Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng

44 1.2K 1
Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hợp tác kỹ thuật Việt Nam- Đức Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP) Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) - GTZ -GFA Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng đặc biệt trong mối quan hệ với chiến lược quản lý lâm nghiệp cộng đồng của dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà ở vùng Tây Bắc Việt nam Tái bản có chỉnh sửa Tháng 7, 1999 Người biên soạn: ULRICH APEL Mục lục 0. Giới thiệu về tài liệu chỉnh sửa 0 1. Định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng 1 1.1 Các yếu tố cấu thành của lâm nghiệp cộng đồng 1 1.2 Định nghĩa các thuật ngữ 1 1.3 Lâm nghiệp cộng đồng là một giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý rừng 3 1.4 Các chức năng của rừng và những mục tiêu quản lý rừng 4 1.5 Tại sao quản lý lâm nghiệp cộng đồ ng lại quan trọng ở vùng Tây bắc? 5 2. Chúng ta cần biết gì về các cộng đồng? 7 2.1 Thế nào là một cộng đồng? 7 2.2 Sự khác biệt trong các cộng đồng 8 2.3 Hưởng dụng đất ở cấp xã 10 2.4 Những nhu cầu cơ bản của cộng đồng 12 3. Hiện đã có phương thức truyền thống nào tồn tại? 13 4. áp lực đối với tài nguyên rừng 15 5. Giới thiệu về những đổi mới trong lâm nghiệp cộng đồng: 16 5.1 Các mục tiêu 16 5.2 Dự án LNXHSông Đà thực hiện các chiến lược của mình như thế nào ? 17 5.3 Khái quát về các phương án quản lý theo các loại đất khác nhau 19 5.4 Tóm tắt các phương án quản lý rừng 20 5.5 Các hoạt động liên quan tớ i rừng 24 6. Làm việc với người dân địa phương 25 6.1 Giao tiếp với nông dân 25 6.2 Tiếp cận bằng cách sử dụng: PRA và RRA 27 6.3. Vai trò của khuyến nông - lâm 31 7. Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động lâm nghiệp cộng đồng 32 7.1. Mục tiêu chính của sự can thiệp vào quản lý lâm nghiệp cộng đồng 32 7.2. Những ví dụ về các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng 34 7.3 Những yếu tố quyết định sự thành công 37 8. Tài liệu tham khảo 1 0. Giới thiệu về tài liệu chỉnh sửa Tài liệu đào tạo này được chỉnh sửa dựa trên những kinh nghiệm và thông tin phản hồi thu được từ một số khoá đào tạo về lâm nghiệp cộng đồng. Tài liệu đã được đơn giản hoá để thực sự đáp ứng nhu cầu của học viên. Trọng tâm là sự hiểu biết về những vấn đề chủ chốt trong lâm nghiệp cộng đồng và các phương pháp quả n lý lâm nghiệp cộng đồng thực tiễn bao gồm cả những kinh nghiệm mà Dự án phát triển xã hội Sông Đà thu được trong quá trình làm việc tại vùng đầu nguồn Sông Đà. Đây là một tài liệu hỗ trợ cho các hoạt động học tập trong khoá đào tạo "Giới thiệu về Lâm nghiệp cộng đồng" và cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo sau khoá học. 1. Định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng 1.1 Các yếu tố cấu thành của lâm nghiệp cộng đồng Lâm nghiệp cộng đồng là rất nhiều các hoạt động khác nhau gắn kết con người với cây và rừng. Các hoạt động trong lâm nghiệp cộng đồng có rất nhiều yếu tố có thể được tập hợp như sau: Người dân địa phương trồng cây Thu gom củi đun Sử dụng gỗ làm nhà Du canh Thu nhập phụ cho nông dân Xác định nhu cầu địa phương Bảo vệ rừng và môi trường Sự tham gia của người dân Thu gom sản phẩm ngoài rừng Tăng cường tự quản lý Cải thiện mức sống của người dân 1.2 Định nghĩa các thuật ngữ Lâm nghiệp cộng đồng không chỉ giới hạn trong việc trồng cây trong trang trại, khu nhà ở hay ven đường mà còn bao gồm cả tập quán du canh, việc sử dụng, quản lý rừng tự nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều nguồn khác nhau. LNCĐ cũng đề cập tới sự xác định các nhu cầu địa phương cũng như việc tăng cường tự quản lý và sử dụng cây cối để c ải thiện mức sống của người dân địa phương theo một phương thức bền vững, đặc biệt là cho người nghèo, với việc sử dụng các phương pháp có người dân tham gia, đưa chính những 1 người hưởng lợi vào thiết kế và thực thi dự án. Đây là một định nghĩa tổng quát do Arnold đưa ra (1992): - Hiểu theo một cách chính xác và thiết thực nhất thì lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ cây và rừng. Điều quan trọng hơn cả là phạm vi và tính đa d ạng của những mối liên hệ này cũng như sự tham gia của rất nhiều ngành khác nhau vào các lĩnh vực của lâm nghiệp cộng đồng. Chính vì vậy, đây không phải là một ngành hay một chương trình tách biệt mà là một khía cạnh của lâm nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng nông thôn và các thành tố khác của phát triển nông thôn. Nếu cho rằng đây không phải là một ngành hay một chương trình tách biệt mà là một khía cạnh đặc biệt của lâm nghiệ p hoặc nông nghiệp thì có thể kết luận rằng hướng đi của lâm nghiệp cộng đồng phải là đa ngành. Cần kết hợp việc nghiên cứu con người, cây cối, mùa màng và vật nuôi cũng như sự tác động qua lại của các yếu tố này với các hệ thống rừng. Đồng thời cũng cần tập trung vào tính ổn định, bền vững và hiệu quả của hệ thống sử d ụng đất. Các khía cạnh văn hoá, xã hội cần được coi trọng như các yếu tố sinh thái vào kinh tế. Lâm nghiệp cộng đồng thường được gọi là lâm nghiệp xã hội, một số người sử dụng hai thuật ngữ này với nghĩa như nhau, mộ số khác lại dùng lâm nghiệp xã hội để mô tả một phạm vi hoạt động hẹp hơn hặc rộng hơn của lâm nghiệ p cộng đồng. Thuật ngữ quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một cách nói lâm nghiệp cộng đồng có tính chất giới hạn. Thuật ngữ này được sử dụng để đề cập tới việc quản lý những tập hợp cây cối của các nhóm người. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một phương pháp chỉ áp dụng cho đất lâm nghiệp và không có sự tham gia trực tiếp của kỹ thuật nông nghiệp cũng như khuyến nông. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận rằng cả đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đều là những bộ phận cấu thành của một hệ thống sử dụng đất đơn nhất nhưng có tính chất bao trùm. Việc xác định quản lý lâm nghiệp cộng đồng không bao gồm cây cối trên đất nông nghiệp cho thấy các loại hình tổ chức hưởng dụng, các ch ế độ quản lý cũng như các vấn đề thể chế và tổ chức khác nhau giữa nông nghiệplâm nghiệp. Thuật ngữ lâm nghiệp trang trại hay nông lâm nghiệp - là một từ chung cho các hệ thống sử dụng đất và các kỹ thuật trong đó các cây lâu năm (cây lớn, cây bụi, cọ, tre vv ) được áp dụng trên cùng những đơn vị quản lý đất đai cho cây nông nghiệp và /hoặc gia súc dưới một hình thứ c thu xếp về không gian hoặc chuỗi thời gian nhất định. Trong các hệ thống nông lâm đều có sự tác động qua lại cả về sinh thái và kinh tế giữa các bộ phận khác nhau - (Nair 1993). Mặc dù không phải lúc nào cũng như thế, lâm nghiệp cộng đồng thường bao gồm các kỹ thuật nông lâm và nông lâm nghiệp lại thường phát triển trong một bối cảnh lâm nghiệp cộng đồng (chẳng hạn vườn nhà). 2 Lâm nghiệp cộng đồng (Lâm nghiệp xã hội) = một thuật ngữ bao trùm cho hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân với địa phương với cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ cây và rừng. Các ngành khác nhau như lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn đều tham gia vào các khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng. Lâm nghiệp cộng đồng đề cập tới việc xác định các nhu cầu địa phương, tới việc cải thiện mức sống của người dân địa phương và việc tăng cường tự quản lý, thường sử dụng các phương pháp có người dân tham gia, đưa người dân địa phương vào quá trình lập kế hoạch và thực thi các hoạt động. Lâm nghiệp cộng đồng có thể thực hiện cả trên đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. ⇓ ⇓ Quản lý lâm nghiệp cộng đồng = việc đưa các cộng đồng địa phương và/hoặc các nhóm dân địa phương vào quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp Thuật ngữ này cũng có thể bao gồm cả sự tham gia của lâm nghiệp tư nhân nhỏ (chẳng hạn việc trồng rừng của các hộ gia đình trên đất lâm nghiệp có sổ đỏ.) Lâm nghiệp trang trại = các hoạt động nông lâm của người dân địa phương trong đó các cây lâu năm (cây lớn, cây bụi, tre, cọ, vv ) được trồng trên đất nông nghiệp cùng với các cây nông nghiệp và/hoặc gia súc. Lâm nghiệp trang trại bao gồm vườn nhà, chăn nuôi, ao cá và nuôi ong. ⇔ Sự khác nhau: - quyền hưởng dụng khác nhau; - công nghệ áp dụng khác nhau; - các cơ quan khác nhau tham gia vào hỗ trợ khuyến nông lâm và quản lý; - các luật lệ và quy chế khác nhau; - chính sách khác nhau (ví dụ chính sách về giao đất). 1.3 Lâm nghiệp cộng đồng là một giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý rừng 3 Chủ yếu có ba loại hình quản lý lâm nghiệp: lâm nghiệp nhà nước, quản lý lâm nghiệp cộng đồnglâm nghiệp tư nhân. ở nhiều nước, cả ba loại hình này đều tồn tại. Cả ba đều có những ưu điểm và những bất lợi. Đây là các giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý lâm nghiệp. Còn tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể ở từng địa phương để xác định giải pháp nào là thích hợp hơn cả. A. Lâm nghiệp nhà nước Nhà nước là chủ sở hữu rừng và chịu trách nhiệm quản lý rừng. Việc quản lý này có thể do các Sở lâm nghiệp hoặc các lâm trường quốc doanh đảm nhiệm. Trọng tâm của hình thức quản lý này chủ yếu là sản xuất gỗ. Lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên rừng được nhà nước sử dụng vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thường được chuyển về các trung tâm đô thị. Trong lâm nghiệp quốc doanh thường sử dụng một phương pháp quản lý rừng có tính chất khoa học. B. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng Các cộng đồng địa phương (thôn bản, nhóm hộ, vv ) có quyền sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng được công nhận trên thực tế hoặc về mặt pháp lý. Những cộng đồng này chịu trách nhiệm quản lý các nguồn tài nguyên rừng (trong khuôn khổ luật định). Trọng tâm không chỉ là gỗ mà còn là các sản phẩm ngoài gỗ. Lợi ích thu được thuộc về người dân địa phương và được sử dụng cho phát triển nông thôn. Cách quản lý rừ ng ở đây ít tính chất khoa học hơn mà được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân địa phương. Nếu cộng đồng tham gia vào quản lý rừng quốc doanh nhưng lại có một số quyền, một phần trách nhiệm nhất định và chỉ được hưởng một phần những lợi ích thu được từ sử dụng rừng, thì đấy là một sự pha trộn gi ữa lâm nghiệp quốc doanh và quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Nếu có những quy chế rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, chúng ta có thể nói tới một hình thức Quản lý lâm nghiệp phối hợp. C. Lâm nghiệp tư nhân Các công ty và tổ chức tư nhân hoặc các cá nhân là chủ sở hữu rừng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng rừng (trong khuôn khổ luật định). Tất cả các lợi ích thu được từ sử dụng rừng thuộc về chủ tư nhân. Lâm nghiệp tư nhân thường gắn với các hoạt động trồng rừng trên quy mô lớn vì các mục đích công nghiệp. Trong trường hợp các hộ gia đình sở hữu một diện tích rừng nhỏ (vd. 1-2 ha rừng trồng), chúng ta có thể nói đến Lâm nghiệp tư nhân nhỏ. Hình thức lâm nghiệp này có quan hệ chặt chẽ với quản lý lâm nghiệp cộng đồng bởi vì các hộ gia đình thường tập hợp thành các nhóm hộ (vd. hội nông dân trồng rừng) để cùng quản lý các ô rừng nhỏ của mình. 1.4 Các chức năng của rừng và những mục tiêu quản lý rừng A. Rừng phòng hộ Các mục tiêu quản lý: - phòng hộ vùng đầu nguồn - bảo vệ đất, bao gồm cả kiểm soát xói mòn đất - hạn chế tác hại của các thiên tai - điều hoà khí hậu - bảo vệ môi trường (băng cây chắn gió, băng bảo vệ chống cát di chuyển, phòng hộ ven biển) Các kế hoạch quản lý và việc sử dụng rừng cần phải tuân theo mục tiêu quản lý cụ thể, nhưng không có nghĩa là không th ể sử dụng rừng phòng hộ, đôi khi cũng cần tác động vào rừng phòng hộ để đảm bảo chức năng phòng hộ của nó (vd bảo vệ đường). Các cộng đồng có thể tham gia vào quản lý rừng phòng hộ đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Mục đích quản lý rừng phòng hộ cũng cần được kết hợp với lợi ích cho người dân thông qua 4 việc sử dụng rừng bền vững. B. Rừng đặc dụng Mục tiêu quản lý: - bảo tồn thiên nhiên và các hệ sinh thái rừng điển hình - bảo vệ đa dạng sinh thái động, thực vật và các nguồn gen - cung cấp địa bàn để nghiên cứu khoa học - bảo tồn các di sản văn hoá, lịch sử và những cảnh quan nổi tiếng phục vụ du lịch và nghỉ ngơi. Các kế hoạch quản lý cần được xây dựng theo những mục tiêu nói trên. Thông thường tất cả các hoạt động gây hại tới hệ sinh thái rừng đều bị cấm. Chính vì vậy mà việc sử dụng loại rừng này rất hạn chế. Các cộng đồng cũng có thể tham gia vào việc bảo vệ và quản lý rừng đặc dụng. Thông thường, người dân địa phương sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Họ cần được tham gia để việc bảo vệ được thực hiện tốt hơn và không nên coi h ọ là mối đe doạ đối với công tác bảo vệ rừng. Hiện nay đã có một số trường hợp thành công với hướng đi này. C. Rừng sản xuất Mục tiêu quản lý: - sản xuất gỗ - sản xuất các lâm sản ngoài gỗ - các sản phẩm tự nhiên khác Quản lý rừng sản xuất cần kết hợp với bảo vệ môi trường. Thường các sản phẩm được sản xuất để kinh doanh và chế biến, phục vụ các yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Việc tạo ra nhiều sản phẩm được ưa chuộ ng hơn so với việc tạo ra một sản phẩm đơn nhất. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng cũng như lâm nghiệp tư nhân có thể đóng góp sản phẩm từ rừng sản xuất cho ngành lâm nghiệp quốc gia. Thông thường có thể quản lý rừng sản xuất một cách hữu hiệu nếu taọ ra được thu nhập đáng kể thông qua sản xuất lâm sản. 1.5 Tại sao quản lý lâm nghiệp cộng đồng lại quan trọng ở vùng Tây bắc? Có thể phân tích tình hình vùng đầu nguồn Sông Đà: Điều kiện cơ bản: - tổng diện tích: 2,600,000 ha - dân số: 1,200,000 người - Số thôn bản: > 2000 - rừng hiện có (1990): 300,000 ha - độ che phủ rừng: (1990) 12 % - diện tích được phân loại là đất rừng: 2,000,000 ha = 75 % - độ dốc: chủ yếu 25 - 35° Các mục tiêu phát triển lâm nghiệp: Phòng hộ vùng đầu nguồn thông qua độ che phủ: - độ che phủ 40% ở vùng đầu nguồn ít xung yếu - độ che phủ 50% ở vùng đầu nguồn xung yếu - độ che phủ 60% ở vùng đầu nguồn rất xung yếu Những phương án sử dụng đất dốc: 5 a) bảo vệ rừng: 50,000 VND/ha/năm b) trồng rừng: gần 2,000,000 VND/ha/3năm c) trồng cây hàng hoá (e.g. ngô): 4,000,000 VND/ha/năm So sánh giữa vùng trung du và vùng núi: Vùng trung du Vùng núi Tây Bắc - Rừng do hộ quản lý - Rừng cộng đồng - Nông dân có sổ đỏ cho từng khu rừng - Quyền sở hữu đất rừng không rõ ràng (không có sổ đỏ cho cộng đồng) - Đất rừng gần khu dân cư - Đất rừng xa khu dân cư - Chủ yếu là rừng sản xuất có thị trường tốt - Chủ yếu là rừng phòng hộ, thị trường hạn chế - Diện tích trồ ng lúa đủ đảm bảo an ninh lương thực - An ninh lương thực vẫn còn là một vấn đề do diện tích lúa nước ít - Không có cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp với các mục đích lâm nghiệp trên đất rừng - Sản xuất nông nghiệp cạnh tranh với mục đích lâm nghiệp trên đất rừng Tóm lại: • Nên coi lâm nghiệp cộng đồng là một trong những giải pháp quản lý lâm nghiệp. Không phả i là một giải pháp ưu việt mà một giải pháp thích hợp cho một số vùng nhất định: − ở các vùng sâu như vùng đầu nguồn Sông Đà nơi nền kinh tế tự cung cấp tự cấp còn chiếm ưu thế, nông dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng để sinh sống; − ở các vùng núi, nơi quản lý rừng linh hoạt và phi tập trung thích hợp hơn so với quản lý nhà nước và có thể dễ dàng đi ều chỉnh cho thích ứng với nhu cầu và tình hình địa phương; − ở các vùng sâu nơi nhà nước không thể kiểm soát và quản lý toàn bộ và khả năng thi hành các quy chế cũng như thực thi các chương trình nhà nước là rất yếu. • Phần lớn các cộng đồng đã sống qua nhiều thế hệ trong vùng này và có khả năng vẫn duy trì được những thể chế và các kiến thức bản địa có thể hỗ tr ợ cho lâm nghiệp cộng đồng. • Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và bảo vệ rừng có thể làm ổn định lại các hệ sinh thái rừng đã thoái hoá và tạo điều kiện cho tái sinh tự nhiên. Những cánh rừng do cộng đồng quản lý có thể là những yếu tố cấu thành của các hệ thống sử dụng đất cân 6 bằng về mặt sinh thái, góp phần cải thiện cân bằng nước và khí hậu cho khững khu vực rộng lớn hơn. • Quản lý lâm nghiệp cộng đồng hiện đang chứng tỏ là một phương pháp quản lý rừng ít tốn kém, được xã hội chấp nhận và có lợi cho môi trường. • Quản lý lâm nghiệp cộng đồng đem lại những lợi ích trước mắt và lâu dài cho cả nông dân và nhà nước. Có thể kết hợp các mục tiêu phòng hộ đầu nguồn với việc sử dụng rừng hợp lý trên một phần lớn của vùng đầu nguồn Sông Đà. 2. Chúng ta cần biết gì về các cộng đồng? 2.1 Thế nào là một cộng đồng? Trước hết chúng ta cần phân biệt các loại hình cộng đồng khác nhau. Có thể là một cộng đồng được xác định theo địa phương, chẳng hạn một thành phố, một thôn bản, một xóm, nhưng cũng có thể được xác định dựa trên một cơ sở chung nào đó, chẳng hạn các cộng đồng tôn giáo hoặc thiểu số. Trong lâm nghiệp cộng đồng chủ yếu chúng ta làm việc với các cộng đồng đượ c định nghĩa theo địa phương, tức là các thôn bản. Sẽ rất thuận lợi nếu cộng đồng đã phát triển trong môi trường hiện tại mà vẫn giữ được một cơ cấu văn hoá-xã hội của riêng mình. Các cộng đồng rất đa dạng, được xác định bởi dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán văn hoá. Chính vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cộng đồng như thế, ngay c ả hai thôn bản ở kề nhau và cùng thuộc một nhóm thiểu số cũng có thể khác nhau. Dân tộc Thuật ngữ dân tộc đề cập tới những tập quán và dạng thái văn hoá đặc trưng cho một cộng đồng người nhất định. Thành viên của các nhóm thiểu số thường nhìn nhận họ là khác biệt về mặt văn hoá so với các nhóm khác trong một xã hội và những nhóm khác cũng nhìn nhận họ như th ế. Có rất nhiều đặc điểm phân biệt các nhóm thiểu số với nhau, nhưng những đặc điểm thông thường nhất là ngôn ngữ, lịch sử hay tổ tiên (có thể là thật hoặc tưởng tượng), tôn giáo và phong cách ăn mặc hay trang điểm. Những khác biệt về dân tộc hoàn toàn là do quan niệm, điều này thể hiện rõ khi ta thấy một số nhóm bị coi là "lạc hậu", hoặc "kém thông minh", "lười", vv Hầu hế t các xã hội hiện đại đều có nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Đôi khi các nhóm dân tộc này được gọi là các nhóm thiểu số. Theo xã hội học, một nhóm thiểu số có những đặc điểm sau: 1. Một nhóm thiểu số thường tách biệt khỏi cộng đồng lớn cả về mặt vật chất và xã hội trong một chừng mực nào đó. Người thuộc các nhóm này thường tập trung ở một khu vực, thành ph ố hoặc vùng nhất định của một nước nơi có đa s ố họ sinh s ố ng. Thường ít có những cuộc hôn nhân giữa những thành viên của các nhóm thiểu số với thành viên của cộng đồng lớn. 7 2. Thành viên của nhóm thiểu số thường có một ý thức đoàn kết, gắn bó nhất định trong cộng đồng của họ. Họ thường nhìn nhận mình như một dân tộc nằm ngoài cộng đồng lớn. 3. Thành viên của nhóm thiểu số đôi khi bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử này tồn tại khi một nhóm không được hưởng những quyền và cơ hội mà mộ t nhóm khác có. Điều quan trọng đối với lâm nghiệp cộng đồng là dân tộc xác định rất nhiều các đặc điểm văn hoá xã hội và kinh tế xã hội của một cộng đồng. Hệ thống hưởng dụng, hệ thống sử dụng đất, các luật lệ truyền thống, quan niệm và tín ngưỡng, cách sống, tất cả đều chịu sự ảnh hưởng của dân tộc. Đ iều nổi bật và quan trọng nhất là mỗi nhóm dân tộc đều phát triển hệ thống sử dụng đất riêng biệt của mình trong các môi trường khác nhau nên có những quan niệm và kiến thức về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng khác nhau. Các hệ thống sử dụng đất có những nền tảng văn hoá-xã hội khác nhau và cùng tiến hoá theo thời gian với các đặc điểm văn hoá-xã hội. Tôn giáo, nhận thức và giá trị dân tộc Tôn giáo là một yếu tố văn hoá-xã hội quan trọng của một cộng đồng và xác định quan niêm đạo đức của dân tộc đó. Bên cạnh những tôn giáo lớn như Đạo Phật, vẫn tồn tại những tín ngưỡng dân gian hoặc vạn vật, thường đan xen với tôn giáo và đem lại cho tôn giáo một sắc thái bản địa. Các vấn đề tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Đạ o Phật có một sự tôn kính đặc biệt đối với thiên nhiên. Những điều cấm kỵ về tôn giáo giúp bảo vệ cây thiêng và rừng thiêng. Truyền thống trồng cây trước tiên là do các nhà sư khởi xướng xung quanh các đình chùa. Việc thờ cây và các lễ hội tưới cây, nếu nhìn dưới góc độ sinh thái có thể coi như một hoạt động cộng đồng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên. Việc này dẫn đến hai hệ qu ả cho lâm nghiệp cộng đồng: trước hết, cần phải có sự tôn trọng đối với tôn giáo, các giá trị và hành vi văn hóa của nhân dân; thứ hai rừng và cây cần được khai thác và phục hồi trong bối cảnh thực tại. Truyền thống và những điều răn tôn giáo có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường tự nhiên và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể trở thành những đối tác quan trọng. Có một số quan niệm và giá trị khác nhau phân biệt các cộng đồng có liên quan tới việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Đặc biệt quan trọng là những quan niệm liên quan tới việc sử dụng tài nguyên, đặc biệt là cây và rừng, ví dụ cách sinh hoạt của các cộng đồng, truyền thống dựng nhà, các thời kỳ lễ hội, vv 2.2 Sự khác biệt trong cộng đồng Sự khác nhau không chỉ tồn tại giữa các cộng đồng mà cả trong các cộng đồng. Khi làm việc với lâm nghiệp cộng đồng, chúng ta phải nhìn xa hơn thuật ngữ "cộng đồng" và đặt câu hỏi: chính xác thì ai là người được hưởng lợi. Một cộng đồng thường bao gồm rất nhiều người và các nhóm người khác nhau với những nhu cầu và lợi ích khác nhau. Có một số nhân tố kinh tế-xã hội và văn hóa-xã hội có thể phân biệt các thành viên trong một thôn bản, chẳng hạn tuổi, giới, của cải, địa vị xã hội hoặc sự phân loại hộ thông qua các quyết định thị trường. Phân biệt hộ Trong các cộng đồng truyền thống, hoàn cảnh của các hộ gia đình nói chung tương đối giống nhau. Mỗi hộ đều có thể có một mảnh đất có diện tích và năng suất bằng các hộ khác và một số v ật nuôi nhất định. Với định hướng thị trường, các hộ bắt đầu đi theo các hướng khác nhau. Có hộ chuyên sản xuất cây giá trị kinh tế cao, có hộ chuyên về chăn nuôi, các hộ khác lại tập 8 [...]... cộng đồng Có thể thấy rõ là các phương pháp quản lý lâm nghiệp cộng đồng có tính chất "khoa học" thông thường không quan tâm nhiều lắm đến năng lực và kỹ năng của cộng đồng khó có thể thành công được Các kỹ thuật lâm sinh trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng cần thể hiện được năng lực của người dân địa phương như là các điều kiện địa bàn và các thông số lâm sinh Về lâu dài, đào tạo và khuyến nông - lâm. .. lớn nhất của lâm nghiệp cộng đồng là lôi kéo người dân tham gia vào bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng Việc chuyển đổi từ quản lý rừng nhà nước sang các hình thức quản lý rừng có người dân tham gia và tiến dần tới quản lý lâm nghiệp cộng đồng với trách nhiệm hoàn toàn thuộc về cộng đồng có rất nhiều ý nghĩa Đặt cộng đồng ở vị trí trung tâm tức là tính đến năng lực và kỹ năng của cộng đồng trong đánh giá... chính trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng Những lợi ích chính đối với người dân địa phương Các dự án lâm nghiệp cộng đồng cần mang đến những lợi ích hết sức đa dạng cho người dân địa phương (như thu nhập, hàng hoá và các cơ hội) Những người làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp cộng đồng cần cố gắng giải quyết những trở ngại ảnh hưởng tới việc thụ hưởng những lợi ích này từ các hoạt động lâm nghiệp của người... nghiệp đứng sau các hoạt động nông nghiệp Điều này phải luôn được tính đến: sản xuất lâm nghiệp trên những diện tích đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hay được phân loại như đất nông nghiệp khó có thể cạnh tranh với các lợi ích tài chính thu được từ sản xuất nông nghiệp Lâm nghiệp cộng đồng vì mục đích môi trường và bảo vệ rừng Các chương trình lâm nghiệp cộng đồng có tác dụng gắn liền việc tăng... sở cộng đồng sẽ đạt được cả mục tiêu bảo vệ 16 rừng đầu nguồn cũng như nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương ◊ Phát triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng như một phương án thích hợp cho quản lý rừng ở vùng đầu nguồn Sông Đà Phần lớn các cộng đồng đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ và có khả năng vẫn duy trì được những thể chế và kiến thức bản địa có khả năng hỗ trợ cho quản lý lâm nghiệp cộng. .. triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà thực hiện các ô thử nghiệm và trình diễn về quản lý lâm nghiệp tại nhiều bản của Dự án Trên những ô thử nghiệm này, Dự án giới thiệu các phương án quản lý trên thử nghiệm cơ bản để thử nghiệm và trình diễn khả năng quản lý lâm 17 nghiệp cộng đồng Trong khi đó, các cơ quan nghiên cứu quốc gia, cán bộ của dự án hay chính người dân bản tiến hành các hoạt động nghiên cứu về lâm. .. quyền cho người nghèo Trong khuôn khổ của khoá học "giới thiệu cho lâm nghiệp cộng đồng" này, chúng tôi chỉ đưa ra một đoạn ngắn để giới thiệu về PRA Những khoá học riêng biệt là cần thiết để các phương pháp và công cụ sử dụng trong PRA trở nên gần gũi hơn Tuy nhiên, PRA là một cách tiếp cận quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp cộng đồng Trong phần tiếp theo, một số nguyên lý và ý tưởng... có thể tạo ra tính bất đồng nhất trong cộng đồng Điều này có thể ảnh hưởng tới các nhu cầu và lĩnh vực quan tâm Kết quả là các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng có thể chỉ gây hứng thú đối với một bộ phận của cộng đồng, hoặc một số hộ có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động này so với các hộ khác Một số hộ có thể không có khả năng tham gia vào chương trình lâm nghiệp cộng đồng do thiếu đất hoặc... chương trình lâm nghiệp cộng đồng có tính đến lợi thế của các khuyến khích tị trường Việc quản lý cây trong trường hợp này không cần đến nhiều đầu vào về vốn và lao động Thông thường, việc trồng cây lâm nghiệp sẽ được gắn liền với các hoạt động nông nghiệp khác Mặc dù các chương trình lâm nghiệp cộng đồng vì mục đích sử dụng của hộ nông dân tập trung nhiều hơn vào sản xuất tự cung tự cấp, ranh giới giữa... loại lâm sản khác nhau như vậy, quản lý lâm nghiệp cộng đồng không bao giờ nên chỉ tập trung vào một khía cạnh Hiện nay, ngày càng có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của thu nhập trong những quyết định liên quan tới sử dụng tài nguyên Tạo thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp xưa nay vẫn là một nhu cầu cơ bản của các cộng đồng địa phương 12 2.5 Khả năng quản lý của cộng đồng Trọng tâm lớn nhất của lâm . vi c cung c p c c sản phẩm c y trồng từ nhiều nguồn kh c nhau. LNCĐ c ng đề c p tới sự x c định c c nhu c u địa phương c ng như vi c tăng c ờng tự quản lý và sử dụng c y c i để c ải thiện m c. thường c một nguồn kiến th c bản địa phong phú về c y c i và c c sản phẩm c y, bao gồm c c thu c tính gỗ, điều kiện đất đai cho c c loài c y và vi c quản lý chúng c ng như rất nhiều c c sản. trong c c quyết định c a người dân nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người là một đ c điểm c a c ng đồng và c c m c thu nhập c ng như tài sản kh c nhau c a c c hộ tạo nên c c u c a c ng đồng

Ngày đăng: 10/04/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giới thiệu về

  • lâm nghiệp cộng đồng

  • 0. Giới thiệu về tài liệu chỉnh sửa

  • 1. Định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng

    • 1.1 Các yếu tố cấu thành của lâm nghiệp cộng đồng

    • 1.2 Định nghĩa các thuật ngữ

    • 1.3 Lâm nghiệp cộng đồng là một giải pháp có thể lựa chọn t

    • 1.4 Các chức năng của rừng và những mục tiêu quản lý rừng

    • 1.5 Tại sao quản lý lâm nghiệp cộng đồng lại quan trọng ở vù

    • 2. Chúng ta cần biết gì về các cộng đồng?

      • 2.1 Thế nào là một cộng đồng?

        • Dân tộc

        • Tôn giáo, nhận thức và giá trị dân tộc

        • 2.2 Sự khác biệt trong cộng đồng

          • Phân biệt hộ

          • Lao động và thu nhập

          • Giới

          • Dân số học

          • 2.3 Hưởng dụng đất và cây rừng ở cấp cộng đồng

          • 2.4 Những nhu cầu cơ bản của cộng đồng

          • 3. Hiện đã có phương thức truyền thống nào tồn tại?

          • 4. áp lực đối với tài nguyên rừng

          • 5. Giới thiệu về những đổi mới trong lâm nghiệp cộng đồng:

            • 5.1 Các mục tiêu

            • 5.2 Dự án Lâm nghiệp Sông Đà thực hiện các chiến lược của mì

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan