các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

21 5K 20
các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế MỤC LỤC I. Lời mở đầu II. Nội dung Chương 1: Nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế Chương 2: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Chương 3: Xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế III. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 1 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Lời mở đầu Trong những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động và với tốc độ như vũ bão. Các nền kinh tế xâm nhập lẫn nhau, liên kết với nhau đưa nền kinh tế thế giới ngày một tiến lên và ước mơ về một thị trường chung cho toàn thế giới cũng đang có những cơ sở để trở thành hiện thực. Các quốc gia dân tộc đang sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới mà một trong những đặc trưng cơ bản của nó là xu thế hợp tác, liên kết giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường. Ngày nay trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây. Trong nội dung của bài tiểu luận này, chúng em xin được trình bày chi tiết về các hình thức liên kết kinh tế quốc tế. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm các chương sau: Chương 1: Nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế Chương 2: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Chương 3: Xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 2 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1 Khái niệm: Liên kết kinh tế quốc tế hay còn gọi là nhất thể hoá kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng. Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia hoặc các tổ chức doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau. Như vậy liên kết kinh tế quốc tế là một quá trình khách quan bởi nó là kết quả của quá trình vận động mang tính quy luật, xuất phát từ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và quốc tế hoá đời sống kinh tế do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật. Mặt khác, liên kết kinh tế quốc tế cũng là một quá trình chủ quan bởi nó là kết quả của những hoạt động của các quốc gia trong việc phối hợp nền kinh tế của các quốc gia đó, làm cho các nền kinh tế thích ứng với nhau, dần dần hình thành một chỉnh thể kinh tế có cơ cấu tối ưu, có năng suất lao động cao. Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tếhình thức phát triển cao hơn về chất của phân công lao động quốc tế với những đặc trưng cơ bản sau: *Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới sự gia tăng về số lượng và cường độ các mối quan hệ kinh tế quốc tế, gia tăng các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên và hình thành nên cơ cấu kinh tế mới trong quá trình liên kết. Với hình thức liên kết kinh tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường xuyên ổn định và được chú ý củng cố để cho nó có thể phát triển lâu dài. *Liên kết kinh tế quốc tế bao trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 3 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế *Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa những nhà nước độc lập có chủ quyền. Bởi vậy nó thường chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế của các chính phủ. Nói chung nền kinh tế giữa các quốc gia không có sự đồng nhất cả về trình độ phát triển cũng như về thể chế và kết cấu kinh tế xã hội. Chính điều đó đưa đến chức năng điều chỉnh và làm xích lại gần nhau giữa các nền kinh tế quốc gia của liên kết kinh tế quốc tế. Thông qua đó hình thành nên liên kết kinh tế quốc tế có tác dụng bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển một cách thuận lợi hơn. *Kết quả của quá trình liên kết kinh tế quốc tế lớn hơn, rõ ràng hơn và hình thành nên các tổ chức liên minh kinh tế quốc tế gắn kết các nước một cách chặt chẽ. *Trên thị trường thế giới đang diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Các hình thức của chủ nghĩa mậu dịch mới ra đời và có nguy cơ gia tăng. Các cuộc chiến tranh kinh tế giữa các trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng mở rộng. Trong điều kiện đó, liên kết kinh tế quốc tế có vai trò như một giải pháp trung hòa để tạo nên các khu vực thị trường tự do cho các thành viên. Các liên kết kinh tế quốc tế trước hết hướng vào việc tạo lập thị trường quốc tế khu vực, dỡ bỏ dần các ngăn trở về hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên, tạo nên khuân khổ kinh tế và pháp lý phù hợp cho mậu dịch quốc tế gia tăng, củng cố và mở rộng quan hệ thị trường. *Liên kết kinh tế quốc tế luôn luôn là hành động tự giác của các thành viên nhằm thực hiện việc điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những thoả thuận có đi có lại giữa các thành viên. Nó là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướn g toàn cầu hóa. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các liên kết kinh tế khu vực ( ví dụ như các khối EU, AFTA, ASEAN, APEC ) thể hiện cấp độ khu vực hóa nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng. Các liên kết kinh tế này còn là khuôn khổ để cạnh tranh giữa các nhóm nước, bảo vệ và phục vụ cho lợi ích quốc gia và dân tộc. 2. Mục đích của liên kết kinh tế quốc tế Nền kinh tế quốc gia đang gia tăng liên kết ngày càng chặt chẽ hơn thông qua các hoạt động thương mại xuyên quốc gia, qua các dòng tài chính và dòng đầu tư, còn người tiêu dùng ngày càng mua nhiều hơn hàng hóa nước ngoài. Một biểu hiện đáng chú ý của động thái này là sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hiện có cũng như đang hình thành với Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 4 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế những cấu trúc, quy mô mà nhân loại chưa từng biết đến. Xu thế toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể đứng đơn lẻ mà tồn tại và phát triển kinh tế được. Điều gì làm cho các quốc gia liên kết với nhau chặt chẽ đến như vậy? Đó là do những mục tiêu chủ yếu của liên kết kinh tế quốc tế sau đây: Trước hết, liên kết kinh tế quốc tế làm tăng năng suất lao động và tăng mức sống của các quốc gia. Bởi và một nền kinh tế được liên kết trên toàn cầu có thể dẫn tới sự phân công lao động tốt nhất giữa các quốc gia trên thế giới, cho phép các nước có mức thu nhập thấp, chuyên môn hóa công việc sử dụng lao động nhiều, còn những nước có thu nhập cao sẽ sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Nó còn cho phép các công ty khai thác lợi thế quy mô nhiều hơn n ữa. Nhờ có liên kết kinh tế quốc tế mà nguồn vốn có thể được chuyển tới bất kỳ nước nào có cơ hội đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn chứ không chỉ bị mắc kẹt vào những dự án tài chính trong nước với mức thu nhập nghèo nàn. Sự liên kết giữa các nước trong cùng một tiểu vùng hay trong khuôn khổ khu vực tạo điều kiện cho các nước thành viên phát huy những mặt mạnh của riêng mình, phát triển tối đa nội lực bổ sung lẫn nhau để phát triển và đưa cả khu vực phát triển tương đối đồng đều, tăng cường khả năng cạnh tranh và lợi thế không chỉ của mỗi thành viên mà của cả khu vực trong cuộc đua kinh tế, ngăn chặn những can thiệp từ bên ngoài và nâng cao tự cường dân tộc. Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế giúp cho việc tiết kiệm lao động xã hội .Mục tiêu này được làm rõ thông qua việc tham gia vào khối liên kết kinh tế khu vực của các quốc gia. Các khối liên kết kinh tế tạo ra một môi trường thương mại ưu đãi trong khu vực dựa trên cơ sở loại trừ các rào chắn thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chu chuyển thương mại giữa các nước thành viên. Gắn liền với biện pháp giảm tỷ suất thuế quan, các quốc gia còn cam kết dành cho nhau những ưu đãi trong buôn bán như ưu đãi về xuất xứ, về thủ tục hải quan, thống nhất về hệ thống điều hòa thuế quan HS, thống nhất về biểu mẫu kê khai hải quan, về công nhận chất lượng sản phẩm, xoá bỏ các hạn chế về số lượng. Các biện pháp này góp phần hạ chi phí cho từng thành viên và sự lớn mạnh của cả cộng đồng. Ngoài ra, liên kết kinh tế quốc tế còn cho phép khai thác triệt để lợi thế so sánh của các quốc gia, tạo khả năng đạt được quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất và sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc thành lập các liên minh kinh tế hay liên minh thuế quan cũng tiết kiệm đáng kể các chi phí quản lý do loại bỏ các biện pháp kiểm tra hành chính ở biên giới, các thủ tục hải quan Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 5 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 3 . Lợi ích của liên kết kinh tế quốc tế Liên kết kinh tế quốc tế đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Một là: Tạo lập quan hệ mậu dịch giữa các nước, mở rộng khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước thành viên trong liên minh với các nước, các khu vực khác trên thế giới. Cũng trong điều kiện này mà tiềm năng kinh tế của các nước thành viên được khai thác một cách có hiệu quả. Chính việc tạo lập mậu dịch tự do hội nhập khu vực đã làm tăng thêm phúc lợi thông qua việc thay thế các ngành trước hết là công nghiệp của nước chủ nhà có chi phí cao bằng những ngành có chi phí thấp hơn của những quốc gia nhận được sự ưu đãi. Cũng trong điều kiện này lợi ích của người tiêu dùng được tăng lên nhờ hàng hóa của các nước thành viên đưa vào nước chủ nhà luôn nhận được sự ưu đãi. Giá cả hàng hóa hạ xuống làm người dân ở nước chủ nhà có thể mua được khối lượng hàng hóa lớn hơn với mức chi phí thấp hơn. Hai là: Liên kết kinh tế quốc tế góp phần vào việc chuyển hướng mậu dịch. Sự chuyển hướng này diễn ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện buôn bán giữa các nước thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn. Ngay cả trong trường hợp một nước nào đó trong liên minh tiến hành nhập khẩu những sản phẩm của các quốc gia ngoài liên minh với giá thấp hơn nhưng nay được thay bằng việc nhập khẩu những sản phẩm c ùng loại của các quốc gia trong liên minh mà giá lại cao hơn (do được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan). Như vậy những tác động tích cực do thương mại đưa lại là sự kết hợp chặt chẽ những thay đổi cả trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Đó là sự thay thế cá c ngành sản xuất của những nước đối tác trong liên minh (tác động về sản xuất) và sự thay thế tiêu dùng hàng nội địa bằng hàng của nước đối tác (tác động tới tiêu dùng) Ba là: Liên kết kinh tế quốc tế hướng tới việc tự do hoá thương mại, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia thành viên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia khác. Ngoài ra liên kết kinh tế quốc tế còn đạt được một số hiệu quả phúc lợi khác như: tiết kiệm chi phí quản lý do loại bỏ được các biện pháp kiểm tra tài chính ở biên giới, các thủ tục hải quan Các liên kết kinh tế quốc tế sẽ đạt được những thuận lợi lớn hơn trong các đàm phán thương mại quốc tế với phần còn lại của Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 6 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế thế giới. Bên cạnh những lợi ích trên cũng cần phải nhìn nhận những lợi ích mà một liên kết kinh tế đem lại trong trạng thái vận động của nó. Đó là những lợi ích do việc thúc đẩy cạnh tranh trên quy mô quốc tế, tạo khả năng đạt được quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất, khuyến khích mở rộng đầu tư nước ngoài và cho phép sử dụng triệt để và hợp lý hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 4. Tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế quốc tế 4.1. Liên kết kinh tế quốc tếkết quả tất yếu của phân công lao động quốc tế dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật Phân công lao động quốc tế trong thế giới ngày nay đang diễn ra với một phạm vi ngày càng rộng, với một tốc độ ngày càng nhanh, nó xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế mỗi quốc gia và ngày càng đi vào chiều sâu do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ. Sự phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu, có nghĩa là đã chuyển mạnh từ việc phân công lao động theo ngành và theo sản phẩm đang phân công lao động theo chi tiêu sản phẩm và theo quy trình công nghệ. điều này cho thấy sự khác biệt về điều kiện tự nhiên không còn đóng vai trò quyết định đối với phương hướng tham gia vào phân công lao động quốc tế, trái lại chính khả năng về công nghệ mới có vai trò quyết định. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế cùng với những thành tựu mới của cách mạng khoa học và công nghệ đưa tới sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống đang bước sang giai đoạn mãn chiều xế bóng (như luyện kim đen, chế tạo cơ khí thông thường, đóng tàu ) trong khi đó thì lại xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới như các ngành kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự phối hợp, liên kết giữa nhiều quốc gia. Một đặc điểm nữa của phân công lao động quốc tế thúc đẩy sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế là sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhanh các hình thức hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ. Nếu như trước đây, các quan hệ kinh tế quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế thể hiện tập trung ở hoạt động ngoại thương thì ngày nay các quan hệ kinh tế quốc tế đã vươn sang các lĩnh vực nghiên cứu, sáng chế, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất Điều đó có nghĩa là các quan hệ kinh tế quốc tế được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, nó mang nội dung toàn diện hơn và đòi hỏi sự hợp tác ở những khuôn khổ rộng hơn, ở cấp độ cao hơn. Dưới sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, cơ cấu ngành và cơ cấu địa lý trong phân công lao động quốc tế đang có sự dịch chuyển đáng kể và được chia thành 4 nhóm ngành sau: Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 7 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế - Nhóm ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao - Nhóm ngành có hàm lượng vốn cao - Nhóm ngành có hàm lượng lao động sống cao - Nhóm ngành có hàm lượng nguyên vật liệu cao Tùy theo điều kiện kinh tế và trình độ phát triển khoa học công nghệ của mỗi nước mà người ta tiến hành chuyên môn hóa những ngành mà họ có ưu thế đòng thời hợp tác và trao đổi với nhau để đạt tới cơ cấu tối ưu trong việc tiêu dùng và tích lũy. Những nước phát triển cao và giầu có thường tập trung vào việc phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và hàm lượng vốn cao. Những nước có trình độ phát triển chưa cao và giầu tài nguyên khoáng sản thường tập trung vào việc phát triển các ngành có hàm lượng lao động sống cao và ngành có hàm lượng nguyên vật liệu cao. Cũng có trường hợp biết kết hợp khéo l éo giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để phát triển một cánh tổng hợp và hài hòa các ngành khác nhau nhằm đạt tới tốc độ tăng trưởng cao và rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Mặt khác, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi kết cấu đại lý trong phân công lao động quốc tế. Không phải những nước đang phát triển là nơi sản xuất ra nhiều nông sản phẩm với chất lượng cao. Trái lại những nước công nghiệp tiên tiến lại là nơi sản xuất nông sản phẩm với chất lượng cao và giá thành hạ. Vì thế sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt và hình thành nên những hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch, từ đó đặt ra yêu cầu cho việc hình thành các liên kết về thị trường theo khu vực để bảo vệ lợi ích cho mỗi bên. Sự phát triển của các công ty đa quốc gia và vai trò ngày càng lớn của nó trong phân công lao động quốc tế đã tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển của liên kết kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia không những nắm trong tay những nguồn vốn lớn, các công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà nó còn mang tính đa sở hữu và gây ảnh hưởng đến các chương trình phát triển đa quốc gia và liên quốc gia. Hoạt động của các công ty đa quốc gia không những tạo tiền đề vật chất mà còn thúc đẩy về mặt tổ chức cho sự liên kết giữa các nước nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế.Cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, phân công lao động quốc tế ngày càng hoàn thiện và tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế - một hình thức phát triển chủ yếu trong xu thế toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế hiện nay. Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 8 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 4.2. Liên kết kinh tế quốc tếkết quả của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế. Trong quá trình phát triển gần một trăm năm qua, kinh tế thế giới có những quy luật đặc thù của nó và dần dần xuất hiện một xu thế có tính chất toàn thể. Đó chính là xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế. Quốc tế hóa đời sống kinh tế chính là sự dựa vào nhau để cùng tồn tại, sự xâm nhập vào nhau ngày càng sâu của kinh tế các nước trên thế giới. Trong thế kỷ 20, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới không ngừng được tăng lên và phạm vi ngày càng mở rộng, nội dung ngày càng sâu sắc. Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế khiến cho việc hợp tác và điều hòa kinh tế giữa các quốc gia, dẫn đến việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan do các nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Do sự phát triển quốc tế hóa về các mặt vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm nên giữa các quốc gia đã tăng thêm tính dựa vào nhau. Năng lực đơn độc điều hòa khống chế kinh tế của các nước ngày càng suy giảm. Việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đặt ra chính sách kinh tế của các nước ngày càng dựa vào sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia. Thứ hai: Sự phát triển về sản xuất và vốn quốc tế hóa đã liên kết hoạt động kinh tế của các nước có nhiều kiểu sản xuất khác nhau và trình độ phát triển khác nhau. Từ đó hình thành thể kết hợp cùng dựa vào nhau, cùng ràng buộc lẫn nhau và cùng xâm nhập vào nhau một cách đan xen phức tạp. Các nước có cùng lợi ích kinh tế và trình độ phát triển ngang nhau đã hợp tác với nhau và cao hơn là liên kết với nhau hình thành nên các liên minh kinh tế. Chính các liên minh kinh tế đã giúp cho các nước này tìm thấy tiếng nói chung trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước đưa nền kinh tế các quốc gia thành viên hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Vì thế, có thể nói quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế sẽ dẫn tới việc thành lập nên các liên kết kinh tế quốc tế đẻ điều chỉnh và khống chế kinh tế của từng nước. Thứ ba: theo với đà tăng cường xu thế tập đoàn hóa khu vực, sự liên kết kinh tế giữa các tập đoàn trở thành một hình thức mới có hiệu quả. Các tập đoàn kinh tế khu vực được tổ chức bởi các nước quan hệ cùng chung một lợi ích, thường thông qua sự hiệp thương nội bộ mà đạt được sự nhất trí về một số chính sách như : thuế quan, tỷ suất hối đoái, vốn lưu động rồi trên cơ sở đó lại tiến hành liên minh với các nước khác hoặc tập đoàn khác. Như vậy sự hợp tác giữa các nước với nhau vốn rất phức tạp thì đã có thể dần dần đơn giản hóa thành sự hợp tác giữa mấy tập đoàn kinh tế chủ yếu, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự hợp tác về kinh tế và chính sách giữa các nước trong phạm vi quốc tế. Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 9 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Thứ tư: Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế còn dẫn tới một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hoá giữa các quốc gia nhằm đạt tới quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất. Chính dung lượng thị trường thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tập trung vào một số ngành và sản phẩm nhất định mà họ có lợi thế để đạt quy mô sản xuất tối ưu. Các quốc gia không chỉ trao đổi sản phẩm hoàn thiện mà còn trao đổi từng bộ phận sản phẩm với nhau, tạo nên loại hàng hóa mà các bộ phận được sản xuất từ nhiều nước. Tính thống nhất của nền kinh tế thế giới làm cho toàn bộ quá trình sản xuất như một „dây chuyền quốc tế ”cả về phạm vi và quy mô. Vì thế các liên kết kinh tế quốc tế ra đời nhằm đáp ứng nhu càu liên kết với nhau để cùng phát triển của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng ngày nay xu thế hoà bình hợp tác liên kết cùng phát triển là xu thế chủ đạo, là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc, trở thành một yêu cầu khách quan không thể thiếu được của mỗi quốc gia. Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 10 [...]... tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1 Liên kết kinh tế được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau Căn cứ vào chủ thể tham gia, liên kết kinh tế quốc tế có thể chia thành liên kết nhỏ và liên kết lớn 1.1 Liên kết lớn (macro intergration): là hình thức liên kết mà chủ thể tham gia là các nhà nước, các quốc gia trong đó các chính phủ ký kết với... 05-03 11 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế người ta dùng các biện pháp có hiệu lực để buộc các nước thành viên phải thi hành quyết định chung Tùy theo mức độ liên kết lớn người ta còn có thể chia liên kết lớn thành ba cấp độ: * Liên kết khu vực: Sự liên minh trong cùng một khu vực địa lý Ví dụ: ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR * Liên kết kinh tế liên khu vực: Sự liên minh kinh tế ở những khu... * Liên kết kinh tế toàn cầu:WTO 1.2 Liên kết nhỏ(Micro intergration): Là loại hình liên kết mà chủ thể tham gia là các công ty, tập đoàn trên cơ sở ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh để hình thành nên các công ty quốc tế Liên kết giữa các công ty được tiến hành ở các khâu khác nhau, thí dụ như liên kết trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, chê tạo sản phẩm, chi tiết sản phẩm, liên kết. .. Data, Finantial Times) Kết luận Liên kết kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng mang tính toàn cầu nổi lêntrong mấy thập niên gần đây Liên kết kinh tế quốc tế chính là quá trình khách quan, là kết quả của phân công lao động quốc tế dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật Tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế tạo động lực phát triển cho quốc gia tuy nhiên cũng để lại những thách thức không nhỏ Nhóm... một liên minh kinh tế 2.5 Liên minh tiền tệ (Monetary union) Đây là hình thức phát triển cao của liên kết kinh tế quốc tế trong đó các nước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau và cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khối Trong liên minh tiền tệ người ta thực Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 14 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế hiện thống nhất các. .. kết với nhau các hiệp định để tạo nên các khuôn khổ chung cho sự phối hợp và điều chỉnh qu an hệ kinh tế quốc tế giữa các nhà nước.Tuỳ theo phương thức điều chỉnh của các liên kết quốc gia, người ta có thể phân chia thành liên kết giữa các nhà nước (Interstate) và liên kết siêu nhà nước (Superstar) + Liên kết giữa các nhà nước là loại hình liên kết mà cơ quan lãnh đạo là đại biểu của các nước thành... bán và hợp tác khu vực trong các liên doanh đầu tư và kỹ thuật với hy vọng thành lập một khu vực buôn bán giống như ASEAN.Rõ Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 17 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế ràng, mở rộng liên kết khu vực đã, đang và sẽ là một xu hướng chủ đạo trong quá trình vận động của liên kết kinh tế quốc tế 2 Xu hướng tăng cường liên kết giữa các khu vực Xu hướng toàn cầu... của cáccông ty xuyên quốc gia, các hệ thống tư nhân toàn cầu và các trung tâm kinh tế quốc tế đóng vai trò nòng cốt Toàn cầu hoá kinh tế là bước phát triển cao của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế - bước phát triển tất yếu khách quan được quyết định bởi sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 18 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế thuật và công nghệ... hoạt động kinh doanh được triển khai ở nhiều nước bằng cách phụ thuộc các công ty xí nghiệp vào nó Ví dụ: Công ty Ford - Căn cứ vào phương thức hoạt động: + Cácten quốc tế: Là hình thức liên kết giữa các công ty xí nghiệp trong cùng một ngành trên cơ sở ký kết một hiệp định thống nhất về sản lượng sản xuất, giá Nhóm Seven Girls – Lớp TCNH 05-03 12 Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế cả và... động và tư bản một cách tự do giữa các nước thành viên Liên minh kinh tế được thực hiện thống nhất và hài hòa các chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ giữa các nước thành viên, bởi vậy nó là hình thức phát triển cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế cho đến giai đoạn hiện nay Thí dụ khối đồng minh Benelux là một liên minh kinh tế giữa ba nước Bỉ, Hà lan, và Luycxămbua kể từ năm 1960 Liên minh Châu . Đề tài 9: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế MỤC LỤC I. Lời mở đầu II. Nội dung Chương 1: Nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế Chương 2: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế Chương. các hình thức liên kết kinh tế quốc tế. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm các chương sau: Chương 1: Nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế Chương 2: Các hình thức liên kết kinh tế. tế CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ Liên kết kinh tế được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau 1. Căn cứ vào chủ thể tham gia, liên kết kinh tế quốc tế có thể chia thành liên kết nhỏ

Ngày đăng: 13/04/2014, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan