Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng thực sự lưu thong nhờ các đại diện tiền giấy của mình

14 445 0
Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng thực sự lưu thong nhờ các đại diện tiền giấy của mình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cơ chế thị trường đã và đang làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được chúng ta không thể không nhắc đến những hạn chế do nền kinh tế thị trường gây ra, một trong những vấn đề nổi cộm đó là lạm phát. Lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nươc, nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG 3 1. Khái niệm 3 2. Thực trạng 3 III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 9 1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 9 2. Hậu quả của lạm phát 10 IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 12 V. KẾT LUẬN 14 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ chế thị trường đã và đang làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được chúng ta không thể không nhắc đến những hạn chế do nền kinh tế thị trường gây ra, một trong những vấn đề nổi cộm đó là lạm phát. Lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nươc, nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. 2 II. KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG 1. Khái niệm Lạm phát là hiện tượng lượng tiền phát hành quá nhiều so với lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho giá trị thực tế của đồng tiền giảm xuống, thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó, thể hiện mức giá cả hàng hóa tăng lên được sử dụng để biểu thị và đánh giá mức độ lạm phát của một nước trong một thời kì nhất định. Khi phân tích lưu thong tiền giấy theo chế độ bản vị vàng, Mác đã khẳng định một quy luật: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn số lượng vàng thực sự lưu thong nhờ các đại diện tiền giấy của mình”, với quy luật này, khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hànhlưu thong vượt quá mức giới hạn số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy sẽ giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện. Có thể xem đây như là một định nghĩa của Mác về lạm phát. Song có những vấn đề cần phân tích cụ thể hơn, tiền giấy nước ta cũng như tất cả các nước khác hiện nay đều không theo chế độ bản vị vàng nữa, do vậy người ta có thể phát hành tiền theo nhu cầu chi của nhà nước, chứ không theo khối lượng mà đồng tiền đại diện. Điều đó hoàn toàn khác với thời Mác. 2. Thực trạng Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã với mức sụt giá của đồng tiền lên đến 700% vào năm 1987. Vào năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt mức 2 con số. Giai đoạn 1991 đến 2001 là giai đoạn lạm phát thấp nhất Việt Nam. Trong khoảng thời gian này CPI chỉ mức 0,1%, -0,6% và 0,8%. Thời kì này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng Đông Á năm 1997-1998. 3 Lạm phát Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004,cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giớiviệc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007 chỉ số CPI tăng đến 12,6% và đặc biệt tăng cao trong những tháng cuối năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ của nền kinh tế cũng như lạm phát Việt Nam CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng đến 19,89%, tính theo trung bình năm tăng 22,97%. Năm 2009, lạm phát trong nước được khống chế, CPI tăng 6,52% thấp hơn so với các năm trước. tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì cao hơn nhiều. Năm 2010, hệ quả của việc các nước ạt tăng cung tiền để ổn định kinh tế, trong đó Việt Nam cũng đưa ra những gói tiền tệ, thông qua hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Đà suy thoái kinh tế giảm nhiệt nhưng bóng mây lạm phát bắt đầu bao phủ nền kinh tế do chính sách tiền tệ mở rộng. 4 Tình hình lạm phát năm 2011 Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình trạng lạm phát leo thang trong khu vực Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình. Các số liệu thống kê công bố hôm thứ Sáu 24/2 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Hai năm nay (năm 2011) so với năm ngoái tăng 16,44%. Chỉ số này vẫn còn rất cao nhưng đây là mức thấp nhất trong 11 tháng. Lạm phát Việt Nam lên tới cao điểm là 23% hồi tháng 8/2011, Việt Nam đã tái tập trung nỗ lực từ việc tăng trưởng kinh tế sang việc bình ổn để đối phó với 5 nạn giá cả tăng và những thách thức khác, kể cả việc giảm bớt dự trữ ngoại tệ, thâm thủng thương mại và áp lực đối với đồng bạc Việt Nam. Biểu đồ tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 Lạm phát năm 2012 chỉ mức 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Chính sách tiền tệ - tài khóa chặt chẽ,linh hoạt được NHNN duy trì trong năm 2012 cùng với nỗ lực bình ổn kinh tế của các cơ quan quản lý đã đưa đến một kết quả tích cực trong việc hạ nhiệt lạm phát. Đổi lại,tăng trưởng GDP năm 2012 tiếp tục giảm tốc khi chỉ tăng trưởng 5,03% so với năm 2011.Tổng cầu nền kinh tế có dấu hiệu giảm và duy trì mức thấp, tồn kho cao, tiêu thụ tăng chậm và các doanh nghiệp trong nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI năm 2012 đã được kiềm chế mức thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Mặc dù được kiềm chế mức tăng tương đối thấp nhưng diễn biến CPI năm 2012 có nhiều yếu tố không theo chu kì hàng năm. Cụ thể: CPI không tăng cao vào 2 tháng đầu năm (do ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến trong dịp tết dương lịch – tết âm lịch theo yếu tố 6 chu kì) nhưng lại tăng đột biến vào các tháng 9, 10. Không giống năm 2011, nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI là Hàng ăn và dịch vụ tiêu dùng tăng khá thấp trong năm qua khi chỉ tăng có 1,01% so với năm trước, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 24,8% của cùng kỳ năm 2011. Ngược lại, nhóm Thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng tới 45,23% trong năm 2012, trong đó, dịch vụ y tế tăng tới 63,58%. Nguyên nhân của đà tăng mạnh này là do hàng loạt các bệnh viện trong nước đã điều chỉnh viện phí và giá thuốc tăng lên khá nhiều lần (kể từ cuối tháng 7) khiến chi phí cho nhóm hàng này tăng mạnh. Nhóm hàng này đóng góp tới 2,54 điểm phần trăm trong mức tăng CPI năm nay. Giáo dục là nhóm hàng tăng giá cao thứ hai sau Thuốc và dịch vụ y tế, đã tăng đột biến vào tháng 9 theo yếu tố mùa vụ (mùa khai trường). Các tháng cuối năm dù không tăng mạnh nhưng mức tăng giá cả năm của nhóm hàng này cũng đã lên tới 16,97%. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng bình quân từ 6 – 9%. Ngay từ tháng 1/2013, chỉ số CPI đã tăng 1,25% so tháng trước và tăng 7,07% so cùng kỳ, trong khi mục tiêu kìm giữ lạm phát cả năm dưới 6,8%. Lương thực, thực phẩm đảo chiều tăng mạnh; giá y tế tiếp tục góp phần lớn vào đà tăng chỉ số chung. Sáng (24/1/2013), Tổng cục Thống kê chính thức công bố về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013. Theo đó, CPI tháng này đã tăng 1,25% so với tháng 12/2012 và tăng 7,07% so với cùng kỳ. 7 Đây là tháng có mức tăng mạnh nhất trong vòng gần 1 năm trở lại đây (nếu không kể đợt tăng đột biến 2,2% hồi tháng 9/2012). Còn nếu tính cùng thời điểm, mức tăng giá tháng 1/2012 cũng chỉ mức 1% trước khi tăng lên 1,37% vào tháng Tết Nguyên đán. CPI tháng 1 tăng mạnh trở lại, chủ yếu do giá y tế, thực phẩm và may mặc (Nguồn: GSO/Dân trí). 8 III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ. 1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát. - Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. - Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”. - Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát. - Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người 9 cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. - Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. - Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. 2. Hậu quả của lạm phát Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội. - Thứ nhất, là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình. - Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước 10 [...]... của Ngân hàng Nhà nước - Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp cần áp dụng thành các chuyển gián tiếp để điều hành lãi suất thị trường, điều hoà lưu thông tiền tệ mở rộng việc thanh toán * Các biện pháp về ngân sách Nhà nước - Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách Nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước một cách... trong việc mở rộng và phát triển kinh doanh * Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường: - Thực hiện các biện pháp để hàng hoá lưu thông suốt trong cả nước từ đó ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng khan hiếm, kích giá tăng lên thiệt hại cho sản xuất và đời sống Bộ thương mại và các ngảnh có liên quan phải quản lý thị trường, tiêu thụ hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của. .. hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế - Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng... tạp Lạm phát đã hoành hành khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, xóa bỏ bao cấp, quan liêu Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lí kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng, thành công trong việc chống lạm phát năm 2008 đưa nước ta vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý của Đảng và nhà nước ta Lạm phát luôn rình rập và đe dọa chúng ta , vì vậy Đảng và nhà nước ta phải thận... của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội - Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn Mặt khác, lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách... dọa chúng ta , vì vậy Đảng và nhà nước ta phải thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khao học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung Điều này không chỉ của riêng ai mà đặc biệt là các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong tương lai... nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế, việc quản lý thị trường gắn với đặc thù của từng khu vực trên cả nước Nhà nước cần thi hành "chính sách tài chính thắt chặt" như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được Trong ngắn hạn về kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thứ nhất là không ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và không... chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát Ngân hàng Nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến: Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, khống chế hạn mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi tài... không tăng trưởng bằng mọi giá Nhận thức này nhằm tránh tình huống vì nỗ lực tăng trưởng mà tạo ra lạm phát, thậm chí là lạm phát cao 13 V KẾT LUẬN Chúng ta biết rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản là ngày một ngày hai Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xóa bỏ lạm phát hoàn toàn thì cái giá phải trả không tương xứng với việc lợi ích đem lại Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục... nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu Từ đó, làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ 11 IV BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Để thực hiện kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế ta có các biện pháp khắc phục sau: * Các giải pháp tiền tệ tài chính: - Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc, Ngân hàng . lạm phát. 2. Hậu quả của lạm phát Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát. đề nổi cộm đó là lạm phát. Lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở. HẬU QUẢ. 1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan