Những nguyên tắc sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu và đổi mới hệ điều hành Window

39 528 0
Những nguyên tắc sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu và đổi mới hệ điều hành Window

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những nguyên tắc sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu và đổi mới hệ điều hành Window

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ________________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Đề tài: NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐƯỢCỨNG DỤNG TRONG QUÁTRÌNH NGHIÊN CỨUVÀ ĐỔI MỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Kiếm Học viên thực hiện: Sẩm Bảo Vân Mã số: 1211082 TP. HCM, năm 2012 Lời nói đầu Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng phần mềm máy tính. Sự sáng tạođiều kiện tiên quyết để giúp hãng phần mềm đứng vững trên thị trường. Tôi chọn đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của hệ điều hành Window để xác định được tại sao hệ điều hành máy tính này lại có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong vài thập kỉ. Từ đó ta có khả năng dự đoán được các sản phẩm tiếp theo của Windows, ngoài ra chúng ta cũng có thể đúc kết kinh nghiệm có được của Windows cho chiến lược phát triển các sản phẩm phần mềm của mình. Trong thực tiễn bạn có thể vận dụng cách làm của Windows để phát triển sản phẩm của riêng mình. Nhưng Windows cũng ko phải ko có sai lầm trong quá trình tiến hóa của mình như sau một phiên bản gây tiếng vang Window lại ra một phiên bản mà người dùng không mặn mà đôi khi thất vọng. Vào các thời điểm này Window đã tạo điều kiện cho các đối thủ vượt lên.Với đề tài này tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều người có thể áp dụng mô hình của Windows để thành công với sản phẩm của mình. Trước tiên, em xin cảm ơn thầy GS TSKH Hoàng Kiếm đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với các phương pháp luận sáng tạo trong khoa học nói chung trong tin học nói riêng. Môn học đã cung cấp các kiến thức về cách sáng tạo, định hướng tư duy lập luận đúng đắn để vận dụng tri thức vào quá trình làm việc với khoa học. Những kiến thức đó hết sức cần thiết khi các thành viên lớp chuẩn bị quá trình làm tốt nghiệp, cũng như sau này khi làm việc trong môi trường khoa học. Mục lục Lời nói đầu 6 I. Giới thiệu các nguyên lý (thủ thuật) sáng tạo trong khoa học 6 1. Nguyên tắc phân nhỏ 6 2. Nguyên tắc tách khỏi 6 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 7 4. Nguyên tắc phản đối xứng 7 5. Nguyên tắc kết hợp 7 6. Nguyên tắc vạn năng 8 7. Nguyên tắc “chứa trong” 8 8. Nguyên tắc phản trọng lượng 8 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 8 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 9 11. Nguyên tắc dự phòng 9 12. Nguyên tắc đẳng thế 9 13. Nguyên tắc đảo ngược 9 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá 10 15. Nguyên tắc linh động 10 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” 11 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 11 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học 11 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 12 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích 12 21. Nguyên tắc “vượt nhanh” 13 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi 13 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 13 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian 14 25. Nguyên tắc tự phục vụ 14 26. Nguyên tắc sao chép (copy) 14 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 15 28. Thay thế sơ đồ cơ học 15 29. Sử dụng các kết cấu khí lỏng 15 30. Sử dụng vỏ dẻo màng mỏng 15 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 15 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 15 33. Nguyên tắc đồng nhất 16 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần 16 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng 16 36. Sử dụng chuyển pha 16 37. Sử dụng sự nở nhiệt 16 38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh 16 39. Thay đổi độ trơ 17 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) 17 II. Giới thiệu về hệ điều hành chính sách sản phẩm của công ty 17 1. Sáng tạo sản phẩm khoa học của Window từ năm 1981 đến nay 18 i DOS (1981) 18 ii Windows 1.0 (11/1985) 20 iii Windows 2.0 (1987) 21 iv Windows 3.0 (1990) 23 v Windows 3.1 (1992) 24 vi Windows cho các nhóm làm việc (Workgroup) (1992) 25 vii Windows NT (1993) 26 viii Windows 95(8/1995) 28 ix Windows 98(1998) 29 x Windows Me (2000) 30 xi Windows 2000 (2000) 30 xii Windows XP (2001) 31 xiii Windows Vista (2007) 33 xiv Windows 7 (10/2009) 35 xv Window 8 36 III. Kết luận 39 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 I. Giới thiệu các nguyên lý (thủ thuật) sáng tạo trong khoa học 1. Nguyên tắc phân nhỏ - Chia đối tượng thành các phần độc lập. Để di chuyển 100 cái ghế ra khỏi phòng, đòi hỏi phải khiêng từng cái. - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. - Máy vi tính gồm có các thành phần như thùng máy, màn hình, ram, ổ cứng, ổ dvd có thể tháo lắp được. - Khi máy tính bị sự cố, chỉ cần xác định bộ phận nào bị hư, thay thế bộ phận đó, không cần phải thay toàn bộ máy tính. - Hoặc nâng cấp máy tính, chỉ cần thay thế 1 số bộ phận. - Đối với việc vận chuyển các máy tính lớn cũng dễ dàng hơn, bằng cách vận chuyển từng bộ phận của máy tính, sau đó lắp ráp lại với nhau. Chia một công việc lớn thành các công việc nhỏ hơn, mỗi công việc này tương ứng với 1 chương trình con, sau đó lắp ghép các chương trình con này lại thành chương trình lớn giải quyết công việc ban đầu.Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng , Miếng thịt bò được băm nhỏ ra, sẽ mềm hơn, ít dai hơn, thời gian chế biến ngắn hơn. 2. Nguyên tắc tách khỏi - Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng. - Trên bàn có giáo khoa truyện tranh. Để tập trung cho việc học, người học tách truyện tranh(phiền phức) đi chỗ khác, hoặc tách sách giáo khoa (cần thiết) ra một nơi khác để học. - Để tránh tiếng ồn bên ngoài, người học có thể tách tiếng ồn đi (phiền phức) bằng cách đeo tai nghe headphone. - Khi học bài, người học phải biết tách các ý chính (cần thiết), có như vậy việc học bài mới nhớ lâu, dễ hiểu. - Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ cản trở công việc, do đó người ta tách nhiệt độ nóng (phiền phức) ra khỏi phòng bằng cách sử dụng quạt, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc cách tốt nhất là trồng nhiều cây xanh. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ - Thay đổi các phần của đối tượng, để đối tượng có thể hoạt động tốt hơn Bìa sách cần được làm dày hơn các trang sách để bảo vệ các trang sách. - Thân nhiệt người bình thường ở 37 độ, nếu thấp hoặc cao hơn nhiệt độ này là có vấn đề. Do đó trên các cặp nhiệt độ, 37 độ được ghi bằng màu đỏ. 4. Nguyên tắc phản đối xứng - Chuyển đối tượng có hình dạng (phẩm chất) đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng). - Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn (ô tô buýt chẳng hạn), chỉ mở phía tay phải, sát với lề đường. - Chỗ ngồi của lái xe trong ôtô không ở chính giữa mà ở bên trái hay bên phải tùy theo luật giao thông cho phép lưu thông bên trái hay bên phải. 5. Nguyên tắc kết hợp - Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. - Loại búa có một đầu để đóng đinh, đầu kia dùng để nhổ đinh. (đóng đinh nhổ đinh là 2 hoạt động kế cận) - Nhiều chìa khóa kết hợp lại thành chùm chìa khóa tránh thất lạc. (các đối tượng đồng nhất) - Trong thư viện những quyển sách cùng loại (đối tượng đồng nhất) được xếp cùng với nhau để người đọc dễ tìm kiếm, tra cứu. - Để học từ vựng hiệu quả, khi học một từ nào đó, người học cần học thêm các từ đồng nghĩa. 6. Nguyên tắc vạn năng - Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác. - Bút thử điện đồng thời là tuốc nơ vít - Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước - Đào tạo người học theo hướng phát triển toàn diện, vừa giỏi về kiến thức lẫn kĩ năng, phương pháp, có sức khỏe tốt, thông thạo nhiều ngoại ngữ, biết cách tự học 7. Nguyên tắc “chứa trong”  Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba  Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. - Loại ăngten, dùng cho các máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau. - Vận chuyển vật liệu trong các đường ống 8. Nguyên tắc phản trọng lượng - Nếu đối tượng có nhược điểm, cần liên kết đối tượng với một đối tượng khác có ưu điểm nhằm bù trừ nhược điểm của nó. - Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù. - Loại hàng hóa có bao bì, hình thức đẹp, nhằm bù trừ cho chất lượng hàng không cao. - Mỏ neo giữ tàu khỏi trôi. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ - Nếu theo điều kiện bài toán cần thực hiện tác động nào đó, yêu cầu thực hiện phản tác động trước. - Loại đồ chơi phải lên dây cót trước. - Trước khi phẫu thuật phải gây tê, gây mê bệnh nhân. - Học đào tạo trước khi làm việc. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ - Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. - Tem, biên lai đã tạo lỗ trước, khi cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng - Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán - Thực phẩm làm sẵn, mua về có thể nấu ngay được. 11. Nguyên tắc dự phòng - Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. - Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy - Các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm - Các biện pháp phòng bệnh 12. Nguyên tắc đẳng thế - Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. - Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, hành khách dễ dàng ra vào các toa tàu. - Các bảng điện, bảng đồng hồ điều khiển, bảng thông báo đặt đúng với tầm nhìn. 13. Nguyên tắc đảo ngược - Thay vì hành động như bình thường, hãy hành động ngược lại - Chứng minh phản chứng trong toán học.Trong kiểm tra trắc nghiệm, thay vì lựa chọn các đáp án đúng, hãy làm ngược lại bằng cách loại trừ các đáp án sai. Trong việc tiếp thu kiến thức, người học sẽ thay cho câu hỏi Tại sao? bằng Tại sao không?. Ví dụ, quan sát giáo viên giải bài tập, người học sẽ đặt câu hỏi Tại sao thầy lại không giải bằng cách khác? - Thay vì mua hàng người ta phải ra chợ hoặc cửa hàng, có cách phục vụ ngược lại là mang hàng đến bán tận nhà. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá - Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. - Chuyển từ cách tiếp cận thông thường (thẳng) sang cách tiếp cận khác (vòng). Khi thông báo những tin buồn, người nói thường không nói ngay (thẳng) vào vấn đề, mà có thể nói theo cách khác (vòng) nhằm giảm nhẹ đi. - Có nhiều cách để giải 1 bài toán, 1 vấn đề. Bàn hình chữ nhật, hình vuông chuyển thành hình ôvan, hình tròn.Dây nối ống nghe với máy điện thoại bàn có dạng lò xo xoắn. - Để thành công trên con đường học vấn có nhiều cách: Tự nghiên cứu, Du học, Tham gia các hội thi - Nhà văn thường ít khi viết trực tiếp (thẳng) mà thường viết theo cách gián tiếp (vòng) để tăng tính bất ngờ hấp dẫn độc giả. 15. Nguyên tắc linh động - Chuyển đối tượng từ trạng thái không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với từng giai đoạn khác nhau của quá trình đó. - Ô, dù có thể bung ra lúc trời mưa, có thể xếp gọn dễ dàng khi trời không mưa - Sau khi ăn kẹo (giai đoạn 1), còn lại giấy bọc kẹo có thể gây ô nhiễm môi trường (giai đoạn 2). Người ta tạo ra kẹo có giấy bọc ăn được, từ đó hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường - Các loại bàn ghế có thể mở ra dễ dàng khi cần, có thể thu gọn lại. Khai báo biến tĩnh (bộ nhớ cố định) gặp nhiều hạn chế, do đó người ta nghĩ ra việc khai báo biến động (bộ nhớ thay đổi). [...]... phát hành Windows 3.0, các ứng dụng được viết cho Windows được phát triển rất rộng rãi trong khi đó các ứng dụng không cho Windows (non-Windows) thì ngược lại.Windows 3.0 đã làm cho các ứng dụng Word Exce l đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác như WordPerfect, 1-2-3 Nguyênsáng tạo: Nguyên lí phẩm chất cục bộ: thay đổi ảnh giao diện, cải tiến khả năng dễ sử dụng Nguyên lí linh động: từ hệ điều. .. (1981) Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft, đây là hệ điều hành được phát hành năm 1981 Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản các lệnh người dùng giản đơn Hình 1: Hệ điều hành đầu tiên của Microsoft - PC-DOS 1.0 Những cải tiến tiếp tục được thực hiện, IBM đã liên hệ với... lớn Hình 12: Taskbar mới trong Windows 7 Vậy có những gì thay đổi trong Windows 7?Đầu tiên, phát hành này sẽ thay đổi những gì mà người dùng không thích trong Windows Vista Phần cứng cũ phần mềm cũ tương thích nhiều hơn, thậm chí còn có cả tính năng Windows XP Mode cho phép chạy các ứng dụng trong thời đại XP trong môi trường nguyên bản của Windows 7 User Account Control cũng được cải thiện nhiều... dụng trong Window 1.0 Nguyên lí kết hợp: thêm vào ứng dụng Word Exce l iv Windows 3.0 (1990) Lần thứ ba có tiến bộ hơn các phiên bản trước rất nhiều đánh dấu một mốc quan trọng trong thương mại Windows 3.0, phát hành năm 1990, là phiên bản thương mại thành công đầu tiên của hệ điều hành, Microsoft đã bán được khoảng 10 triệu copy trong hai năm trước khi nâng cấp lên 3.1 Đây là phiên bản hệ điều. .. thành một hệ điều hành chung vào năm 2001 Nguyên lí sáng tạo: Nguyên lí kết hợp: bổ sung khả năng kết nối mạng Nguyên lí chia nhỏ: Phát triển hệ điều hành cho doanh nghiệp cũng được chia làm hai phiên bản, Workstation Server viii Windows 95(8/1995) Quay trở lại với hướng khách hàng, Microsoft đã sẵn sàng một phát hành mới vào tháng 8 năm 1995 Phiên bản Windows 95 này có lẽ là phát hành lớn nhất trong. .. trình được khởi chạy thông qua chương trình Program Manager mới, chương trình File Manager mới đã thay thế cho chương trình MS-DOS Executive cũ trong vấn đề quản lý file Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Windows có trò chơi Solitaire trong đó.Một điều quan trọng nữa là Windows 3.0 có một chế độ Protected/Enhanced cho phép các ứng dụng Windows nguyên bản có thể sử dụng bộ nhớ nhiều hơn hệ điều hành. .. hàng, được thiết kế dành cho sử dụng trên các máy tính PC riêng lẻ, hiện thân là Windows 3.1 Windows 95 sắp ra đời, một hướng là dành cho khối doanh nghiệp, được thiết kế để sử dụng trên các máy tính có kết nối mạng, hiện thân là WFW Windows NT sắp ra đời Nguyên lí sáng tạo: Nguyên tắc chia nhỏ: ở phiên bản này Microsoft phát triển hệ điều hành thành hai hướng: hướng dành cho doanh nghiệp và. .. Phiên bản đầu tiên của Windows - Windows 1.0 Windows ban đầu được gọi là Interface Manager, không có gì ngoài một lớp vỏ đồ họa đặt trên hệ điều hành DOS đang tồn tại Trong khi DOS chỉ là một hệ điều hành sử dụng các lệnh bằng văn bản gắn chặt với bàn phím thì Windows 1.0 đã hỗ trợ hoạt động kích vào thả của chuột.Tuy nhiên các cửa sổ trong giao diện hoàn toàn cứng nhắc không mang tính xếp... bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore – tất cả đều là những ứng dụng tốt Tuy nhiên điều đáng chú ý nhất trong Windows Me đó là hiện tượng dễ đổ vỡ hệ thống dễ bị treo .Nguyên nhân này đã làm cho nhiều khách hàng các doanh nghiệp bỏ qua toàn bộ nâng cấp này Nguyên lí sáng tạo: Nguyên lí phẩm chất cục bộ: tăng tính năng Internet multimedia Nguyên lí kết... phiên bản trước đó Windows 95/98 hoặc Windows 2000.(Nó cũng có độ tin cậy cao hơn so với hệ điều hành Windows Me thất bại trước đó).Giao diện Luna cho bạn thấy đẹp hơn thân thiện hơn, tính năng Fast User Switching cho phép cùng một máy có thể được chia sẻ dễ dàng với những người dùng khác Nguyênsáng tạo: Nguyên lí kết hợp: dòng hệ điều hành dành cho khách hàng với dòng hệ điều hành dành cho doanh . thiệu các nguyên lý (thủ thuật) sáng tạo trong khoa học 6 1. Nguyên tắc phân nhỏ 6 2. Nguyên tắc tách khỏi 6 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 7 4. Nguyên tắc phản đối xứng 7 5. Nguyên tắc kết. 6. Nguyên tắc vạn năng 8 7. Nguyên tắc “chứa trong 8 8. Nguyên tắc phản trọng lượng 8 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 8 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 9 11. Nguyên tắc dự phòng 9 12. Nguyên. trường. Tôi chọn đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của hệ điều hành Window để xác định được tại sao hệ điều hành máy tính này lại có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong vài thập kỉ. Từ đó

Ngày đăng: 07/04/2014, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan