Đề tài : So sánh pháp luật hình sự một số nước ASEAN

362 1.7K 7
Đề tài : So sánh pháp luật hình sự một số nước ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : So sánh pháp luật hình sự một số nước ASEAN thuộc công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ CÔNG TRÌNH NHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Lợi Viện trưởng Viện khoa học quản lý môi trường Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Văn Cương 8225 Hà Nội – Tháng 1/2010 1 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 1. Chủ nhiệm: TS. Phạm Văn Lợi Viện trưởng Viện Khoa học quản lý môi trường 2. Thư ký: ThS. Nguyễn Văn Cương Phó trưởng ban Dân sự kinh tế, Viện Khoa học pháp lý II. DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH 1. TS. Trần Mạnh Đạt Trưởng ban Tư pháp hình sự, Viện Khoa học pháp lý 2. ThS. Nguyễn Văn Hiển Phó Trưởng ban Tư pháp hình sự, Viện Khoa học pháp lý 3. ThS. Lê Tuấn Sơn Tổ phó Tổ 30 Bộ Tư pháp 4. ThS. Nguyễn Minh Khuê Nghiên cứu viên, Viện Khoa học pháp lý 5. ThS. Nguyễn Mạnh Cường Nghiên cứu viên, Viện Khoa học pháp lý 2 MỤC LỤC PHẦN I: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN 5 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN 6 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN 11 Chương 2. NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 22 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 22 1. Đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự 22 2. Nguyên tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự 25 II. CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 27 1. Pháp luật Thái Lan 27 2. Pháp luật Philippines 33 3. Pháp luật Malaysia 41 4. Pháp luật Singapore 49 5. Pháp luật Indonesia 55 III. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 58 1. Pháp luật Thái Lan 59 2. Pháp luật Philippines 64 3. Pháp luật Malaysia 78 4. Pháp luật Singapore 80 5. Pháp luật Indonesia…………………………………………………………………84 Chương 3. NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 89 I. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 89 II. CÁC TỘI VỀ CÔNG VỤ 92 III. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE 97 IV. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN 102 1. Pháp luật Thái Lan 103 2. Pháp luật Philippines 109 3. Pháp luật Malaysia 112 4. Pháp luật Singapore 114 3 5. Pháp luật Indonesia 118 V. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 122 VI. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 128 1. Pháp luật Thái Lan 129 2. Pháp luật Philippines 135 3. Pháp luật Malaysia 139 4. Pháp luật Singapore 145 5. Pháp luật Indonesia 153 VII. TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG 154 1. Pháp luật Thái Lan 155 2. Pháp luật Philippines 157 3. Pháp luật Malaysia 161 4. Pháp luật Singapore 163 5. Pháp luật Indonesia 165 Chương 4. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 168 I. VỀ NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 168 II. VỀ CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 170 III. VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 171 IV. VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ 172 1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia 172 2. Các tội về công vụ 172 3. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe 173 4. Về các tội xâm phạm tự do cá nhân 174 5. Các tội xâm phạm sở hữu 175 6. Các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế 176 7. Tội phạm về môi trường 177 V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 177 PHẦN II: HỆ CHUYỂN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA THÁI LAN ThS. Nguyễn Văn Cương- Viện Khoa học pháp lý 186 CHUYÊN ĐỀ 2. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MALAISIA ThS. Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý 209 4 CHUYÊN ĐỀ 3. ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ThS. Lê Tuấn Sơn - Bộ Tư pháp 228 CHUYÊN ĐỀ 4. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN TS. Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học quản lý môi trường 262 CHUYÊN ĐỀ 5. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ThS. Lê Tuấn Sơn - Bộ tư pháp 292 CHUYÊN ĐỀ 6. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Ths. Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý 314 CHUYÊN ĐỀ 7. PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN TS. Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học quản lý môi trường 342 5 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN Thực hiện nhiệm vụ được giao về việc nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự một số quốc gia ASEAN, trên cơ sở cân nhắc tình hình của 10 quốc gia ASEAN 1 cũng như dựa vào những nguồn tư liệu có thể tiếp cận được 2 và trong phạm vi nguồn lực có hạn, Ban Chủ nhiệm đề tài đã quyết định chọn lựa 5 quốc gia tiêu biểu nhất để tiến hành nghiên cứu gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Đây là 5 thành viên sáng lập Hiệp hội ASEAN 3 và trong một thời gian dài, họ cũng là 5 trong số những thành viên chủ chốt nhất của Hiệp hội. Năm quốc gia này cũng có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và lịch sử rất đặc trưng cho khối ASEAN. Nội dung nghiên cứu, so sánh bao gồm cả các quy định chung của pháp luật hình sựmột số chế định tội phạm căn bản nhất 4 trong pháp luật hình sự của các quốc gia này. Tất nhiên, với tư cách là một đề tài nghiên cứu tiến hành bởi nhóm cán bộ nghiên cứu của Việt Nam – một thành viên Hiệp hội ASEAN, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường xuyên có sự so sánh, đối chiếu pháp luật của các quốc gia được nghiên cứu với chính các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam để hiểu rõ hơn điểm tương đồng, khác biệt của các hệ thống pháp luật trong cộng đồng ASEAN. 1 Trước đây (trước năm 1999), khu vực Đông Nam Á được quan niệm gồm 10 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philippines và Myanmar. Kể từ khi Đông Timo tách khỏi Indonesia để thành một quốc gia độc lập, hiện nay, khu vực Đông Nam Á có tất cả 11 nước (gồm 10 quốc gia trước đây và Đông Timor). Tuy nhiên, Hiệp hội các quốc gia ASEAN chỉ gồm 10 quốc gia Đông Nam Á trước đây vì Đông Timor chưa gia nhập Hiệp hội này. 2 Nguồn tư liệu này chúng tôi khai thác từ các cơ sở dữ liệu trên Internet (gồm cả cơ sở dữ liệu miễn phí và cơ sở dữ liệu phải trả tiền) cũng như thông qua các mối quan hệ nghiên cứu để thu thập, củng cố tư liệu nghiên cứu cho Đề tài. Nhân đây, chúng tôi xin trân thành cảm ơn giáo Andrew Harding, Khoa Luật Đại học Victoria, một trong những chuyên gia quốc tế hàng đầu về pháp luậ t các nước Đông Nam Á đã tạo điều kiện chia sẻ nguồn tư liệu pháp luật về các nước Đông Nam Á mà giáo sau hàng chục năm chuyên nghiên cứu về pháp luật các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thu thập được. 3 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi 5 quốc gia sáng lập là: Thai Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines (http://en.wikipedia.org/wiki/ASEAN). 4 Gồm các chế định cơ bản như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội phạm về công chức, công vụ, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, các tội xâm phạm quyền tài sản và sở hữu của công dân, các tội trong lĩnh vực kinh tế và các tội trong lĩnh vực môi trường. 6 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 5 QUỐC GIA ASEAN Trong 5 quốc gia được chọn để nghiên cứu trong đề tài này, xét về kinh tế, Singapore là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất, vào khoảng 52 ngàn USD (tính theo sức mua tương đương). Hiện nay, Singapore đã được coi thuộc về “thế giới thứ nhất” (nước phát triển) trong khi đó, các quốc gia còn lại vẫn chỉ được coi là các nước đang phát triển (Indonesia và Philippines) hoặc ở trình độ phát triển trung bình (Thái Lan và Malaysia). Tổng sản lượ ng bình quân đầu người 5 của Philippines năm 2008 là 3.300 USD 6 , của Indonesia là 3.900USD, của Thái Lan là 8.500 USD, của Malaysia là 15.300 USD và của Singapore là 52.000 USD 7 . Về diện tích, trong khi Singapore có diện tích chỉ là 697km 2 , 4 nước còn lại đều là quốc gia có diện tích ngang hoặc hơn diện tích của Việt Nam. Cụ thể, Philippines có diện tích 300.000km 2 , Malaysia có diện tích 329.487km 2 , Thái Lan có diện tích 513.120km 2 và Indonesia có diện tích lớn nhất 1.904.569km 2 . Về dân số, nói chung, ngoại trừ Singapore là một quốc đảo với dân số chưa đến 5 triệu người, các quốc gia còn lại đều có một số dân tương đối lớn. Cụ thể, Malaysia có 25,7 triệu dân, Thái Lan có 65,9 triệu dân, Philippines có 97,9 triệu dân và Indonesia có tới 240,2 triệu dân (xem bảng 1). 5 Tất cả đều tính theo phương pháp tính sức mua tương đương. 6 Con số tương ứng của Việt Nam mới là 2.800 USD. 7 Con số tương ứng của Hoa Kỳ chỉ có 47.000 USD, của Anh là 36.600 USD, của Pháp là 32.700 USD và của Nhật là 34.200 USD, Thụy Điển là 38.500 USD. 7 Bảng 1: Thông tin chung về 5 quốc gia ASEAN 8 Quốc gia Diện tích (km 2 ) Dân số (triệu người - Tháng 7/2009) GDP chính thức/GDP tính theo sức mua tương đương (tỷ USD- 2008) GDP/đầu người tính theo sức mua tương đương (USD- 2008) Từng là thuộc địa của Năm giành độc lập Thái Lan 513.120 65,9 272,1 /553,4 8.500 Không Malaysia 329.847 25,7 214,7/386,6 15.300 Anh 31/8/1957 Singapore 697 4,6 154,5/240 52.000 Anh 9/8/1965 (ngày tách khỏi Malaysia) Indonesia 1.904.569 240,2 510,8/915,9 3.900 Hà Lan 17/8/1945 Philippines 300.000 97,9 168,6/320,6 3.300 Tây Ban Nha (tới 1898), Hoa Kỳ (tới 1946) 4/7/1946 8 Số liệu trích dẫn từ nguồn World Fact Book (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html) (truy cập ngày 29/8/2009). Các số liệu được ước tính vào tháng 7/2009. 8 Về sắc tộc, các quốc gia được nghiên cứu đều là quốc gia đa sắc tộc. Chẳng hạn, theo điều tra dân số tiến hành năm 2000, ở Indonesia, tỷ lệ sắc dân sống ở quốc gia này như sau: Javanese 40.6%, Sundanese 15%, Madurese 3.3%, Minangkabau 2.7%, Betawi 2.4%, Bugis 2.4%, Banten 2%, Banjar 1.7%, các sắc dân khác 29.9% 9 . Tại Thái Lan, người Thái chiếm tới 75% dân số, người gốc Hoa chiếm 14% dân số, những sắc dân khác chiếm 11%. Tại Malaysia, theo ước tính vào năm 2004, người Malay chiếm 50,4% tổng số dân, người gốc Hoa chiếm 23,7%, người bản địa (sắc tộc thiểu số) chiếm 11%, người gốc Ấn chiếm 7,1% dân số và 7,8% tổng số dân là người thuộc các sắc tộc khác 10 . Tại Singapore, theo điều tra dân số năm 2000, số người gốc Hoa chiếm tới 76,8%, người Malay chiếm 13,9%, người gốc Ấn chiếm 7,9% và người thuộc sắc dân khác chiếm 1,4% 11 . Tại Philippines, theo điều tra dân số năm 2000, tỷ lệ người dân thuộc các sắc tộc khác nhau như sau: người Tagalog 28.1%, người Cebuano 13.1%, người Ilocano 9%, người Bisaya/Binisaya 7.6%, người Hiligaynon Ilonggo 7.5%, người Bikol 6%, người Waray 3.4%, các sắc dân khác 25.3% 12 . Về tôn giáo, các quốc gia được nghiên cứu đều là các quốc gia đa tôn giáo. Tuy nhiên, mức độ ưu trội của một tôn giáo nhất định ở mỗi quốc gia là không giống nhau. Chẳng hạn, tại Thái Lan, theo điều tra dân số năm 2000, có tới 94,6% người theo đạo Phật, 4,6% người theo đạo Hồi, chỉ có 0,7% người theo đạo Thiên chúa và 0,1% người theo các tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào 13 . Tại Indonesia, theo điều tra dân số năm 2000, có tới 86,1% người theo đạo Hồi, 5,7% người theo đạo Tin Lành, 3% theo đạo Công giáo (La Mã), 1,8% người theo đạo Hindu và 3,4% số dân còn lại theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào 14 . Tại Malaysia, theo điều tra dân số vào năm 2000, số người theo đạo Hồi chiếm tới 60,4% dân số, số người theo đạo Phật chiếm 19,2% dân số, số người theo đạo Thiên chúa chiếm 9,1% dân số, số người theo 9 Số liệu trích dẫn từ nguồn World Fact Book (https://www.cia.gov/library/publications/the-world- factbook/geos/id.html) (truy cập ngày 30/10/2009). 10 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/my.html 11 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sn.html 12 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rp.html 13 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html 14 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/id.html 9 các tôn giáo truyền thống của Trung Quốc (Đạo giáo và các loại đạo khác) chiếm 2,6%, số người theo các tôn giáo khác là 1,5% và số người không theo tôn giáo nào là 0,8% 15 . Tại Singapore, theo điều tra dân số năm 2000, số người theo Đạo Phật chiếm 42,5% dân số, số người theo đạo Hồi chiếm 14,9% dân số, số người theo Đạo giáo chiếm 8,5% dân số, số người theo đạo Hindu chiếm 4% dân số, số người theo đạo Công giáo (La Mã) chiếm 4,8% dân số, số người theo các nhánh Thiên chúa giáo khác chiếm 9,8% dân số, số người theo các loại tôn giáo khác là 0,7% và số người không theo tôn giáo nào là 14,8% 16 . Tại Philippines, theo điều tra dân số năm 2000, tỷ lệ người theo các loại tôn giáo khác nhau cụ thể như sau: người theo Công giáo (La Mã) 80.9%, người theo đạo Hồi 5%, người theo Anh giáo 2.8%, người theo đạo Iglesia ni Kristo 2.3%, người theo đạo Aglipayan 2%, người theo nhánh Thiên chúa giáo khác 4.5%, người theo tôn giáo khác 1.8%, còn lại là người không theo tôn giáo hoặc không xác định tôn giáo cụ thể (0,7%) 17 . Nhìn lại lịch sử, nhìn chung, cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia được nghiên cứu (ngoại trừ Thái Lan) đều trải qua thời kỳ bị thực dân phương Tây xâm lược (giai đoạn thực dân hóa). Trước thời kỳ bị thực dân phương Tây đô hộ, các quốc gia này thường thiết lập chế độ phong kiến hoặc chế độ thần quyền. Ch ẳng hạn, về mặt lịch sử, Philippine từng là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha trong hơn 300 năm (từ năm 1565 đến năm 1898). Sau đó, Philippine trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ cho tới sau Thế chiến thứ 2 18 . Indonesia là thuộc địa của Hà Lan trong hơn 300 năm từ năm 1602 cho tới tận những năm cuối thập niên 1930 khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và Nhật Bản đã giành thuộc địa này của Hà Lan về tay mình. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của ông Sukarno, Indonesia đã giành lại nền độc lập của mình ngay 15 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/my.html 16 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sn.html 17 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rp.html 18 Thực tế, trong thời gian xảy ra thế chiến thứ 2, Philippines cũng bị chiếm đóng bởi quân Nhật. Khi còn là thuộc địa của Hoa Kỳ, Philippines cũng đã giành được một phần quyền tự trị khi năm 1934 chính phủ tự trị đầu tiên (nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ) được thành lập. Philippines chỉ thực sự được công nhận là quốc gia độc lập bởi Hoa K ỳ từ ngày 4/7/1946 (tức là sau khi Thế chiến thứ 2 đã kết thúc). [...]... CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC QUY ĐỊNH CHUNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1 Đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự Nhìn chung, vấn đề đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự được các Bộ luật hình sự của 5 nước ASEAN quy định khá cụ thể Trong số đó, các quy định về đối tượng áp dụng của Bộ luật hình sự Thái Lan có phần cụ thể và chi tiết hơn cả Cụ th : Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật. .. nét trong mô hình thiết kế các đạo luật trong lĩnh vực này, trong đó có mô hình thiết kế Bộ luật hình sự II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEANmột đặc điểm chung về nguồn của pháp luật hình sự ở cả 5 quốc gia được nghiên cứu đó là tất cả các quốc gia này đều có Bộ luật hình sự Với bối cảnh lịch sử như vừa nêu, mỗi quốc gia có một thời điểm ban hành Bộ luật hình sự khác nhau Chẳng... và 3 Bộ luật hình sự Singapore, Bộ luật hình sự Singapore chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Singapore trừ trường hợp luật có quy định khác Các Bộ luật hình sự còn lại (Bộ luật hình sự Philippines, Bộ luật hình sự Indonesia và Bộ luật hình sự Malaysia) đều có quy định về đối tượng áp dụng nhưng ở mức kém chi tiết hơn so với quy định tương ứng trong Bộ luật hình sự Thái... cứu, so sánh cũng không nằm ngoài thông lệ chung này Pháp luật hình sự của 5 quốc gia ASEAN được nghiên cứu đều dành một phần rất đáng kể trong Bộ luật hình sự của nước mình để quy định về tiêu chí xác định một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) và những yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định trách nhiệm hình sự của chủ thể (người) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó Nhìn chung, pháp. .. khắc (6) Luật quy định về thủ tục tố tụng hình sự hoặc các biện pháp chế tài mà không phải là hình phạt thì không thuộc phạm vi áp dụng các quy định này II CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Tiêu chí để xác định một hành vi vi phạm bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt là một trong những nội dung cốt lõi trong pháp luật hình sự của các nước trên thế giới Pháp luật hình sự của 5 quốc gia ASEAN. .. luật này sẽ được áp dụng với tư cách là nguồn luật bổ sung” 24 12 Bảng 2 Khái quát cấu trúc của Bộ luật hình sự 5 quốc gia ASEAN Tên Bộ luật hình sự Số điều Số phần 3 quyển: 1 Bộ luật hình sự Thái Lan 398 điều Quyển 1 “Các quy định chung” (Từ Điều 1 đến Điều 106); Quyển 2 “Các tội phạm cụ thể” (Từ Điều 107 đến Điều 366); Quyển 3 “Các tội vi cảnh” (Từ Điều 367 đến Điều 398) 3 quyển: 2 Bộ luật hình sự. .. hình phạt còn được tìm thấy trong các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Trong mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành và Bộ luật hình sự, khi có sự khác nhau trong quy định của đạo luật chuyên ngành với quy định của Bộ luật hình sự thì các đạo luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng Trong Bộ luật hình sự của một số nước (chẳng hạn Thái Lan24, Philippines25)... tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự Nguyên tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sựmột trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự các quốc gia dân chủ và tiến bộ Theo nguyên tắc này, một hành vi chỉ bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi này chỉ có thể bị áp dụng hình phạt khi hành vi này đã được quy định là tội phạm trong đạo luật còn hiệu lực tại thời điểm... tội phạm: Theo Điều 59 Bộ luật hình sự Thái Lan, một người phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ khi người đó thực hiện một hành vi một 27 cách cố ý, ngoại trừ trường hợp Luật quy định rằng người đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi chỉ thực hiện một hành vi với lỗi bất cẩn (lỗi vô ý), hoặc ngoại trừ trong trường hợp luật quy định một cách rõ ràng rằng người đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay... đoạn tàn ác” Cũng với tội giết người, Bộ luật hình sự Thái Lan (Điều 288) quy định: “người nào có hành vi giết người… thì bị phạt tử hình hoặc tù từ 15 năm đến 20 năm” Bộ luật hình sự Malaysia (Điều 302) và Bộ luật hình sự Singapore (Điều 302) quy định “người nào phạm tội giết người thì phải chịu hình phạt tử hình Quy định về tội giết người trong Bộ luật hình sự Indonesia (Điều 340) cũng có kết cấu . tắc pháp chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự 25 II. CHẾ ĐỊNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 27 1. Pháp luật Thái Lan 27 2. Pháp luật Philippines 33 3. Pháp luật Malaysia 41 4. Pháp luật. QUỐC GIA ASEAN 11 Chương 2. NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 5 QUỐC GIA ASEAN: PHẦN CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 22 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 22 1. Đối tượng áp dụng của pháp luật hình sự 22 2 Singapore 49 5. Pháp luật Indonesia 55 III. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT 58 1. Pháp luật Thái Lan 59 2. Pháp luật Philippines 64 3. Pháp luật Malaysia 78 4. Pháp luật Singapore 80 5. Pháp luật Indonesia…………………………………………………………………84

Ngày đăng: 15/04/2014, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan