hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

88 2.9K 23
hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ KHÓA: 2010 - 2014 HÌNH THỨC DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Hồ Thị Vân Anh Nhữ Xuân Dũng Lớp: Luật K34A Dân Sự Huế, 03/2014 1  Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành công trình nghiên cứu đầu tay - khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, đònh hướng, chỉ bảo tận tình từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, Tôi xin gửi lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn Thạc só Hồ Thò Vân Anh, người đã đònh hướng và giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo Khoa Luật – Đại học Huế, đã giảng dạy và trang bò cho em những kiến thức cơ bản trong học tập, nghiên cứu khoá luận cũng như trong công việc sau này. Cuối cùng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên và các anh chò khóa trước đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến thiết thực, bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài. Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều cho 2 khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ hạn chế nên trong quá trình làm đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên giúp em hoàn thành tốt hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 22 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nhữ Xuân Dũng 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều 1 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, với tư cách là một loại quan hệ đặc thù có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc, vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích kinh tế. Chính vì vậy, chế định thừa kế tài sản trong lý luận cũng như thực tiễn luôn diễn biến hết sức phức tạp. Việc quy định thiếu cụ thể và chặt chẽ về thừa kế sẽ dẫn đến việc ý nguyện của người để di sản sẽ không được thực hiện trên thực tế, tâm nguyện cuối cùng của người để lại di sản không được đảm bảo. Vì vậy, chế định thừa kế là một chế định xuyên suốt trong suốt chiều dài lịch sử lập pháp Việt Nam. Chế định thừa kế được hình thành trong thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện, mà đỉnh cao là Bộ luật Dân sự năm 2005 đánh dấu bước phát triển của ngành lập pháp Việt Nam. Bộ luật Dân sự 2005 đã dành nguyên một Phần thứ tư gồm bốn chương (từ chương XXII đến chương XXV) với 56 Điều (từ Điều 631 đến Điều 687) để quy định về thừa kế. Chế định thừa kế đã tạo ra chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di 5 chúc nói riêng, góp phần quan trọng trong việc ổn định các quan hệ xã hội. Chế định thừa kế là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý, góp phần quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định việc thừa kế được thực hiện theo hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúcsự chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết cho người khác còn sống theo ý nguyện của người đó trước khi chết và được thể hiện trong di chúc. Bộ luật Dân sự 2005 dành cả một chương (chương XXIII) với 28 Điều (từ Điều 646 đến Điều 673) quy định về thừa kế theo di chúc. Trong đó, một trong số những nội dung quan trọng đó là quy định về hình thức di chúc. Có thể nói hình thức di chúc là một vấn đề pháp lý hết sức quan trọng nó quyết định toàn bộ thừa kế theo di chúc, thừa kế theo di chúcthực hiện được hay không phụ thuộc vào bản di chúc đó có hợp pháp hay không. Để bản di chúc phát sinh hiệu lực, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục lập di chúc, nội dung và hình thức di chúc. Trong đó hình thức di chúc là một yếu tố hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố tạo nên tính hợp pháp của di chúc và đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh các tranh chấp các vụ án thừa kế theo di chúc trong những năm gần đây. Nhìn chung, chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2005 được đánh giá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thừa kế thì quy định về hình thức của di chúc vẫn còn những vướng mắc, bất cập, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, chẳng hạn như tính hợp lý trong các quy định về thừa kế theo di chúc, các hình thức di chúc… Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đặc biệt là về hình thức di chúc đã 6 không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng. Những vấn đề đó đặt ra cho các nhà làm luật là làm thế nào để xác định một bản di chúc là hợp pháp như: Thứ nhất, quy định những tiêu chí xác định một người tại thời điểm lập di chúc trong trạng thái hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt. Thứ hai, yếu tố nào xác định người lập di chúc hoàn toàn không bị đe dọa hoặc cưỡng ép. Thứ ba, giá trị thực tế của di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực. Thứ tư, việc ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trong trường hợp lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực có trách nhiệm gì về sự trung thực ghi chép đúng, đầy đủ, chính xác ý nguyện bằng lời nói của người lập di chúc. Và nhiều vấn đề pháp lý khác cần phải giải quyết. Hiện nay các tranh chấp về thừa kế đặc biệt là thừa kế theo di chúc đang có xu hướng ngày càng gia tăng, sự nhận thức thiếu đầy đủ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế cũng như sự áp dụng pháp luật không thống nhất của Tòa án là những nguyên nhân làm cho các vụ án thừa kế gặp nhiều khó khăn phức tạp. Qua thực tiễn hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế liên quan đến di chúc trong đó có tranh chấp về hình thức di chúc. Có nhiều vụ án kiện tụng kéo dài gây tốn kém tiền bạc và công sức cho cả đương sự và Tòa án đặc biệt trong vấn đề xác minh tính hợp pháp của bản di chúc. Có nhiều trường hợp đương sự tạo di chúc giả, ép buộc hay thông đồng với người có thẩm quyền nhằm hợp thức hóa bản di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản của người để lại di sản hoặc chiếm đoạt quyền hưởng di sản của các đồng thừa kế khác. Những vụ tranh chấp dân sự này, nhiều trường hợp đã xảy ra nhiều vụ án thương tâm, đau lòng khi những người cùng anh em ruột thịt mâu thuẫn, bất đồng nhau để tranh giành di sản thừa kế. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể nhưng những vụ án tranh chấp xung quanh về hình thức di chúc ngày càng diễn biến phức tạp. 7 Để giải quyết những bất cập, hạn chế của thực trạng nói trên, vấn đề đặt ra là cần phải đi sâu nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về hình thức di chúc từ đó đề xuất các quan điểm giải pháp hoàn thiện. Từ những căn cứ và lý do nói trên, học viên chọn đề tài “Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Luật Dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chế định về thừa kế đã được đề cập nhiều trong các công trình và diễn đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí và được phổ biến rộng rãi trong xã hội. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu công bố gần đây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài sau đây: Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2006), “Tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua”, Tạp chí nhà nước và pháp luật; Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2004), “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật từ năm 1945 đến nay”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2008), “Luật thừa kế Việt Nam”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội; Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn “Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”; Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam”… Nhìn chung, kết quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu nói trên đề cập đến vấn đề về thừa kế, tập trung phân tích các nội dung về thừa kế, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định về thừa kế và đã đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện. Nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về một đề tài “Hình thức di chúc” như đề tài do tác giả lựa chọn. Tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên, đề tài này tập trung nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúcthực tiễn áp dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức di chúc thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về hình thức di chúc; đánh giá thực trạng các vụ án dân sự tranh chấp thừa kế liên quan đến hình thức di chúc và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúcthực tiễn áp dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về hình thức di chúc, làm rõ khái niệm, đặc điểm hình thức di chúc. + Phân tích quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về hình thức di chúc. + Đánh giá thực trạng tranh chấp về thừa kế liên quan đến hình thức di chúc. + Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luậtthực tiễn áp dụng về hình thúc di chúc. 4. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về hình thức của di chúc; khắc phục những hạn chế, bất cập về lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng trong thời gian qua. Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình khoa học, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn liên quan đến hình thức di chúc. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Về pháp luật: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, những chế định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc. 9 + Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến hình thức di chúc tại Tòa án nhân dân. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, đặc điểm, bản chất quy định của pháp luật thừa kế về hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Nghiên cứu hình thức di chúc gắn với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, đồng thời nghiên cứu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới về hình thức di chúc. Phân tích đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến hình thức di chúc. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức di chúc trong giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của của nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp luật học so sánh… 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúchình thức của di chúc. Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hình thức di chúc tại Việt Nam hiện nay. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện. 10 [...]... thức di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, di chúc được thể hiện bằng văn bản hoặc dưới hình thức miệng Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” Về hình thức của di chúc, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hai hình thức, đó là di chúc bằng văn bản và di chúc. .. của ngưởi lập di chúc, và được Tòa án xác nhận là hoàn toàn phù hợp [42] 1.2.2 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp - Bộ luật Dân sự Pháp quy đinh rất cụ thể về hình thức di chúc, từ Điều 967 đến Điều 1001 [3] Theo đó hình thức di chúc của pháp luật Pháp tồn tại dưới các dạng sau: + Di chúc viết tay: Đối với loại di chúc này chỉ có giá trị pháp lý nếu người lập di chúc tự mình viết... điều kiện của di chúc viết tay thì di chúc vẫn được coi là di chúc viết tay 1.2.3 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Nhật Bản - Bộ luật Dân sự Nhật Bản đã dành 17 Điều từ Điều 967 đến Điều 984 [2] Quy định về hình thức di chúc, theo đó di chúc có thể viết tay, qua công chứng hay dưới một dạng tài liệu bí mật, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật cho phép lập di chúc theo thể thức khác... để bảo vệ quy n lợi của những người hưởng di sản được chỉ định trong di chúc Di chúc lập ra phải theo hình thức do pháp luật quy định Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc trước hết phải được lập thành văn bản Ngoài ra, cá nhân cũng có thể lập di chúc miệng trong những trường hợp do pháp luật quy định Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) quy định: “Các dân tộc có quy n dùng... lý di sản, di chúc Về hình thức di chúc, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 1995 thì Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng” Người dân tộc thiểu số có quy n lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình Lần đầu tiên 34 pháp luật cho phép người dân tộc thiểu số có quy n lập di chúc bằng tiếng nói, chữ viết của dân. .. di chúc Pháp luật dân sự Việt Nam, ghi nhận hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi di chúc được lập ra, nếu không có di chúc hoặc di chúc lập ra nhưng không hợp pháp; những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không... 323] Di chúcsự thể hiện ý chí của cá nhân, các chủ thể khác không có quy n lập di chúc thay Ngoài ra vợ, chồng cũng có quy n thể hiện ý chí cùng nhau lập di chúc chung của vợ, chồng để cùng nhau định đoạt tài sản chung Hai là, di chúc là căn cứ chuyển dịch di sản của người lập di chúc cho người khác sau khi người lập di chúc chết Pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận hai hình thức thừa kế theo pháp luật. .. biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc) ; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quy n lợi cho người được chỉ định trong di chúc [37, 333] Tóm lại, hình thức di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập di chúc ra bên ngoài cho người khác biết, theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện ý chí của người lập di chúc sau khi... nhận di chúc đó chừng nào chưa tin chắc rằng nó phản ánh ý muốn thực sự của người lập di chúc [2] Tuy nhiên, di chúc miệng này sẽ không có hiệu lực nếu người lập di chúc sống thêm sáu tháng nữa kể từ thời điểm mà người này có thể lập được di chúc dưới dạng thông thường (Điều 978) 1.2.4 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Thái Lan 26 - Hình thức di chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự và... vi di sản theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2005 Nghĩa vụ của người hưởng di sản phải thực hiện tùy theo phần mà người đó được hưởng 1.2 Khái quát về hình thức di chúc theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới 1.2.1 Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nhà một nhà nước theo cấu trúc nhà nước liên bang Chính vì vậy, Hoa Kỳ cùng song song và tồn tại hai hệ thống pháp luật: . tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định việc thừa kế được thực hiện theo hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là sự chuyển. lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thức của di chúc. Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hình thức di chúc tại Việt Nam hiện nay. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện. 10 Chương. THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC 1.1. Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thức di chúc 1.1.1. Khái niệm di chúc Thuật ngữ di chúc xuất hiện từ rất sớm của xã hội

Ngày đăng: 11/04/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan