Phân tích nội dung quyền tự do nghiên cứu khoa học biển theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012

5 1.5K 3
Phân tích nội dung quyền tự do nghiên cứu khoa học biển theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 NỘI DUNG 2 1. Nghiên cứu khoa học biển là gì? 2 2. Quyền tự do nghiên cứu khoa học biển 2 a. Theo quy định của UNCLOS 1982 2 b. Theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012 3 3. Đánh giá quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 về quyền tự do nghiên cứu khoa học biển 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 MỞ ĐẦU Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đánh giá cao Công ước luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS). Nó như một Công ước khung 1 quan trọng nhất, thiết lập một trật tự pháp lý mới công bằng trên biển, bảo đảm tốt nhất quyền lợi biển của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác, mà một trong số đó là quyền tự do nghiên cứu khoa học biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, thì việc phân tích những quy định của Công ước Luật biển 1982 cũng như Luật biển Việt Nam 2012 về quyền tự do nghiên cứu khoa học biển là hết sức quan trọng và cần thiết. NỘI DUNG 1. Nghiên cứu khoa học biển là gì? Có thể hiểu nghiên cứu khoa học biển là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm,… để từ đó phát hiện ra những cái mới về biển cũng như các vùng ven biển và ứng dụng nó vào trong các hoạt động thực tiễn của con người trên biển (như nghiên cứu hải dương học vật lý và hóa học, sinh học biển, địa chất và địa lý biển, nghiên cứu thủy sản, khoan lấy mẫu lõi đại dương và khoa học cũng như các hoạt động khác trên biển với mục đích khoa học…). 2. Quyền tự do nghiên cứu khoa học biển a. Theo quy định của UNCLOS 1982 Quyền tự do nghiên cứu khoa học biển được UNCLOS quy định ở Điều 238: “Điều 238: Quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển Tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, với điều kiện tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác như đã đuợc quy định trong Công ước.” Như vậy, UNCLOS 1982 đã khẳng định, tất cả các quốc gia trên thế giới dù có biển hay không có biển, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền đều có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, đi kèm điều kiện là phải tôn trọng và không làm phương hại các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác. Đồng thời các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền có nghĩa 2 vụ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học biển được thuận lợi và đạt hiệu quả cao (Điều 239). Tuy nhiên, quyền tự do nghiên cứu khoa học biển không phải được áp dụng đối với tất cả các vùng biển của mọi quốc gia, mà chỉ được áp dụng đối với 2 vùng biển: Vùng (Điều 256, Điều 143) và Biển cả (Điều 257, Điểm f Khoản 1 Điều 87). “Điều 256: Việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên cứu khoa học biển trong Vùng, theo đúng phần XI. Điều 257: Việc nghiên cứu khoa học biển trong phần nuớc nằm ngoài ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế Tất cả các quốc gia, bất kể hoàn cảnh địa lý của mình như thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền thực hiện việc nghiên cứu khoa học biển theo đúng Công uớc trong phần nuớc nằm ngoài ranh giới của vùng đặc quyền về kinh tế.” Còn trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia (vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), quyền tự do nghiên cứu khoa học biển bị hạn chế, do tính chất chủ quyền và quyền chủ quyền. Các quốc gia ven biển có đặc quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong vùng biển của mình. Công tác nghiên cứu khoa học biển chỉ được tiến hành với sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển (Điều 245, Điều 246). Tuy vậy, hầu như trong tất cả mọi trường hợp, quốc gia ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của các quốc gia khác khi việc nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hoà bình và đã thực hiện một số điều kiện chi tiết. b. Theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012 Quyền tự do nghiên cứu khoa học biển tại các vùng biển của Việt Nam chưa được Luật biển Việt Nam 2012 ghi nhận. Theo Điều 36 Luật biển Việt Nam 2012, việc nghiên cứu khoa học biển của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân 3 nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan. 3. Đánh giá quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 về quyền tự do nghiên cứu khoa học biển UNCLOS 1982 đã quy định quyền tự do nghiên cứu khoa học biển để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi quốc gia trên thế giới (dù có biển hay không có biển) cũng như các tổ chức có thẩm quyền có thể tiến hành nghiên cứu khoa học biển thuận lợi. Điều này tạo sự công bằng cho mọi quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, đồng thời tạo cơ hội cho các quốc gia không có biển có thể tham gia vào công cuộc nghiên cứu khoa học, hạn chế sự thiệt thòi không có biển của quốc gia đó. Đặc biệt quyền tự do nghiên cứu khoa học biển ở Vùng và Biển cả được tiến hành tuyệt đối, không chịu sự kiểm soát của bất cứ quốc gia nào, trong điều kiện không làm phương hại quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác sẽ mở ra cơ hội để con người khám phá những bí mật của đại dương nhiều hơn. Còn đối với Luật biển Việt Nam 2012, trong Luật không quy định quyền tự do nghiên cứu khoa học biển vì xét về phạm vi, Vùng và Biển cả là không gian nằm bên ngoài quyền tài phán của quốc gia và từ góc độ pháp lí là việc sử dụng, khai thác khoảng không gian đó luôn được Luật quốc tế điều chỉnh. Còn đối với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia, Việt Nam vẫn quy định phù hợp với công ước là nếu các cá nhân, tàu thuyền muốn nghiên cứu khoa học trong vùng biển của Việt Nam thì phải xin giấy phép và chịu sự giám sát của Việt Nam. Nhìn chung quy định như vậy của Luật biển Việt Nam là hợp lý DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. CAND, Hà 4 Nội, 2008. 3. TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 1997. 4. Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS). 5. Luật biển Việt Nam 2012. 6. http://www.vishipel.com.vn/. 7. http://nghiencuubiendong.vn. 8. http://baomoicom. 5 . kết quả nghiên cứu liên quan. 3. Đánh giá quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 về quy n tự do nghiên cứu khoa học biển UNCLOS 1982 đã quy định quy n tự do nghiên cứu khoa học. với mục đích khoa học…). 2. Quy n tự do nghiên cứu khoa học biển a. Theo quy định của UNCLOS 1982 Quy n tự do nghiên cứu khoa học biển được UNCLOS quy định ở Điều 238: “Điều 238: Quy n tiến hành. 1 NỘI DUNG 2 1. Nghiên cứu khoa học biển là gì? 2 2. Quy n tự do nghiên cứu khoa học biển 2 a. Theo quy định của UNCLOS 1982 2 b. Theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012 3 3. Đánh giá quy định

Ngày đăng: 09/04/2014, 04:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • NỘI DUNG

    • 1. Nghiên cứu khoa học biển là gì?

    • 2. Quyền tự do nghiên cứu khoa học biển

      • a. Theo quy định của UNCLOS 1982

      • b. Theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012

      • 3. Đánh giá quy định của UNCLOS 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 về quyền tự do nghiên cứu khoa học biển

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan