Kế toán trong ngân hàng giao dịch khách hàng một cửa

42 1K 9
Kế toán trong ngân hàng giao dịch khách hàng một cửa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG MỘT CỬA

Lời nói đầu  Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều đặt mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cao nhất.Muốn đạt được lợi nhuận cao trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm lĩnh thị trường phải là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất. Khách hàng chính là người quyết định đến kết quả của quá trình kinh doanh do đó muốn kinh doanh đạt kết quả cao thì phải đặt việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động này được tiến hành trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.Trước đây, khi còn tồn tại nền kinh tế bao cấp hệ thống ngân hàng chưa thực sự phát triển, quan hệ giữa ngân hàngkhách hàng diễn ra theo hướng khách hàng là người cần đến ngân hàng, cho nên họ phải tự tìm đến ngân hàng để sử dụng sản phẩm của ngân hàng, việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng lúc này đối với ngân hàng không phải là việc cấp bách. Ngày nay, khi mà nền kinh tế mở cửa và hoà nhập, mức độ quốc tế hoá ngày càng cao của nền kinh tế đã làm cho môi trường của thị trường tiền tệ ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến việc phải chăm sóc và lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.Từ thực tế đó, việc thay đổi mô hình giao dịch đa cửa sang mô hình giao dịch một cửa đã diễn ra ở hầu hết các ngân hàng nhằm giảm thiểu sự phiền hàđối với khách hàng và thời gian giao dịch , còng như có điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi áp dụng mô hình giao dịch mới, tất cả các ngân hàng đều gặp phải những khó khăn cả về khách quan cũng như chủ quan. Đứng về góc độ kế toán, việc xây dựng một mô hình kế toán cho phù hợp với mô hình giao dịch mới cũng là vấn đề hết sức nan giải đối với những ngân hàng lần đầu tiên áp dụng mô hình giao dịch mới này.Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội, có dịp được tìm hiểu về mô hình kế toán tại đây, cùng với việc tham khảo mô hình kế toán tại một số ngân hàng khác, em cảm thấy rất tâm đắc với đề tài này.Tuy nhiên đây là đề tài khó đối với sinh viên không phải là chuyên ngành quản trị kinh doanh hơn nữa, đề tài này cũng Ýt có tài liệu tham khảo nên không khỏi mắc phải những khó khăn, chí là sai lầm. Rất mong được sự phê bình, góp ý kiến của các thầy cô cũng như những người quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em để hoàn thanh được đề tài này; Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:Cô Trịnh Hồng Hạnh và các anh chị nhân viên phòng kế toán chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội. Hà Nội 4/2003. ChươngI MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRONG NGÂN HÀNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG MỘT CỬA 1. Sự cần thiết 1.1 Những ưu thế của giao dịch khách hàng một cửa trong ngân hàng - Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng luôn là yêu cầu hàng đầu nhằm thu lợi nhuận cao nhất.Giai đoạn trước đây,hệ thông ngân hàng trong nước áp dụng phương thức giao dịch đa cửa, phòng kế toán được tách rời khỏi phòng ngân quỹ, và không có nhiều sự phối hợp giữa các phòng ban nhằm giảm thiểu thời gian và các thủ tục giao dịch cho khách hàng. - Hình thức giao dịch một cửa là hình thức giao dịchkhách hàng có thể thực hiện dược bất kì giao dịch nào của mình, tại bất kì quầy giao dịch nào ở ngân hàng - Việc áp dụng hình thức giao dịch một cửa làm cho khách hàng hài lòng hơn với sẩn phẩm,dịch vụ của ngân hàng, do đó làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy tính cạnh tranh trong toàn hệ thống. - Hơn nữa,hình thức giao dịch khách hàng một cửa làm đơn giản hoá quy trình luân chuyển chứng từ trong hệ thống ngân hàng; làm giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy do đó giảm thiêu chi phí hoạt động của ngân hàng. 1.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng giao dịch khách hàng một cửa. - Điều kiện thực tế mà các ngân hàng việt nam đang tồn tại đó là: Sự yếu kém về khả năng ngiệp vụ cũng như khả năng tiếp cận những thay đổi trong hệ thống thông tin của một bộ phận khong nhỏ những nhân viên đã lớn tuổi, các ngân hàng chưa tự xây dùng cho mình nhưng phần mềm ứng dụng phù hợp với đIều kiện thực tế cuả mình cũng như đáp ứng đươc những đòi hỏi của xã hội,hệ thống thông tin chưa được đầu tư đúng mức về thiết bị,cơ sở dữ liệu,hệ điều hành,hệ thống ứng dụng - Điều kiện áp dụng hình thức giao dịch: + Đã được càI đặt hệ thống ứng dụng ngân hàng bán lẻ. + Cán bộ đã được đào tạo và vận hành thành thạo hệ thóng này. + Có hệ thống máy chủ,hệ thống Backup đảm bảo an ninh dữ liệu. + Có phương án hỗ trợ Backup dữ liệu từ trung tâm Công nghệ thông tin. + Khi thay đổi sang hệ thống thiết bị ,cơ sở dữ liệu, hệ đIều hành,hệ thống ứng dụng,hệ thống mới phải đáp ứng việc khai thác hệ thống ứng dụng hiện hành( tính mở của hệ thống) - Những thuận lợi mà các ngân hàng Việt Nam đang có đó là sự trẻ hoá đội ngò nhân viên với trình độ và khả năng thích nghi với các ứng dụng mới cao.Sự phát triển ngày càng cao của ngành Công nghệ thông tin nước nhà. Sự đa dạng hoá các kênh thông tin cũng như các loại hình thông tin trong và ngoài nước.Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam cũng có thể áp dụng mô hình của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới theo những phương thức riêng của mình. 1.3.Vai trò của bộ phận kế toán trong việc triển khai mô hình giao dịch khách hàng một cửa Trong các mô hình giao dịch của Ngân hàng thì giao dịch viên cũng chính là kế toán viên. Các giao dịch chỉ được phép xẩy ra đồng thời với việc các bót toán đã được hạch toán. Bộ phận giao dịch viên là bộ phận nằm trong mô hình kế toán. Khi thay đổi mô hình giao dịch: Đồng thời sẽ phải thay đổi mô hình kế toán cho thích ứng với mô hình giao dịch mới. Sự cần thiết của việc ngày càng hoàn chỉnh mô hình giao dịch khách hàng một cửa đang được các Ngân hàng thương mại đặt ra, đã làm cho việc xây dùng cho được một mô hình kế toán phù hợp với mô hình giao dịch này trở nên cấp thiết. Thực chất xây dựng mô hình giao dịch khách hàng một cửa hoàn hảo là sự kế hợp giữa một nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến và một hệ thống kế toán hiện đại, tương thích với nền tảng công nghệ thông tin đó. Cho nên, có thể nói hệ thống kế toánmột trong hai bộ phận quan trọng nhất để có thể phát triển được mô hình giao dịch khách hàng một cửa. Việc thiếu chặt chẽ trong việc bố trí các bộ phận hoặc rườm rà. Trong việc hoàn tất các thủ tục của bé phận kế toán làm cho hạn chế giảm thiểu thời gian giao dịch với khách hàng bị hạn chế mà yêu cầu giảm thiểu thời gian giao dịch là yêu cầu hàng đầu trong quá trình hoàn thiện các hình thức giao dịch. Hơn nữa bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng cần đảm bảo rằng hệ thống kế toán của mình tương thích với toàn bộ máy hoạt động và luôn luôn phải hoàn thiện nó. Kinh doanh trong Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Nên việc đảm bảo có một hệ thống kế toán chặt chẽ và đạt hiệu quả cao là vô cùng cần thiết. Hầu hết các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đang trong bước đầu nhằm giảm thiểu thời gian giao dịch và các thủ tục giao dịch bằng việc triển khai mô hình giao dịch khách hàng một cửa. Trong điều kiện đó chưa có một Ngân hàng nào xây dựng được mô hình giao dịch mới này. Tất cả các Ngân hàng đều quan tâm đến việc tạo dùng cho mình một quy trình kinh doanh nói chung và trước mắt là một mô hình kế toán phù hợp sao cho vừa gọn nhẹ, vừa đạt hiệu quả cao và đáp ứng nhanh nhất Nhu cầu giao dịch của khách hàng Trong một Ngân hàng luôn luôn tồn tại rất nhiều các bộ phận, phòng ban có chức năng riêng. Tất cả các phòng ban đó phải có sự phối hợp với nhau để đạt được kết quả cuối cùng cao nhât. Mô hình giao dịch khách hàng một cửa đòi hỏi có sự gắn kết cao giữa các bộ phận trong đó bộ phận kế toán là mắt sích quan trọng và đảm nhiệm vai trò cao nhất để hoàn thiện mối quan hệ giữa khách hàngNgân hàng . Hoàn thiện mô hình kế toán cũng đồng thời với việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho các kế toán viên trong Ngân hàng. Để có thể thực hiện được tốt mô hình giao dịch khách hàng một cửa thì đội ngò nhân viên kế toán phải có kỹ năng kế toán Ngân hàng thành thạo, đảm bảo có thể hạch toán được chính xác tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách độc lập đồng thời cũng phải có kỹ năng và trách nhiệm cao vì bản chất của mô hình kế toán giao dịch khách hàng một cửa là việc chia rẽ thông tin được diễn ra ở mức độ cao thông qua hệ thống máy tính, trong đó, các kế toán viên không những phải biết tự tạo ra thông tin của mình để hoà mạng mà còn phải biết sử dụng những thông tin có liên quan được bộ phân khác tạo ra. 2. Nội dung của mô hình 2.1.Các khái niệm. + Giao dịch viên: là nhân viên tại quầy giao dịch, trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng. Vd: lập phiếu chi và tiến hành thu chi tiền mặt trong hạn mức của mình;mở tài khoản và thực hiện các giao dịch trong phạm vi phát sinh của tài khoản đó……. - Hạn mức thu chi tiền mặt của giao dịch viên: Là số tiền tối đa Giao dịch viên được phép thu, chi trong mét giao dịch.Hạn mức thu chi này do Giám đốc Chi nhánh quyết định phù hợp với tình hình chi nhánh và khả năng giao dịch của từng Giao dịch viên.năng giao dịch của từng Giao dịch viên gồm có:Thông thạo nghiệp vụ, khả năng ứng xử, khả năng thu và chi tiền mặt….Hạn mức thu, chi được quy định chi tiết đối với từng loại ngoại tệ. - Hạn mức tồn quỹ tiền mặt của Giao dịch viên:Là số tiền mặt tối đa được phép lưu giữ trong két của mỗi Giao dịch viên trong ngày giao dịch.Hạn mức tồn quỹ được quy định chi tiết đối với từng loại ngoại tệ. - Hạn mức kiểm soát giao dịch của kiểm soát viên:Là số tiền mặt tối đa kiểm soát viên được phép phê duyệt cho quỹ chính dược phép thực hiện giao dịch thu,chi.Trong trường hợp số tiền thu,chi vượt quá hạn mức kiểm soát của kiểm soát viên,giao dịch sẽ được chuyển lên Giám đốc hoặc người được uỷ quyền giao dịch Hạn mức kiểm soát do Giám đốc Chi nhánh quyết định phù hợp với tình hình chi nhánh và khả năng củatừng kiểm soát viên.Hạn mức được quy định chi tiết đối với từng loại ngoại tệ. - Thủ quỹ: Là cán bộ thực hiện thu, chi tiền mặt cho các giao dịch vượt quá hạn mức (thu, chi, tồn quy) của các Giao dịch viên hoặc các giao dịch Giao dịch viên không được phép thực hiện thu, chi trực tiếp với Khách hàng, các giao dịch tiếp quỹ hoặc các giao dịch nép tiền về quỹ từ các Giao dịch viên. - Quỹ chính: Là bộ phận quản lý quỹ của chi nhánh.Bộ phận quỹ hàng ngày thực hiện ứng tiền hàng ngày, thu hồi tồn quỹ cuối ngày của mỗi Giao dịch viên.Thực hiện in nhật ký quỹ chung,đối chiếu, giải quyết thừa, thiếu quỹ của quỹ chính cũng như của mỗi Giao dịch viên.Thực hiện quy định về quản lý quỹ theo chế độ hiện hành. - Thanh toán viên: Là cán bộ lập giấy báo thanh toán, thực hiện và xử lý các giao dịch trong bộ phận sau quầy. Thanh toán viên được phép thực hiện các giao dịch nhưng không được trực tiếp thu, chi tiền mặt. - Kiểm soát viên: là Cán bộ kiểm tra và duyệt giao dịch do các Giao dịch viên và các thanh toán viên đã thực hiện. - Cán bộ quản lý tài khoản và kế toán nội bộ: Là cán bộ chịu trách nhiệm mở tài khoản hạch toán và quản lý toàn bộ hồ sơ gốc về tài khoản, chịu trách nhiệm theo dõi, hạch toán các giao dịch nội bộ của Ngân hàng. - Tiếp quỹ đầu ngày và trong ngày: Hàng ngày trước giê giao dịch, Giao dịch viên được phép ứng một lượng tiền dùng để giao dịch trong ngày. Lượng tiền mặt được ứng tối đa bằng hoặc nhỏ hơn hạn mức tồn quỹ đã quy định.Trong ngày giao dịch, Giao dịch viên có thể xin tiếp quỹ thêm để đảm bảo giao dịch. - Giao dịch viên nép tiền về quỹ trong khi giao dịch và cuối phiên giao dịch :Trong ngày giao dịch khi số dư tồn quỹ tại Giao dịch viên lớn hơn hạn mức tồn quỹ, Giao dịch viên phải nép bớt tiền về quỹ chính mới được thực hiện giao dịch tiếp theo. Cuối ngày Giao dịch viên phải nép hết số tiền tồn quỹ vào quỹ chính trước khi thực hiện đối chiếu. - Giao dịch trước quầy: Tất cả công việc xử lý giao dịch của Giao dịch viên và của bộ phận khách hàng trực tiếp với khách hàng. - Xử lý sau quầy: Những công việc xử lý giao dịch không trực tiếp với khách hàng. - Chứng từ gốc: Là chứng từ làm căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành. Chứng từ gốc được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoành thành. - Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc chứng gốc kiêm chứng từ ghi sổ. - Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: Là chứng từ vừa thực hiện chức năng chứng từ gốc và chức năng của chứng từ ghi sổ.Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh,hoàn thành và hạch toán vào sổ kế toán. - Chứng từ đIện tử:Được áp dụng theo các quyết định :số 308/QDD-NH2 ngày 16/09/1997 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc”Ban hành quy chế về lập ,sử dụng,kiểm soát ,xử lý,bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của ngân hàng và Tổ chức tín dụng”.Số 44/2002/QDDTTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc”Sử dụng chứng từ đIện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. 2.2.Phạm vi áp dông . - áp dụng cho mô hình sử lý nghiệp vụ theo hai khu vực trước quầy vực sau quầy tại các ngân hàng bán lẻ. + Khu vực trước quầy: Khu vực giao dịch trực tiếp với khách hàng, bao gồm các bộ phận: Bộ phận khách hàng. Bộ phận giao dịch. Bộ phận quỹ. Bộ phận tín dụng + Khu vực sau quầy xử lý các nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng, bao gồm các bộ phận: Bộ phận kiểm soát. Bộ phận thanh toán. Bộ phận quản lý tài khoản và kế toán nội bé. 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ. - Chứng từ là một trong những chứng minh pháp lý quan trọng nhất trong các mối quan hệ kinh tế, trong ngân hàng thì yêu cầu có một quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý là yêu cầu sống còn nhằm duy trì lâu dài và hợp pháp các quan hệ tín dụng và các quan hệ kinh tế khác.Chứng từ sau khi đã được hạch toán phải được lưu giữ Ýt nhất 30 năm. - Quy trình luân chuyển chứng từ sẽ được quy định trong mối quan hệ giữa mỗi bộ phận với các bộ phận khác trong ngân hàng.Cụ thể là: 2.3.1. Quan hệ giữa bộ phận Giao dịch viên với bộ phận khác: 2.3.1.1 .Với bộ phận quản lý thông tin khách hàng: - Bé phận khách hàng hoàn tất việc nhập mới hoặc sửa đổi thông tin khách hàng ,cán bộ thuộc bộ phận Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng thực hiện luân chuyển chứng từ như sau: - Lưu 01 bộ hồ sơ gốc tại bộ phận quản lý hồ sơ thông tin khách hàng( hồ sơ khách hàng, hồ sơ mở tài khoản, mẫu dấu, chữ ký) Mở tài khoản thích hợp cho khách hàng. Trả lại 01 bộ hồ sơ gốc cho khách hàng( hồ sơ khách hàng,hồ sơ mở tài khoản, mẫu dấu, chữ ký) In và cấp thẻ giao dịch cho khách hàng. Thông tin khách hàng, thông tin về chữ kí và tài khoản sau khi đã đăng ký trên hệ thống máy tính là thông tin chung cho các bộ phận khác có liên quan tham chiếu và giải quyết các nghiệp vụ phát sinh.Bộ phận giao dịch sử dụng thông tin khách hàng và thông tin tàI khoản để thực hiện các giao dịch với khách hàng. 2.3.1.2 . Với các bộ phận thủ quỹ: + Với bộ phận thủ quỹ:mỗi giao dịch viên được mở tài khoản cá nhân để thực hiện các giao dịch theo cách thức như sau: Tài khoản tiền mặt giao dịch viên: Khi giao dịch viên ứng, nép quỹ số tiền này sẽ được hạch toán vào tài khoản tiền mặt của giao dịch viên. Tính chất tài khoản tiền mặt của giao dịch viên giống như tính chất của tài khoản tiền mặt bình thường. Tài khoản Séc (cheque):Tài khoản này được áp dụng cho giao dịch tại quầy. Tài khoản bù trừ chéo( Cros Clearing Account):Tài khoản trung gian tạm thời sử dụng trong việc tiếp quỹ và thanh toán giữa các giao dịch viên cho từng giao dịch viên.Cuối ngày số dư của tài khoản này bằng không.Doanh số phát sinh của tài khoản này không được thể hiện trên bảng cân đối tài khoản. Tổng số dư tiền mặt tại chi nhánh sẽ bằng tổng tồn quỹ của các giao dịch viên cộng với quỹ chính.Hàng ngày giao dịch viên được tiếp quỹ giao dịch trong hạn mức cho phép từ quỹ chính.trong trường hợp số tiền thực tế tại quỹ của giao dịch viên lớn hơn( hoặc nhỏ hơn ) hạn mức tồn quỹ quy định,giao dịch viên phải nép số tiền lớn hơn hạn mức quy định và được tiếp quỹ với số tiền nhỏ hơn hay bằng với số tiền chênh lệch giữa tồn quỹ thực tế với hạn mức quy định. Cuối ngày giao dịch viên thực hiện nộp,đối chiếu và xử lí thừa thiếu quỹ. Nép chứng từ giao dịch: Cuối ngày,giao dịch viên in nhật kí chứng từ,sắp xếp chứng từ theo thứ tự mã số chứng từ giao dịch và đối chiếu với nhật kí quỹ. Kí trên nhật kí chứng từ và chuyển toàn bộ chứng từ giao dịch kèm theo nhật kí chứng từ cho bộ phạan kiểm soát. Báo cáo chứng từ trắng tồn kho. 2.3.1.3. Với các bộ phận khác + Với bộ phận thanh toán:Quan hệ giữa bộ phận ngân quỹ với bộ phận thanh toán phát sinh trong trường hợp phải sử lí nghiệp vụ chuyển tiền đi.Sau khi thực hiện xong phần giao dịch của mình,giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận thanh toán.bộ phận thanh toán sẽ căn cứ vào các yêu cầu của khách hàng do các giao dịch viên chuyển vào để xủ lí các vấn đề còn lại. + Với bộ phận quản lí tài khoản: - Cuối ngày giao dịch,Giao dịch viên tiến hành việc in đối chiếu nhật ký chứng từ và nhật ký quỹ vơí chứng từ gốc đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ [...]... Khách hàng thực hiện giao dịch nhận tiền tại bộ phận giao dịch viên 2.5.6.3 Thanh toán giữa các ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại cùng ngân hàng Việc thanh toán giữa hai khách hàng khác nhau của một ngân hàng diễn ra twong tự như các giao dịch thanh toán khác.Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán uỷ nhiệm chi hoặc uỷ nhiệm thu ;Khách hàng đến giao dịch trực tiếp với bộ phận giao dịch viên Bộ phận giao. .. hạn và chuyển cho khách hàng ,sau đó yêu cầu khách hàng kiểm tra lại một lần nữa Khách hàng nép tiền vào tài khoản tiền gửi Giao dịch viên hạch toán như trên và in chứng từ.Nếu số tiền nép vào nằm trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên ,giao dịch viên thực hiên thu tiền và chuyển chứng từ cho khách hàng ký xác nhận.Nếu giao dịch nằm ngoài hạn mức giao dịch của giao dịch viên ,giao dịch viên chuyển... sẽ được bộ phận khách hàng trực tiếp giải quyết Khách hàng sẽ được giới thiệu về hoạt động ngân hàng , các sản phẩm cũng như dịch vụ của ngân hàng , tư vấn cho khách hàng về những giao dịchkhách hàng sẽ sử dụng Giải quyết công việc nếu khách hàng yêu cầu mở tàI khoản Giao dịch tiền gửi,trả nợ tiền vay…nếu khách hàng giao dịch tiền gửi hay tiền vay khách hàng sẽ được hướng dẫn giao dịch thông qua... Phòng kế toánNgân quỹ của Ngân hàng được bố trí theo quy trình khá phù hợp với điều kiện thực tế về lượng khách hàng cũng như cơ sở vật chất và đội ngò nhân viên của Ngân hàng 4.1 Bộ phận trước quầy 4.1.1 Bộ phận giao dịch viên - Tại Ngân hàng, hệ thống quầy giao dịch được bố trí ở tầng I với 5 quầy giao dịch Khi khách hàng đến giao dịch, khách hàng có thể đến bất cứ cửa giao dịch nào để yêu cầu giao. .. thống phân phối giao dịch Khách hàng có thể chọn bất cứ giao dịch viên nào Giao dịch tín dụng: Khách hàng sẽ được giải quyết mọi yêu cầu về tiền vay tại bộ phận tín dụng của chi nhánh sau khi khách hàng hoàn tất việc đăng kí thông tin khách hàng và phân loại khách hàng tại bộ phận khách hàng Giao dịch về thông tin ngân hàng: Tất cả các thông tin do khách hàng yêu cầu đều được bộ phận khách hàng giải quyết... thủ quỹ .Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng tới quỹ chính để nhận hay nép tiền hoặc thực hiện giao dịch với khách hàng khi có sự đIều chuyển tiền từ quỹ chính trong trường hợp chi tiền hoặc có sự phê duyệt thu tiền từ bộ phận kiểm soát 2.5.3.Đăng kí khách hàng mới và tư vấn cho khách hàng Đăng ký khách hàng mới: Khách hàng mới là khách hàng chưa đăng ký mã số khách hàng tại ngân hàng Khi khách hàng có... cầu giao dịch viên kí nhận trên phiếu chi tiền, thực hiện tiếp quỹ cho giao dịch viên.Chuyển cho giao dịch viên 01 liên phiếu chi tiền làm chứng từ giao dịch trong ngày và lưu trữ , quản lý giấy đề nghị tiếp quỹ và phiếu chi tiền - Khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, khách hàng sẽ được hướng dẫn quan hệ theo quy trình sau: Giao dịch lần đầu tiên: Khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch với ngân hàng. .. các giao dịch được tách ra thành các bộ phận khác nhau và giao cho các Quầy giao dịch thực hiện ,khách hàng vẫn có thể thực hiện được giao dịch của mình tại một quầy giao dịch nhất định, tuy nhiên phải theo sự chỉ định và hướng dẫn của ngân hàng Bộ phận Giao dịch viên ,khách hàng và các bộ phận khác trong Ngân hàng chỉ có mối quan hệ với nhau trong phạm vi các mảng nghiệp vụ đã được chỉ định - Ngân hàng. .. Ngày cuối tháng: tính và hạch toán dự thu; tính và hạch toán dự chi Ngày cuối năm: Quyết toán nội bảng; Quyết toán ngoại bảng Chương II MÔ HÌNH KẾ TOÁN THỰC TẾ 1.Thực trạng giao dịch khách hàng một cửa ở các ngân hàng TM Việt Nam - Hệ thống Ngân hàng NN&PTNT là hệ thống Ngân hàng Thương mại lớn nhất ở nước ta ,hệ thống này đã áp dụng hình thức giao dịch khách hàng một cửa , tuy nhiên mô hình được áp... ngân hàng thực hiện triệt để nhất mô hình giao dịch khách hàng một cửa ở nước ta.Tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh ,một phần do sự đa dạng của khách hàng cũng như khối lượng nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện.Các Quầy giao dịch được sắp xếp khá hợp lí, theo các mảng nghiệp vụ để phục vụ khách hàng - Khách hàng sẽ được hướng dẫn phương thức và quầy giao dịch mà mình cần tiếp xúc để thực hiện giao dịch . tục giao dịch cho khách hàng. - Hình thức giao dịch một cửa là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể thực hiện dược bất kì giao dịch nào của mình, tại bất kì quầy giao dịch nào ở ngân hàng -. của bộ phận kế toán trong việc triển khai mô hình giao dịch khách hàng một cửa Trong các mô hình giao dịch của Ngân hàng thì giao dịch viên cũng chính là kế toán viên. Các giao dịch chỉ được phép. quy định .Trong ngày giao dịch, Giao dịch viên có thể xin tiếp quỹ thêm để đảm bảo giao dịch. - Giao dịch viên nép tiền về quỹ trong khi giao dịch và cuối phiên giao dịch :Trong ngày giao dịch khi

Ngày đăng: 12/04/2014, 01:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Nội dung của mô hình

    • Có TK thích hợp của người thụ hưởng

      • 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan