Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế

47 1.3K 2
Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tháng 11 năm 2010, tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục. Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực kể trên. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này đã bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đình có tình trạng bạo lực và cho xã hội. Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Chính vì những lý do trên nên công tác thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh nhà. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài niên luận của mình.

MỤC LỤC Niên luận 2 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tháng 11 năm 2010, tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữgia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục. Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực kể trên. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này đã bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đìnhtình trạng bạo lực và cho xã hội. Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào 3 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Chính vì những lý do trên nên công tác thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh nhà. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài niên luận của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau: - Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Tiên Huế. Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau: - Làm sáng rõ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình. - Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình. - Nắm bắt các hình thức và phương pháp phòng chống bạo lực gia đình. - Làm rõ những nguyên nhân và hậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ, cho trẻ em và cho cả toàn xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem xét về hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đìnhhậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008-2010. 4. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: - Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được. - Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình. Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện về vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luật Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần đưa ra những phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sữ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp. 6. Cơ cấu của đề tài khoa học Đề tài gồm có 3 phần: 5 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG: Gồm có 2 chương: Chương 1: Pháp luật Việt Nam về bạo lực gia đình. Chương 2: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế. C. PHẦN KẾT LUẬN  TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC 6 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm bạo lực gia đình và pháp luật bạo lực gia đình 1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Theo đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở một giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư. Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia đình là một số hành vi phạm tội thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những 7 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận hành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con người. Không chỉ phụ nữ mới là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của bạo lực gia đình, nhưng xuất phát từ những yếu tố: phong tục tập quán, tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, định kiến giới mà phụ nữ chính là đối tượng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và thường xuyên hơn. 1.1.2. Pháp luật về bạo lực gia đình 1.1.2.1. Bạo lực gia đình trong luật phòng chống bạo lực gia đình Đối với Việt Nam, khái niệm bạo lực gia đình được quy định một cách rõ ràng trong các văn bản pháp lý, cụ thể ở đây là luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc Hội thông qua vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2008. Tại khoản 2, Điều 1 luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: “ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.” Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm bạo lực gia đình ở Việt Nam đã kế thừa khái niệm về bạo lực đối với phụ nữ trong Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1993. Tuy nhiên, sự kế thừa này được sáng tạo nhằm phù hợp với tình hình bạo lực gia đình tại Việt Nam, đó là về hành vi bạo lực - phải là “ hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình” thì mới được xem là có hành vi bạo lực gia đình. Như vậy, chủ thể gây ra bạo lực gia đình phải là các thành viên trong cùng một gia đình với nhau, như: Vợ - chồng; cha mẹ - con cái hoặc bạo lực đối với người cao tuổi trong gia đình và cũng không ngoại trừ cả bạo lực của các thành viên bên nhà vợ, bạo lực của các thành viên bên nhà chồng. Điều đó có nghĩa: Chỉ các thành viên trong cùng một gia đình với nhau mà xảy ra bạo lực thì mới được xem là chủ thể của bạo lực gia đình, còn nếu là người mà không phải là người trong cùng một gia đình đó mà gây ra bạo lực thì không được xem là bạo lực gia đình mà sẽ cấu thành tội phạm theo Bộ luật 8 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, căn cứ vào từng hành vi và mức độ gây ra thiệt hại của từng tội phạm. Ví dụ: Anh Mai Xuân Bang và chị Lê Anh Thơ kết hôn được gần năm năm và đã có với nhau 1 mặt con. Tuy nhiên đời sống vợ chồng của hai anh chị không hạnh phúc do anh Bang có tính vũ phu, hay đánh đập vợ con. Chiều ngày 10/10/2010, Bang đi làm về thấy vợ vẫn chưa cơm nước gì, không cần biết lý do anh Bang chạy ngay vào nhà và lôi chị Thơ ra đánh. Nghe tiếng khóc lóc van xin của chị Thơ, anh Lý Công Trình ( là hàng xóm của gia đình Bang) mới chạy sang can ngăn, không ngờ cũng bị Bang đánh tới tấp. Bực tức về hành vi của anh Bang, Trình nhặt ngay cây gậy ở sân nhà anh Bang đánh liên tiếp vào chân anh Bang khiến Bang gãy chân. Thương tích 25%. Như vậy, chủ thể của bạo lực gia đình trong ví dụ trên là Mai Xuân Bang vì anh Bang và chị Thơ có mối quan hệ là vợ chồng, là người trong cùng một gia đình. Còn đối với anh Lý Công Trình – không phải là chủ thể của bạo lực gia đình vì: Trình chỉ là người hàng xóm, không phải là thành viên trong gia đình anh Bang. Anh Trình trở thành chủ thể của tội “ cố ý gây thương tích” được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. Dấu hiệu thứ hai của bạo lực gia đình là dấu hiệu hành vi. Hành vi ở đây phải là ” hành vi cố ý” của các thành viên trong gia đình mà gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế…” Ngoài ra các hành vi của bạo lực gia đình còn được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình. Khoản 1, Điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình: “Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; 9 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương Niên luận b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.” Hơn thế nữa, tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình còn quy định khá mới, thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới quyền lợi của một thành phần phụ nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ chồng đã ly hôn. Khoản 2, Điều 2 Luật phòng chống bạo lưco gia đình: “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.” Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng: Quốc Hội chấp nhận đưa vào luật về vấn đề này là gián tiếp thừa nhận tình trạng không đăng ký kết 10 Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương [...]... tranh chống lại nạn bạo lực gia đình đang ngày một phát triển trong giai đoạn hiện nay 31 Người hướng dẫn: TS Đoàn Đức Lương Niên luận CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2.1 Thực trạng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1.Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008 -2010)... xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt đối với trẻ em, mà còn giúp cho họ khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình Với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình thì việc phòng chống bạo lực gia đình là một cách đảm bảo quyền phụ nữ, là chỗ dựa vững chắc cho hạnh phúc của gia đình Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, ... gia đình và đâu là bạo lực ở ngoài xã hội Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy: bạo lực gia đình thường được dựa trên cơ sở giới Có nghĩa là: bạo lực được thực hiện bởi nam giới đối với nữ giới ( bao gồm đối với cả trẻ em gái) Tuy nhiên cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của baọ lực gia đình mà còn là thủ phạm gây ra bạo lực gia đình Một hiện tượng nữa, đó là bạo lực trong gia đình ... quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình mà Việt Nam có tham gia ký kết Mặt khác nhằm cũng cố và xây dựng gia đình ngày một tiến bộ, đẩy lùi nạn bạo hành trong gia đình, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, góp phần phát triên kinh tế của xã hội và đất nước 1.1.3 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình Phòng, chống bạo lực gia đình có... Tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao lần thứ 37 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) không có một điều khoản nào đề cập trực tiếp đến vấn đề bạo lực gia đình nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam với tư cách là thành viên của Công ước đã có những tiếp cận theo đúng cách tiếp cận đối với bình đẳng và... chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính; - Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt qúa khả năng của họ; - Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình; - Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình; - Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; - Chiếm... bộ, địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra khoảng 417 vụ bạo lực gia đình Trong đó nạn nhân là người già : 42 vụ; phụ nữ : 265 vụ; trẻ em: 116 vụ Mặc dù không nhiều nhưng bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả that đáng tiếc: 106 vụ phải đến cơ sở y tế, 32 vụ dẫn đến ly hôn, 16 vụ dẫn đến ly thân, 2 vụ tự tử, 22 gia đình xảy ra tình trạng bạo lực gia đình dẫn đến con cái bỏ học, 28 gia đình có trẻ... quan tâm Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực không kém phần nghiêm trọng so với bạo lực về thể xác, số đông phụ nữ đều cho rằng: ảnh hưởng của bạo lực tinh thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác Liên quan đến vấn đề này thì Luật phòng chống bạo lực gia đình có nêu lên một số hành vi bạo lực tinh thần như: “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý và gây hậu quả nghiêm... thức của bạo lực gia đình theo pháp luật Việt Nam Phân loại các loại hình bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên lại hết sức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề Dựa theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình có thể chia bạo lực gia đình theo 4 hình thức: Bạo lực thể xác; Bạo lực tinh... bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng Thường thì phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần 1 hành vi Trên thực tế không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả những người có trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân của bạo lực trong gia đình Trong đó bạo lực thể xác đối với người phụ nữ là rõ nhất Mặt khác, bạo lực về thể xác đối với . Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực gia đình, giai đoạn 2010-2020 • Kế hoạch phát triền kinh tế xã hội, giai đoạn 2011- 2015; • Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011- 2020. Những. lực gia đình VĂN BẢN CHIẾN LƯỢC • Chương trình hành động quốc gia về trẻ em, giai đoạn 2001-2010; • Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, giai. 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm bạo lực gia đình và pháp luật bạo lực gia đình 1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan