pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

65 1.3K 5
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ KHÓA 2010 - 2014 PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM - THỰC TIỄN TẠI THỊ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Lê Huyền Phạm Thị Diệu Thúy Lớp: K34AB - Dân Sự Huế, 03/2014   GVHD:  Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật- Đại học Huế đã tận tình giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích, đó chính là nền tảng cơ bản, làm hành trang vô cùng quý giá trong việc học tập, nghiên cứu cũng như trong công việc sau này của em. Đặc biệt, với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Thạc só Nguyễn Thò Lê Huyền, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. Trong thời gian làm khóa luận, em đã tìm hiểu về lý thuyết, thực tiễn cùng với những kiến thức đã được học, và sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thò Lê Huyền, em đã nắm được những kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng. Em cũng xin cảm ơn các bác, các anh, các chò đang công tác ở Tòa án nhân dân Thò Hương Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Khóa luận của em đã hoàn thành theo đúng quy đònh của nhà trường nhưng do sự hạn chế về kiến thức của bản thân cũng như hạn chế về mặt thực tiễn nên khó tránh 2 2 SVTH:   GVHD:  khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Phạm Thò Diệu Thúy MỤC LỤC 3 3 SVTH:   GVHD:  4 SVTH:   GVHD:  1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là cái nôi của hội, là môi trường giáo dục và phát triển đầu tiên của con người. Gia đình là nơi hình thành nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy ai cũng mong mình được sống trong một gia đình tràn đầy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạo lực gia đình đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân làm cho gia đình mất đi ý nghĩa vốn có ban đầu của nó. Bạo lực gia đình đã có từ rất lâu trong đời sống gia đình, nhưng hiện nay đang trở thành một vấn đề nhức nhối khiến dư luận hội phải đặc biệt quan tâm. Bạo lực gia đình không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ, tinh thần của người phụ nữ, nam giới mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em. Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ rõ “cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức”. Một thực tế đáng buồn hiện nay là ngày càng có nhiều bậc cha mẹ ngược đãi, bạo hành con cái; cha mẹ lạm dụng quyền làm cha làm mẹ của mình, coi việc đánh mắng con, sử dụng bạo lực là phương pháp giáo dục con hiệu quả và thiết thực. Đây là nhận thức sai lầm, khi cha mẹ lạm dụng những hình thức kỷ luật, những hành vi bạo lực trong việc giáo dục con em mình, thì khi đó, gia đình đã không thực sự là tổ ấm, là nơi ấm áp, bình yên nhất cho các em. Hơn thế nữa, sử dụng bạo lực còn vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng và không mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. Số liệu khảo sát điều tra hội học trên toàn quốc cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gâytổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn hội: 89%.[18] Đối với vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và đặc biệt là Luật 5 SVTH:   GVHD:  Phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua tháng 11/2007, có hiệu lực tháng 7/2008. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. Mặc dù vậy, những quy phạm pháp luật này vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. Vì vậy, cần có cái nhìn đầy đủ về vấn đề pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống góp phần làm giảm bạo lực đối với trẻ em. Từ đó, có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chính từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tính mới của đề tài Đối với vấn đề bạo lực gia đình, đã có Luận văn thạc sĩ luật học “Luật phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế” của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội, 2010); luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề phápvề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Thị Hồng Minh. Những đề tài này đi vào nghiên cứu tất cả các đối tượng, chứ không riêng một đối tượng nào. Tác giả cũng chưa thấy công trình nào đề cập đến bạo lực gia đình đối với trẻ em. Vì vậy cần có sự nghiên cứu về từng đối tượng cụ thể để có giải pháp tối ưu nhất cho việc hạn chế bạo lực đối với trẻ em trong hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ những bất cập trong quy định cũng như áp dụng các quy định của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình vào thực tiễn để từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục có hiệu quả. Để đạt được mục đích trên, tác giả sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau: 6 SVTH:   GVHD:  Thứ nhất, tác giả giải quyết một số vấn đề lý luận chung về bạo lực gia đìnhpháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Thứ hai, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình để chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại địa bàn Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó rút ra những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em. Thứ tư, trên cơ sở chỉ ra những vướng mắc trong quy định của pháp luật, những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cũng như việc làm rõ nguyên nhân của chúng, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục những vấn đề trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ emthực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đối với trẻ em, có xem xét tới các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác và tập trung tại địa bàn Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2010 - 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, quy nạp, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung khóa luận. 7 SVTH:   GVHD:  6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu có hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Kết quả nghiên cứu này trong chừng mực nào đó cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu vấn đề này. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan chức năng và cả hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện đối với vấn đề pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em cũng như thực tiễn thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.Từ đó các cơ quan có chức năng thẩm quyền có thể đưa ra những phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện luật phòng chống bạo lực đối với trẻ em có hiệu quả hơn, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực. Đây cũng là tài liệu tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống bạo lực gia đình. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung khóa luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 8 SVTH:   GVHD:  Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm trẻ em Để tìm hiểu về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào được gọi là trẻ em. Người ta thường sử dụng cụm từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những người ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của con người. Ở góc độ khoa học, trẻ em được định nghĩa tuỳ theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, như trong triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển hội nên ở mọi thời đại, tương lai của quốc gia, dân tộc đều tuỳ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên ngành hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò hội khác với người lớn, vì vậy, cần được hội quan tâm, tạo điều kiện sinh trưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển thành người lớn. Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định. Trẻ em, theo cách hiểu thông thường là những đứa trẻ nhỏ, chưa trưởng thành. Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về tuổi trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất, thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em, ở văn bản khác đã thành… người lớn, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới mười tám tuổi. Bên cạnh đó, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố của 9 SVTH:   GVHD:  Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nội luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNESSCO… đều xác định trẻ em là người dưới mười tám tuổi. Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đó tại Điều 1 quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến mười lăm tuổi”. Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới mười sáu tuổi (Điều 1) “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Độ tuổi này tiếp tục được khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới mười sáu tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước. Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình,… Tuy nhiên một số văn bản như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự không dùng thuật ngữ “trẻ em” mà dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” trong khi thuật ngữ này lại có nội hàm rộng hơn do người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi, trong khi thuật ngữ trẻ em theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 là người dưới mười sáu tuổi. Việc mỗi văn bản quy định mỗi thuật ngữ khác nhau cùng điều chỉnh về vấn đề trẻ em sẽ tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tác giả cho rằng khi có sự không thống nhất giữa các văn bản khác với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 thì cần áp dụng Luật Bảo vệ, chăm 10 SVTH:  [...]... chống bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.2.1 Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, nguyên tắc của phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em bao gồm: Thứ nhất, kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn,... trong phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.2.3.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về trách nhiệm của gia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau: “1 Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, ... Bộ luật Hình sự đã có những quy định khá đầy đủ về xử lý trách nhiệm đối với hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề này cũng như làm cơ sở pháp lý để ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.3 Pháp luật của một số nước về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến trên tất cả các quốc gia. .. đối với trẻ em vẫn chưa được đề cập tới Vì vậy, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là hoạt động của Nhà nước, gia đình, cá nhân (người có hành vi bạo lựctrẻ em chịu tác động của hành vi bạo lực gia đình) và toàn hội nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi bạo hành đối với trẻ em trong gia đình 1.2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng chống bạo lực. ..  gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phòng chống bạo lực gia đình 1.2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bao gồm: “1 Nạn nhân bạo lực gia đình có các... hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn hội khác 2 Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâmvà các tệ nạn hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, ... hợp pháp của những nạn nhân bị bạo lực gia đình, trong đó có trẻ em Luật về xoá bỏ bạo hành trong gia đình của Inđônêxia quy định cụ thể các hành vi bạo lực trong gia đình bao gồm bạo lực về thể chất; bạo lực về tinh thần; bạo lực tình dục; sự thờ ơ đối với gia đình Bạo lực trong gia đình được coi là tội phạm chống lại nhân phẩm con người Những dạng bạo lực gia đình này đã bao trùm lên mọi hành vi bạo. .. lực gia đình 1.3.1 Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em của Campuchia Ở Campuchia, pháp luật bạo lực gia đình được phản ánh trong Luật Phòng ngừa bạo lực gia đìnhbảo vệ nạn nhân” năm 2005 Theo những quy định trong Luật thì trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ được đảm bảo an toàn cả về mặt vật chất cũng như tinh thần Tuy nhiên, chủ thể được bảo vệ chỉ giới hạn đối với các... tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Bạo lực gia đình đối với trẻ em từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định hội Do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liên quan Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều... trách nhiệm của họ với cộng đồng, hội 1.2.2.2 Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em Người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho các thành viên là trẻ em trong gia đình Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bao gồm: . bạo lực gia đình đối với trẻ em và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài Pháp luật về phòng chống bạo lực. lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đối với trẻ em, . về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 8 SVTH:   GVHD:

Ngày đăng: 11/04/2014, 17:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Khái niệm trẻ em

  • 1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình

  • 1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình đối với trẻ em và phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

  • 1.2.1. Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

  • 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phòng chống bạo lực gia đình

  • 1.2.3. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

  • 1.2.4. Các biện pháp xử lý vi phạm về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

  • 1.3.1. Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em của Campuchia

  • 1.3.2. Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em của Inđônêxia

  • 2.2.1. Thực trạng phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Năm

  • Số tin báo về hành vi bạo lực gia đình

  • Số lượng tin báo được xử lý

  • Số vụ việc có hành vi bạo lực gia đình

  • Nạn nhân

  • Phụ nữ

  • Trẻ em

  • Người cao tuổi

  • Đối tượng khác

  • 2010

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan