Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs

195 1.2K 7
Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 HOẠT ĐỘNG: SERV-1 “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT NGHĨA VỤ CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH GATS” BÁO CÁO CHÍNH THỨC Hà Nội, ngày 16/7/2007 Thực hiện: Chuyên gia EU: Dietrich Barth - Trưởng nhóm Andras Lakatos Claudio Dordi Chuyên gia trong nước: Tống Thị Hồng Minh (Bộ Tài nguyên Môi trường) Bạch Quốc An, Phạm Hồ Hương (Bộ Tư pháp) Lương Hoàng Thái, Nguyễn Sinh Nhật Tân, Lê Quang Lân (Bộ Thương mại) Hà Huy Tuấn (Bộ Tài chính) Bùi Thiên Sơn (Học viện Tài chính) Phan Tâm (Bộ Bưu chính Viễn thông) Nguyễn Gia Hào, Đoàn Ngọc Thanh (Chuyên gia tư vấn độc lập) Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Uỷ ban châu Âu. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của các tác giả, không phải là quan điểm chính thức Uỷ ban châu Âu hay Bộ Thương mại. DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN VIỆT NAM II (MUTRAP II) Bộ Thương mại phối hợp với Phái đoàn Ủy ban Châu Âu ASIE/2003/005711 2 MỤC LỤC 1. TÓM TẮT 4 2. GIỚI THIỆU 10 2.1. Các mục tiêu của hoạt động 10 2.2. Lợi ích quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO 10 2.3. Sự cần thiết thực thiện nghĩa vụ cam kết GATS của Việt Nam 14 2.4. Những khó khăn của việc thực hiện GATS 15 2.5. Khung pháp lý đối với việc thực hiện các cam kết nghĩa vụ GATS của Việt Nam 19 2.6. Phương pháp luận của Nghiên cứu này 24 3. CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS 24 3.1. Phạm vi áp dụng của GATS 24 3.2. Quan điểm “thương mại dịch vụ” trong hệ thống pháp lý của Việt Nam 25 3.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý 26 3.4. Đối xử Tối huệ quốc (MFN) 27 3.5. Minh bạch hoá 31 3.6. Các quy định trong nước 35 3.7. Độc quyền các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền 37 3.8. Thanh toán chuyển tiền 38 3.9. Trợ cấp 39 4. CÁC CAM KẾT CHUNG CỦA VIỆT NAM 39 4.1. Các quy tắc GATS về cam kết chung 39 4.2 Cam kết chung của Việt Nam 40 5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH 53 5.1. Dịch vụ pháp lý 53 5.2 Các dịch vụ kế toán, kiểm toán ghi sổ kế toán 56 5.3. Dịch vụ thuế 64 5.4 Dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ 68 5.5 Dịch vụ máy tính các dịch vụ liên quan 71 5.6 Dịch vụ thú y 72 5.7 Dịch vụ nghiên cứu phát triển 72 5.8. Các dịch vụ kinh doanh khác 73 5.9. Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883) 75 6. DỊCH VỤ THÔNG TIN 77 6.1 Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ thông tin 77 6.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ thông tin 79 6.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý 83 7 DỊCH VỤ XÂY DỰNG 84 7.1 Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng 84 7.2 Cơ chế pháp lý của Việt Nam đối với thương mại dịch vụ xây dựng 85 7.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý 87 8. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI 87 8.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối 87 8.2 Cơ chế pháp lý của Việt Nam đối với dịch vụ phân phối 89 8.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý 93 9. DỊCH VỤ GIÁO DỤC 98 9.1. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục 98 9.2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ giáo dục 100 3 9.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý 102 10. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 102 10.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ môi trường 102 10.2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ môi trường 102 10.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý 103 11. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 103 11.1. Bảo hiểm các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm 103 11.2. Ngân hàng 109 11.3. Chứng khoán 129 12. DỊCH VỤ Y TẾ XÃ HỘI 132 12.1 Cam kết của Việt Nam về Dịch vụ Y tế Xã hội 132 12.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh các dịch vụ y tế xã hội 133 12.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý 135 13 DỊCH VỤ DU LỊCH DỊCH VỤ LIÊN QUAN 135 13.1 Các cam kết của Việt Nam về du lịch dịch vụ liên quan 135 13.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ du lịch dịch vụ liên quan 136 13.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý 137 14. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HÓA THỂ THAO 138 14.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ giải trí, văn hóa thể thao 138 14.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hóa thể thao 138 15 DỊCH VỤ VẬN TẢI 139 15.1 Dịch vụ vận tải biển 139 15.2 Dịch vụ vận tải hàng không 143 15.3 Dịch vụ vận tải đường sắt 143 KHUYẾN NGHỊ VỀ PHÁP LÝ QUẢN LÝ 149 MA TRẬN CÁC CAM KẾT NGHĨA VỤ GATS CỦA VIỆT NAM, CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN CÁC HÀNH ĐỘNG ĐỀ XUẤT 156 4 1. TÓM TẮT Đây là một hoạt động của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên II (MUTRAP II), do Bộ Thương mại phối hợp với Phái đoàn của Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam thực hiện. Mục tiêu tổng thể của Dự án MUTRAP là hỗ trợ tăng cường năng lực cho Chính phủ các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trong việc gia nhập WTO, triển khai thực hiện các nghĩa vụ pháp lý cam kết của mình 1 . Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp thông tin cho các Bộ, ngành hữu quan về phạm vi nội dung các nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) khi gia nhập WTO xác định những luật quy định trong nước trong nước những biện pháp của Chính phủ bị ảnh hưởng bởi các cam kết nghĩa vụ này. Hoạt động cũng đưa ra những khuyến nghị đối với việc sửa đổi tiếp theo những văn bản pháp quy chuyên ngành nhằm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết GATS tự do hoá lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam. SERV-1 là một trong những hoạt động đầu tiên của MUTRAP được thực hiện sau khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO ngày 11/1/2007. Hoạt động tập trung phân tích các nghĩa vụ cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam việc thực hiện những nghĩa vụ, cam kết này. Đối tượng hưởng lợi của hoạt động gồm các Bộ, ngành hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội bị tác động bởi quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ. Thương mại dịch vụ (TMDV) đã trở thành một nhân tố chính của thương mại quốc tế của hệ thống thương mại đa biên. Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn - vào khoảng 30 - 80% trong GDP của những nước khác nhau. Tỷ trọng của dịch vụ trong thương mại quốc tế khoảng 20% đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối với Việt Nam, dịch vụ chiếm khoảng 38% GDP năm 2005. Tuy nhiên, Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 đặt mục tiêu nâng cao tỷ trọng cũng như tầm quan trọng của khu vực dịch vụ, bao gồm thương mại quốc tế. Do đó, việc thực hiện các nghĩa vụ cam kết của Việt Nam trong Hiệp định GATS đóng vai trò quan trọng. Việc tự do hoá thương mại dịch vụ cũng phức tạp hơn so với thương mại hàng hoá vì nó có thể ảnh hưởng tới khung pháp lý trong nước, có thể cần có những điều chỉnh pháp lý trong phần l ớn các lĩnh vực dịch vụ. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng cải cách pháp luật nhằm đáp ứng những yêu cầu của WTO. Trong năm 2005 2006, một loạt Luật văn bản pháp luật đã được ban hành như Luật Đầu tư chung, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp Luật về ký kết thực hiện các điều ước quốc tế các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư, Quyết định…). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng pháp luật nhằm thực hiện các nghĩa vụ cam kết về thương mại dịch vụ trong WTO. Đây là quá trình lâu dài liên tục như được phân tích trong báo cáo. 1 Trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), các thuật ngữ “nghĩa vụ” “cam kết” có ý nghĩa khác nhau cần được phân biệt. Thuật ngữ “nghĩa vụ” đề cập đến những nghĩa vụ chung vô điều kiện của GATS được áp dụng đối với tất cả các nước thành viên, không phụ thuộc vào các cuộc đàm phán tiếp theo. Chúng bao gồm, ví dụ, các nghĩa vụ liên quan đến nguyên tắc đố i xử tối huệ quốc (MFN) minh bạch hóa. Thuật ngữ “cam kết” đề cập đến những cam kết có điều kiện về tiếp cận thị trường đối xử quốc gia mà mỗi thành viên WTO đàm phán cho riêng mình. Vì vậy, các cam kết của mỗi nước đều khác nhau. 5 Tham gia hoạt động gồm 3 chuyên gia EU 9 chuyên gia trong nước. Các chuyên gia EU trân trọng cảm ơn Ông Lương Hoàng Thái, trưởng nhóm chuyên gia trong nước các chuyên gia trong nước về những đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện hoạt động. Ngoài những thông tin do các chuyên gia trong nước cung cấp, các chuyên gia EU còn khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Văn kiện gia nhập, các nghiên cứu khác của Dự án MUTRAP, các ấn phẩm về thương mại thông tin do các doanh nghiệp quốc tế cung cấp. Tuy nhiên, một số thông tin sẵn có của Việt Nam về pháp luật quy định liên quan đến GATS chưa đầy đủ cập nhật. Ngoài ra, rất ít, hoặc không có thông tin liên quan được cung cấp trong một số lĩnh vực như máy tính các dịch vụ liên quan, nghiên cứu phát triển, thuê/cho thuê, quảng cáo, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, khai mỏ sản xuất, một số dịch vụ thông tin cơ bản, xây dựng, môi trường, dịch vụ cụ thể về bảo hiểm, ngân hàng tài chính, chứng khoán, dịch vụ vận tải cụ thể .v.v. Đôi khi, thông tin được cung cấp vào cuối thời gian triển khai hoạt động, đặc biệt là về các cam kết chung liên quan đến hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ (Phương thức 3), sự di chuyển của thể nhân (Phương thức 4). Do đó, một số phân tích khuyến nghị về chính sách trong nghiên cứu này không đầy đủ chỉ mang tính tham khảo. Những phân tích sâu hơn các hoạt động tiếp theo có thể được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động khác của Dự án MUTRAP II 2 . Cần có cơ hội để tiếp tục hoàn thiện cập nhật thông tin, những phân tích đã được thực hiện trong hoạt động này. Nghiên cứu được bắt đầu bằng việc rà soát đánh giá những vấn đề chung liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ cam kết WTO của Việt Nam, bao gồm việc tóm tắt những quyền lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO, để đảm bảo rằng việc gia nhập WTO mang lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ quyền lợi của các thành viên. Sau đó, nhóm chuyên gia sẽ đánh giá yêu cầu đối với Việt Nam trong việc thực hiện những nghĩa vụ của mình, cả về khía cạnh chính trị pháp luật. Sau đó, nhóm chuyên gia đánh giá những khó khăn cụ thể trong việc thực hiện GATS khung pháp lý của WTO Việt Nam. Các vấn đề được xem xét còn bao gồm việc xác định biện pháp phương pháp tiếp cận tốt nhất trong việc xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 71 của Quốc Hội phê chuẩn Nghi định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Những phương án lựa chọn bao gồm áp dụng trực tiếp những nghĩa vụ WTO, nội luật hoá, hoặc phương án đẩy nhanh tốc độ thực hiện thông qua việc xây dựng “một luật để điều chỉnh tất cả các luật” (Omni-bus approach). Báo cáo cũng nghiên cứu những nghĩa vụ chung khác, như quy chế đối xử tối huệ quốc minh bạch hoá, các quy định của GATS về quy định trong nước, độc quyền, thanh toán, chuyển khoản trợ cấp. Sau đó, báo cáo nghiên cứu về các cam kết chung về tiếp cận thị trường đối xử quốc giaViệt Nam đã đàm phán trong GATS. Trong mỗ i lĩnh vực cụ thể, báo cáo trình bày tóm tắt kết quả rà soát các nghĩa vụ cam kết GATS, khung pháp lý hiện hành của Việt Nam, nêu lên đề xuất hoặc khuyến nghị pháp lý, nếu cần thiết, để Việt Nam đảm bảo sự phù hợp với những nghĩa vụ cam kết GATS. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam toàn quyền quyết định trong việc áp dụng hoặc thực hiện những khuyến nghị được nêu lên trong báo cáo. Kết quả những phân tích ngành cụ thể được tóm tắt như sau: DỊCH VỤ KINH DOANH Dịch vụ Pháp lý 2 Hoạt động SERV-2 “Hỗ trợ Bộ Tư pháp các Bộ, ngành hữu quan rà soát đối chiếu các nghĩa vụ, cam kết GATS với khung pháp lý trong nước” 6 Nhìn chung, nguyên tắc khung pháp lý điều chỉnh các dịch vụ pháp lý phù hợp với các nghĩa vụ GATS. Những quan ngại chủ yếu liên quan đến các quy định về quốc tịch khi gia nhập 1 đoàn luật sư trong nước, yêu cầu “hiện diện thường xuyên” như một điều kiện để hành nghề đối với luật sư nước ngoài, chưa có quy định về công nhận bằng cấp nước ngoài về luật chuyên ngành liên quan. Kế toán, kiểm toán ghi sổ Nhìn chung, những nguyên tắc khung pháp lý điều chỉnh các dịch vụ này phù hợp với các cam kết quốc tế, tuy nhiên vẫn có một số quan ngại liên quan đến sự phù hợp của một số quy định trong nước với các cam kết quốc tế, đặc biệt đối với Phương thức 1 2 về tiếp cận thị trường. Tuy nhiên điều khoản trong Luật Hiệp ước các quy định khác về việc ưu tiên áp dụng các cam kết/nghĩa vụ quốc tế khi có khác biệt/xung đột với luật/quy định trong nước có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Dịch vụ thuế Các dịch vụ thuế chủ yếu được cung cấp bởi các Công ty Kiểm toán, Công ty tư vấn pháp luật. Do đó, các dịch vụ thuế chịu sự điều chỉnh của một loạt quy định. Theo các tác giả, những quy định trong lĩnh vực này hiện nay chưa hoàn thiện, khác phức tạp không cụ thể. Việc xây dựng thực thi một Mã số thống nhất điều chỉnh các dịch vụ thuế (kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, ghi sổ) được khuyến nghị. Ngoài ra, các tiêu chí về trình độ chuyên môn, quy trình hành nghề kế toán cần được quy định rõ ràng. Dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật kỹ thuật đồng bộ Việc phân tích những thông tin sẵn có cho thấy, dường như, Nghị định 88/1999/CP vẫn yêu cầu thành lập liên doanh để hiện diện thương mại. Nếu đúng như vậy, Quy định này có thể không phù hợp với các cam kết trong Phương thức 3: các chủ thể kiến trúc nước ngoài nên được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua Hợp đồng Hợp tác - kinh doanh. Dịch vụ thú y Nhìn chung, các nguyên tắc quy định trong nước phù hợp với nghĩa vụ GATS. Tuy nhiên, thời hạn cụ thể trong việc cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho các cá nhân nên được quy định rõ ràng. Dịch vụ quảng cáo Ngoài một số luật quy định, dịch vụ quảng cáo còn bị điều chỉnh bởi một số “Công văn” (“Letter”) do đó không đảm bảo minh bạch tính có thể dự đoán của khung pháp lý. Khuyến nghị được nêu lên là: “Công văn”, hoặc các biện pháp tương tự có giá trị pháp lý không rõ ràng cần được thay thế bởi những công cụ khác minh bạch dễ dự đoán hơn. Điều 18.2 Pháp lệnh Quảng cáo: bắt buộc các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải thuê thể nhân Việt Nam để tiến hành hoạt động quảng cáo tại Việt Nam: nên được hủy bỏ vì có thể được coi như không phù hợp với các cam kết trong Phương thức 1. Dị ch vụ liên quan đến khai thác mỏ Nhìn chung, các nguyên tắc quy định phù hợp với nghĩa vụ GATS. Tuy nhiên, có quan ngại liên quan đến tính minh bạch của Kế hoạch tổng thể về phát triển ngành khai thác mỏ. Đồng thời, cũng có quan ngại về thủ tục cấp phép các Dự án - yêu cầu phải có ý kiến của cơ quan cấp phép khai thác mỏ - có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện những nghĩa vụ chính của GATS. Dịch vụ thông tin 7 Trong lĩnh vực dịch vụ thông tin mà Việt Nam đã có các cam kết cụ thể (viễn thông, bưu chính các dịch vụ nghe nhìn), việc rà soát pháp lý của nhóm chuyên gia cho thấy đang có một chuỗi những thiếu sót về pháp lý liên quan đến các cam kết của Việt Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, pháp lệnh Bưu chính viễn thông Nghị định về viễn thông Internet cần phải sửa đổi thêm để có thể phù hợp hơn với GATS. Ngoài ra cơ quản quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng đang thiếu một cơ sở luật định nhằm can thiệp để đảm bảo tính tuân thủ. Những sự không phù hợp khác liên quan tới việc cấp phép cho các dịch vụ dựa trên hạ tầng mạng lẫn dịch vụ không dựa trên hạ tầng mạng, hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp viễn thông, áp dụng giá sàn đối với các cuộc gọi quốc tế phân bổ các cuộc gọi trong 6 nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Trong tiểu ngành bưu chính, Việt Nam chưa phê chuẩn chế độ cấp phép đáp ứng quy định của WTO cho dịch vụ phát chuyển nhanh cho dù đã có cam kết thực hiện không muộn hơn 3 tháng kể từ khi chính thức gia nhập WTO. Trong lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn cũng thấy đang tồn tại một Nghị định cũ không phù hợp với GATS - có mâu thuẫn với Luật điện ảnh mới ra đời. Dịch vụ xây dựng Các quy định điều chỉnh việc cung cấp các dịch vụ xây dựng của các nhà cung cấp nước ngoài dường như phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, Chính phủ phải lưu ý tuân thủ đầy đủ quy chế tối hu ệ quốc khi sử dụng quyền của mình cho phép đối xử tốt hơn so với quy định của luật pháp. Dịch vụ phân phối Trong lĩnh vưc này, Chính phủ đã xây dựng thực thi một loạt biện pháp nhằm thực hiện nghĩa vụ cam kết GATS, bao gồm quy trình cấp phép mới đối với các nhà phân phối, bán lẻ, đại lý. Tuy nhiên, có một số quan ngại nảy sinh, bao gồm từ phía cộng đồng doanh nghiệp, về tốc độ xây dựng luật hoặc về một số quy định cụ thể mới được ban hành. Ví dụ, tại thời điểm thực hiện báo cáo, yêu cầu về “đánh giá nhu cầu kinh tế (Economic need test)” 3 được sử dụng làm cơ sở để cho phép mở thêm các cơ sở thứ 2 trở lên trong chuỗi bán lẻ, vẫn chưa được xây dựng. Ngoài ra, số lượng đơn yêu cầu cấp phép sẽ tăng lên trong quá trình thực hiện, quy trình cấp phép cần được minh bạch hoá để phản ánh tốt các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này. DỊCH VỤ GIÁO DỤC Các quy tắc trong nước về lĩnh vực này nhìn chung có thể đượ c coi như phù hợp với các nghĩa vụ trong GATS. Tuy nhiên tiêu chí quy định trong Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT chặt chẽ hơn đối với các pháp nhân giáo dục nước ngoài so với trong nước. Điều này gây quan ngại liên quan đến sự phù hợp của những tiêu chí đó với các nghĩa vụ về đối xử quốc gia quy định trong GATS. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Bảo hiểm Nhìn chung, các quy tắc trong nước về lĩnh vực này có vẻ phù hợp v ới các nghĩa vụ cam kết trong GATS, tuy nhiên có một số quy định có thể được coi là chưa phù hợp với GATS như: 3 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại quy định về “kiểm tra nhu cầu kinh tế”, tuy nhiên do mới được ban hành nên nhóm chuyên gia không có điều kiện nghiên cứu trong báo cáo này. 8 - Có nhiều hạn chế liên quan đến việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài các hạn chế đó chưa được liệt kê trong lộ trình cam kết GATS; - Các tiêu chí để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập công ty bảo hiểm nước ngoài nên được liệt kê rõ ràng các thủ tục cấp phép/phê duyệt phải được công khai tuân thủ đầy đủ các quy định nghĩa vụ của GATS; - Việc không cấp phép cho dịch vụ môi giới bảo hiểm do một doanh nghiệp môi giới BH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể được coi như “một rào cản hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm”, có thể vi phạm quy định tiếp cận thị trường Phương thức 1 của GATS; - Một số nghị định vẫn còn có các quy định không phù hợp với nghĩa vụ cam kết trong GATS: cần có thêm các quy định thực thi (minh bạch hơn có khả năng đoán định cao hơn) Ngân hàng Nhìn chung các cam kết GATS đã được thực hiện nhất quán, chỉ có một số quan ngại liên quan đến các vấn đề sau: - Tiêu chí cấp phép cần minh bạch có khả năng đoán định cao hơn; - Đánh giá nhu cầu kinh tế không thuộc phạm vi lộ trình cam kết mặc dù việc áp dụng có thể được viện dẫn như một hành động đảm bảo an toàn; - Các quy định đặc biệt về “các tổ chức tín dụng chiến lược nước ngoài” có thể sẽ làm tăng quan ngại về việc tuân thủ Quy chế tối huệ quốc quy định về đối xử quốc gia; tiêu chí định lượng định nhằm xác định “tổ chức tín dụng chiến lược nước ngoài” được khuyến nghị xây dựng; - Các điều kiện khác áp dụng với đối tác nước ngoài trong liên doanh tài chính hoặc Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài cần được giải thích chi tiết hơn. - Quy định về Máy rút tiền tự động (ATM) chưa được ban hành. Chứng khoán Khung pháp lý được tăng cường trong thời gian gần đây. Có thể phù hợp với GATS. DỊCH VỤ Y TẾ Sau phân tích ban đầu cho thấy các quy định pháp luật đều phù hợp với GATS. Tuy nhiên pháp lệnh về hành nghề y tế tư nhân không quy định chi tiế t về tiêu chí thừa nhận bằng cấp chứng chỉ nước ngoài: điều này có thể gây ra gánh nặng về thủ tục cho các bác sỹ nước ngoài. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Việc phân tích nguồn thông tin sẵn có cho thấy hiện Việt Nam không có quy định cụ thể nào đối với các dịch vụ môi trường. Những nhà cung cấp dịch vụ môi trường nước ngoài, cũng giống như nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác, b ị điều chỉnh bởi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp một số Luật, quy định phù hợp khác. Hiện một số hướng dẫn chi tiết trong lĩnh vực này đang được xây dựng. DU LỊCH CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN LỮ HÀNH Luật Du lịch có hai quy định nhằm đảm bảo sụ phù hợp của Luật với các cam kết của Việt Nam trong WTO. Những điều khoản này có thể được nhìn nhận như quá trình nội luật 9 hoá các cam kết nghĩa vụ GATS của Việt Nam vào luật trong nước. Tuy nhiên cho dù các điều luật “phù hợp” đó có đầy đủ thế nào đi nữa để đảm bảo sự tuân thủ thì việc thực hiện chúng trong đời sống vẫn là điều mấu chốt. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HOÁ THỂ THAO Pháp luật trong nước đặt trọng tâm vào “các quy định trong nước” mô tả trong điều VI của GATS. Cho đến nay, pháp luật trong nước chưa thấy có bất cập nào so với các nghĩa vụ của GATS. DỊCH VỤ VẬN TẢI Dịch vụ vận tải bao gồm vận tải biển, hàng không, đường sắt, đường bộ cũng như các dịch vụ phụ trợ khác cho các dịch vụ vừa nêu. Phân tích ban đầu chưa thấy nổi lên điểm quan ngại cụ thể nào. Tuy nhiên cần có nghiên cứu tiếp theo để có các phân tích chi tiết. 10 2. GIỚI THIỆU Vào ngày 11.1.2007, sau gần 12 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Kể từ đó, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình thực thi các nghĩa vụ cam kết WTO mà nước này đã tiến hành từ trước đó ít lâu. Việt Nam mong đợi nhận được những lợi ích đáng kể với tư cách thành viên WTO. Nó sẽ giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống vật chất góp phần xoá đói giảm nghèo. Mục 2.2 dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về các khía cạnh này. Mặt khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức khó khăn, nhất là trong những khu vực mà doanh nghiệp trong nước vẫn mới chỉ ở bước đầu phát triển. Điều này đặc biệt đúng đối với lĩnh vực dịch vụ. Trong bối cảnh đó, việc phân tích về cam kết nghĩa vụ WTO của Việt Nam, quá trình thực thi tác động pháp lý đối với tất cả các bên, bao gồm các nhà hành pháp, các doanh nghiệp, cơ quan bộ ngành chính phủ đóng vai trò quan trọng. 2.1. Các mục tiêu của hoạt động Hoạt động này nhằm đạt được ba mục tiêu. Trước tiên, nhằm đánh giá các nghĩa vụ chung trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), nhất là các nghĩa vụ liên quan đến minh bạch hoá Quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), các cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường đối xử quốc giaViệt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Thứ hai, hoạt động nhằm đánh giá hệ thống quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam liên quan đến các cam kết nghĩa vụ GATS. Bước thứ ba bắt đầu với việc so sánh giữa các cam kết nghĩa vụ GATS của Việt Nam với khung pháp lý liên quan hiện nay. Về tổng thể, hoạt động nhằm xác định những hoạt động pháp lý cần được tiến hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với các nghĩa vụ cam kết WTO. Cả ba bước đánh giá này sẽ được tóm tắt dưới dạng Ma trận có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo. Các kết luận đề xuất do nhóm chuyên chuyên gia EU đưa ra nhằm giúp Chính phủ Việt Nam hiểu sâu hơn về các cam kết nghĩa vụ GATS của mình để chuẩn bị chờ đón những phản ứng mà các nước khác có thể đưa ra đối với tiến trình thực thi WTO của Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý là hoạt động này chỉ hạn chế ở những vấn đề thực thi GATS sẽ không phân tích/đề cập đến những v ấn đề rộng hơn của quá trình cải cách pháp lý nói chung ở Việt Nam. Cũng cần lưu ý rằng những đề xuất về pháp lý quy chế của báo cáo gần đây được đưa với trách nhiệm của các chuyên gia Châu Âu. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia trong nước đã có những đóng góp to lớn trong quá trình thực hiện. Trong bất cứ sự kiện nào, cần hiểu rõ ràng rằng Chính phủ Việt Nam có toàn quyền đưa ra quyết định về việc thực hiện những điều chỉnh pháp lý liên quan đến quá trình thực thi các nghĩa vụ cam kết GATS. 2.2. Lợi ích quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta có cái nhìn tổng quát về những quyền lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO trước khi phân tích cụ thể về các nghĩa vụ cam kết WTO của Việt Nam. Điều này là cần thiết khi mà nhiều nhà quan sát đôi khi nêu lên nhiều câu hỏi rằng liệu có tố t không khi tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại quốc tế phản đối những nghĩa vụ gánh nặng kinh tế liên quan đến nó, trong khi đó bỏ qua thực tế rằng việc gia nhập WTO đồng thời mang lại cho đất nước rất nhiều lợi ích kinh tế quyền được tham gia vào hệ thống thương mại đa phương. Trên thực tế, những lợi ích do hệ thống thương mại đa phương tự do hoá thương mại toàn cầu, được bắt đầu từ khi thành lập GATT vào năm [...]... thiện nghĩa vụ cam kết GATS của Việt Nam Các cam kếtnghĩa vụ GATS của Việt Nam cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý, quy định thông lệ quốc gia dưới cả góc độ pháp luật chính trị 5 Việt Nam cần tôn trọng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, cũng giống như Việt Nam mong muốn các quốc gia thành viên WTO khác tuân thủ nghĩa vụ của họ Sự tôn trọng của các thành viên đối với hệ thống quy tắc của. .. hoạt động này là nghiên cứu so sánh Cả hai sẽ tuân thủ chặt chẽ Hiệp định GATS Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam 28 Như đã nêu ở trên, báo cáo nhằm cung cấp phân tích về các nghĩa vụ chung của Việt Nam trong GATS (ví dụ, MFN, minh bạch hoá, các quy định trong nước vv ) các cam kết chung cam kết theo ngành liên quan tới tiếp cận thị trường đối xử quốc gia Sau khi phân tích các cam kết của. .. khung pháp lý của Việt Nam về thương mại dịch vụ cơ bản phù hợp với các quy tắc nghĩa vụ WTO 10 Tuy nhiên, căn cứ trên truyền thống, thực trạng của khung pháp lý quy định của Việt Nam, cần đảm bảo mong đợi rằng những quy định nhằm thực hiện nghĩa vụ cam kết WTO của Việt Nam cần phải tuân thủ phù hợp với phần lớn các nghĩa vụ cam kết quốc tế Đây cũng là kinh nghiệm của phần lớn các quốc gia... ương địa phương, Việt Nam duy trì một cơ chế xác định vô hiệu hoá các xung đột này Một trong các cam kết mạnh liên quan đến áp dụng thống nhất các nghĩa vụ cam kết WTO được quy định tại đoạn 134 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO: “sẽ áp dụng các điều khoản của hiệp định WTO một cách thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ hải quan Chính phủ Việt Nam bảo đảm rằng các luật, các. .. là bởi vì hầu hết các quy định của GATS các cam kết về dịch vụ ảnh hưởng đến quy định luật trong nước Trong tình huống này, việc áp dụng trực tiếp các quy định WTO có thể tạo nên sự không nhất quán, giải thích xung đột nhau xung đột với luật trong nước Do đó, Việt Nam có thể cần phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ cam kết về dịch vụ thông qua việc đưa các cam kết cụ thể vào luật trong nước... Trong khuôn khổ định nghĩa này, các thành viên WTO, bao gồm Việt Nam đã đưa ra cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường đối xử quốc gia trong những ngành dịch vụcác thành viên lựa chọn để cam kết Các cam kết, hạn chế, điều kiện được liệt kê tại Biểu cam kết dịch vụ 29 3.2 Quan điểm “thương mại dịch vụ trong hệ thống pháp lý của Việt Nam Hệ thống pháp lý của Việt Nam bao gồm rất nhiều các văn bản... tạo nên các định nghĩa thống nhất về tất cả các ngành hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia Thêm vào đó, điều này còn tạo nên sự nhất quán giữa các định nghĩa về dịch vụ trong luật quốc gia với các cam kết của Việt Nam về GATS Điều này cũng góp phần quan trọng tạo nên sự tuân thủ các cam kết GATS 26 3.4 Đối xử Tối huệ quốc (MFN) 3.4.1 Nghĩa vụ MFN trong GATS Nguyên tắc MFN là nền tảng của hệ... với các nhà đầu tư thương nhân nước ngoài có thể ngăn cản họ không đầu tư hoạt động tại Việt Nam Do đó, đề nghị Việt Nam điều chỉnh Pháp lệnh MFN đối xử quốc gia đưa ra các quy định chi tiết hơn nữa thậm chí xoá bỏ tất cả các quy định mà có thể xung đột với quy định của GATS Nghị định 59-2006 cũng cần được sửa đổi để đảm bảo rằng cách quy định áp dụng không vi phạm các nghĩa vụ của. .. EC Phái đoàn các thành viên EC ở Việt Nam, Uỷ ban Thương mại EU, Dự án cải cách luật Canada Dự án USAID STAR -Việt Nam 3 CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS 3.1 Phạm vi áp dụng của GATS Theo Điều 1 GATS, Hiệp định áp dụng cho tất cả các dịch vụ được tiến hành thương mại Ngoại lệ là những dịch vụ được cung cấp thực hiện thẩm quyền của Chính phủ mặc dù các Thành viên WTO có quyền đàm phán các cam kết. .. tới kết quả của đàm phán dịch vụ Việt Nam, sau khi trở thành thành viên mới của WTO, có thể tham gia tích cực vào các vòng đàm phán này Toàn bộ các quy tắc của GATS đã được áp dụng trong quá trình đàm phán việc gia nhập WTO của Việt Nam, ngoại trừ sự linh hoạt mà Việt Nam nhận được trao để quyết định về phạm vi chiều sâu của các cam kết của mình Trong quá trình tham gia các vòng đàm phán, Việt Nam . thiện nghĩa vụ và cam kết GATS của Việt Nam Các cam kết và nghĩa vụ GATS của Việt Nam cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp l ý, quy định và thông lệ quốc gia dưới cả góc độ pháp luật và chính. trường và đối xử quốc gia mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Thứ hai, hoạt động nhằm đánh giá hệ thống quy định và pháp lý hiện hành của Việt Nam liên quan đến các cam kết và nghĩa vụ GATS. . hiện các nghĩa vụ pháp lý và cam kết của mình 1 . Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp thông tin cho các Bộ, ngành hữu quan về phạm vi và nội dung các nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam trong Hiệp

Ngày đăng: 10/04/2014, 15:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. TÓM TẮT

  • 2. GIỚI THIỆU

    • 2.1. Các mục tiêu của hoạt động

      • 2.2. Lợi ích và quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO

      • 2.3. Sự cần thiết thực thiện nghĩa vụ và cam kết GATS của Việt Nam

      • 2.4. Những khó khăn của việc thực hiện GATS

      • 2.5. Khung pháp lý đối với việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ GATS của Việt Nam

      • 2.6. Phương pháp luận của Nghiên cứu này

      • 3. CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS

        • 3.1. Phạm vi áp dụng của GATS

          • 3.2. Quan điểm “thương mại dịch vụ” trong hệ thống pháp lý của Việt Nam

          • 3.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý

          • 3.4. Đối xử Tối huệ quốc (MFN)

            • Ngành/Phân ngành

            • 3.5. Minh bạch hoá

            • 3.6. Các quy định trong nước

            • 3.7. Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền

            • 3.8. Thanh toán và chuyển tiền

            • 3.9. Trợ cấp

            • 4. CÁC CAM KẾT CHUNG CỦA VIỆT NAM

              • 4.1. Các quy tắc GATS về cam kết chung

                • 4.2 Cam kết chung của Việt Nam

                • 5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH

                  • 5.1. Dịch vụ pháp lý

                    • 5.2 Các dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán

                    • 5.3. Dịch vụ thuế

                    • 5.4 Dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ

                    • 5.5 Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan

                    • 5.6 Dịch vụ thú y

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan