Ôn thi Đại học môn Văn 2

70 596 0
Ôn thi Đại học môn Văn 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

.Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Nêu cảm nhận về vẽ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này.Đề: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước (trích trường ca “một đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ cảm nhận của tác giả đối với thế hệ sau:Đề: Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Đề: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi.Đề: Anh chị có cảm nhận như thế nào về người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh ChâuĐề:Chiếc thuyền ngoài xa.Đề: phân tích Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn ThiĐề : Phân tích bài thơ “ Sóng của Xuân Quỳnh”Đề :Bình giảng đoạn thơCon song dưới lòng sâu…Cả trong mơ còn thứcĐề:Phân tích giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hòai.Đề:Phân tích hình tượng người lái đò qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.Đề:Hình ảnh con sông Đà được miêu tả như thế nào trong bài tùy bút “người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân?Đề: Sức thuyết phục của bản “Tuyên ngôn Độc lập”Đề: Phân tích giá trị sử thi “ Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh.Đề: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” để thấy được tính dân tộc được thể hiện rất đậm đà trong nghệ thuật thơ Tố Hữu.Đề:Chất lãnh mạn trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang DũngĐề:Phân tích đọan thơ:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây sung ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên sung mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gềm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếm xôiĐề: Phân tích những nét tính cách của nhân vật Tnú trong truyện ngắn rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

.Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Nêu cảm nhận về vẽ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này. a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Xuân Quỳnh (1942-1988) là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, khao khát tình yêu, biết nâng niu hạnh phúc đời thường bình dị. Sóng (in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào) được sáng tác năm 1967, tiêu biểu nhiều mặt cho hồn thơ Xuân Quỳnh. b. Phân tích hình tượng Sóng Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng em (hai hình tượng này song hành suốt tác phẩm), sóng thể hiện những trạng thái, quy luật riêng của tình yêu cùng vẽ đẹp tâm hồn người phụ nữ rất truyền thống mà rất hiện đại. Sóng có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẩn mà thống nhất (phân tích hai câu đầu với kết cấu đối lập – song hành và với việc đặt các từ dịu êm, lặng lẽ ở cuối câu tạo điểm nhấn Hành trình của sóng tìm tới biển khơi như hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng (phân tích 2 câu sau của khổ 1 với kiểu nhấn mạnh như không hiểu nổi, tìm ra tận….) 1 Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, khó nắm bắt của tình yêu (phân tích các khổ 3, 4 của bài thơ đối với điệp từ nghĩ và sự xuất hiện của nhiều câu hỏi…) Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (phân tích các khổ 5, 6,7,8 của bài thời với lối sử dụng điệp từ, điệp nghữ, điệp cú pháp; với hiệu quả của hình thức đối lập trên - dưới, thức - ngủ, bắc –nam, xuôi - ngược…; với kiểu giải bày tình cảm bộc trực như lòng em nhớ đến anh/ cả trong mơ còn thức….) Sóng là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu như tình yêu là khác vọng muôn đời của con người, trước hết là người phụ nữ (nhân vật trữ tình) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực (phân tích khổ cuối của bài thơ với ý nghĩ và cách nói rất táo bạo của một người con gái hiện đại. Làm sao được tan ra… ) c. Nêu cảm nhận về vẽ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng Trước hết, hình tượng sóng cho ta thấy được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: thật đầm thấm, dịu dàng, thật hồn hậu dễ thượng, thật chung thủy. Hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo báo, mãnh liệt, dám vượt qua trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu. d. Kết luận: Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung 2 Riêng việc sử dụng hình tượng sóng làm ẩn dụ thì không mới, nhưng những tâm sự về tình yêu cùng cách khai thác sức chứa ẩn dụ này lại có những nét thực sự mới mẻ. Xuân Quỳnh quả đã tìm được một hình tượng thơ đép để giải bày tình yêu dịu dàng mà mãnh liệt, gần gủi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của người phụ nữ. Đề: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước (trích trường ca “một đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ cảm nhận của tác giả đối với thế hệ sau: Trong anh và em hôm nay Điều có một phần đất nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẽ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời…. 3 a. Mở bài: Nguyễn Khoa Điềm (1949) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước, Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. Đất nước được trích trong trường ca Một chặng đường khát vọng (1974) – tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Đoạn trích nằm trong phần đầu của bài thơ, thể hiện một cách cảm nhận mới mẻ về Đất nước cũng như những lới nhắn nhủ tâm tình của tác giả đối với thế hệ mai sau. Thân bài: a. Cảm nhận về đất nước (chín dòng đầu) Trong anh và em hôm nay ……… Đến những tháng ngày mở mộng Hai dòng thơ đầu: Đất nước có trong tình yêu đôi lứa Trong anh và em hôm nay Điều có một phần đất nước Bằng giọng điệu tâm tình của đôi lứa, với cách nói nhẹ nhàng, chừng mực, nhà thơ đưa ra một nhận thức mới mẽ về Đất Nước; Đất, nước thậ gần gủi, thân thiết ngay trong mỗi con người chúng ta, trong anh và em, Đất nước như được hóa thân trong mỗi con người. Bốn dòng thơ tiếp: Đất nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và thương yêu: 4 Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm. Khi chúng ta cầm tay một người Đất nước vẹn tròn, to lớn Bằng những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng, và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp cách sử dụng các tính từ đi liền nhau, với kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (khi/khi, Đất nước/Đất nước), Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi đến người đọc một thông điệp rằng: Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc., cá nhân với cộng đồng. Ba dòng thơ tiếp theo: Niềm tin mãnh liệt vào tương lại tươi sáng của Đất Nước. Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Không chỉ nói lên quan niệm đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa các thế hệ hôm qua, hôm nay, ngày mai, những dòng thơ trên còn mở ra một tầng ý nghĩa mới đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Đất nước. Thế hệ sau con ta lớn lên sẽ mang đất nước đi xa - đến những tháng ngày mơ mộng. Đất nước sẽ tốt đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ngày mai. b. Trách nhiệm với đất nước (bốn dòng thơ còn lại) Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẽ 5 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Làm nên đất nước muôn đời. - Công cuộc gìn giữ bồi đắp cho Đất nước bền vững muôn đời - Biết gắn bó, san sẻ, hóa thân cho dáng hình xứ sở: hóa thân, xương máu, gắn bó, san sẽ, muôn đời thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ trong việc biểu hiện mối quan hệ giữa đất nước với ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng, đồng thời đây cũng chính là bức thông điệp gửi đến thế hệ sau. - Toàn bài thơ tập trung thể hiện tư tưởng Đất nước của nhân dân, riêng ở những dòng thơ này, chính nhân dân sẽ hóa thân thành Đất nước, thành những Vọng Phu, hòan Trống Mái, núi Bút non Nghiên Kết luận: - Đoạn thơ tập trung được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của bàn trường ca Mặt đường khát vọng: hài hòa với chất trữ tình, giọng thơ tha thiết dịu ngọ, ngôn từ hình ảnh đẹp, sáng tạo. - Viết về đề tại quen thuộc - đất nước – nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích vẫn có vị trí riêng. Những nhận thức mới mẻ về đất nước, tình cảm xúc động thiêng liêng của đoạn thơ gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước ở thế hệ sau. Đề: Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Hy sinh với tư cách người chiến sỹ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968), nhà văn Nguyễn Thi để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy, 6 đó là những tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chổ chúng đã góp phần khắc họa nên bức chân dung lớn của người nông dân Nam bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vừa qua. Những nhân vật của Nguyễn Thi đều chân thật và gây nhiều ấn tượng như trường hợp hai nhân vật chị em Chiến và Việt trong truyện ngắn “những đứa con trong gia đình” Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình mang khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là cuốn gia phả đặc biệt lại vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là một gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em chiến, chỉ trong khoảng mấy năm, lúc hai chị em còn là những đứa trẻ, họ đã phải liên tiếp chất cha rồi lại mất mẹ. Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẳn: chỉ có chiến đấu, giết giặc để báo thù cho cha, cho mẹ, cững là để tự vệ chính cuộc đời mình. Đó là truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng mãnh liệt nhất của hai chị em Chiến và Việt. Mang một mối thù sâu với giắc và một khát vọng chiến đấu mãnh liệt như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm, và sẽ chiến thắng, điều đó như một cái gì đã trở thành tất yếu. Thật ra, để nói đến con đường tất yếu từ câm thù giặc đến thắng giặc đó, Nguyễn Thi có thể chỉ cần nói về Chiến mà không nói về Việt, hoặc ngược lại Nhưng Nguyễn Thi đã mêu tả cả hai nhân vật ấy với nhiều nét rất riêng, rất đáng yêu đem lại cho người đọc nhiều thú vị. Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dầu sao Việt cũng chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thì Việt thực sự chỉ là một cậu bé. Cái chất trẻ eon ở Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong người mà cả trong cái nét hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, không biết nhịn 7 chị, vì Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt không yêu thương chị mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị như Chiến, làm sao Việt có thể khác được? Cho đến khi lên đường tòng quân chuẩn bị thành người lính hay đã trở thành người lính rồi. Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc chuyện nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện “chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay….rồi ngủ quên lúc nào không biết. Vào đơn vị, Việt vẫn không quênb cây ná thun. Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé cho ai biết rằng mình có một người chị, bởi cái lẽ đơn giản “sợ mất chị”. Đánh giặc rất dũng cảm, bắn cháy xe tăng Mỹ, Việt không hề sợ hải, nhưng lạc trên chiến trường một mình sau trận đánh Việt lại sợ ma. Sau những cố gắng phi thường, Việt gặp lại đồng đội của mình Việt vừa khóc vừa cười, hệt như một đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”. Xây dựng hình ảnh nhân vật Việt hồn nhiên và trẻ thơ như thế, phải chăng Nguyễn Thi muốn nói với người đọc về một thế hệ trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc chiến đấu rất sớm., như thẳng từ tuổi thơ mà đến. Ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Thi hình như còn ở chổ này nữa: Thế hệ ấy có thể rất hồn nhiên, trẻ con, rất vô tư, vô tâm trong nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, nhưng lại cực kỳ nghiêm túc trong suy nghĩ về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống xâm lược. Vì sao vậy? vì bản chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu ấy. Đó là một cuộc chiến đấu vì sự sống, cũng là một cuộc chiến đấu đầy chất tươi trẻ và lạc quan. Chiến thì khác hẳn với Việt. Có thể Chiến cũng như Việt nếu Chiến có một người chị. Nhưng Chiến là chị cả của những đứa em không còn cha, mẹ. Là con gái, Chiến có cái tính kiên nhẫn đến gan lỳ của người phụ nữ đã từng trải cực khổ. Chính là Chiến, chứ không phải Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được, đọc cho hết cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng cho mình khát vọng khôn nguôi chiến đấu và trả thu. Là chị, Chiến trở thành người phụ 8 nữ đảm đang, hy sinh, tận tụy, Chiếnkhông kịp nghĩ gì cho mình trước khi nghĩ đến các em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn đến việc nhỏ. Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không nhường em. Ấy là lần cả hai chị em cùng xin đi bộ đội, Chiến đã nói với anh cán bộ tuyển quân: “Đến tết này nó mới được mười tám anh à” Người đọc dễ dàng chấp nhận hành động “tranh ơn” này cửa Chiến, không thấy nó mâu thuẩn gì với bản tính của cô, bở vì, ngoài khát vọng chiến đấu, hành động của Chiến còn thể hiện một ý muốn cảm động của cô: Chiến chưa muốn em mình sớm phải bước vào cuộc chiến đấu gian khổ. Chiến như lớn hơn tuổi của mình,chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đêm hôm trước ngày lên đường nhập ngũ. Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết công việc gia đình, từ việc gửi đứa em Út ở với chú, việc giao nhà, giao đất cho ai quản lý, đến việc gửi bàn thờ má, việc cúng giổ ba, má….Việc nào Chiến cũng tính toán cẩn thận chu đáo. Chiến thật đúng là hình ảnh một cô gái Việt Nam mà truyền thống và thời đại sản sinh ra. Tạo ra hai hình ảnh khác nhau như Chiến và Việt, Nguyễn Thi thật ra đã xây dựng được những nét bổ sung để khắc họa nên hình ảnh thế hệ trẻ Nam bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Được nuôi dưỡng bởi cùng một truyền thống gia đình, cùng chịu đựng chịu chung những cảnh ngộ, lại là chị em ruột , Chiến và Việt rất giống nhau. Cùng rất thương má, hai chị em cùng nuôi khát vọng lớn lao: được chiến đấu, được trả thù cho má. Hai chị em cùng mai mắn được nhập ngũ một ngày. Dù ở đơn vị khác nhau, hai chị em lúc nào cũng nghỉ đến nhau, cùng lấy việc dũng cảm trong chiến đấu và chiến công làm thước đo để tình thương đối với má. Cuộc đối đáp của hai chị em trước lúc lên đường đi chiến đấu thật hồn nhiên mà sâu sắc ý nghĩa: 9 “Chú Năm nói mày với tao đi kỳ này là chân trời mặt biển… thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Chị bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất…” Trong những lời nói có vẻ “trẻ con ấy, có tất cả sự nghiêm túc của một quyết tâm mạnh mẽ vô cùng. Điều đó giải thích vì sao Chiến đã cùng đồng đội của mình bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thủy. Còn Việt phá tan một xe tăng địch, rồi lạc lại một mình trên chiến trường trong tình trạng bị thương nặng, vẫn nương theo tiếng súng nổ, tìm đến trận đánh, để gặp lại đồng đội của mình. Với Chiến và Việt, Nguyễn Thi đã xây dựng được hai nhân vật thú vị Nhưng mục đích của Nguyễn Thi hẳn không phải là ở điều tú vị ấy mà chính là nhằm, qua họ, phản ánh được phần nào cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Miền Nam, nhất là điều cơ bản: Vì sao họ đã cầm súng và chiến đấu anh hùng như vậy. Điều ấy không chỉ toát lên từ “những đứa con trong gia đình” mà từ toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Thi trong những năm nhà văn trở lại chiến trường. Đề: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những thiên truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi Chổ đặc sắc nhất của thiên truyện là ở đâu? Trước hết phải nói tới nghệ thuật kể chuyện (hay trần thuật) độc đáo, linh hoạt của nhà văn Nguyễn Thi. 10 [...]... viết tiếp những chiến công cho lịch sử gia đình Không phải ngẫu nhiên mà chú năm – người đại diện cho thế hệ đi trước , người chắp bút “cuốn gia phả” ghi lại câu này: “còn nhiều việc thỏn mỏn tôi không ghi hết, để rồi sắp nhỏ nó ghi thêm”và kế câu đó là chiến công của chị em Việt , trên sông định Thủy Thi t tưởng đây không phải là chuyện nhớ gì ghi nấy , mà là chuyện trọng đại : lời dặn dò của thế... để có vẽ đẹp thanh bình của thuyền, biển mênh mông, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo Nhưng anh chưa kịp công ra 18 thì thằng Phác, con ông lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác Phùng... biểu – nếu không nói là đỉnh cao – của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi Cốt truyện của những đứa con trong gia đình không có gì phức tạp Đó là câu chuyện của chị em Việt, Chiến - những đứa con trong gia đình có quá nhiều mất mát đau thương : cha bị tây chặt đầu, má bị đại bác Mĩ bắn chết Mới bước vào ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành Họ tranh nhau tòng quân để rồi cả 2 người cùng 22 nhập ngủ, cũng... dòng đều thắm máu và nước mắt người thân của họ, từ ông bà đến má chú bác, ngày nào kẻ thù gây ra đau thương cho gia đình cũng bị ghi chép một cách cụ thể Ở “cuốn gia phả” ấy, không chỉ có bi thương mà còn có chiến công dù “thỏn mỏn” hay to lớn, những chiến công do cha ông họ , do lấy họ viết nên Học chữ từ cuốn sổ gia đình nhưng thực chất là để học lấy cái đạo lý người, nhớ lấy đau thương Nhớ lấy... gia đình của nhà văn Nguyễn Thi Bài làm Có mặt tại chiến trường miền nam đầu những năm 60 với tư cách chiến sĩ – nghệ sĩ, Nguyễn Thi cũng như nhiều nhà văn khác luôn luôn trăn trở để giải đáp câu hỏi lớn đối với nhiều người khi ấy : động lực nào đã thúc đẩy nhân dân miền nam đứng lên đánh giặc Truyện ngắn những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966 là một lời giải đáp của nguyễn Thi đối với những... Việt “ vụt lớn khôn hơn, can đảm hơn” để vượt qua ranh giới của tuổi thơ và tạo nên những chuyện bất ngờ của tuổi trưởng thành” Viết về chiến tranh nhất là con người trong chiến tranh, Nguyễn Thi không dể dãi hời hợt, không né tránh mất mác đau thương; trái lại ông luôn cố gắng phản ánh trung thực cái hiện thực đang tồn tại với tất cả xù xì, phức tạp vốn có của nó Miêu tả nhân vật Việt, ông tập trung... trẻ, Nguyễn Thi không dừng lại ở đó, ông còn bật mí chị không muốn em mình phải đối đầu với bom đạn, chị muốn dành lấy cái phần hiểu nguy về cho mình, đấy cái chiều sâu yêu thương trong tâm hồn chiến là như vậy Cao thương và đẹp đẻ biết bao! Đọc những đứa con trong gia đình, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi khắc học tình cách nhân vật, ông thường sử... là vì thế Đề:Phân tích giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hòai Bài làm: Có ai đó đã từng nhận xét, suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hóa con người Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con... mượn làm ẩn vụ vốn chẳng xa lạ gì với các nhà thơ viết về tình yêu kim cổ Trước Xuân Quỳnh đã có biết bao nhà thơ thi n tài viết về tình yêu Xuân Quỳnh hình như không có ý đua tranh với họ Chị “ khiêm tốn” chỉ đem 28 chuyện mình ra kể, không giảng giải cho ai, không xây dựng lý thuyết, không nói điều gì vượt quá nhận thức và trải nghiệm của chính mình Khi chị nói: Nỗi khát vọng tình yêu \ Bồi hồi trong... trả thù cho ba má Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng “nghe in như má 12 vậy” Còn Chú Năm thì thật sự thán phục “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non… Ngoài ra, ở nhân vật này có một chất trẻ trung và duyên dáng của một thi u nữ, thể hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi Chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo

Ngày đăng: 12/04/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan