Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ

83 430 0
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật khoa học và công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ______________________________________ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN 01/HĐ/ĐT-ĐA: NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Chủ nhiệm Đề án: HOÀNG NGỌC DOANH 7833 06/4/2010 Hà Nội, tháng 12/2009 2 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO KH&CN Khoa học công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ NC-TK Nghiên cứu - triển khai ĐMCN Đổi mới công nghệ KH-XH Khoa học xã hội KH-KT Khoa học – kỹ thuật CGCN Chuyển giao công nghệ TTCN Thị trường công nghệ SHTT Sở hữu trí tuệ QPPL Quy phạm pháp luật NSNN Ngân sách nhà nước SHCN Sở hữu công nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn KT-XH Kinh tế - xã hội KT-KT Kinh tế - kỹ thuật SX-KD Sản xuất-kinh doanh NSNN Ngân sách nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân CL&CSKH&CN Chiến lược Chính sách khoa học công nghệ 3 MỤC LỤC Trang Một số thông tin chính về đề án 4 Phần mở đầu 5 Phần thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 9 I. Tổng quan về điều chỉnh pháp luật về KH&CN 9 1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận thực tiễn 9 2. Sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN với vấn đề điều chỉnh pháp luật về KH&CN 12 II. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của một số nước trên thế giới. 13 1. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước phát triển 14 2. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á. 16 3. Luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) với yêu cầu đổi mới quản lý KH&CN ở Việt Nam vấn đề hội nhập khu vực thế giới 18 Phần thứ hai: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20 I. Luận cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20 II. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) đề xuất khung các văn bản hướng dẫn Luật hoàn thiện pháp luật về KH&CN 34 1. Đề xuất những phương án sửa đi bổ sung luật KH&CN 34 2. Đề xuất khung văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN 42 3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến sửa Luật KH&CN 43 Kết luận kiến nghị 45 Phụ lục I. Tờ trình Chính phủ 47 Phụ lục II. Dự thảo Luật KH&CN (sửa đôi) 58 Ph ụ lục III. Bản so sánh Luật (2000) Dự thảo Luật (sửa đổi) In riêng Phụ lục IV. Hoạt động của Dự án 79 Tài liệu tham khảo 81 4 MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN TÊN ĐỀ ÁN: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN THỜI GIAN THỰC HIỆN: 21 tháng, từ tháng 4 /2008 đến tháng 12/2009 Kinh phí thực hiện: 350.000 triệu đồng Trong đó: - Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học: 350.000 triệu đồng. - Năm thứ nhất: 200.000.000.đồng. - Năm thứ hai: 150.000.000.đ CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN: Hoàng Ngọc Doanh NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH: Đặng Duy Thị nh, Viện Chiến lược Chính sách KH&CN Đặng Thu Trang, Viện Chiến lược Chính sách KH&CN Nguyễn Lan Anh, Viện Chiến lược Chính sách KH&CN Nguyễn Bảo Hùng, Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN Phạm thế Trinh, Viện Hóa học, Bộ Công thương Lê Đại Hải, Vụ Pháp luật Kinh tế Dân sự Chu Đức Nhuận, Vụ Khoa học-Giáo dục, Văn phòng Chinh phủ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: Viện Chiến lược Chính sách KH&CN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH : - Vụ pháp chế; - Vụ Đánh giá-Thẩm định-Giám định công nghệ; - Vụ Khoa học xã hội tự nhiên; - Vụ KHCN các ngành kinh tế kỹ thuật; - Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp; - Vụ KHCN&MT,Văn phòng Quốc hội; -Viện hoá học công nghiệp; Hoạt động cụ thể của Đề án xem tại phụ lục IV 5 PHẦN MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Luật KH&CN đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9-6- 2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Luật ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng pháp luật về KH&CN ở Việt Nam. Lần đầu tiên nước ta có riêng một đạo luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động KH&CN, đã tạo nên một số thay đổi lớn cho hoạt động KH&CN. Tuy nhiên thời gian qua đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong công cuộc đổi mới hội nhập, vì vậy, cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực thi Luật KH&CN trong 8 năm qua, để thấy được những quy định nào không còn phù hợp với thực tiễn, những quy định nào còn phù hợp cần phải sửa đổi cho hoàn thiện - để từ đó sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN cho phù hợp v ới tình hình mới của đất nước. Nhận thức rõ vấn đề này, Bộ KH&CN đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu cho nhóm Đề án “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN năm 2000 (2000). Báo cáo này là kết quả nghiên cứu của Đề án. Đề án chân thành cám ơn các nghiên cứu viên của Ban N/C Chính sách nhân lực Hệ thống KH&CN, Ban Thông tin tư liệu Đào tạo sau đại học, các chuyên gia của Vụ Pháp chế Lãnh đạo Viện Chiến lược Chính sách KH&CN đã đóng góp nhiều ý kiến giúp đỡ trong quá trình thực hiện Đề án. 1. Mục tiêu của đề tài/ đề án: Xây dựng các phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) của Việt Nam, để từ đó xây dựng dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi), trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam kinh nghiệm điều chỉnh pháp lu ật về KH&CN của các nước trên thế giới. 2. Tính cấp thiết của đề án Nghiên cứu về lý luận thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KH&CN nói chung, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của thế giới, tổng kết kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi, b ổ sung Luật KH&CN năm 2000 cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trong điều kiện hội nhập bản thân hệ thống pháp luật về KH&CN đã có nhiều thay đổi khi ở Việt Nam đã có thêm một số luật chuyên ngành như: Luật SHTT, Luật CGCN, Luật năng lượng nguyên tử vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những nội dung cơ bản của Luật KH&CN đưa ra các phươ ng án cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) xây dựng dự thảo Luật KH&CN là vấn đề rất cấp thiết. 6 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu của Đề án là kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt Nam của các nước trên thế giới, gồm có luật KH&CN (2000) các văn bản quy định chi tiết thi hành luật KH&CN một số luật có liên quan đến hoạt động KH&CN như luật CGCN, luật SHTT, Luật Giáo dục, luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp các luật v ề thuế, Luật thương mại, Luật xuất bản, các đạo luật về KH&CN của các nước trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của Đề án là nghiên cứu lý luận thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KH&CN của Việt nam của các nước trên thế giới để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) của Việt Nam. Giới hạ n nghiên cứu. Do điều chỉnh pháp luật về KH&CN rất rộng các nước trên thế giới có truyền thống điều chỉnh rất khác nhau được điều chỉnh ở rất nhiều loại văn bản khác nhau, song do mục đích của Đề án là nghiên cứu để luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) nên Đề án chỉ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của những nướ c khả dĩ áp dụng cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN của Việt Nam, để phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi bổ sung Luật KH&CN của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu, Đề án thực hiện các cách tiếp cận chủ yếu sau: Tiếp cận hệ thống: Đề án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quát về lý luận thực tiễn đ iều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới của Việt Nam thời gian qua, để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung cho từng quy phạm từng chế định của Luật KH&CN. Tiếp cận lịch sử logic: Đề án đã phân tích, đánh giá sự ra đời của các QPPL trong bối cảnh lịch sử cụ thể đặt trong tiến trình phát triển của đấ t nước để luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN(2000) cho phù hợp với yêu cầu mới. Trong nghiên cứu Đề án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề án đã thu thập hơn 200 văn bản QPPL Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN các QPPL liên quan đến KH&CN trong các luật có liên quan của Việt Nam hơn 30 Luật về KH&CN của các nước trên thế giới trong các thờ i kỳ gần đây, để phân tích đánh giá biến động về điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Phương pháp phi thực nghiệm, Đề án đã thực hiện điều tra xã hội học: a) Phỏng vấn gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất tại các viện 7 nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp trong cả nước về sửa đổi, bổ sung những vấn đề chủ yếu của Luật KH&CN (2000). b) Tổ chức 30 hội nghị bàn tròn tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp tại 3 miền (Bắc, Trung, Nam) về việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề chủ yếu nào của Luật KH&CN. Tổ chức 10 hội thảo khoa học với các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất ở các cơ quan quản lý, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi). 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN Đề án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luậ t KH&CN 1.1. Nghiên cứu tổng quan về điều chỉnh pháp luật KH&CN. - Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận thực tiễn. - Sửa đổi Luật KH&CN (2000) với vấn đề điều chỉnh pháp luật về KH&CN. 1.2. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về KH&CN của một số nước trên thế giới. - Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật v ề KH&CN của các nước phát triển (Mỹ, Nga, Nhật); - Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc). 1.3. Nghiên cứu luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) với yêu cầu đổi mới quản lý KH&CN ở Việt Nam với vấn đề hội nhập khu vực thế giới. 2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) 2.1. Nghiên cứu luậ n cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) theo các chế định của Luật: Quản lý hoạt động KH&CN; Tổ chức NCKH&PTCN; Tổ chức dịch vụ KH&CN; - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Hợp đồng KH&CN; Chế độ tài chính cho hoạt động KH&CN; Cơ chế khuyến khích phát triển KH&CN. 2.2. Nghiên cứu, đề xuất những phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN(2000) đề các văn bản hướng dẫn Luật để hoàn thiện các văn bản pháp luật về KH&CN. 2.3. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi). 3. Kết cấu báo cáo tổng hợp của Đề án gồm: Mở đầu 8 Phần thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn để sửa đổi, bổ sung Luật KHCN. I. Nghiên cứu tổng quan (lý luận thực tiễn) về điều chỉnh pháp luật về KH&CN. 1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN, những vấn đề lý luận thực tiễn. 2. Sửa đổi Luật KH&CN (2000) với vấn đề điều chỉnh pháp luật về KH&CN. II. Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật KH&CN của một số nước trên thế giới. 1. Kinh nghiệm đi ều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước phát triển. 2. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước ở châu Á. 3. Nghiên cứu luận cứ về sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN với yêu cầu đổi mới quản lý KH&CN ở Việt Nam với vấn đề hội nhập khu vực thế giới của Việt Nam. Phần thứ hai : Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Lu ật KH&CN năm 2000 I. Nghiên cứu luận cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) theo các chế định của Luật. 1. Quản lý hoạt động KH&CN. 2. Tổ chức NCKH&PTCN. 3. Tổ chức dịch vụ KH&CN. 4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN. 5. Hợp đồng KH&CN. 6. Chế độ tài chính cho hoạt động KH&CN; 7. Cơ chế khuyến khích phát triển KH&CN. II. Nghiên cứu đề xuất những phương án sửa đổi bổ sung Luật KH&CN. 1. Nghiên cứu, đề xuất những phương án sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN (2000) đề xuất khung để hoàn thiện các văn bản pháp luật về KH&CN. 2. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi). Kết luận kiến nghị 9 Phần thứ nhất NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN ĐỂ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KH&CN 1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN những vấn đề lý luận thực tiễn 1.1. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước trên thế giới 1.1.1. Điều chỉnh pháp luật nói chung của các nước trên thế giới Pháp luật luôn gắn liền với sự phát triển của chính trị, kinh tế, văn hoá, KH&CN, phong tục tập quán truyền thống luật pháp của mỗi nước. Vì vậy, mỗi quốc gia khi ban hành pháp luật nói chung, pháp luật về KH&CN nói riêng có những quy định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử theo sự phát triển của chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ phong tục tập quán của nước đó. Đây là các yếu t ố quyết định các nguyên tắc pháp luật của mỗi nước. Như vậy, các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật ở các nước khác nhau là không cố định, muốn xác định chúng cần phải dựa vào cấu trúc xã hội, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, các quan hệ xã hội đặc trưng cần điều chỉnh, truyền thống văn hoá, pháp luật, của nước đó. Với cách tiếp cận như v ậy, khi nghiên cứu pháp luật về KH&CN của các nước, chúng ta có thể thấy được các nguyên tắc trong việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh, phương pháp mức độ điều chỉnh, từ đó hiểu rõ những nội dung mà các đạo luật điều chỉnh. Luật pháp là một phạm trù lịch sử, các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội ổn định trong thờ i kỳ lịch sử nhất định, nó không mang tính bất biến. vì thế, các nước trên thế giới, các đạo luật sau một thời gian thực thi, họ đều nghiên cứu đánh giá hiệu quả thi hành luật, nghiên cứu thực tiễn khách quan xem những quy định nào của luật không còn phù hợp, tại sao? những quy định nào cần sửa đổi cho hoàn thiện, những quan hệ xã hội nào mới nảy sinh hoặc phái sinh từ việc thi hành luật cầ n quy định bổ sung, để từ đó luận cứ cho việc sửa đổi hoàn thiện luật. Về đặc điểm điều chỉnh pháp luật nói chung của các nước trên thế giới có thể chia làm 5 hệ thống chính như sau: Hệ La Mã- Đức; Hệ Ăng lê-Xắc xông; Hệ theo Hồi giáo; Hệ theo xã hội chủ nghĩa; Hệ theo Ấn độ giáo. Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống La Mã - Đức. truỳên thống này được bắt đầu ở La mã thời trung cổ, sau đó phát triển sang Đức pháp, đến nay phần lớn các nước tây Âu như Đức, Pháp, italia áp dụng phương pháp điều chỉnh này. Nguyên tắc điều chỉnh của nó là nhà nước đặt ra pháp luật, quan toà chỉ được xử theo các quy định của pháp luật toàn xã hội phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật trong hệ thống này gồm có l.uất các văn bản d ưới luật. Có các đạo luật chủ yếu sau: đạo luật điều chỉnh chung trong một lĩnh vực rộng; các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh tương đối cụ thể trong một lĩnh vực hẹp; (3) các luật đơn hành điều chỉnh một số vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể. 10 Đối với các đạo luật (1) điều chỉnh chung thì có 2 mức điều chỉnh: những vấn đề có tính nguyên tắc thì điều chỉnh chung để các văn bản dưới luật (nghị định) sẽ quy định cụ thể; đối với những vấn đề có thể điều chỉnh cụ thể thì quy định chi tiết ngay trong luật để thực hiện được ngay không cần có n bản hướng dẫn. Luật loại này gọi là luật khung tương đối chi tiết. Đối với (2) các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh chung thì cũng có 2 mức điều chỉnh: những vấn đề có tính nguyên tắc (với một số ít quan hệ xã hội) thì điều chỉnh chung để các văn bản dưới luật (nghị định) sẽ quy định cụ thể; đối với những vấ n đề có thể điều chỉnh cụ thể thì quy định chi tiết trong luật để thực hiện được ngay không cần có văn bản hướng dẫn. Đối với (3) các đạo luật đơn hành thì quy định cụ thể chi tiết ngay trong luật để thực hiện được ngay không cần có văn bản hướng dẫn. Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Ăng lê - Xắc xông. truỳên thống này được bắt đầu ở Anh quốc từ thế kỷ thứ 16. Ban đầu nó là Luật án lệ - quan toà sau sử một vụ án theo lệ như quan toà nào đó trước đã sử như trước đây đã được chấp nhận. Ví dụ ăn cắp một con cừu thì quan toà trước sử bị tội gì, thì đối với người sau mắc tội đó quan toà cũng thẹo lệ cũ mà sử. Như v ậy quan toà làm ra luật chứ không phải là nhà nước làm ra luật. Việc này dẫn đến sự lộng hành của các chúa đất, nên đến thế kỷ thứ 17 hoàng đế Anh quốc đã cho ra đời Luật công lý, đây là luật của nhà nước ban hành để hạn chế bớt sự lộng hành của các quan toà của các chúa đất. Hiện nay khá nhiều nước (chủ yếu là các nước thuộc địa của Anh trước đây) như Mỹ, Úc áp d ụng theo truyền thống này. Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Xã hội chủ Nghĩa. Được bắt nguồn từ Liên xô trước đây. Sau đó tất cả các nước XHCN (trước đây trong đó có Việt Nam) đều theo truyền thống này. Nhìn chung về hệ thống pháp luật này thì phương pháp điều chỉnh, mức độ điều chỉnh của các đạo luật đối tượng điề u chỉnh của các đạo luật thì tương tự như điều chỉnh của pháp luật theo truyền thống Luật La Mã - Đức nhưng nguyên tắc điều chỉnh thì khác nhau một cách căn bản - đó là ý chí của giai cấp lãnh đạo phải được đưa lên thành luật (hay nói cách khác luật phải thể hiện ý chí của Nhà nước XHCN). Điều chỉnh pháp luật theo truyền thống Hồi giáo Ấn độ giáo. Các quy t ắc của đạo Hồi Ấn độ giáo được đưa lên thành Luật ở các đạo luật của các hệ thống này. Kinh nghiệm điều chỉnh cả hai truyền thống này không có thể áp dụng cho Việt Nam nên trong báo cáo này chỉ điểm qua như vậy. 1.1.2. Điều chỉnh pháp luật về KH&CN nói chung của các nước trên thế giới Điều chỉnh pháp luật về KH&CN của các nước nói chung phụ thuộc vào truyền thống xây dựng nhà nước pháp luật của nước đó, tức là có thể điều chỉnh khung (luật khung), điều chỉnh chung (luật ngành, chuyên ngành), điều chỉnh cụ thể (luật đơn hành). Tuy nhiên, đối tượng phương pháp điều chỉnh là tương đối giống nhau, song phạm vi điều chỉnh mức độ điều chỉnh của các đạo luật về KH&CN của các n ước lại tương đối khác nhau, thậm chí rất khác nhau. [...]... là các vấn đề về tổ chức KH&CN, hoạt động NCKH&PTCN Sửa đổi Luật phải theo những yêu cầu này 19 Phần thứ hai NGHIÊN CỨU SỦA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ I LUẬN CỨ VỀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KH&CN 1 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KH&CN Về quy định chung Như đã luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN ở phần thứ nhất (xem II.3 trang 18) Trước... sửa Việc sửa đổi bổ sung Luật KH&CN phải căn cứ vào những thay đổi về đổi mới quản lý KT-XH , đổi mới quản lý KH&CN hội nhập khu vực quốc tế của Việt Nam, phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO Sửa đổi, bổ sung Luật, cần sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể loại bỏ các quy định không còn phù hợp công bố toàn văn văn bản Luật (sửa đổi) để thi hành 3 Luận cứ về sửa đổi, bổ sung. .. được sử dụng trong Luật cần được hiểu thống nhất, vì vậy cần phải quy định rõ nội hàm của nó Để sửa Luật KH&CN cũng cần xem lại các khái niệm trong Luật KH&CN năm 2000 Tuy nhiên, việc nghiên cứu chi tiết về sửa đổi bổ sung các khái niệm trong Luật KH&CN (2000) đã được nghiên cứu kỹ trong Đề tài “ Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật 20 KH&CN” của Viện Chiến lược Chính sách KH&CN-... tế Mỗi lần sửa đổi, bổ sung Luật, Trung Quốc chỉ sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể song vẫn công bố toàn văn văn bản Luật sửa đổi để thi hành Các đạo luật khác là luật ngành luật đơn hành điều chỉnh những vấn đê cụ thể trong từng lĩnh vực hẹp Điều chỉnh pháp luật của Trung Quốc cũng có Luật các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đối với các đạo luật chung, đôi vơi luật đơn hành thì quy... truyền thống pháp luật Việt Nam Pháp có khá nhiều luật điều chỉnh trong lĩnh vực KH&CN như: Lụât về nghiên cứu phát triển công nghệ của CH Pháp; Luật về định hướng lập chương trình cho nghiên cứu triên khai công nghệ của CH Pháp, các luật ngành, luật đơn hành như: Luật SHTT, CGCN, Luật ngành của Pháp về KH&CN chủ yếu tập trung quy định về các vấn đề sau: Công bố chính sách đặt ra các nguyên... Xây dựng phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; c) Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học triển khai thực nghiệm với giáo dục đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển thị trường công nghệ; d)... rất khó theo dõi); Luật thúc đẩy tiến bộ KH-KT của nước CHND Trung Hoa ban hành có hiệu lực thi hành từ 01/10/1993 đến nay đã sửa đổi, bổ sung tới 4 lần, lần cuối cùng là 29/12/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 (rất mới), mỗi lần sửa Luật Trung Quốc chỉ sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể song vẫn công bố toàn văn văn bản Luật sửa đổi để thi hành; Luật khoa học chính sách KH – KT... hành Luật này còn có Sắc lệnh của tổng thống Nghị định thi hành Luật sẽ quy định chi tiết những gì luật quy định có tính nguyên tắc Về sửa đổi, bổ sung Luật Luật thúc đẩy phát triển KH&CN của Hàn quốc ban hành năm 1968 (sớm nhất thế giới) đến nay đã sửa 14 lần, song mỗi lần sửa chỉ sửa đổi, bổ sung từng điều khoản cụ thể của luật cho phù hợp với thực tiễn của xã hội lúc đó Khi sửa cũng chỉ công. .. hành II NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Các đạo luật chung về KH&CN của các nước trên thế giới chủ yếu tập trung quy định về các vấn đề sau: Công bố chính sách đặt ra các nguyên tắc thiết lập chính sách nghiên cứu phát triển KH&CN; Đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu ưu tiên các chính sách cơ bản về nghiên cứu phát... trù lịch sử, cho nên luật về KH&CN của các nước trên thế giới sau một thời gian thực hiện đều được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.Tuy nhiên, cách sửa đổi bổ sung cũng rất khác nhau Ví dụ: Luật thúc đẩy phát triển KH&CN của Hàn quốc ban hành năm 1968 (sớm nhất thế giới) đến nay đã sửa 14 lần, song mỗi lần sửa chỉ sửa đổi bổ sung từng điều khoảng của Luật (và cũng chỉ công bố những gì sửa đổi nên chúng ta . hai NGHIÊN CỨU SỦA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ I. LUẬN CỨ VỀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KH&CN 1. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KH&CN. Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ NC-TK Nghiên cứu - triển khai ĐMCN Đổi mới công nghệ KH-XH Khoa học xã hội KH-KT Khoa. thứ hai: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20 I. Luận cứ về những nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN 20 II. Nghiên cứu đề xuất Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) và đề

Ngày đăng: 15/04/2014, 10:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan