QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

103 1.9K 9
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nội dung CBQL : Cán bộ quản lý CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CTVTT : Cộng tác viên thanh tra GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV THPT : Giáo viên Trung học phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng KH : Kế hoạch KT : Kiểm tra NT : Nhà trường NV : Nhân viên PHT : Phó hiệu trưởng QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục QLNN : Quản lý nhà nước THPT : Trung học phổ thông TT : Thanh tra TTGD : Thanh tra giáo dục TTHĐSP : Thanh tra hoạt động sư phạm TTV : Thanh tra viên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9 1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 14 1.4.1 Nguyên tắc thanh tra 15 1.4.2 Yêu cầu quản lý hoạ t động thanh tra giáo dục trong giai đoạn hiện nay 16 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục .18 1.6 Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; hình thức, nội dung và trình tự thanh tra hoạt động sư phạm GV THPT 19 1.6.1 Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT 19 1.6.2 Hình thức, nội dung và trình tự thanh tra HĐSP của GV THPT 21 1.7 Nội dung quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo 25 1.7.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh tra giáo dục và mục đích thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT cho cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và giáo viên 25 1.7.2 Xây dựng kế hoạch TT HĐSP của GV THPT 26 1.7.3 Tổ chức bộ máy thanh tra .27 1.7.4 Xây dựng lực lượng TTV và CTVTT 28 1.7.5 Chỉ đạo công tác TT hoạt động sư phạm của GV THPT 30 1.7.6 Kiểm tra công tác TT HĐSP của giáo viên THPT 31 1.7.7 Tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 32 1.7.8 Hỗ trợ các điều kiện cho công tác thanh tra .32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .34 Chương 2 .35 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA 35 HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN 35 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG .35 2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Lâm Đồng 35 2.2 Thực trạng quản lý công tác thanh tra HĐSP của giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 39 2.2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT về vai trò, vị trí của TTGD; mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của GV THPT .40 2.2.2 Thực trạng về công tác xây dựng lực lượng TTV và CTVTT 44 2.2.4 Thực trạng về tổ chức thực hiện TT .54 2.2.5 Thực trạng về chỉ đạo công tác thanh tra 56 2.2.6 Thực trạng về kiểm tra công tác thanh tra .58 2.2.7 Thực trạng về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 60 2.2.8 Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 61 2.3 Đánh giá chung .63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .65 Chương 3 .66 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN THPT TỈNH LÂM ĐỒNG 66 3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp .66 3.1.1 Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT .66 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 68 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 69 3.2 Đề xuất biện pháp 70 3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên TT và GV về công tác thanh tra 70 3.2.2 Xây dựng kế hoạch công tác TT HĐSP của GV THPT 72 3.2.3 Cải tiến phương thức thanh tra HĐSP của GV THPT 74 3.2.4 Xây dựng đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra 76 3.2.5 Chỉ đạo triển khai công tác TT HĐSP của GV THPT 79 3.2.7 Sử dụng các kết luận sau thanh tra nhằm đổi mới HĐSP của GV THPT 85 3.2.8 Tăng cường hỗ trợ các điều kiện, phương tiện làm việc cho TTV, CTV TT 88 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp .89 3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .95 1 Kết luận 95 1.1 Về mặt lý luận .95 1.2 Về mặt thực tiễn .95 2.1 Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo .96 2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng .97 2.3 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Những điểm khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra 13 Bảng 2.1 Quy mô trường lớp năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 37 Bảng 2.2 Quy mô học sinh năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 38 Bảng 2.3 Nhận thức về hệ thống, vai trò, vị trí của TTGD .40 Bảng 2.4 Nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT HĐSP 42 Bảng 2.5 Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của .43 GV THPT 43 Bảng 2.6 Thống kê số lượng TTV trong 3 năm qua .45 Bảng 2.7 Thống kê CTVTT các bậc học 3 năm học qua .45 Bảng 2.8 Thống kê CTVTT các môn bậc học THPT 3 nhiệm kỳ qua 46 Bảng 2.9 Đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT 47 Bảng 2.10 Tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín 48 Bảng 2.11 Tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong TT HĐSP của GV trường THPT 50 Bảng 2.12 Mức độ, thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP 52 GV THPT của Sở GD&ĐT 52 Bảng 2.13 Đánh giá thực trạng mức độ hợp lý 55 các hình thức tổ chức thực hiện TT bậc học THPT 55 Bảng 2.14 Mức độ, kết quả thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với công tác TT HĐSP của GV THPT .56 Bảng 2.15 Mức độ, kết quả thực hiện việc kiểm tra của Sở GD&ĐT đối với công tác TT HĐSP của GV THPT 59 Bảng 2.16 Mức độ, kết quả thực hiện về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 61 Bảng 2.17 Mức độ, kết quả thực hiện về các điều kiện hỗ trợ .61 cho công tác thanh tra 62 Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi 90 của các biện pháp 90 Bảng 3.2 Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý 10 Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá và tự đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT 49 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP GV THPT của Sở GD&ĐT 53 Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP GV THPT của Sở GD&ĐT 54 Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 91 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ khảo nghiệm tính rất khả thi của các biện pháp đề xuất 92 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, quá trình quản lý diễn ra theo một chu trình với 4 chức năng cơ bản, đó là: kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, thanh tra Trong đó, chức năng kiểm tra, thanh tra là chức năng giúp cho nhà quản lý xác định hệ quản lý đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra, thanh tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi diễn ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI đã xác định quan điểm phát triển giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay và những năm trước mắt là: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Như vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đối với giáo viên (GV) nói chung và GV trung học phổ thông là một vấn đề cấp bách, cần thiết Có thể nói rằng chất lượng cấp trung học phổ thông (THPT) là phản ánh toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông, là sự chuẩn bị cho học sinh (HS) chuyển sang một giai đoạn đào tạo mới – giai đoạn học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trung cấp nghề Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chúng ta phải nâng cao chất lượng nhà trường, thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bởi vì GV là nhân tố chủ đạo trong hoạt động giáo dục Chúng ta có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, trong đó bao gồm cả thanh tra hoạt động sư phạm của GV 1 Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng trong công tác quản lý nhà trường THPT, công tác thanh tra, kiểm tra là khâu hết sức quan trọng Trong các năm học qua, Sở GD&ĐT Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong công tác thanh tra toàn diện nhà trường THPT nói chung, cũng như thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên (HĐSP của GV) THPT nói riêng Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là thanh tra HĐSP của GV Vì vậy, yêu cầu bức xúc hiện nay là cần nghiên cứu thực trạng thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng của công tác thanh tra giáo dục, góp phần đánh giá, tư vấn thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Lâm Đồng 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT ở địa phương 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động thanh tra trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý của thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đối với thanh tra HĐSP của GV các trường THPT 2 4.2 Giới hạn về khách thể khảo sát - 03 Lãnh đạo Sở - 40 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 20 trường THPT tỉnh Lâm Đồng - 130 giáo viên một số trường THPT tỉnh Lâm Đồng - 120 cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng - 05 Thanh tra viên của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 4.3 Giới hạn địa bàn khảo sát Khảo sát ở 20/59 trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 5 Giả thuyết khoa học Công tác thanh tra HĐSP của GV THPT trong thời gian qua đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Lâm Đồng Tuy nhiên, hiệu quả quản lý công tác HĐSP của GV THPT tỉnh Lâm Đồng còn một số tồn tại, bất cập Nếu có sự nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác thanh tra HĐSP của GV THPT và đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác thanh tra HĐSP của GV các trường trung học phổ thông 6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đối với công tác thanh tra HĐSP của GV THPT 6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng nhằm đổi mới công tác thanh tra HĐSP của GV THPT và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 6.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 3 Đây cũng là nội dung giúp cho Sở GD&ĐT thu nhận thông tin từ các đoàn TT để đánh giá kết quả TT được chính xác và điều quan trọng là khắc phục những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời có biện pháp chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới Đó còn là biện pháp quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, TTV, CTVTT Để thực hiện công tác này, Sở GD&ĐT cần duy trì việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm không chỉ được tiến hành định kỳ mà còn phải được thực hiện thường xuyên ngay sau các cuộc TT - Chỉ đạo đối tượng thanh tra thực hiện kết luận TT Kết luận thanh tra là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để Giám đốc Sở ra quyết định xử lý theo thẩm quyền Để phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phải chú trọng đôn đốc xử lý sau thanh tra và việc thực hiện những kiến nghị của Đoàn thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo công tác khắc phục sau thanh tra về cơ quan thanh tra chậm nhất 20 ngày kể từ khi có kết luận thanh tra, nếu cần thiết sau một thời gian có thể tổ chức phúc tra việc thực hiện những kiến nghị đó Sau khi kết luận TT được công bố, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo thực hiện các công việc sau: + Giao trách nhiệm cho Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn trực thuộc Sở có biện pháp giúp đỡ các đối tượng thanh tra điều chỉnh những sai sót về công tác quản lý cũng như trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn + Chỉ đạo HT nhà trường rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các sai sót, khắc phục kịp thời những thiếu sót khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của nhà trường + Phân công cán bộ của TT Sở theo dõi, đôn đốc việc thực hiện + Giải quyết các khiếu nại của đối tượng TT (nếu có), khi cần thiết có thể ra quyết định phúc tra 82 3.2.6 Kiểm tra công tác TT HĐSP của GV THPT 3.2.6.1 Mục đích, ý nghĩa - Mục đích: kịp thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót trong quá trình chuẩn bị và thực hiện công tác TT HĐSP của GV THPT của các đoàn TT và của các CTVTT, đồng thời xem xét trách nhiệm tuân thủ quyết định TT và thực hiện kết luận TT của CBQL, GV được TT - Ý nghĩa: kiểm tra thực chất là thu nhận những thông tin phản hồi để điều chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai, thực hiện nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời giúp công tác TT đạt hiệu quả, chất lượng 3.2.6.2 Nội dung và cách thực hiện - Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch của Thanh tra Sở + Kiểm tra KH của TT Sở: là xem xét quy trình lập KH, yêu cầu, nội dung TT, phương pháp TT và các biện pháp tổ chức để triển khai kế hoạch TT và đối chiếu với KH của TT Bộ để điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi của KH + Kiểm tra tiến độ thực hiện KH của TT Sở: là theo dõi và đôn đốc TT Sở triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo dự kiến và có ý kiến chỉ đạo để điều chỉnh kịp thời những tình huống phát sinh trong thực tế nhằm giúp cho TT Sở hoàn thành KH thanh tra Để thực hiện nội dung này, Sở GD&ĐT cần duy trì đều đặn, thường xuyên, liên tục có nề nếp công tác KT nhằm giúp cho việc xây dựng và thực hiện KH thanh tra của TT Sở đạt hiệu quả; cần quy định chế độ báo cáo của TT Sở cho Lãnh đạo Sở theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) để Lãnh đạo Sở theo dõi hoạt động của TT Sở và nắm tình hình một cách kịp thời - Kiểm tra trình tự, thủ tục tiến hành, tổ chức, chỉ đạo của TT Sở và các Đoàn TT Qua kiểm tra thực tế và xem xét hồ sơ TT của TT Sở, các đoàn TT và 83 đối chiếu với văn bản chỉ đạo của Bộ; hướng dẫn của Sở, Sở GD&ĐT sẽ đánh giá được mức độ thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành công tác TT; công tác tổ chức, chỉ đạo của các Đoàn TT, từ đó có những điều chỉnh kịp thời Sở GD&ĐT cần tiến hành KT một cách thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về các thời điểm: trước, trong và sau khi kết thúc TT - Kiểm tra việc thực hiện quy trình và nội dung TT của CTVTT Ngoài việc kiểm tra thực tế, Sở GD&ĐT chỉ đạo TT Sở căn cứ vào hồ sơ TT do CTVTT thiết lập, thu nhận thông tin đánh giá từ Trưởng đoàn TT, ý kiến phản hồi của hiệu trưởng, GV, NV được TT về CTVTT để có cơ sở xem xét, đánh giá mức độ thực hiện nội dung và quy trình TT của CTVTT, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ TT, năng lực thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy để qua đó có những nhận xét, đánh giá về việc chấp hành quy trình TT, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của mỗi CTVTT Đây cũng là cơ sở giúp Sở GD&ĐT đánh giá đúng mức về đội ngũ CTVTT để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong công tác xây dựng lực lượng TT - Kiểm tra trách nhiệm của các đối tượng được TT về việc chấp hành và thực hiện quyết định TT Điều 10, Luật TT năm 2010 đã chỉ rõ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng TT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về TT…; cơ quan, tổ chức cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung TT phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan TT…” CBQL, GV và NV là những đối tượng của TTGD, do vậy phải chấp hành và thực hiện quyết định TT Nội dung kiểm tra: + Đối với nhà trường: kiểm tra báo cáo về tình hình quản lý hoạt động của nhà trường; đánh giá về GV được TT + Đối với GV: KT hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của GV Tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV và NV về việc chấp hành và thực 84 hiện quyết định TT là yếu tố quan trọng để tiến hành hoạt động TT HĐSP của GV, do vậy Sở GD&ĐT cần phải chỉ đạo TT Sở thông báo bằng văn bản và gởi Quyết định TT kịp thời, đúng quy định cho đơn vị được TT để họ biết và có kế hoạch chuẩn bị - Kiểm tra việc thực hiện kết luận TT của đối tượng TT Sau khi có kết luận TT, vấn đề theo dõi, xem xét việc thực hiện kết luận TT của đối tượng sau TT là việc làm rất cần thiết, bởi TT không chỉ kiểm tra, đánh giá mà điều quan trọng là sự tác động đến ý thức, hành vi, trách nhiệm đến đối tượng TT nhằm tư vấn, giúp đỡ, động viên để họ tiến bộ, đồng thời có biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý và quy chế chuyên môn Kết luận của Giám đốc là văn bản có giá trị pháp lý, là cơ sở để Giám đốc Sở ra quyết định xử lý theo thẩm quyền Sau khi kết luận TT được công bố, ngoài việc chỉ đạo, Sở GD&ĐT cần tăng cường công tác kiểm tra với các nội dung sau: + Các biện pháp chỉ đạo của phòng, ban chuyên môn của Sở trong việc giúp đỡ nhà trường bổ khuyết về trình độ, năng lực quản lý cho CBQL; năng lực sư phạm và điều chỉnh những sai sót về quy chế chuyên môn cho GV và trình độ, năng lực của NV + Các biện pháp chỉ đạo của HT nhằm chấn chỉnh các sai sót, khắc phục kịp thời những thiếu sót khuyết điểm trong công tác chỉ đạo các hoạt của nhà trường + Thái độ và kết quả tự điều chỉnh những sai sót về quy chế chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn của GV và năng lực của NV 3.2.7 Sử dụng các kết luận sau thanh tra nhằm đổi mới HĐSP của GV THPT 3.2.7.1 Mục đích, ý nghĩa Mục đích: nhằm bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ CBQL, GV một cách hợp lý Tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường vốn 85 có và khắc phục hạn chế, thiếu sót về chuyên môn nghiệp vụ, quy chế chuyên môn Ý nghĩa: sử dụng kết quả TT là khâu kết thúc của cả chu trình TT Do vậy, cần phải thực hiện tốt để hoàn thiện quy trình TT, thực hiện đúng nghĩa của công tác TT là không chỉ điều chỉnh sai sót mà giúp đỡ, động viên để đối tượng TT hoàn thành tốt nhiệm vụ 3.2.7.2 Nội dung và cách thực hiện Để thực hiện được nội dung này, yêu cầu công tác đánh giá cần phải thực hiện đúng nguyên tắc của TTGD, đó là: bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, công khai và kịp thời Chúng tôi đề xuất các biện pháp sau: - Tham mưu Giám đốc Sở có biện pháp bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ CBQL, GV Trên cơ sở kết luận TT, trách nhiệm của TT Sở cùng bàn bạc với phòng, ban liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Sở có kế hoạch sắp xếp, bố trí CBQL, GV phù hợp với năng lực; có chế độ khen thưởng kịp thời, cử đi học nâng cao trình độ, đưa vào quy hoạch đào tạo CBQL cho những người có thành tích tốt nhằm động viên, khuyến khích, tạo được niềm tin, phấn khởi trong công tác - Tư vấn cho nhà trường giúp đỡ và tạo điều kiện cho GV và NV phát huy ưu điểm, điều chỉnh những thiếu sót về trình độ, nghiệp vụ, quy chế chuyên môn Nội dung này thể hiện đảm bảo tính kịp thời trong nguyên tắc QL công tác TT và thực hiện các chức năng: phát hiện, điều khiển, giúp đỡ động viên trong các chức năng của TTGD Do vậy, Sở GD&ĐT cần phải có văn bản kịp thời nhằm giúp HT các trường cần thực hiện các vấn đề sau: + Lập kế hoạch bồi dưỡng và yêu cầu CBQL, GV tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của ngành để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn; 86 + Thông tin đầy đủ các quy định về quy chế, nề nếp chuyên môn đến từng GV ngay từ đầu năm học; + Quán triệt đội ngũ CBQL, GV và NV nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tự học, tự bồi dưỡng, phải có quan niệm: đào tạo phải liên tục, bồi dưỡng phải đi đôi với thường xuyên, học tập phải gắn với suốt đời là thước đo phẩm chất, năng lực của những người công tác trong ngành GD trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay + Phải trang bị tài liệu, sách báo, sách tham khảo, các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tự đào tạo của CB, GV và NV + Giúp CB, GV và NV nâng cao kỹ năng tự bồi dưỡng, phải biết vận dụng những kiến thức thu được của quá trình tự bồi dưỡng vào thực tế công tác + Thường xuyên tổ chức thao giảng, báo cáo chuyên đề về phương pháp giảng dạy, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học… để giúp cho GV tự điều chỉnh và thực hiện tốt nghiệp vụ chuyên môn - Tư vấn HT bố trí, sử dụng GV và NV một cách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác Nội dung này thể hiện mục đích của công tác TT Sở GD&ĐT cần có biện pháp tư vấn kịp thời giúp hiệu trưởng xem xét để có định hướng cụ thể trong việc bố trí sắp xếp, sử dụng GV và NV một cách hợp lý, phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn để giúp họ hoàn thành được công việc và phát huy năng lực trong quá trình công tác - Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn mở các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV và NV Ngoài những đợt bồi dưỡng chuyên môn định kỳ trong năm học theo chỉ đạo của Bộ; trên cơ sở đề xuất của TT Sở xuất phát từ kết quả TT HĐSP của GV cấp THPT, Giám đốc Sở cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn 87 nghiên cứu để tổ chức các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ mà GV của tỉnh còn hạn chế để khắc phục những sai sót qua TT 3.2.8 Tăng cường hỗ trợ các điều kiện, phương tiện làm việc cho TTV, CTV TT 3.2.8.1 Mục đích và ý nghĩa - Mục đích: xác định các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động TTGD để có hướng đầu tư, trang bị Tạo được các môi trường hợp tác thuận lợi để triển khai hoạt động TT Xác định các vấn đề cần tham mưu cho UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và các vấn đề thực hiện để tăng cường kinh phí cho hoạt động TT Nhận ra sự bất cập trong chế độ, chính sách hiện hành đối với TTV, CTVTT để có đề nghị với các cấp có thẩm quyền hỗ trợ chế độ cho những người làm công tác TT - Ý nghĩa: Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo nói chung và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trường THPT nói riêng là công tác phức tạp, nhiều khó khăn, đặc biệt đối với đội ngũ GV đông, số lượng trường THPT của tỉnh nhiều, địa bàn các trường lại phân tán, lực lượng TT mỏng do vậy cần phải có phương tiện kỹ thuật, kinh phí hoạt động và có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong thực hiện 3.2.8.2 Nội dung và cách thực hiện Để công tác thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trường THPT được tiến hành thuận lợi, chúng tôi đề xuất biện pháp tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động TT, bao gồm các nội dung sau: - Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật Phòng làm việc đủ tiêu chuẩn theo quy định; trang bị một số phương tiện kỹ thuật thiết yếu: máy tính, máy in, máy ảnh, camera, máy ghi âm, máy chiếu…để phục vụ cho các hoạt động TT 88 - Điều kiện pháp lý Các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý là những phương tiện, công cụ quan trọng nhất cho hoạt động TT Các cấp QL cần phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, không để cho đội ngũ TT thiếu thông tin về các quy định có liên quan đến nhiệm vụ TT - Điều kiện tinh thần Xác định công tác thanh tra là chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý Thanh tra góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLGD Do vậy, cần có sự cộng tác chặt chẽ của các phòng, ban chức năng của Sở, sự phối hợp của HT các nhà trường và CTVTT trong hoạt động TT - Tạo điều kiện về thời gian cho CTVTT Để lực lượng CTVTT hoàn thành nhiệm vụ được giao, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo TT Sở cần có tính toán hợp lý về thời gian; thiết lập kế hoạch TT phải khoa học nhằm tạo điều kiện cho CTVTT vừa hoàn thành nhiệm vụ tại nơi công tác vừa thực hiện tốt công tác TT Chỉ đạo cho HT các trường tạo điều kiện về thời gian cho các CTVTT thuộc trường mình khi được Sở GD&ĐT điều động tham gia các đoàn TT - Tăng cường kinh phí cho hoạt động TT Khi lập KH thanh tra năm học cần có KH về kinh phí TT cho cả năm và cho từng cuộc TT Dự trù kinh phí chi tiết cho các hoạt động TT như: in ấn tài liệu; tổ chức hội nghị; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ… theo đúng chế độ tài chính hiện hành - Cần có chế độ động viên khuyến khích đội ngũ làm công tác TT Động viên khuyến khích bằng chế độ, chính sách, bằng việc khen thưởng kịp thời cho TTV, CTVTT 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp Trên đây là 8 biện pháp nhằm đổi mới công tác TT HĐSP của GV 89 trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Các biện pháp này dựa trên nội dung, quy trình của công tác quản lý, có tính độc lập tương đối với nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau Do đó, thực hiện đồng bộ 8 biện pháp nêu trên sẽ tạo được bước đột phá trong việc đổi mới công tác TT HĐSP của GV THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục của nhà trường 3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 175 người, bao gồm: 3 Lãnh đạo Sở, 10 chuyên viên Sở GD&ĐT, 40 HT và PHT, 125 TTV, CTVTT Kết quả điều tra thu được như sau: Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Biện pháp Tính cần thiết Rất cần Cần thiết Tính khả thi Không Rất khả Khả thi Không 3.2.1 3.2.2 thiết cần thiết SL % SL % SL % 162 92.4 13 7.6 0 0 152 86.7 23 13.3 0 0 thi SL % SL 165 94.0 11 160 91.6 15 khả thi SL 0 0 0 0 % 6.0 8.4 3.2.3 148 84.3 27 15.7 0 0 151 86.0 25 14.0 0 0 3.2.4 156 88.9 19 11.1 0 0 135 77.2 40 22.8 0 0 3.2.5 147 84.1 28 15.9 0 0 149 85.3 26 14.7 0 0 3.2.6 130 74.3 45 25.7 0 0 141 80.6 34 19.4 0 0 3.2.7 142 81.3 33 18.7 0 0 141 80.8 34 19.2 0 0 3.2.8 141 80.5 34 19.5 0 0 131 75.0 44 25.0 0 0 Qua kết quả khảo nghiệm, chúng tôi nhận thấy: - Về tính cần thiết: Các biện pháp chúng tôi đề xuất đều được đánh giá là cần thiết Trong đó, mức độ rất cần thiết ở biện pháp 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 cao hơn biện pháp 6 Chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản sau: ở biện pháp 90 thứ 6 (Kiểm tra công tác TT HĐSP của GV THPT) mức độ rất cần thiết chưa cao (chỉ có 74,3%), có thể một số đối tượng được hỏi cho rằng: biện pháp này không cần thiết bằng các biện pháp khác vì với yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay, để thực hiện công tác thanh tra đã khó thì việc kiểm tra công tác thanh tra sẽ khó khăn hơn Tuy nhiên, số đối tượng này không nhiều nên các biện pháp đã đề xuất được Lãnh đạo Sở, chuyên viên Sở, CBQL nhà trường, Tỷ lệ % TTV, CTVTT trong tỉnh nhất trí cao Biện pháp Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất - Về tính khả thi: Các biện pháp 1, 2, 3, 5, 6,7 mức độ khả thi cao hơn biện pháp 4, 8 Ở biện pháp 4 (Xây dựng đội ngũ TTV và CTVTT bậc học THPT) tính khả thi chưa cao ( chỉ có 77,4%) là do lâu nay một số CBQL, GV giỏi không tha thiết lắm với nghề TT; ở biện pháp 8 (Tăng cường hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động TT) chưa cao (chỉ 75 %) bởi vì muốn thực hiện biện pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà bản thân ngành Giáo dục không thể thực hiện được Đặc biệt đối với tỉnh miền núi như Lâm Đồng còn nhiều khó khăn về kinh tế nên cho rằng tính khả thi của biện pháp 8 không cao hơn các biện pháp khác là điều tất yếu 91 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ khảo nghiệm tính rất khả thi của các biện pháp đề xuất Để tìm sự tương quan giữa tính rất cần thiết và tính rất khả thi của 8 biện pháp, phương pháp thống kê toán học giúp ta giải quyết vấn đề này Bảng 3.2 Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi Biện Tính rất cần thiết pháp SL % 3.2.1 3.2.2 162 152 92,4 86,7 3.2.3 148 3.2.4 Thứ bậc Tính rất khả thi Thứ bậc SL % 1 3 165 160 94 91.6 1 2 0 1 84,3 4 151 86 4 0 156 88,9 2 135 77.2 7 25 3.2.5 147 84,1 5 149 85.3 3 4 3.2.6 130 74,3 8 141 80.6 6 4 3.2.7 142 81,3 6 141 80.8 5 1 3.2.8 141 80,5 7 131 75 8 1 ( m 1) ( n1 ) Ta có công thức Spiếc - man như sau: R =1− 6∑ D 2 n(n − 1) 2 = 1− 6(1 + 25 + 4 + 4 + 1 + 1) 6 × 36 = 1− = 1 − 0, 43 = 0, 57 8(64 − 1) 8 × 63 R >0 : tính rất cần thiết và tính rất khả thi có tương quan thuận 0,5 ≤ 0,58 = R ≤ 0,69 : tương quan tương đối chặt chẽ 92 Với kết quả trên, cho phép chúng ta kết luận: tương quan trên thuận và tương đối chặt chẽ Có nghĩa là, các biện pháp đưa ra vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi tương đối cao Qua đó, chúng ta thấy các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi tương đối cao Nếu thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý và khoa học sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TT HĐSP của GV THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Điều đó sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận như sau: 1 Để có thể xác lập được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Ngành GD&ĐT và phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay thì các quan điểm có tính chất lý luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn về công tác TT phải được quán triệt trong toàn ngành 2 Quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là vấn đề mấu chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTGD nói chung và công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT nói riêng Chính vì vậy trong đề tài này, chúng tôi đã đưa ra 8 nhóm biện pháp vừa mang tính lý luận, vừa phù hợp với thực tiễn với nội dung đổi mới công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT của Sở GD&ĐT 3 Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao của các CBQL, CTVTT Theo chúng tôi, mặc dù chưa đủ cơ sở khoa học, thực tiễn để khẳng định, nhưng trong chừng mực nhất định nào đó có thể đưa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả TT Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần hiểu rõ các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện đồng bộ, thống nhất và thường xuyên trong cùng một hệ với sự phấn đấu không ngừng của mỗi CBQLGD, TTV và CTVTT 4 Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo cụ thể cho Thanh tra Sở về việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ TT; xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như: cử đi đào tạo, bồi dưỡng; tự tổ chức bồi dưỡng, trang bị tài liệu và văn bản mới về công tác TT cho lực lượng TTV, CTVTT tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức và nghiệp vụ TT 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 1.1 Về mặt lý luận Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý; quản lý giáo dục; thanh tra; TTGD; thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên; vai trò, vị trí, chức năng của TTGD, nguyên tắc quản lý công tác TTGD, yêu cầu đổi mới công tác TTGD trong điều kiện hiện nay; nội dung và quy trình TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT Đặc biệt, khai thác sâu các nội dung quản lý của Sở GD&ĐT về công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT, từ đó xác định rõ vai trò quản lý của Sở GD&ĐT trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả TT Đây chính là những định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp nhằm đổi mới công tác TT hoạt động sư phạm giáo viên THPT của Sở GD&ĐT 1.2 Về mặt thực tiễn Qua khảo sát và phân tích thực trạng các nội dung quản lý công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT Lâm Đồng đối với công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT Bên cạnh những điểm mạnh, công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT của Sở GD&ĐT Lâm Đồng còn có những bất cập và luận văn cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trọng tâm là công tác quản lý của Sở còn nhiều tồn tại, hạn chế Từ thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT Lâm Đồng đối với công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần giúp Sở GD&ĐT nghiên cứu, quản lý tốt công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra 95 Luận văn đã đề ra 8 biện pháp cơ bản sau: - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, giáo viên trung học phổ thông về công tác thanh tra; - Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra HĐSP của giáo viên THPT - Cải tiến tổ chức công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT; - Xây dựng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra bậc học trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra; - Chỉ đạo triển khai công tác thanh tra HĐSP của giáo viên THPT; - Kiểm tra công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT; - Sử dụng các kết luận sau thanh tra nhằm đổi mới HĐSP của GV THPT; - Tăng cường hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động thanh tra Tám biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, và thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có chặt chẽ, hệ thống và đồng bộ Qua khảo nghiệm cho thấy: các nhóm biện pháp đều mang tính thực tiễn, hợp lý, khả thi và trong chừng mực nào đó phù hợp với quản lý công tác TT của Sở GD&ĐT Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào tình hình thực tế để đạt được kết quả mong đợi 2 Khuyến nghị 2.1 Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo - Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra hàng năm, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn các Sở GD&ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với Thanh tra tỉnh và Sở Nội vụ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan thanh tra Sở đảm bảo ít nhất 10% biên chế cơ quan Sở Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đây 96 ... 1: Cơ sở lý luận quản lý công tác tra hoạt động sư phạm giáo viên trung học phổ thông; Chương 2: Thực trạng quản lý công tác tra hoạt động sư phạm giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng; Chương... quản lý công tác tra hoạt động sư phạm giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng; Kết luận khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA. .. TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA 35 HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN 35 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG .35 2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế chất lượng GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng: 07/04/2014, 18:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

  • 1.3. Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

    • 1.4.1. Nguyên tắc thanh tra

    • 1.4.2. Yêu cầu quản lý hoạ t động thanh tra giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    • 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục

    • 1.6. Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; hình thức, nội dung và trình tự thanh tra hoạt động sư phạm GV THPT

      • 1.6.1. Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT

      • 1.6.2. Hình thức, nội dung và trình tự thanh tra HĐSP của GV THPT

      • 1.7. Nội dung quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo

        • 1.7.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh tra giáo dục và mục đích thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT cho cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và giáo viên

        • 1.7.2. Xây dựng kế hoạch TT HĐSP của GV THPT

        • 1.7.3. Tổ chức bộ máy thanh tra

        • 1.7.4. Xây dựng lực lượng TTV và CTVTT

        • 1.7.5. Chỉ đạo công tác TT hoạt động sư phạm của GV THPT

        • 1.7.6. Kiểm tra công tác TT HĐSP của giáo viên THPT

        • 1.7.7. Tổ chức sử dụng kết quả thanh tra

        • 1.7.8. Hỗ trợ các điều kiện cho công tác thanh tra

        • TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

        • Chương 2

        • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA

        • HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan