Chính sach hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

218 790 0
Chính sach hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009 Mã số: B.09.06 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Chủ nhiệm đề tài: TS Đoàn Xuân Thủy Thư ký đề tài: Th.S Nguyễn Thị Minh Tân 7940 HÀ NỘI – 2009 CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : CNH, HĐH Doanh nghiệp nhà nước : DNNN Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSCL Đồng bằng sông Hồng : ĐBSH Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI Hợp tác xã : HTX Khoa học - công nghệ : KH-CN Khuyến nông, khuyến ngư : KN, KN Mức thuế ưu đãi : MFN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: NHNN&PTNT Ngân hàng nhà nước : NHNN Ngân sách nhà nước : NSNN Ngân hàng chính sáchhội : NHCSXH Ngân hàng thế giới : WB Sản xuấ t hàng hoá : SXHH Sản xuất nông nghiệp : SXNN Xã hội chủ nghĩa : XHCN Xuất khẩu lao động : XKLĐ DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA 1. CN Nguyễn Kim Cam - Sở Lao động, thương binh và XH Hà Nội 2. TS Phạm Ngọc Dũng - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh 3. CN Nguyễn Dũng - Huyện Ủy Chư Sê tỉnh Gia Lai 4. CN Đàm Thùy Dương - Đại học Thái Nguyên 5. CN Nguyễn Thị Đa - Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình 6. CN Nguyễn Văn Đông - Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình 7. CN Đinh Xuân Hùng - Ngân hàng Chính sáchhội tỉnh Hà Giang 8. CN Vũ Thị Hiền - Hội Nông dân huyện Chí Linh, Hải Dương 9. CN Nguyễn Vă n Khang - Trường Trung cấp nghề tỉnh Hòa Bình 10. CN Phạm Hoàng Lam - Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh 11. PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh 12. TS Đặng Ngọc Lợi - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh 13. TS Đào Thị Ngọc Minh - Đại học Sư phạm Hà Nội 14. CN Nguyễn Thanh Minh - Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội 15. Th.S Ngô Tuấn Nghĩa - Học viên CT-HCQG Hồ Chí Minh 16. TS Đinh Văn Phượng - Học viện Chính trị quân sự 17. TS Nguyễn Minh Quang - Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh 18. CN Nguyễ n Trọng Sơn - Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh 19. Th.S Nguyễn Thị Minh Tân - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh 20. PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh - Học viên CT-HCQG Hồ Chí Minh 21. CN Nguyễn Văn Thanh - Trường chính trị Lê Hồng Phong, Hà Nội 22. TS Đoàn Xuân Thủy - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh 23. CN Nguyễn Quang Thử - Sở Công thương tỉnh Quảng Nam 24. TS Nguyễn Thị Tú - Học viện Tài chính 25. CN Phạm Anh Tuấn - Huyện ủy huyện Ứng Hòa, Hà Nội 26. CN Võ Văn Tiến - Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Quảng Nam 27. CN Bùi Xuân Vinh - Công đoàn ngành Giao thông Thái Bình 28. CN Nguyễn Thanh Xuân - Trường Cao đẳng thủy sản, Bộ Thủy sản CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : CNH, HĐH Doanh nghiệp nhà nước : DNNN Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSCL Đồng bằng sông Hồng : ĐBSH Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI Hợp tác xã : HTX Khoa học - công nghệ : KH-CN Khuyến nông, khuyến ngư : KN, KN Mức thuế ưu đãi : MFN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: NHNN&PTNT Ngân hàng nhà nước : NHNN Ngân sách nhà nước : NSNN Ngân hàng chính sáchhội : NHCSXH Ngân hàng thế giới : WB Sản xuấ t hàng hoá : SXHH Sản xuất nông nghiệp : SXNN Xã hội chủ nghĩa : XHCN Xuất khẩu lao động : XKLĐ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11 1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 11 1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 35 1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 48 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 64 2.1. Quá trình hình thành hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. 64 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 70 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 134 3.1. Những quan điểm cơ bản về hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. 134 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thời gian tới. 136 KẾT LUẬN 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 172 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là những vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Xuất phát từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân … Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân … Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợ i, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tếchính trị của nông dân…” 1 , Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương và chính sách lớn nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp với tư cách là cơ sở kinh tế chủ yếu để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và nông thôn. Những chủ trương chính sách hỗ trợ nông nghiệp nước ta đã mang lại những hiệu quả tích cực to lớn đối với nông dân và nông thôn nước ta, đặ c biệt kể từ sau đổi mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ những thành tựu chủ yếu của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) trong quá trình đổi mới như: nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá (SXHH); năng suất, chất lượng và hi ệu quả của sản xuất nông nghiệp được nâng cao không ngừng, tạo cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới; kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổ i mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn, hệ thống chính trị nông thôn được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế chính trị củ a giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế vướng mắc đang tồn tại trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày nay như, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, H.2000, Nxb. CTQG, t.7, tr.16-17. 2 những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học-công nghệ (KH-CN) và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việ c chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh SXHH. Nông nghiệpnông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ t ầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Những hạn chế, yếu kém trên đòi hỏi phải tiếp tục có chính sách hỗ trợ đối với SXNN. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), những cam kết trong WTO về nông nghiệp không cho phép thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ đã được thực hiện trước đây, đặc biệt là các chính sách trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích đầu tư nội địa hóa … cùng với sức ép cạnh tranh quố c tế về hàng hóa nông sản đang có xu hướng tăng dần. Hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết về mặt lý luận cũng như thực tiễn như: Những chính sách hỗ trợ SXNN như thế nào thì được coi là không vi phạm cam kết về nông nghiệp trong WTO? Các chính sách hỗ trợ SXNN phù hợp với quy định của WTO có tác động như thế nào tới SXNN và tới nông dân với t ư cách là chủ thể chủ yếu của hoạt động đó?. Làm thế nào để xây dựng được các chính sách hỗ trợ SXNN vừa không vi phạm các cam kết gia nhập WTO, vừa thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta theo hướng hiệu quả, bền vững … Việc hoạch định và thực thi những chính sách hỗ trợ SXNN có hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế đòi hỏ i phải tiếp tục đào sâu nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay cùng với các 3 cam kết hội nhập về nông nghiệp, từ đó hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực thi những cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ SXNN nước ta thời gian tới. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Chính sách hỗ trợ SXNN nước ta trong điều kiệ n hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ tuyển thầu năm 2009 theo Thông báo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Về chính sách hỗ trợ SXNN nói chung và chính sách hỗ trợ SXNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Học giả kinh tế Nga Pavlov P.N. đề cập tới v ấn đề hỗ trợ SXNN thông qua các chương trình quản lý điều tiết đối với tài nguyên đất đai và các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường trong SXNN. Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ SXNN nói chung và đối với Việt Nam nói riêng là các báo cáo của các tổ chức quốc tế do các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước tham gia soạn thảo. Nhóm các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong Báo cáo “Hội nhập kinh tế quốc tế, kh ả năng cạnh tranh và đời sống nông thôn Việt Nam” (2002) khuyến nghị các chính sách hỗ trợ đối với mỗi mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ chốt. Hafiz A.Pasha và T.Planivel trong tác phẩm “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo: Kinh nghiệm Châu Á” (2004) cho rằng cần tăng chi tiêu công cho kinh tế nông thôn, nông dân để đa dạng hoá sản phẩm, cải cách chế độ thương mại và tiếp thị trong nước giúp cho việc giá cả nông sản được c ải thiện. Theo họ, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp cần phải tập trung vào những điểm chủ yếu: Thứ nhất, đa dạng hoá nông nghiệp theo hướng SXHH nông nghiệp sử dụng nhiều lao động và có giá trị cao . Thứ hai, phát triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ về chế biến nông sản và cung cấp đầu vào nông nghiệp, mở rộng tiếp cận tín dụng nông thôn cho cả hoạt động nông nghi ệp và phi nông nghiệp. 4 Thứ ba, đặt ưu tiên cao hơn về phân bổ nguồn lực công vào phát triển nông thôn; đầu tư vào đường, thuỷ lợi, điện khí hoá bản làng, nghiên cứu phát triển nông nghiệp, và khuyến nông có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất nông nghiệp. Thứ tư, tập trung phân bổ lại tài sản cho người nghèo thông qua chính sách ruộng đất và các chương trình tín dụng vi mô nông thôn. Báo cáo của Oxfam Quốc tế, tháng 10-2004 “Gia nhập WTO: Liệ u Việt Nam có giành được những điều kiện có lợi cho phát triển?” cho rằng, Việt Nam không những có thể sử dụng các hình thức và định mức hỗ trợ SXNN theo quy tắc de minimis là các nước đang phát triển được phép sử dụng tới 10 phần trăm giá trị sản xuất cho trợ cấp (trừ phần thanh toán theo “hộp xanh” không định mức trần, và những trợ cấp cho nông dân nghèo thu nhập thấp và thiếu nguồ n lực, không nằm trong các cam kết cắt giảm), mà còn có thể sử dụng những hình thức hỗ trợ nội địa khác có lợi cho nông dân thu nhập thấp và thiếu nguồn lực mà không có tác động làm biến dạng thương mại. Báo cáo “Việt Nam - Thúc đẩy Công Cuộc Phát triển Nông thôn - Từ Viễn cảnh tới Hành động” do nhóm cán bộ của Ngân hàng Thế giới (WB) soạn thảo năm 2005 đặc biệt nhấn mạnh đến đa dạng hóa nông nghiệp, cho rằng hỗ trợ cho người SXNN có thể chia thành 3 dạng: Một là, áp đặt thuế nhập khẩu và giới hạn nhập khẩu, việc này làm tăng giá trong nước (người tiêu dùng gánh chịu); Hai là, hỗ trợ xuất khẩu (người dân đóng thuế gánh chịu), Ba là, bao cấp cho người nông dân cả đầu vào và đầu ra (người dân đóng thuế gánh chịu). Kinh nghiệm từ khu vực Đông Á cho thấy những chính sách h trợ nông nghiệp trung lập đối với các loại cây trồng sẽ giúp giảm chi ngân sách của chính phủ và thúc đẩy đa dạng hoá bền vững theo nhu cầu thị trường, tập trung vào chức năng dịch vụ công như xây dựng chính sách, các chức năng quản lý, kiểm soát và đánh giá. Hỗ trợ sản xuất như nghiên cứu, khuyến nông, cơ sở hạ tầng công cộng, và tiếp thị là quan trọng và hợp lý; c ần phải đảm bảo rằng ba trụ cột then chốt của phát triển nông thôn (định hướng thị 5 trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, tham gia và trao quyền cho cộng đồng) được lồng ghép với nhau trong tất cả các chương trình và dự án. Đa dạng hóa nông nghiệp hiệu quả có thể là một sợi chỉ đỏ liên kết ba yếu tố then chốt này. Sự hỗ trợ của Ngân hàng dành cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Các vấn đề c ần được quan tâm là: Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; Phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng miền núi và trung du; Công nghệ nông nghiệp; Quản lý thủy lợi; Quản lý đất đai; Ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Phát triển ngành chăn nuôi, và Phát triển ngành lâm nghiệp. Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của Ngân hàng thế giới “Hướng đến tầm cao mới” nêu ra yêu cầu nâng cao chất lượng nông sản như cải thiệ n an toàn vệ sinh thực phẩm, thú y, bảo vệ thực vật trước xu thế gia tăng nhu cầu của thị trường thế giới về hàng hóa nông sản có giá trị và chất lượng cao. Để có được nâng cao chất lượng nông sản phải có hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại cho hàng hóa nông sản, do đó hỗ trợ cho nông nghi ệp là cần thiết. Trong điều kiện phải xóa bỏ các hình thức trợ cấp khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cần sử dụng tốt các hình thức hỗ trợ đầu vào được phép trong hạn định như hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ về dịch vụ công, đồng thời tăng cường các hình thức hỗ trợ không bị hạn chế như kiểm soát bệnh tật, hỗ trợ về kết cấu hạ tầng theo từng mặt hàng. Trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2008 với tiêu đề “Tăng cường Nông nghiệp cho Phát triển”, được Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chính thức công bố ngày 11- 12-2007 tại Hà Nội nhận định rằng, đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp tại các nền kinh tế đang chuyển đổi, bao gồm cả Việt Nam, sẽ quyết định lợi ích của nông dân nghèo sống những nước này. Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách (PAB) số 7 “Chính sách phát triển nông thôn mới” của tác giả Jan Rudengre thuộc Chương trình hỗ trợ quốc tế ISG ngày 8-1-2008 có đề xuất các giải pháp về tài chính cho phát triển nông thôn như phân bổ tài chính nhiều hơn cho phát triển nông thôn và [...]... kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng hỗ trợ SXNN Việt Nam thời gian qua Chương 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ SXNN trong hội nhập kinh tế quốc tế 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SXNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm chính sách hỗ trợ SXNN Chính. .. thư mở, Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, WB hay WTO Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính. .. thống chính sách kinh tế của nhà nước, thể hiện tác động của nhà nước tới lĩnh vực nông nghiệp Trong điều kiện ngày nay, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực đặc biệt quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sự ổn định trong lĩnh vực này là tiền đề cho sự ổn định của toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Cho nên chính sách nông nghiệp. .. trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp Để khắc phục tình trạng đó nhằm phát huy vai trò hỗ trợ đắc lực của kinh tế tập thể trong nông nghiệp cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước của dân, do dân và vì dân thông qua chính sách về xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong nông nghiệp nước ta nói chung và chính sách hỗ trợ đối với kinh tế tập thể nói riêng Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, nông dân... sách hỗ trợ SXNN nước ta từ năm 2001 đến nay, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách đó so với các cam kết về hỗ trợ nông nghiệp trong WTO; - Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ SXNN thời gian tới 7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu 3 chương, 8 tiết: Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ SXNN trong điều kiện hội nhập kinh. .. khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp còn là ngành cứu cánh cho nền kinh tế Sự phát triển tương đối ổn định của nông nghiệp đã tạo ra những điều kiện cần thiết cho quá trình khắc phục và đẩy lùi suy thoái kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị xã hội cho phục hồi và phát triển kinh tế Những vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với phát triển kinh tếxã hội kể trên cho thấy, nông nghiệp phải trở thành... nền kinh tế phát triển với cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ mở rộng và hợp tác kinh tế quốc tế; xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)”1 Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Nga, chính sách kinh tế là hệ thống những biện pháp kinh tế được thực thi bởi nhà nước trên cơ sở lợi ích của giai cấp thống trị trong các hình thái kinh tế- xã hội trước chủ nghĩa xã hội. .. vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và đối với SXNN, cùng với yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống, vị thế của nông dân và phát triển nông thôn theo hướng văn minh hiện đại Thứ nhất, vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội: Nông nghiệp là ngành sản xuấtsản phẩm chủ yếu là nông sản, do đó vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội được... bộ xã hội trong đất nước Trong chính sách nông nghiệp, sự quan tâm chủ yếu được dành cho những kết quả hoạt động sản xuất cuối cùng ngày càng cao trong toàn bộ kinh doanh nông nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, nâng cao hiệu quả và sự phát triển xã hội nông thôn2 Theo giáo trình Nhập môn lý thuyết kinh tế (1997) của Học viện Kinh tế Nga Plekhanov, việc phân tách chính sách nông nghiệp. .. chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách hỗ trợ SXNN của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào đánh giá nghiên cứu sâu sắc về sự phù hợp của các chính sách hỗ trợ SXNN hiện hành sơ với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đồng thời vấn đề làm thế nào để chính sách hỗ trợ 9 SXNN nước ta trong thời gian tới vừa không vi phạm . thiện chính sách hỗ trợ SXNN trong hội nhập kinh tế quốc tế. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11 1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong. sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. 64 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 70 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG

Ngày đăng: 15/04/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan