khối lượng tịnh, lẫn loài, lẫn cỡ. - Phương diện thương mại: sản phẩm luôn có sẵn, dễ dàng đổi lại hoặc trả lại khi không đạt chất lượng. - Phương diện pháp luật; nhãn hiệu sản phẩm phải chính xác, trên nhãn ghi đúng ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng, thể tích, thành phần. 1.3.5. Chất lượng công nghệ Tất cả các hoạt động công nghệ chế biến sản phẩm từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra các chất lượng sử dụng cảm quan. Công nghệ tiên tiến đảm bảo cho sản phẩmchất lượng tốt còn cảm quan nâng cao giá trị của chất lượng về hình thức, thị hiếu. Ví dụ bia đóng lon bia đóng chai có chất lượng sử dụng tốt hơn bia hơi. 1.3.6. Các yếu tố tâm lý - xã hội của chất lượng Cộng đồng xã hội loài người rất phong phú đa dạng về tầng lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán. Do vậy, việc lựa chọn đánh giá chất lượng thực phẩm cũng bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý – xã hội. - Tôn giáo: thực phẩm không được làm từ động vật đối với người ăn theo đạo phật. Người theo đạo hồi không ăn thịt lợn không uống rượu, trong khi đó rượu vang bánh mì lại là biểu tượng của người theo đạo thiên chúa. 7/109 - Đẳng cấp xã hội: Tầng lớp xã hội giàu sang, hay trong những lễ hội lớn thường dùng những món ăn đắt tiền, nhìn khách quan, chất lượng các sản phẩm này không cao. - Sản phẩm lạ: nhiều người ưa thích sản phẩm lạ. Ví dụ người Việt Nam thích sản phẩm cocacola, đồ hộp ngoại, rượu vang. Còn người nước ngoài lại thích nem, phở. Như vậy, các sản phẩm lạ được ưa thích sẽ được đánh giá là tốt. - Phụ gia: sự lo lắng đối với sản phẩm có bổ sung phụ gia (chất màu trong nước giải khát hay bánh kẹo) hoặc sản phẩm qua xử lý bằng phóng xạ mặc dù không còn ảnh hưởng. - Sản phẩm truyền thống thường được ưa thích đánh giá cao. Ví dụ nước mắm Phú Quốc, bánh đậu xanh Rồng Vàng – Hải Dương, trà Thái Nguyên, mè xửng – Huế. Những yếu tố tâm lý - xã hội thay đổi rất lớn theo quốc gia, thời đại, vị trí xã hội cá nhân. Điều này, đã dẫn đến các ngành liên quan nghiên cứu thị trường, ngành marketing thực phẩm quảng cáo. 1.4. Tóm tắt một số điểm qui định về luật ĐBCL ATVSTP của Việt Nam. 1.4.1. Luật Thủy sản 2003 Khoản 4, Điều 43: “Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, công nhận cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong trong chế biến thuỷ sản”. Khoản 2, Điều 45: “Bộ Thủy sản phối hợp với các Bộ có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm thủy sản tiêu dùng trong nước”. 1.4.2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Khoản 11, Điều 10: “Người sản xuất có nghĩa vụ tuân thủ các quy 8/109 định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Điểm a, Khoản 1, Điều 27: “Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồm kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất”. Điểm đ, Khoản 1, Điều 70: “Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công, có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. 1.4.3. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: Khoản 2, Điều 13: “Nơi chế biến thực phẩm phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm”. Khoản 2, Điều 28: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”. Khoản 1, Điều 44: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Khoản 1, Điều 48: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh ra về vệ sinh an toàn thực phẩm”. 1.4.4. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP Khoản 3, Điều 5: “Các bộ quản lý chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao về quản lý nhà nước có trách nhiệm ban hành các quy định cụ thể về điều kiện VSATTP phù hợp với quy định của Bộ Y tế các quy định pháp luật khác có liên quan”. 9/109 Khoản 3, Điều 15: “Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 15 ngày phải thẩm định, kiểm tra thực địa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP đối với cơ sở. Trong trường hợp không cấp, phải nêu rõ lý do”. 1.4.5. . Nghị định số 59/2005/NĐ-CP: Khoản 4, Điều 15: “Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản làm thực phẩm (theo quy định của Bộ Thuỷ sản) xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện về sinh an toàn thực phẩm”. Khoản 1, Điều 17: “Bộ Thuỷ sản, các Bộ, ngành UBND cấp tỉnh chịu trách nhịêm tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản xử lý vi phạm theo thẩm quyền”. 1.4.6. Nghị định số 01/2008/NĐ-CP: Điểm n, Khoản 8, Điều 2: “Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng bảo vệ công trình nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá; cơ sở sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu thuyền nghề cá”. 1.4.7. Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN: Điểm d, Khoản 5, Điều 2: “Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kiểm tra việc công nhận, huỷ bỏ công nhận đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, tàu cá, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến thuỷ sản, bán buôn thực phẩm thuỷ sản ”. 1.5. Giới thiệu về hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới Hiện nay, Việt Nam đã có hợp tác song phương với các nước EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Canada, Nga. Các nước này công nhận hệ thống quản lý chất lượng ATVSTP của Việt Nam thông qua các chương trình dư lượng, truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn. Trong đó, EU 10/109 Nga yêu cầu Việt Nam phải triển khai thực hiện chương trình dư lượng, thực hiện tiêu chuẩn Vietgap. Tuy nhiên, các nước còn lại không có thỏa thuận về văn bản hợp tác. Do đó, các sản phẩm của Việt Nam chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt tại các cơ quan hải quan của nước nhập khẩu. Trong số các nước đó, có Mỹ Nhật là hai thị trường kiểm tra nghiêm ngặt nhất. Thị trường Mỹ, qui định rõ tại chương 123 luật thực phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ phải áp dụng HACCP (HACCP phải được FDA công nhận). Do đó, hàng năm FDA thực hiện việc kiểm tra chấp hành của doanh nghiệp về hệ thống quản lý HACCP. Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu có thể được FDA công nhận khi trả lời đầy đủ các câu hỏi về HACCP của FDA có năng lực hoạt động được FDA công nhận. [...]... pháp định chế định - Thiết lập chính sách chất lượng - Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng - Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo - Đảm bảo sẳn các nguồn lực 2.5.2 Hướng vào khách hàng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng (xem 7.2.1 8.2.1) 2.5.3 Chính sách chất lượng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo về... cầu của sản phẩm Điều này được thiết lập tại mọi cấp, bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức Mục tiêu chất lượng phải đo được, nhất quán với chính sách chất lượng 2) Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng Lãnh đạo phải đảm bảo tiến hành hoạch định hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng các yêu cầu chung cũng như các mục tiêu chất lượng Đảm bảo tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy... bị cho những sản phẩm chính yếu được cung cấp như là những sản phẩm có nhãn mác được bán lẻ sản phẩm thực phẩm có nhãn mác thực phẩm hay thành phần được sử dụng cho những công ty dịch vụ, công ty cung ứng dịch vụ thực phẩm sản xuất thực phẩm Chứng chỉ chứng nhận áp dụng cho những sản phẩm được SX hay được chuẩn bị tại nhà máy nơi những cuộc đánh giá chứng nhận được thực hiện bao gồm cả ... hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng 2.5.6 Xem xét của lãnh đạo 1) Khái quát Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng, để đảm bảo luôn thích hợp, thỏa đáng có hiệu lực Việc xem xét này phải đánh giá được cơ hội cải tiến nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kể cả chính sách chất lượng các mục tiêu chất lượng Hồ sơ xem xét của lãnh đạo... thống quản lý chất lượng 2.4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu 1) Khái quát 19/109 - Các văn bản công bố về chính sách chất lượng mục tiêu chất lượng - Sổ tay chất lượng - Các thủ tục dạng văn bản hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn - Các tài liệu bao gồm cả hồ sơ, cần có của tổ chức để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức đó 2) Sổ tay chất lượng - Phạm... khi cần phê duyệt lại tài liệu - Đảm bảo nhận biết được các thay đổi tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu - Đảm bảo các văn bản của các loại tài liệu thích hợp sẳn có ở nơi sử dụng - Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết - Đảm bảo các laọi tài liệu có nguồn gốc bên ngoài đã được tổ chức xác định cần thiết cho hoạch định vận hành hệ thống quản lý chất lượng được nhận biết việc... quản lý chất lượng áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức (xem 1.2.) - Xác định trình tự mối tương tác của các quá trình này - Xác định các chuẩn mực phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp kiểm soát các quá trình này có hiệu lực - Đảm bảo sự có của các nguồn lực thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp theo dõi các quá trình này - Theo dõi, đo lường khi có thể phân... Chương 02 GIỚI THIỆU HỆ THÔNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP 1.1 Khái niệm: HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống đảm bảo chất lượng thông qua việc phân tích mối nguy an toàn thực phẩm tập trung kiểm soát tại các điểm tới hạn", hoặc "hệ thống phân tích, xác định tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm" Nguyên nhân áp dụng HACCP do... chính sách chất lượng: - Phù hợp với mục đích của tổ chức - Bao gồm việc cam kết đáp ứng các yêu cầu cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng 21/109 - Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập xem xét các mục tiêu chất lượng - Được truyền đạt thấu hiểu trong tổ chức - Cần xem xét để luôn thích hợp 2.5.4 Hoạch định 1) Mục tiêu chất lượng Người lãnh đạo cao nhất cần đảm bảo những... quản lý chất lượng được hoạch định thực hiện 2.5.5 Trách nhiệm, quyền hạn trao đổi thông tin 1) Trách nhiệm, quyền hạn Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn mối quan hệ của chúng được xác định thông báo trong tổ chức 2) Đại diện của lãnh đạo chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức Ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm quyền hạn bao gồm: - Đảm bảo quá . Quốc 102 4.2.5. Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Nhật Bản 106 4.2.6. Thủ tục xuất khẩu thực phẩm vào Úc 97 3/109 MỞ ĐẦU Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm là một trong những học phần quan. thủ tục đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm thủy sản. Cuốn tài liệu Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm được biên soạn các nội dung cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác. SỐ KHÁI NIỆM VÀ TÓM TẮT CÁC QUI ĐỊNH CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG. 4 1.1. Khái niệm thực phẩm: 4 1.2. Khái niệm về chất lượng 4 1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng. 4 1.4.

Ngày đăng: 16/04/2014, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan