Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

60 858 6
Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN I 5 CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG 5 .I ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN 5 II. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC 5 1. Nguồn nhân lực 5 1.1. Dân số và lao động 5 1.2. Trình độ lao động 6 2. Tài nguyên đất 6 3. Tài nguyên nước 6 4. Tiềm năng từ khoáng sản 6 5. Tiềm năng từ nông nghiệp, thủy sản 7 .III CƠ SỞ HẠ TẦNG 7 1. Hệ thống giao thông 7 2. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc 8 3. Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hoá 8 4. Tình hình cung cấp nước sạch 9 5. Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh 9 .II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10 1. Tăng trưởng GDP 10 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 11 2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 11 3. Kim ngạch xuất khẩu 12 .III TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12 .IV THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12 PHẦN II 13 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2005. .13 .I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN 13 .II HIỆN TRẠNG CN - TTCN ĐẾN NĂM 2005 13 1. Số lượng cơ sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 13 2. Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15 2.1. Số lượng lao động 15 2.2. Năng suất lao động 16 3. Kết quả hoạt động của ngành công nghiệp 16 3.1. Giá trị sản xuất CN - TTCN (Giá cố định 1994) 16 3.2. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (VA) 18 4. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu 19 5. Trình độ công nghệ 19 6. Điều kiện môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp 20 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN QUA 21 1. Điểm mạnh 21 2. Điểm yếu 21 3. Thuận lợi 22 4. Khó khăn 22 5. Kết luận chung về tình hình công nghiệp của tỉnh 22 PHẦN III 24 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 24 GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 24 .I NHỮNG NhÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG 24 1. Các nhân tố ngoài nước 24 1.1. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới 24 1.2. Tác động của một số nền kinh tế thế giới 24 2. Nhân tố trong nước 26 1 3. Yếu tố ảnh hưởng của quan hệ kinh tế vùng: 27 .II DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU 27 .III QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 29 1. Quan điểm phát triển 29 2. Mục tiêu phát triển Công nghiệp 29 2.1. Mục tiêu tổng quát 29 2.2. Mục tiêu cụ thể 30 .IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2015 34 A. Các nhóm ngành tập trung phát triển: 34 1. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 34 1.1. Dự báo 34 1.2. Định hướng phát triển 34 1.2.1 Công nghiệp khai khoáng 34 1.2.2. Sản xuất ximăng và clinker 35 1.2.3. Sản xuất bê tông 35 1.2.4. Sản xuất các loại vật liệu xây, lợp 36 1.2.5. Sản xuất vật liệu nhẹ, vật liệu chống ồn từ sét Keramzít 36 2. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm 37 2.1. Dự báo nguồn nguyên liệu 37 2.2. Định hướng phát triển 38 2.2.1. Chế biến đường 38 2.2.2. Chế biến rau quả 39 2.2.3. Xay xát và lau bóng gạo 39 2.2.4. Chế biến thuỷ hải sản 40 2.2.5. Công nghiệp chế biến súc sản 40 2.2.6. Chế biến bột cá, thức ăn gia súc 41 B. Các nhóm ngành kêu gọi đầu tư trong thời gian tới: 42 1. Sản xuất bánh kẹo các loại 42 2. Sản xuất sữa tươi, sữa hộp 42 3. Sản xuất beer, nước ngọt, nước có hương vị trái cây 42 4. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy 42 5. Công nghiệp cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu 43 5.1. Cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử 43 5.2. Đóng và sửa chữa tàu 44 6. Công nghiệp khác 44 6.1. Sản xuất nước đá 44 6.2.Công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất 44 6.3. Công nghiệp in 45 6.4. Công nghiệp dệt may 45 6.5. Công nghiệp xử lý rác, nước thải 45 6.6. Các lĩnh vực chế biến khác 46 7. Tiểu thủ công nghiệp truyền thống và ngành nghề nông thôn 46 7.1. Nghề sản xuất nước mắm 46 7.2. Nghề chế biến khô 47 7.3. Nghề sản xuất men và nấu rượu 47 7.4. Nghề sản xuất bánh tráng 47 7.5. Nghề đất nung 47 7.6. Nghề mây tre đan (đan cần xé) 47 7.7. Nghề đan cỏ bàng 48 7.8. Nghề đan lục bình 48 7.9. Nghề chế tác các sản phẩm mỹ nghệ 48 7.10. Nghề nung vôi 48 8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 49 8.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện 49 8.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước 49 9. Xử lý môi trường sản xuất công nghiệp 50 .III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 50 .V ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRONG TỈNH 51 1. Mục đích quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung 51 2. Địa điểm quy hoạch các khu, cụm công nghiệp 52 2 .VI NHU CẦU LAO ĐỘNG CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 52 .VII NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 53 PHẦN IV 54 GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 54 .I NHỮNG GIẢI PHÁP 54 1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp 54 2. Tổ chức sản xuất 54 3. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm 55 4. Giải pháp về thị trường 55 5. Tăng khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển 56 6. Đảm bảo các điều kiện môi trường và an tòan vệ sinh thực phẩm trong sản xuất công nghiệp 56 7. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ngành nghề 57 .II CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 57 .III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 58 1. Sở Công nghiệp 58 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính 58 3. Sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn, Sở Thuỷ sản 59 4. Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng: 59 5. Sở Thương mại 59 6. Sở Khoa học - Công nghệ 59 7. UBND các huyện, thị xã, thành phố 59 KIẾN NGHỊ 59 KẾT LUẬN 60 LỜI NÓI ĐẦU Kiên Giangtỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện tương đối thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tiềm năng để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng rất đa dạng. Trong những năm qua, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh luôn được duy trì và phát triển ổn định, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tuy nhiên, kết quả đạt được so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh vẫn chưa tương xứng, nhất là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh còn chậm, việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng đầu tư cho ngành công nghiệp chưa đúng mức, chưa tạo động lực mạnh mẽ để huy động mọi nguồn nội lực trong tỉnh cũng như thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh nhà… đó là những vấn đề cần phải được tiếp tục quan tâm trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. Theo Nghị quyết Đại hội VII của Tỉnh Đảng bộ đề ra: "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các nhóm ngành có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá các sản phẩm, vừa nâng lên chất lượng các sản phẩm truyền thống, vừa tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh thị trường nội địa và thế giới”. Xuất phát từ chủ trương trên, để ngành công nghiệp phát triển theo đúng định hướng chung của tỉnh, cần thực hiện việc quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong một tương lai dài 3 để định ra những mục tiêu, định hướng phát triển của ngành nhằm khai thác triệt để lợi thế của tỉnh, khuyến khích tối đa nguồn nội lực trong tỉnh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đưa ngành công nghiệp phát triển ở tốc độ cao và bền vững trong những năm tới là điều hết sức cần thiết. “Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” được Sở Công nghiệp Kiên Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp xây dựng trên các cơ sở: - Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006- 2010. - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. - Quy hoạch phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. - Qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN ngày 23/12/2005 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Qui định tạm thời về qui hoạch phát triển công nghiệp. - Quyết định số 3008/QĐ-UB ngày 3/12/2004 của UBND Tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đề cương và chi phí khảo sát lập qui hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Nguồn dữ liệu của Cục Thống kê Kiên Giang về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. - Căn cứ tình hình thực tế của Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4 PHẦN I CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG .I ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN Kiên Giangtỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchia dài 56,8 Km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 Km. Toàn tỉnh chia thành 13 huyện, thị xã, thành phố bao gồm: 01 thành phố thuộc tỉnh, 01 thị xã, 9 huyện ở đất liền và 2 huyện đảo, trải rộng trên 4 vùng sinh thái: vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng Biển và Hải Đảo với tổng diện tích tự nhiên 6.346,1 km 2 . Vùng biển có hai huyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ. Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4 m, một số nơi có độ cao dưới 0,0 m so với mực nước biển. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên. Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ. Bao gồm: Sông Cái Lớn có chiều dài 60 km, sông Cái Bé có chiều dài 70 km, sông Giang Thành có chiều dài 27,5km, sông Rạch Giá - Hà Tiên, kinh Vĩnh Tế, kinh Tám Ngàn, kinh Rạch Giá - Long Xuyên, là những tuyến giao thông thuỷ chính của tỉnh cũng như tiêu thoát nước chính trong mùa lũ. Ngoài ra, còn có các kinh rạch dày đặc khác phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 2.055 km. Khí hậu Kiên Giang được phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình mỗi năm từ 120 đến 140 ngày mưa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.0002.200 mm. Với những thuận lợi riêng có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tạo cho Kiên Giang có một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Là khu vực đã, đang và sẽ có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao, nếu được đầu tư phát triển đúng qui hoạch. II. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC 1. Nguồn nhân lực 1.1. Dân số và lao động Là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Theo số liệu thống kê, đến năm 2005 số nhân khẩu toàn tỉnh có 1.668.600 người, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên so với năm 2004 là 1,33%, giảm so năm 1995 là 0,7%. Trong đó, số lao động trong độ tuổi có 1.026.750 người, chiếm 61,53% dân số, trong số này có 879.214 người là lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 52,6% dân số và tăng 41,29% so năm 1995, hàng năm số lao động có việc làm được tăng lên từ 23.000-24.000 lao động/năm của giai đoạn 2001-2005, trong khi giai đoạn 1996-2000 chỉ thu hút khoảng 15.000-20.000 lao động/năm. Tuy nhiên, số lao động chưa có việc làm đến năm 2005 vẫn còn ở mức cao 34.000 người và tỷ lệ thất nghiệp là 3,72%, có giảm so năm 1995 là 1,51% nhưng mức giảm mỗi năm còn rất chậm. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ngày càng được duy trì đều đặn và ổn định ở mức trên dưới 78%. 5 Dự báo dân số đến năm 2010 là 1,77 triệu người và năm 2015 là 1,9 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 70% tổng dân số. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu bổ sung cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thời gian tới. 1.2. Trình độ lao động Song song với sự phát triển của lực lượng lao động phải tính đến trình độ lao động, để đảm bảo thực hiện tốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Vì hiện nay lực lượng lao động ở tỉnh ta chủ yếu là lao động nông thôn trình độ còn rất thấp, đa số chưa qua đào tạo trường lớp chính qui, chỉ học hỏi nhau qua kinh nghiệm thực tế nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của các doanh nghiệpqui mô lớn. Theo số liệu thống kê, đến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt gần 9%, tuy có tăng so năm 2000 là 4,72% nhưng vẫn còn thấp so tỷ lệ đào tạo bình quân chung cả nước. 2. Tài nguyên đất Kiên Giang có các nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất than bùn phèn, nhóm đất cát và nhóm đất đồi núi và phù sa cổ. Theo tài liệu điều tra thì các nhóm đất ở Kiên Giang đều có thành phần cơ giới nặng, hạn chế hữu hiệu các yếu tố phèn mặn nên rất thuận lợi để thâm canh tăng năng suất và đa dạng hoá cây trồng. Diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang đến năm 2005 là 6.346,1 Km 2 tăng thêm 77 Km 2 so với năm 2000. Trong đó: đất trồng lúa chiếm 55,6%; đất lâm nghiệp chiếm 16,72%; đất trồng cây công nghiệp và cây lâu năm chiếm 13,17%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm 5%; còn lại là đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất vườn tạp và qũi đất chưa sử dụng. Theo qui hoạch chung của tỉnh, tổng diện tích đất sử dụng của Kiên Giang đến năm 2010 và 2015 là 6.346,13 Km 2 . 3. Tài nguyên nước Theo tài liệu của chương trình cấp nước đô thị Kiên Giang, nguồn nước ngầm ở Kiên Giang có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt ở các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một phần Huyện An Minh, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành. Vùng còn lại chất lượng nước không tốt thường bị phèn mặn nhưng tạm sử dụng được. Riêng các huyện đảo, nguồn nước ngầm rất hạn chế. Nguồn nước mặt của Kiên Giang được cung cấp chủ yếu từ Sông Hậu thông qua sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Sắn với chất lượng nước mặt nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung bình, có thể cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của vùng Tây Sông hậu, Tứ giác Long Xuyên và một phần vùng Bán đảo Cà Mau. Nhưng đến đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 hầu như toàn bộ nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn. 4. Tiềm năng từ khoáng sản So nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, Kiên Giangtỉnh có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay, theo kết quả điều tra có 152 điểm quặng và mỏ của khoảng 23 loại khoáng sản như: đá vôi ximăng, đá vôi hoá chất đolomit, photphorit, đá xây dựng granit, đá xây dựng riolit, đá cát kết, cát thuỷ tinh, cát xây dựng, kao lin, sét ximăng, sét gạch ngói, sét gốm, cuội sỏi, huyền, than bùn. Trong đó có 7 loại khoáng sản chính có tổng trữ lượng ước 1.199,73 triệu tấn. Biểu 1: Trữ lượng khoáng sản STT Loại khoáng sản Tổng trữ lượng 1 Đá xây dựng 135,9 triệu tấn 2 Đá vôi 440,0 triệu tấn 6 3 Than bùn 201,902 triệu tấn 4 Sét gạch ngói 358,128 triệu tấn 5 Cát thuỷ tinh 42,45 triệu tấn 6 Sét ximăng 21,35 triệu tấn 7 Laterite 0,775 triệu tấn Với trữ lượng khoáng sản trên, tỉnh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như: chế biến đá xây dựng, sản xuất ximăng, gạch ngói, phân bón, khai thác sỏi đỏ, đất, cát san lấp và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp như: nung vôi, gốm thông thường, chế biến đá thủ công, đá mỹ nghệ. 5. Tiềm năng từ nông nghiệp, thủy sản Diện tích đất nông nghiệp trong tỉnh ngày càng được mở rộng từ 459.359 ha năm 1995 tăng lên 576.356 ha năm 2005, trong đó cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp có sự thay đổi rõ rệt. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết, mức độ đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ,… đất nông nghiệp Kiên Giang phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, mía, khóm, tiêu và nuôi trồng thủy sản. Hàng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa, hàng trăm ngàn tấn mía, khóm, sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Theo tài liệu điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam và kinh nghiệm thực tế của các ngư dân trong thời gian qua thì tiềm năng về thủy sản của vùng biển Kiên Giang có rất nhiều, với các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, sò huyết, rau câu, tôm thẻ, cá thu, mực, được trải dài trên bờ biển 200 km, với ngư trường rộng 63.290 Km 2 , trữ lượng khai thác cho phép trên 200.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng 611.000 tấn và sản lượng cho phép khai thác là 40%. Số phương tiện khai thác những năm gần đây có sự sụt giảm rõ rệt do tình hình khai thác gặp nhiều khó khăn, nhưng năng suất khai thác được đầu tư tăng thêm đảm bảo hiệu quả khai thác, tính đến cuối năm 2005 có 7.400 chiếc với tổng công suất đạt trên 1.117.400 CV, tăng so năm 2000 là 565 chiếc và 491.353 CV. Ngoài ra, trữ lượng thủy sản phục vụ công nghiệp chế biến còn được mở rộng bằng phương pháp nuôi trồng thủy sản và ngày càng phát triển mạnh. Vì phần lớn đất đai canh tác ở Kiên Giang chiếm hơn 40% diện tích đất tự nhiên, rất ít núi cao, đồi trọc, trong đất liền có hệ thống kênh rạch chằng chịt và rừng tràm che phủ, là môi trường thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nội địa. Chủ yếu là nuôi tôm nước mặn và nước lợ, nuôi sò huyết theo bãi triều, nuôi cá nước ngọt theo mương, vườn, ao đìa, ruộng lúa, rừng tràm, Theo tài liệu của ngành thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng từ 13.049 ha năm 1995 tăng lên 34.628 ha năm 2000 và đến năm 2005 đạt 90.900 ha. Trong đó: diện tích nuôi tôm phát triển mạnh nhất và chiếm tỷ trọng 81,55% trong cơ cấu đất nuôi trồng thủy sản, với sản lượng tôm thu hoạch từ năm 2003 trở lại đây mỗi năm đạt trên 10.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến, góp phần làm tăng giá trị sản xuất CN-TTCN và xuất khẩu. Như vậy, với tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh, nếu được đầu tư khai thác đúng qui hoạch đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu ngành công nghiệp chế biến trong, ngoài tỉnh đưa nền kinh tế - xã hội của vùng và của tỉnh phát triển. .IIICƠ SỞ HẠ TẦNG 1. Hệ thống giao thông Kiên Giang có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, có cảng biển, cảng sông, sân bay, thuận lợi cho thông thương, buôn bán và giao lưu phát triển kinh tế tỉnh nhà. 7 Trong hệ thống đường bộ có quốc lộ 80 là trục giao thông nối liền các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh khác trong nước cũng như đến cửa khẩu Xà Xía sang nước bạn Campuchia. Đặc biệt, Kiên Giang có 02 quốc lộ 61 và 63 nối liền các tỉnh Cần Thơ (61) và Cà Mau (63). Ngoài hệ thống quốc lộ chính, Kiên Giang còn có nhiều tỉnh lộ nối liền giao thông đến trung tâm xã và các hương lộ nối liền các ấp rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ trong thời gian qua được quan tâm đầu tư, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung ương, cùng với sự hỗ trợ của các ngành các cấp trong tỉnh nên nhìn chung ngày càng được cải thiện, nhất là mạng lưới giao thông nông thôn từng bước hoàn thiện hơn. Tình trạng cầu tạm, cầu hẹp được nâng cấp và ngày càng giảm dần thay vào đó là cầu bê tông, nhựa hoá đường bộ, nhiều bến xe, bến phà được cải tạo kịp thời. Một số tuyến đường được nâng cấp như: đường Thứ 7 - Cán Gáo, Tỉnh lộ 11, đường Tri Tôn - Hòn Đất, Tỉnh lộ 28, đường cơ động Bắc - Nam đảo Phú Quốc, Góp phần nâng số tuyến đường giao thông đến trung tâm xã trong đất liền được nhựa hoá đạt 50% vào năm 2005. Dự kiến đến năm 2010 có 80% đường liên xã, trục xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá. Mạng lưới giao thông đường biển và đường sông trong tỉnh những năm qua cũng được nâng cấp, các cảng biển, cảng sông được triển khai đầu tư khôi phục và đưa vào sử dụng hiệu quả là cảng Hòn Chông, cảng Rạch Giá, cảng Hà Tiên, cảng Dương Đông - Phú Quốc, cảng cá Tắc Cậu. Hiện tỉnh đã phát triển mạnh các tuyến tàu khách và tàu vận chuyển hàng hoá ra các đảo như: Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, Thổ Chu. Đặc biệt là các tuyến tàu cao tốc từ Rạch Giá đi Phú Quốc, Hòn Tre và ngược lại. Tuy nhiên, các tuyến giao thông vận chuyển đường biển đến một số nước trong khu vực vẫn chưa được đầu tư khai thác, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc thông thương hàng hoá, hạn chế đến tiềm năng to lớn của tỉnh. Đường hàng không: Hiện Kiên Giang có 2 sân bay đang hoạt động là sân bay Rạch Sỏi và Phú Quốc, đã được cải tạo và nâng cấp phục vụ cho máy bay dân dụng loại nhỏ, bình quân mỗi tuần hoạt động 7 chuyến, đáp ứng được nhu cầu đi lại cho khoảng 450 lượt khách/tuần. 2. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc Trong thời gian qua mạng lưới bưu chính, viễn thông có tốc độ phát triển khá mạnh, đi đôi với đầu tư phát triển điện, giao thông, phần lớn do thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước nên hệ thống thông tin liên lạc là một trong những vấn đề được quan tâm phát triển đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tính đến cuối năm 2005, mạng bưu cục trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi rõ rệt, số lượng bưu cục giảm xuống còn 43 bưu cục, giảm so năm 1995 là 8 bưu cục nhưng số điểm bưu điện văn hoá xã đến nay đạt 113 điểm trong khi năm 1995 chưa đầu tư được điểm nào. Số máy điện thoại cố định đạt 213.672 máy, tăng 37,87% so năm 2000 (năm 2000 chỉ có 42.897 máy điện thoại); 100% xã có máy điện thoại. Với mật độ điện thoại trung bình 12,8 máy/100 dân, tăng 33,67% so năm 2000. Loại hình dịch vụ mới như điện thoại di động, thuê bao internet bắt đầu phát triển từ năm 1999 nhưng đến năm 2005 tăng lên rất nhanh, trong đó: điện thoại di động có 43.306 máy, dịch vụ internet có 4.900 máy thuê bao, Điều này cho thấy, tốc độ đô thị hoá ngày càng phát triển mạnh trong thời gian qua. 3. Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hoá Nguồn cung cấp điện cho các huyện, thị xã trong đất liền của tỉnh chủ yếu là từ nguồn điện lưới Quốc gia, ngoài ra một số nhà máy còn có phụ tải điện chuyên dùng có nguồn phát điện riêng ở đất liền như: Công ty xi măng Sao Mai, Công ty mía đường, Công ty xi măng Hà Tiên 2. Vùng hải đảo nhu cầu điện được đáp ứng chủ yếu bằng các máy phát điện chạy bằng dầu diesel hoặc xăng, gồm: đảo Phú Quốc có 8 máy, công suất 5MW; đảo Hòn Tre 2 máy; đảo Tiên Hải - thị xã Hà Tiên có 02 máy, công suất 100 KW; Xã Lại Sơn - huyện Kiên Hải 02 máy, 8 công suất 464 KW; xã An Sơn - huyện Kiên Hải gồm có 02 hòn: Hòn Ngang và Hòn Củ Tron được đầu tư 02 máy/hòn, tổng công suất 456 KW; xã Hòn Nghệ - huyện Kiên Lương 02 máy, công suất 100KW; Hòn Heo - xã Sơn Hải - huyện Kiên Lương 01 máy, công suất 150 KW; xã Hòn Thơm - huyện Phú Quốc 02 máy, công suất 126,4 KW. Về đầu tư phát triển lưới điện, tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 137/139 xã phường, thị trấn có điện từ điện lưới quốc gia và từ trạm phát điện do nhà nước đầu tư. Trong đó: Đất liền có 122 /122 xã; các đảo có 15 /17 xã, còn 2 xã Gành Dầu và Bãi Thơm - huyện Phú Quốc chưa có điện lưới quốc gia. Nâng tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên toàn tỉnh đến năm 2005 là 83,05%. Đã góp phần nâng sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người năm 2005 đạt 383 Kwh/người/năm, tăng so năm 1995 là 188 Kwh/người/năm (năm 1995 sản lượng điện tiêu thụ đạt 195 Kwh/người/năm). 4. Tình hình cung cấp nước sạch Đến năm 2005 toàn tỉnh có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế 31.300 m 3 /ngày/đêm. Trong đó Thành phố Rạch Giá công suất đạt 16.000 m 3 /ngày, Hòn Chông 2.000 m 3 /ngày, Thị trấn Kiên Lương 4.000 m 3 /ngày, An Biên 2.500 m 3 /ngày, Tắc Cậu 1.000 m 3 /ngày, Giồng Riềng 2.400 m 3 /ngày, Minh Lương 600 m 3 /ngày, Thị trấn An Minh 1.000 m 3 /ngày, Tân Hiệp 1.200 m 3 /ngày, Thị xã Hà Tiên 600 m 3 /ngày. Hiện tại nước sạch đã đáp ứng được 76,60% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. 5. Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh Kiên Giang hiện có 02 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp: Kiên lương - Ba Hòn - Hòn Chông và Cụm công nghiệp: Rạch Giá - Tắc Cậu - Bến Nhứt, là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệpqui mô lớn, công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, tiên tiến trong các ngành: sản xuất xi măng, chế biến thủy sản, bao bì, chế biến rau quả xuất khẩu,… và hàng năm góp phần vào giá trị sản xuất chung rất đáng kể cho ngành công nghiệp Kiên Giang. Đặc điểm của các cụm công nghiệp của Kiên Giang là có các hộ dân cùng cư ngụ xung quanh khu vực nên vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là điều quan tâm của Đảng, nhà nước và các ngành hữu quan của Tỉnh cũng như của địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động. - Cụm công nghiệp: Kiên lương - Ba Hòn - Hòn Chông được qui hoạch từ năm 1995 theo quyết định số 240/BXD-KHĐT ngày 25/3/1995 của Bộ Xây dựng v/v “Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thiết kế qui hoạch chung đô thị công nghiệp Kiên Lương”. Tại thời điểm qui hoạch, diện tích của cụm công nghiệp này là 2.110 ha, bao gồm: diện tích khu vực Kiên Lương: 553 ha, khu vực Ba Hòn: 524 ha và khu vực Hòn Chông: 1.033 ha. Gắn với cụm công nghiệp này tập trung nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế, trữ lượng lớn và hàm lượng chất lượng cao, thích hợp cho việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tập trung ở cụm công nghiệp này có 05 nhà máy sản xuất xi măng; 01 nhà máy liên doanh sản xuất bao bì; 01 nhà máy sản xuất gạch tuynel; 01 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh; Ngoài ra, còn tập trung sản xuất nhiều ngành nghề khác như: khai thác đá, sản xuất vôi nung, sản xuất nước đá,… - Cụm công nghiệp: Rạch Giá - Tắc Cậu - Bến Nhứt. Thành phố Rạch Giá được xem là trung tâm văn hóa và kinh tế - xã hội của Tỉnh Kiên Giang, với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh bao gồm: điện, nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc…, hoạt động sản xuất chế biến của cụm công nghiệp này là chế biến nông- thủy sản, cơ khí sửa chữa, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Hiện tại đã có 05 nhà máy thủy sản đông lạnh (04 Quốc doanh và 01 Đầu tư nước ngoài); 01 nhà máy chế biến khóm và nước trái cây đóng hộp; 01 cơ sở sản xuất composite; 02 cơ sở sản xuất bê tông tươi, bê tông đúc sẵn và nhiều cơ sở thuộc các ngành nghề khác như: sản xuất nước đá, xay xát lúa, sửa chữa cơ khí… 9 Khu vực Tắc cậu thuộc xã Bình An - Huyện Châu Thành đã hình thành khu công nghiệp cảng cá với mục đích là di dời các nhà máy chế biến thủy sản ra khỏi khu nội ô Thành phố Rạch Giá. Diện tích sử dụng của khu công nghiệp này là 170 ha, đã hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1 với 32ha, hiện đang hoàn chỉnh giai đoạn 2. Ngành nghề đầu tư là chế biến thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất nước đá và dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá,… Khu vực Bến Nhứt - Giồng Riềng tập trung phát triển vùng nguyên liệu lúa, mía, khóm. Tại đây đã có 01 nhà máy sản xuất đường công suất 1.000 tấn nguyên liệu/ngày và một số phân xưởng xay xát gạo thuộc DNNN. - Ngoài 02 cụm công nghiệp, Kiên Giang còn có khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và khu kinh tế mở Phú Quốc: Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên có diện tích 4.404ha, địa giới hành chính gồm 04 phường và 03 xã, trong đó có 01 xã biên giới, được thành lập theo quyết định số 158/1998/QĐ- TTg ngày 3/9/1998 về việc “cho phép thành lập thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Hà Tiên, còn gọi là khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên”. Theo đó, được ưu tiên phát triển các lĩnh vực: thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Tập trung tại khu kinh tế cửa khẩu này hiện có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt hàng như: bột cá, nước đá, sửa chữa cơ khí, các sản phẩm phục vụ du lịch như: đồi mồi, huyền,… Hiện UBND Tỉnh đã có chủ trương xây dựng khu công nghiệp Thuận Yên - Thị xã Hà Tiên để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đối với khu kinh tế mở Phú Quốc: hiện Tỉnh đang tiến hành đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao huyện Phú Quốc theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” là điều kiện rất thuận lợi cho việc thu hút và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. - Đầu năm 2005, Sở Công nghiệp được UBND Tỉnh giao khảo sát địa điểm và tiến hành lập qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Thạnh Lộc - huyện Châu Thành theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, với qui mô 250ha, định hướng phát triển các nhóm ngành: chế biến nông - thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp khác. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất và có chủ trương giao cho UBND Tỉnh thực hiện việc đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thạnh Lộc - huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang. .II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Tăng trưởng GDP Giai đoạn 1996-2005 là mốc thời gian rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề ra. Tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông, giáo dục, nhìn lại 10 năm qua từ 1996-2005 nền kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm là 10,50%. Giai đoạn 1996-2000 tăng 7,99% (mục tiêu 7,92%) và 2001-2005 tăng 11,09% (mục tiêu 9-10%), với giá trị GDP năm 2005 đạt 10.834,9 tỷ đồng, tăng 12,83% so năm 2004 và tăng gấp 2,48 lần so năm 1995. Cả 02 giai đoạn thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục tiêu qui hoạch đề ra. Với kết quả GDP bình quân giai đoạn 1996-2005 tăng khá nên GDP bình quân đầu người cũng tăng lên (theo giá thực tế), từ 3,17 triệu đồng năm 1995 tăng lên 9,73 triệu đồng năm 2005, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2005 đạt 9,53%. Biểu 2: GDP các ngành thời kỳ 1995-2005 Chỉ tiêu Thực hiện (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 10 [...]... ngoài Phân nhóm ngành công nghiệp 1 Công nghiệp khai thác khoáng sản 68.15 125.56 202.22 13.00% 10.00% 2 CN ch bin nụng thy sn, thc phm 3,364.97 7,716.19 12,972.00 18.06% 10.95% 3 4 5 6 CN chế biến gỗ, giấy, lâm sản CN sản xuất VLXD CN hoá chất, nhựa CN dệt may da giầy CN chế tạo máy, điện tử và gia công KL CN khác CN sản xuất và phân phối điện nớc Cơ cấu phân ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác khoáng... 27.24% Đầu t nc ngoài Phân nhóm ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác khoáng sản 25.39% 23.63% 24.55% 68.15 125.56 211.58 13.00% 11.00% CN ch bin nụng thy sn, thc phm CN chế biến gỗ, giấy,lâm sản CN sản xuất VLXD CN hoá chất, nhựa CN dệt may da giầy CN chế tạo máy, điện tử và gia công KL CN khác CN sản xuất và phân phối điện nớc Cơ cấu phân ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác khoáng sản 3,364.97... tng th o Phỳ Quc, tnh Kiờn Giang n nm 2010, tm nhỡn n nm 2020 Quyt nh s 38/2006/Q-TTg ngy 14/02/2006 ca Th tng Chớnh ph v vic ban hnh qui ch t chc v hot ng ca o Phỳ Quc v cm o Nam An Thi - tnh Kiờn Giang Tin trỡnh gia nhp AFTA, WTO s to iu kin cho Kiờn Giang m rng th trng cho cỏc sn phm cú li th v xut khu v nhp khu cỏc cụng ngh tiờn tin khỏc Trờn c s ú, cú th khng nh Kiờn Giang l mt trong nhng a phng... tạo máy, điện tử và gia công KL CN khác CN sản xuất và phân phối điện nớc 31 E VA cụng nghip (Gớa SS 1994) 2,850.51 6,297.81 11,810.13 F T trng CN-XD trong GDP 29.57% 37.16% 17.18% 13.40% 42.48% Phng ỏn 2 - Cn c vo d bỏo tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t - xó hi ca c nc, ca khu vc BSCL n nm 2015 v tm nhỡn n nm 2020 - Cn c d tho s liu phỏt trin kinh t - xó hi tnh Kiờn Giang giai on 200 62015, do S K hoch u t... Cn c tỡnh hỡnh thc t phỏt trin kinh t - xó hi tnh Kiờn Giang, s chuyn dch c cu kinh t ca cỏc ngnh do tỏc ng ca vic qui hoch tng vựng, tng lnh vc phỏt trin - D kin cỏc d ỏn u t cho phỏt trin cụng nghip, dch v, thng mi, du lch thc hin ỳng qui hoch ra Tc tng trng kinh t bỡnh quõn ca cỏc khu vc nh sau: Biu 14: D bỏo phỏt trin kinh t - xó hi tnh Kiờn Giang STT I Ch tiờu 2001-2005 Tc tng trng bỡnh quõn/nm... Cn c vo d bỏo tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t - xó hi ca c nc, ca khu vc BSCL n nm 2015 v tm nhỡn n nm 2020 - Cn c d tho s liu phỏt trin kinh t - xó hi tnh Kiờn Giang giai on 200 62015, do S K hoch u t cung cp Tc tng trng kinh t bỡnh quõn ca cỏc khu vc nh sau: Biu 12: D bỏo phỏt trin kinh t - xó hi tnh Kiờn Giang STT I Ch tiờu Tc tng trng bỡnh quõn/nm 2001-2005 2006-2010 2011-2015 11.09% 13.5% 11.7% 7.82%... cỏc cng hng khụng nh sõn bay Tr Núc, Phỳ Quc v Rch Giỏ (Kiờn 26 Giang) , C Mau; Nhiu cng bin, cng sụng c ci to, nõng cp nh xõy dng cng bin sụng Hu, sụng Tin, cng bin khu vc bỏn o C Mau v cng nc sõu Hũn Chụng - Kiờn Giang; Xu th di chuyn ca cỏc tp on, cỏc t chc kinh t, cỏc cụng ty t cỏc tnh, thnh ph ln v cỏc tnh lõn cn s m ra c hi ln cho Kiờn Giang phỏt trin mnh nn kinh t trong thi gian ti 3 Yu t nh hng... rng th trng ni a v xut khu, to nn tng vng chc cho tin trỡnh hi nhp kinh t quc t - a dng hoỏ v qui mụ v loi hỡnh sn xut cụng nghip: cụng nghip ch o, cụng nghip nh v tiu th cụng nghip, lng ngh truyn thng, kinh t h gia ỡnh, khuyn khớch phỏt trin cụng nghip theo hng cú qui mụ va v nh - Cụng ngh cn phi phự hp vi qui mụ sn xut, phự hp vi xu hng phỏt trin nhm m bo sc cnh tranh ca sn phm k c v cht lng v giỏ... u t nc ngoi, riờng thnh phn kinh t ngoi quc doanh ch cú nhng doanh nghip qui mụ sn xut ln mi iu kin nõng cp, ci to mỏy múc thit b, cỏc c s cỏ th cụng ngh a s cũn lc hu, trỡnh thp So vi qui hoch trc õy ó kho sỏt, ỏnh giỏ trỡnh cụng ngh cỏc ngnh, cỏc doanh nghip rt rừ rng, chớnh xỏc, n nay vn cha cú s thay i no ln Trong phm vi qui hoch ny ch b sung thờm mt s lnh vc cú u t, i mi cụng ngh nh: lnh vc... Kiờn Giang, ó xỏc nh "Phỏt trin cụng nghip - tiu th cụng nghip theo hng u tiờn phỏt trin cỏc nhúm ngnh cú li th v ti nguyờn v ngun nguyờn liu, phỏt trin nhng sn phm cú th trng, cú hiu qu vi qui mụ va v nh, tp trung u t i mi cụng ngh, a dng hoỏ cỏc sn phm, va nõng lờn cht lng cỏc sn phm truyn thng, va to ra sn phm mi, cú sc cnh tranh th trng ni a v th gii Trong nhng nm qua ngnh cụng nghip Kiờn Giang . điều hết sức cần thiết. “Qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 được Sở Công nghiệp Kiên Giang phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công. liền chung với Vương Quốc Campuchia dài 56,8 Km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài. Tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đề cương và chi phí khảo sát lập qui hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Nguồn

Ngày đăng: 06/04/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN I

  • CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG

    • .I ĐIỆU KIỆN TỰ NHIÊN

    • II. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC

    • .III CƠ SỞ HẠ TẦNG

    • .II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

    • .III TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    • .IV THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

    • PHẦN II

    • HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2005

      • .I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN

      • .II HIỆN TRẠNG CN - TTCN ĐẾN NĂM 2005

      • III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN QUA

      • PHẦN III

      • ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

      • GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

        • .I NHỮNG NhÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KIÊN GIANG

        • .II DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

        • .III QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

        • .IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

        • .III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

        • .V ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRONG TỈNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan