Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương

28 1.8K 11
Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI [\ TRẦN THỊ MINH TÂM THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BỆNH VIỆN HUYỆN TỈNH HẢI DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH HỌC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC Y TẾ MÃ SỐ: 3.01.12 TãM T¾T LUËN ¸N TIÕN Sü Y HäC HÀ NỘI - 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU VĂN THĂNG TS. VŨ DIỄN Phản biện 1: GS.TS. ĐẶNG ĐỨC PHÚ Phản biện 2: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HẠ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học Y Hà Nội. Vào hồi 14giờ, ngày 22 tháng 11 năm 2007 CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội - Viện thông tin - Thư viện Y học Trung ương - Thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân BOD Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu ôxy sinh hóa) CBYT Cán bộ y tế COD Chemical oxygen Demand (Nhu cầu hoá học về oxy) CTYT Chất thải y tế CXLCT Chưa xử lý chất thải ĐTM Đánh giá tác động môi trường ERA Environmental Risk Assessment (Đánh giá nguy cơ môi trường) GB giường bệnh HQCT Hiệu quả can thiệp KCB Khám chữa bệnh LS Lâm sàng OD Oxygen Demand (Nhu cầu oxy) SH Sinh hoạt TCCP Tiêu chuẩn cho phép VSMT Vệ sinh môi trường XLCT Xử lý chất thải DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1. Thực trạng quảnchất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học thực hành (526) tháng 10/2005 2. Đánh giá sự hiểu biết về quản lý, xử lý chất thải của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam số 4/2006 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất th ải y tế đối với môi trường ở một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam số 12/2006 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đã thải ra môi trường những chất thải bỏ làm ô nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh, đặc biệt là hệ thống bệnh viện. Theo Tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chất thải y tế được xác định là chất thải nguy hại. Theo niên giám thống kê năm 2003 trên toàn quốc có khoảng 184.440 giường bệnh, trung bình một bệnh viện thải ra môi trường khoảng 0,86 kg CTYT/GB/ngày; 0,14kg CTYT nguy hại/GB/ngày. Ước tính trung bình mỗi ngày các bệnh viện thải ra khoảng 158,6 tấn chất thải, trong đó có khoảng 25,8 tấn CTYT nguy hại cần phải xử lý. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện phát triển về số lượng và theo hướng chuyên khoa sâu nên chất thải y tế (CTYT) cũng tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu không được quản lý, xử lý an toàn sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây lan các bệnh truyền nhiễm, tạo môi trường cho vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Đánh giá được tính cấ p bách trong công tác quảnchất thải y tế, năm 1999 Bộ Y tế đã ban hành "Quy chế quảnchất thải y tế" nhưng do nhiều yếu tố khó khăn khách quan và chủ quan của từng cơ sở y tế đã dẫn đến công tác quản lý, xử lý CTYT tại các bệnh viện còn bất cập, đặc biệt đối với các bệnh viện huyện. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm nước thải, rác thải tại các bệnh viện huyện đang là vấn đề báo động. Để góp phần đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng quản lý CTYT phù hợp với điều kiện của bệnh viện huyện, hạn chế mức độ ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương", với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quảnchất thải y tế của các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải Dương. 2. Mô tả ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh vi ện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải Dương. 3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp quảnchất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương Trên cơ sở đó, kiến nghị mô hình quảnchất thải y tế phù hợp với điều kiện tuyến huyện. Những điểm mới của luận án 1. Đề tài luận án đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống trên toàn bộ bệnh viện huyện của một tỉnh đã cho thấy một bức tranh tổng thể thực trạng quản lý, ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường bệnh viện huyện. Qua đó cho thấy được những tồn tại trong quảnchất thải của các bệnh viện đ ã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải (lò đốt rác, hệ thống xử lý nước thải). 2. Áp dụng giải pháp tăng cường quy chế quảnchất thải kết hợp với truyền thông giáo dục về quản lý CTYT, cải thiện bằng chính khả năng của bệnh viện đã làm thay đổi ý thức cán bộ nhân viên y tế, tạo nề nếp trong hoạt 2 động bệnh viện. Do đó có khả năng duy trì bền vững, phát triển và nhân rộng sang các bệnh viện khác. 3. Đề xuất mô hình quản lý CTYT phù hợp với điều kiện bệnh viện huyện. Đề tài luận án đã đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý CTYT tại các bệnh viện huyện trong điều kiện hiện nay. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 152 trang, 4 chương, 51 bảng, 12 biểu đồ và 120 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Đặt vấn đề: 3 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu: 44 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 48 trang; Chương 4: Bàn luận: 39 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; Danh mục công trình nghiên cứu liên quan; Tài liệu tham khảo (100 tài liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh). Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế 1.1.1. Định nghĩa. Chất thải y tếchất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ CTYT). Chất thải y tế được xác định là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục A các chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1. 1.1.2. Thành phần và khối lượng chất thải y tế. - Phân loại CTYT: Theo “Quy chế quảnchất thải y tế” của Bộ Y tế năm 1999 - Khối lượng CTYT thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh; loại, quy mô bệnh viện; lưu lượng bệnh nhân KCB…, quản lý CTYT. 1.1.3. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường. * Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Hệ thống phân phối nước bệnh viện có thể bị ô nhiễm từ nguồn cấp nước hoặc bị ô nhiễm trong quá trình bảo quản, sử dụng. * Nước thải bệnh viện luôn có những nguy cơ tiềm tàng: nhiễm khuẩn; nhiễm chất độc hại; nhiễm chất phóng xạ. Nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và lan truyền dịch bệnh. * Ô nhiễm môi trường đất: do chất thải rắn, chất thải lỏng bệnh viện không được quản lý, xử lý đúng quy định. * Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí bệnh viện còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý chất thải y tế. 1.1.4. Tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ con người * Những đối tượng phơi nhiễm với CTYT: Cán bộ, nhân viên y tế, người thu gom, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người dân sống gần bệnh viện * Tác động của một số chất thải nguy hại đối với sức khoẻ con người - Chất thải nhiễm khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn - Vật sắc nhọn gây thương tích và có thể làm nhiễm khuẩn - Chất thải hoá học và dược phẩm gây nhiễm độc, tổn thương bỏng. 3 - Chất thải phóng xạ có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền. Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế liên quan đến công tác quản lý, xử lý CTYT. 1.1.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trườngcác chỉ tiêu đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường - Để có cơ sở khoa học đánh giá những tác động của CTYT đối với môi trường và sức khoẻ con người, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá nguy cơ môi trường (ERA) - Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường + Nước sinh hoạt: TCVN 5502: 2003 - Nước cấp sinh hoạt + Nước thải: tiêu chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt (TCVN 5945:2005 và TCVN 7382: 2004) + Môi trường không khí: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937: 1995, TCVN 5938: 1995) và tiêu chuẩn vi sinh vật không khí + Môi trường đất: tiêu chuẩn trứng giun trong đất (Trường Đại học Y Hà Nội) 1.2. Cơ sở pháp lý và khoa học quản lý, xử lý chất thải y tế. 1.2.1. Cơ sở pháp lý Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, về chất thải rắn và chất thải nguy hại, về chất thải y tế 1.2.2. Cơ sở khoa học về quản lý, xử lý chất thải y tế * Cơ sở khoa học về công tác quản lý CTYT: Mô hình tổ chức quản lý CTYT; Các quy định của bệnh viện về quản lý CTYT; Giáo dục truyền thông về quản lý CTYT trong cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng. * Các giải pháp công nghệ xử lý CTYT - Xử lý chất thải rắn y tế: tiêu huỷ CTYT theo quy chế Quảnchất thải y tế, tiêu huỷ chất thải phóng xạ theo quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. - Xử lý nước thải bệnh viện: Phương pháp xử lý cơ học, hoá - lý, sinh học. - Xử lý chất thải khí bệnh viện: Phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm có hệ thống xử lý khí độc. Khí thải phóng xạ tiêu huỷ theo Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. Lò đốt rác phải có hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải. 1.3. Thực trạng quảnchất thải y tế hiện nay. 1.3.1. Công tác quảnchất thải y tế * Khối lượng CTYT tại các bệnh viện - Chất thải rắn y tế: Kết quả khảo sát tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 cho thấy lượng rác thải trung bình là 0,62 - 1,27kg/GB/ngày, rác thải nguy hại là 0,11 - 0,24 kg/GB/ngày. Kết quả điều tra tại 8 bệnh viện huyện năm 2006: lượng rác thải trung bình là 0,52kg/GB/ngày, rác thải nguy hại là 0,12 kg/GB/ngày. - Nước thải bệnh viện: kết quả khảo sát tại các bệnh viện Hà Nội năm 1998, lưu lượng nước thải trong một bệnh viện dao động từ 130 - 300m 3 /ngày đêm. * Phân loại, thu gom CTYT tại bệnh viện: Kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng năm 2002: Các bệnh viện đều thực hiện phân loại chất thải rắn y tế ngay tại nguồn phát sinh. Nhưng còn tình trạng đưa CTYT nguy hại vào chất thải 4 sinh hoạt và ngược lại, làm tăng lượng CTYT nguy hại. Màu sắc của các vật dụng đựng chất thải chưa thống nhất, dụng cụ thu gom chất thải không theo quy định của Bộ Y tế. * Lưu giữ, vận chuyển CTYT trong bệnh viện: Kết quả nghiên cứu của Đinh Hữu Dung năm 2003 cho thấy: nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện không đảm bảo vệ sinh (5/6 bệnh viện). Kết quả điều tra tại Tây Nguyên năm 2004: 94,5% không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng. * Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý CTYT: Từ năm 1999 (sau khi Bộ Y tế ban hành Quy chế quảnchất thải y tế) đến nay, những hiểu biết của đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện về CTYT vẫn còn nhiều hạn chế: Kết quả nghiên cứu của Đinh Hữu Dung tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 còn tới 8,9% số người được phỏng vấn không biết loại chất thải nguy hại. * Nhân lực, tổ chức thực hiện và kinh phí cho công tác quản lý CTYT: Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003: chỉ có 3/6 bệnh viện có khoa chống nhiễm khuẩn, phân loại chất thải rắn chủ yếu do điều dưỡng, hộ lý thực hiện; các bệnh viện gặp nhiều khó khăn về kinh phí quảnchất thải do không được cấp kinh phí và không có văn bản hướng dẫn cụ thể. 1.3.2. Công tác xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện * Công tác xử lý chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Lê Ngọc Trọng năm 2002: xử lý chất thải rắn y tếcác bệnh viện chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn môi trường sống: 70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,5% bệnh viện chôn rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm, 50% bệnh viện chôn lấp rác thải là hoá chất và dược phẩm. * Công tác xử lý nước thải, khí thải bệnh viện: - Kết quả điều tra của Trần Quang Trung năm 2004 tại 14 tỉnh, thành phố: 31,5% bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải (chủ yếu ở bệnh viện huyện), 26,3% bệnh viện có hệ thống thoát nước thải kín; 31,4% bệnh viện hệ thống cống hở và 42,3% vừa kín vừa hở. 11,4% bệnh viện xử lý chất thải lỏng nhưng chủ yếu là dẫn nước thải đến bãi thấm hoặc hố thấm xuống đất; phần lớ n bệnh viện để nước thải tự thấm vào đất trong phạm vi bệnh viện gây ô nhiễm nặng nề. - Xử lý khí thải bệnh viện: Chỉ có một số bệnh viện lớn có hotte hút hơi khí độc tại các khoa/ phòng Xét nghiệm, X quang, còn đa phần các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý khí thải. 1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của CTYT đối v ới môi trường và sức khoẻ * Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường: Qua một số nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước và không khí: Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế: hàm lượng BOD 5 trung bình trong nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long là 127mg/l, COD là 184mg/l vượt TCCP (loại A) 6,3 và 3,7 lần tương ứng. Mức độ ô nhiễm VK cũng khá cao, tổng số Coliform và Fecal coliform là 16,1 x 10 6 và 11,1 x 10 6 /100ml gấp nhiều lần so với TCCP. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2004: Lượng vi khuẩn/m 3 không khí cao hơn TCCP. Kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong tại 8 bệnh viện huyện: 100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, nước thải bệnh viện có chỉ số Coliform và Fecal coliform, BOD, COD đều cao so với 5 TCCP, mức độ nhiễm VK tan máu và nấm mốc trong không khí ở các khoa phòng rất trầm trọng. * Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khoẻ cộng đồng: Năm 2003, Đinh Hữu Dung và CS nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh cho thấy: mô hình bệnh tật của nhân dân sống tiếp giáp với bệnh việncác bệnh nhiễm trùng theo đường nước như bệnh da liễu (bệnh sẩn ngứa, viêm quanh móng, viêm kẽ chân), các bệnh phụ khoa, bệnh mắt hột; các bệnh lây theo đường không khí (như viêm mũi dị ứng). Đào Ngọc Phong và CS nghiên cứu ảnh hưởng của CTYT đến sức khoẻ tại 8 bệnh viện huyện năm 2006, nhưng cũng chỉ đưa ra được kết luận: Một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường ở nhóm người dân bị ảnh hưởng của chất thải từ bệnh viện cao hơn nhóm không bị ảnh hưởng. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại 11/11 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương. - Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2004 đến 7/2006 Quy trình nghiên cứu Điều tra ngang về thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường bệnh viện XLCT và CXLCT Phân tích số liệu, đề xuất, áp dụng các giải pháp quảnchất thải y tế phù hợp với bệnh viện huyện Bước đầu đánh giá hiệu quả của các giải pháp quảnchất thải y tế tại bệnh viện huyện 2.2. Giai đoạn 1: Mô tả thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện XLCT và bệnh viện CXLCT 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2004 đến 4/2005 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ, nhân viên y tế; cán bộ lãnh đạo, quảnbệnh viện. - Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; người dân sống gần bệnh viện. - Các mẫu môi trường: nước sinh hoạt, nước thải, đất và không khí. - Chất thải y tế tại các bệnh viện. - Các số liệu, văn bản sẵn có. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả có phân tích so sánh - Mẫu nghiên cứu: + Nghiên cứu toàn bộ bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh viện xử lý chất thải y tế (Bệnh viện XLCT): là những bệnh viện thực hiện quản lý, xử lý CTYT (Có lò đốt rác, vận chuyển rác lâm sàng về bệnh viện tỉnh xử lý, xử lý nước thải). Bao gồm 7 bệnh viện Nhóm bệnh viện chưa xử lý chất thải y tế (Bệnh viện CXLCT): là những bệnh viện không xử lý CTYT (Để rác lâm sàng chung với rác sinh hoạt, không xử lý nước thải). Bao gồm 4 bệnh viện + Cỡ mẫu phỏng vấn cán bộ, nhân viên y tế 6 Theo công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ quan sát p 1 (1- p 1 ) + p 2 (1 - p 2 ) n 1 = n 2 = Z 2 (α, β) x (p 1 - p 2 ) 2 α, β: mức tin cậy α = 0,05; β = 0,05 Giá trị Z 2 (α, β) = 13,0 n 1 , n 2 : Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT p 1 : Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết đầy đủ các loại CTYT ở nhóm bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế = 0,186 p 2 : Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết đầy đủ các loại CTYT ở nhóm bệnh viện chưa xử lý chất thải rắn y tế = 0,079 (giá trị p 1 , p 2 được ước tính từ nghiên cứu của Đinh Hữu Dung năm 2003) Tính được n 1 = n 2 = 254,5. Lấy tròn là 260 người cho mỗi nhóm bệnh viện. Thực tế đã điều tra 271 người ở nhóm bệnh viện XLCT và 260 người ở nhóm bệnh viện CXLCT. + Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ nhân viên thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của các bệnh viện huyện. Số CBYT còn lại được chọn bằng cách lập danh sách của từng bệnh viện, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn cho đủ số CBYT cần nghiên cứu của mỗi bệnh viện. + Cỡ mẫu phỏng vấn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân Theo công thức tính cỡ mẫu p 1 (1- p 1 ) + p 2 (1 - p 2 ) n 1 = n 2 = Z 2 (α, β) x (p 1 - p 2 ) 2 α, β: mức tin cậy α = 0,05; β = 0,05 Giá trị Z 2 (α, β) = 13,0 n 1 , n 2 : Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT p 1 : Tỷ lệ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được phổ biến nội quy khoa phòng, bệnh viện tại nhóm bệnh viện XLCT = 100% p 2 : Tỷ lệ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được phổ biến nội quy khoa phòng, bệnh viện tại nhóm bệnh viện CXLCT = 90% (giá trị p 1 , p 2 : được ước lượng từ điều tra thử tại 2 nhóm bệnh viện này) Tính được cỡ mẫu n 1 = n 2 = 117. Thực tế đã điều tra 220 người ở nhóm bệnh viện XLCT và 180 người ở nhóm bệnh viện CXLCT. +Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, quảnbệnh viện: Cỡ mẫu chọn toàn bộ cán bộ lãnh đạo,quản lý (Trưởng, phó khoa phòng và điều dưỡng trưởng). Tổng số 93 người, trong đó nhóm bệnh viện XLCT 56 người; nhóm bệnh viện CXLCT 37 người. +Phỏng vấn sâu chủ hộ hoặ c đại diện hộ gia đình có tiếp xúc với chất thải bệnh viện: Tổng số người dân được phỏng vấn là 42 người +Cỡ mẫu xét nghiệm môi trường Theo công thức tính cỡ mẫu 2 δ 2 n 1 = n 2 = Z 2 (1-α/2) x d 2 n 1 , n 2 : Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT [...]... do chất thải y tế đều giảm so với trước can thiệp và so với nhóm không can thiệp với HQCT 4,2 - 7,7%, nhất là số người bị thương tích nhiều lần 19 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng quảnchất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 4.1.1 Thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải *Thực. .. hoạt động quản lý CTYT bằng chính khả năng của bệnh viện đã nâng cao ý thức CBYT, tạo nề nếp trong hoạt động của bệnh viện Do v y có khả năng duy trì bền vững, phát triển và nhân rộng sang các bệnh viện khác KẾT LUẬN 1 Thực trạng quảnchất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 1.1 Thực trạng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện huyện Không có... 3.1 Thực trạng quảnchất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 3.1.1 Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu - Các bệnh viện huyện Hải Dương có số dân trung bình/giường bệnh 1.545 người Công suất sử dụng giường bệnh trung bình là 102% Các bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện huyện chủ y u là lỵ, viêm gan và lao Một số bệnh viện đã có bệnh. .. thải y tế tại các bệnh viện huyện - Xử lý chất thải rắn: Ở nhóm bệnh viện XLCT rác lâm sàng đốt bằng lò đốt rác (4/7 bệnh viện) , bệnh viện tỉnh xử lý rác lâm sàng (3/7 bệnh viện) Đối với bệnh viện CXLCT, chất thải lâm sàng chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, nhiều 20 khi cả các phủ tạng và cơ quan bị cắt bỏ, vì v y nguy cơ g y ô nhiễm môi trường là rất cao .Với các bệnh viện huyện, lượng chất thải. .. tỷ lệ thấp (56,1% bệnh viện XLCT; 37,3% bệnh viện CXLCT) 2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 2.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt 66,7% mẫu nước m y; 75% mẫu nước giếng khoan sử dụng tại các khoa phòng trong bệnh viện có Fecal coliform vượt TCCP 2.2 Ô nhiễm nước thải - Nước thải tại các bệnh viện có hàm lượng BOD5... hoạt động n y là rất cần thiết Đ y là một biện pháp mà mọi cơ sở y tế đều có thể làm được 4.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 4.2.1 Thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt Kết quả nghiên cứu cho th y nguồn nước sinh hoạt trong các bệnh viện bị ô nhiễm vi sinh vật trong quá trình sử dụng 4.2.2 Thực trạng ô nhiễm... bệnh viện XLCT có số CBYT trả lời đúng về quy định màu sắc của túi, hộp, thùng đựng chất thải y tế cao hơn nhóm bệnh viện CXLCT (p . trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương& quot;, với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế của các bệnh viện huyện. chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải Dương. 2. Mô tả ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh vi ện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải. 1,5%). 12 3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương 3.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường do vi

Ngày đăng: 07/04/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan