Bài giảng vật liệu học

173 856 9
Bài giảng vật liệu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN VẬT LIỆU & CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU Tập bài giảng VẬT LIỆU HỌC DÙNG CHO LỚP CƠ ĐIỆN TỬ KHÓA 7 Hà nội 2010 1 Chương 1 CƠ SỞ VỀ VẬT LIỆU 1.1 Những kiến thức cơ sở về vật liệu. 1.1.1.Khái niệm về vật liệu. Vật liệu là tất cả những vật rắn con người sử dụng phục vụ cho cuộc sống của minh, do vậy vật liệu là yếu tố đầu tiên con người cần để xây dựng cơ sở vật chất cho nền văn minh nhân loại. Như vậy vật liệu là rất đa dạng, tuy nhiên nếu dựa trên những đặc trưng cơ, lý hóa, có thể phân vật liệu thành ba nhóm chính: Vật liệu kim loại là những vật thể dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có khả năng biến dạng tốt, tính bền vững hóa học thấp. Có cơ tính cao. Vật liệu kim loại trong những điều kiện bình thường ( nhiệt độ, áp suất khí quyển) có cấu trúc tinh thể, có liên kết kim loại, có nhiệt độ nóng chảy và kết tinh xác định. Những vật liệu kim loại thông dụng là thép, gang, đồng, nhôm,titan, niken… Vật liệu vô cơ - ceramic thường là các vật chất dẫn điện kém, giòn, cứng khó biến dạng, rất bền vững hóa học, có nhiệt độ nóng chảy cao. Thành phần cấu tạo thường gồm các hợp chất giữa kim loại và á kim điển hình là các oxit, nitrit, cac bít… cấu trúc tinh thể hoặc vô định hình. Liên kết giữa các phần tử thường là liên kết ion hoặc đồng hóa trị. Thuật ngữ Ceramic có nghĩa là “vật nung” ví cổ xưa khi chế tạo chúng đều phải đem nung. Các ceramic truyền thống gồm thủy tinh, gốm, sứ, gạch…Ngày nay ceramic được hiểu với nghĩa rộng gồm ceramic truyền thống, ceramic công nghiệp và ceramic đặc biệt sử dụng trong hàng không, tên lửa… Vật liệu hữu cơ - Polime là những chất dẫn điện kém, giòn ở nhiệt độ thấp, dẻo ở nhiệt độ cao, bền vững hóa học ở nhiệt độ thường. Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. Nguyên tố chủ yếu tạo nên nhóm vật liệu này là cacbon& hydro, ngoài ra có thể có thêm Oxy, clo, , nitơ… liên kết bên trong chủ yếu là đồng hóa trị, tạo nên các đại phân tử với cấu trúc mạch thẳng, nhánh hoặc lưới. Phân loại vật liệu 2 Các vật liệu polime thường gồm hai loại : polime tự nhiên như cáo su, xen lu lô, polime nhân tạo được tạo thành bằng phương pháp trùng hợp các phân tử đơn ( monome). Ví dụ poliêtien ( PE), Polipropilen ( PP), polistiren ( PS)… Ngoài ba nhóm trên ngày nay còn có thể đến nhóm vật liệu thứ tư rất quan trong đó là vật liệu Composit. Đây là sự kết hợp hai hay nhiều loại vật liệu với tính chất đặc trưng khác hẳn nhau để được một loại vật liệu mới với tổ hợp tính chất hoàn toàn mới, mà nêu mội vật liệu thành phân đứng riêng rẽ không thể có được. Ví dụ bê tông tông cốt thép. Với sự kết hợp của thép chiu kéo tốt với bê tông chịu nén tốt. bêtông cốt thép là loại vật liệu có được cả tính chịu kéo và nén rất tốt. 1.1.2.Cấu trúc bên trong của vật liệu. Trong điều kiện thông thường, các chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái là rắn, lỏng hoặc khí. Vật thể ở trạng thái rắn có hình dáng hoàn toàn xác định nên chất rắn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và kỹ thuật. Tuỳ theo điều kiện hình thành mà một chất rắn lại có thể tồn tại ở trạng thái tinh thể hoặc vô định hình. Đối với kim loại, nếu làm nguội bình thường kim loại lỏng ta sẽ thu được trạng thái tinh thể, trong đó các nguyên tử sắp xếp theo một quy luật nhất định. Bằng kỹ thuật nguội nhanh từ trạng thái lỏng (tốc độ nguội cỡ 10 6 - 10 9 K/s) thì từ kim loại lỏng có thể tạo ra trạng thái vô định hình là trạng thái trong đó các nguyên tử sắp xếp vô trật tự. Các tinh thể có hình dáng tương đối ổn định và có tính đối xứng. Việc chuyển trạng thái từ tinh thể sang lỏng khi nung nóng hoặc ngược lại, từ trạng thái lỏng sang trạng thái tinh thể khi làm nguội, chỉ xảy ra ở một nhiệt độ T nc xác định đặc trưng cho vật liệu đó. Chất rắn vô định hình khi bị nung nóng thì mềm dần rồi chuyển dần sang trạng thái lỏng, không có điểm chuyển biến rõ rệt. Thực tế thấy rằng, kim loại và á kim đều có thể tồn tại ở trạng thái tinh thể. Theo quan niệm cổ điển, kim loại là những vật thể dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Tuy vậy có những vật thể là kim loại nhưng không có những tính chất như đã nêu, chẳng hạn ăngtimoan (Sb) không dẻo mà lại giòn, kim loại đất hiếm như xêri (Ce) và prazêođim (Pr) dẫn điện kém. Do đó quan niệm về kim loại cổ điển không hoàn toàn thích hợp. Ngày nay đặc điểm thay đổi điện trở theo nhiệt độ được dùng làm tiêu chuẩn phân biệt kim loại và á kim: khi nhiệt độ tăng kim loại được coi là vật liệu có điện trở suất tăng, á kim có điện trở suất giảm. Khái niệm chung về cấu trúc bao gồm cấu tạo nguyên tử, sự sắp xếp của chúng trong tinh thể cũng như hình dáng của tinh thể. Cấu trúc của vật liệu có thể được nghiên cứu ở những mức độ khác nhau bằng các công cụ khác nhau tuỳ yêu cầu đặt ra. Khi cấu trúc được khảo sát ở cỡ nhóm nguyên tử <100 nm ta có cấu trúc siêu tế vi, hình ảnh vật liệu thu được khi dùng kính hiển vi quang học hay hiển vi điện tử (đến cỡ độ lớn >100 nm) được gọi là tổ 3 chức tế vi, và tổ chức thô đại là hình ảnh vật liệu quan sát được bằng mắt thường hay dùng kính lúp với độ phóng đại vài chục lần ví như các lõm co, rỗ khí của thỏi đúc v.v. Chương này sẽ trình bày những khái niệm cơ bản vê vật tinh thể, chủ yếu là kim loại & hợp kim . Những cấu trúc tinh thể điển hình và những khuyết tật của chúng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của vật liệu . 1.1.2.1 Mạng tinh thể. Đó là một mô hình hình học mô tả quy luật phân bố các nguyên tử của tinh thể. Trong mô hình này mỗi hạt (nguyên tử, nhóm nguyên tử, iôn hoặc phân tử) được coi như một chất điểm và được nối liền với nhau bằng một hệ thống đường thẳng song song trên ba phương không gian. Nơi giao nhau của các đường thẳng đó được gọi là nút mạng, nó cũng chính là vị trí của hạt (nguyên tử ). Như vậy ta có một hình ảnh về mạng tinh thể bao gồm hệ thống những đường thẳng song song và các nút mạng (hình 1.1a&b). Hình 1.1 Mạng tinh thể a/ Mô hình không gian biểu diễn quy luật sắp xếp các nguyên tử ( hoặc ion), b/ Mô hình giả thiết các nguyên tử như những quả cầu cứng sắp xếp với nhau. Khái niệm mạng tinh thể vừa nêu không bị hạn chế về không gian. Để khảo sát một tinh thể có thể chỉ cần xét một phần tử đặc trưng nào đó của mạng tinh thể là được. Phần tử đặc trưng đó được gọi là ô cơ bản. Ô cơ bản là đơn vị thể tích nhỏ nhất đặc trưng cho sự sắp xếp các chất điểm trong toàn mạng. Bằng cách sắp xếp liên tục các ô cơ bản theo ba chiều trong không gian sẽ thu được mạng tinh thể. Hình 1.2 biểu diễn ô cơ bản của kiểu mạng lập phương. Để biểu diễn một kiểu mạng tinh thể nào đó chỉ cần vẽ ô cơ bản của nó. Hình 1.2 ô cơ bản của mạng lập phương 4 Có rất nhiều kiểu sắp xếp các nguyên tử hoặc ion (quy ước gọi chung là chất điểm) trong vật rắn tinh thể. Dựa vào những quy định cụ thể trong tinh thể học người ta phân ra các hệ thi thể khác nhau. hình 1.3 giớ thiệu hỉnh ảnh của một số kiểu mạng tinh thể thường găp. Hình 1.3 Các kiểu mạng tinh thể thường gặp trong vật rắn (1) tam tà đơn giản, (2) đơn tà đơn giản, (3) đơn tà tâm đáy, (4) trực giao đơn giản, (5) trực giao tâm đáy, (6) trực giao thể tâm, (7) trực giao diện tâm, (8) lục giác, (9) mặt thoi, (10) chính phương đơn giản, (11) chính phương thể tâm, (12) lập phương đơn giản, (13) lập phương thể tâm, (14) lập phương diện tâm. Trong mạng tinh thể đường thẳng đi qua hai chất điểm bất kỳ tạo thành một phương tinh thể. Như vậy mạng tinh thể là tập hợp của vô số phương tinh thể. Tương tự vậy mạng 5 tinh thể cũng được tạo nên bởi vô số các mặt tinh thể cắt nhau hoặc song song với nhau.Mỗi mặt tinh thể được xác định bởi 3 chất điểm. Chính quy luật sắp xếp các chất điểm của các kiểu mạng khác nhau dẫn đến tính chất của chúng khác nhau. Trong bản thân một loại tinh thể, trật tự xếp của các chất điểm theo các phương & mặt tinh thể khác nhau cũng khác nhau. Sự khác nhau về tính chất của các phương & mặt tinh thể gọi là tính dị hướng của tinh thể. Để nghiên cứu được các phương và mặt tinh thể cần quy ước cách ký hiệu tên cho chúng Để các ký hiệu phương, mặt tinh thể được thống nhất người ta quy ước chọn hệ tọa độ và đơn vị đo như sau: đối với ô cơ bản hình khối hộp đơn giản (hình 1.4), gốc toạ độ O được quy ước chọn ở nút mạng dưới cùng bên trái, phía sau ô cơ bản. Các trục toạ độ Ox, Oy, Oz chọn dọc theo các cạnh ô cơ bản. Đơn vị đo chính là các thông số mạng a, b và c trên các trục toạ độ tương ứng Hình 1.4 Phương pháp ký hiệu phương & mặt tinh thể thông dụng hiện nay do Miller đề xuất. Theo phương pháp này, với hệ trực giao ( lập phương) người ta dung ký hiệu [uvw] để ký hiệu một phương tinh thể, trong đó u,v,w là tọa độ của chất điểm gần nhất nằm trên phương cân ký hiệu và đi qua gốc tọa độ. Hình 1.5 giới thiệu các phương tinh thể thường gặp trong hệ lập phương. Cần chú ý là các phương tinh thể song song với nhau thì cách sắp xếp chất điểm cũng giống nhau, điều đó cũng tương đương với việc có thể chon gốc tọa độ là một chất điểm bất kỳ. Hình 1.5 Các phương tinh thể thường gặp trong hệ lập phương Hình 1.6 Để ký hiệu mặt tinh thể Miller dùng ký hiệu (hkl). Trong đó h, k, l là các chỉ số tìm được bằng cách sau : Trong hệ trục toạ độ đã chọn ta dựng mặt phẳng P cần tìm (hình 1-6). (Nếu P đi qua gốc toạ độ thì dựng mặt phẳng P’//P). Sau đó tìm toạ độ của các giao điểm của mặt P với các trục toạ độ. Giả sử các giao điểm tương ứng đó là p trên Ox, q - Oy, r - Oz. Lấy nghịch đảo 6 các giá trị được 1/p, 1/q, 1/r. Quy đồng mẫu số chung nhỏ nhất cho 3 phân số đó, tử số sẽ là các chữ số h, k, l cần tìm. Đối với các toạ độ âm ta cũng dùng dấu “ –" trên đầu chỉ số tương ứng. Tập hợp các mặt có cùng cách sắp xếp nguyên tử lập thành họ mặt và được ký hiệu {hkl}. Có thể dễ dàng tìm được từ hình 1-7 các họ mặt sau: +Họ mặt {100} gồm các mặt (100) (010) (001) là các mặt bên và đáy hình lập phương, Hinh 1.7 Các mặt tinh thể thường gặp trong hệ lập phương +Họ mặt {110} gồm các mặt (110) ( 1 10) (101) ( 1 01) (011) (0 1 1) là 6 mặt chéo chữ nhật của ô cơ bản. +Họ mặt {111} gồm các mặt (111) ( 1 11) (1 1 1) (11 1 ) là 4 mặt chéo tam giác 1.1.2.2 Các kiểu mạng tinh thể thường gặp trong kim loại Trong kim loại thường gặp nhất ba loại mạng tinh thể điển hình là lập phương thể tâm (hình 1.8), lập phương diện tâm (hình 1.9), và lục giác xếp chặt (hình 1.10). a/ b/ Hình 1.8 Mạng lập phương thể tâm ( A2, K8) a/ Mô hình coi mỗi nguyên tử như chất điểm; b/ Mô hinh coi mỗi nguyên tử như quả cầu cứng tiếp xúc nhau. a/ b/ 7 Hình 1.9 Mạng lập phương diện tâm ( A1, K12)a/ Mô hình coi mỗi nguyên tử như chất điểm; b/ Mô hinh coi mỗi nguyên tử như quả cầu cứng tiếp xúc nhau. a/ b/ Hình 1.10 Mạng lục giác sếp chặt ( A3, L12) a/ Mô hình coi mỗi nguyên tử như chất điểm; b/ Mô hinh coi mỗi nguyên tử như quả cầu cứng tiếp xúc nhau. Trong mỗi kiểu mạng trên đều có những đặc trưng cần chú ý sau: + Số sắp xếp tức là số các nguyên tử cách đều gần nhất một nguyên tử bất kỳ ( hình 1.11) , đối với mạng (A2) là 8, đối với mạng A1& A3 đều là 12. a/ b/ c/ Hình 1.11 Số sắp xếp của các kiểu mạng a/Mạng A2; b/ Mạng A1; c/Mạng A3 + Mức độ dày đặc tức là khả năng sắp xếp được nhiều nguyên tử trong mạng, chỉ số này được đặc trưng bằng số các nguyên tử trong ô cơ bản. Với mạng A2 số các nguyên tử trong ô cơ bản là 2, với mạng A1& A3 là 4. + Để đặc trưng định lượng cho sự sắp xếp sít chặt các nguyên tử trong ô mạng người ta thường dùng mật độ nguyên tử khối M V cho toàn khối và mật độ nguyên tử mặt M S cho một mặt được xét. Mật độ M V được xác định bằng cách lấy thể tích mà số các nguyên tử trong một ô cơ bản N V chiếm chỗ chia cho thể tích V của toàn ô: 8 M V = CB.O 3 V CB.O t.ngV V r 3 4 .N V VN π = (1.2) Bằng suy diễn tương tự có mật độ nguyên tử mặt M S : M S = N S .π.r 2 /S , (1.3) trong đó r là bán kính nguyên tử, N S là số nguyên tử có trên diện tích S. Cách tính N S tương tự như khi tính N V , phải xét một nguyên tử chung cho các mặt liền kề. Dùng biểu thức (1.2) cho mạng A2 sẽ thu được M V = 68%. Mạng A1& A3 đều có M V = 74%. 1.1.2.3. Cấu trúc của tinh thể thực. Khi khảo sát cấu trúc tinh thể chúng ta đã coi rằng sự sắp xếp các nguyên tử trong tinh thể tuân theo một quy luật nhất định rất chặt chẽ trong toàn bộ thể tích của vật thể. Cấu trúc như vậy được gọi là cấu trúc lý tưởng. Thực tế cho thấy trong cấu trúc tinh thể có thể tồn tại những xáo trộn cục bộ, ở đó các nguyên tử có thể vi phạm quy tắc sắp xếp chung, không nằm đúng vị trí cân bằng của mình. Những vi phạm này gọi là khuyết tật của mạng tinh thể. Sự có mặt của khuyết tật làm cho mạng bị xô lệch, sự dịch chuyển của các điện tử bị nhiễu loạn, trường ứng suất đàn hồi xuất hiện Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng mạnh đến các tính chất cũng như nhiều quá trình xảy ra trong vật liệu. Theo đặc điểm kích thước hình học của khuyết tật người ta phân chúng thành ba loại: điểm, đường và mặt. a/ Khuyết tật điểm Khuyết tật điểm là dạng khuyết tật có kích thước nhỏ, cỡ một vài thông số mạng theo cả ba chiều không gian. Có ba dạng khuyết tật điểm như trình bày trên hình 1- 12. Dạng thứ nhất, xuất hiện khi một nguyên tử rời bỏ nút mạng của mình, để lại đó một chỗ trống được gọi là nút trống (h.1.12a). Dạng thứ hai, nếu một nguyên tử xen và khoảng không giữa các nguyên tử khác trong mạng, được gọi là nguyên tử xen kẽ (h.1.12b). Dạng cuối cùng là khi một nguyên tử tạp chất chiếm mất nút mạng của kim loại nền (h.1.12c). Trong cả ba trường hợp, sự xô lệch mạng do chúng gây ra chỉ tạo ra một trường ứng suất đàn hồi dạng cầu bao quanh, với kích thước vài thông số mạng; trường ứng suất này giảm rất nhanh theo khoảng cách. 9 a) b) c) Hình 1-12. Các dạng khuyết tật điểm: a- nút trống, b- nguyên tử xen kẽ và c- nguyên tử tạp chất b/ Khuyết tật đường. Khuyết tật đường là loại khuyết tật có dạng của một đường, kích thước khuyết tật lớn theo một chiều đo nhưng theo hai chiều đo kia nhỏ. Khuyết tật đường có hình dáng của một đường bất kỳ, thẳng hoặc cong hoặc xoắn ốc. Khuyết tật đường có thể do các khuyết tật điểm xếp thành hàng tạo ra nhưng loại này không ổn định do các khuyết tật điểm dễ dàng dịch chuyển, phân tán dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau. Dạng khuyết tật đường ổn định và quan trọng nhất được gọi là lệch mạng (hay gọi tắt là lệch). Có nhiều loại lệch khác nhau, dạng đơn giản nhất là lệch biên được mô ta trên hình 1.13. a/ b/ Hinh 1.13 Mô hình lệch, a/ mạng tinh thể hòan chỉnh. b/ mạng tinh thể xuất hiện lệch. Hinh 1.13a mô tả mạng tinh thể hoàn chỉnh, nếu vì lí do nào đó một nửa mặt tinh thể thứ ba ở phía dưới bị mất đi như hình 1.13b. Trật tự xếp ở xung quanh mép AB của nửa mặt thừa sẽ bị nhiễu loạn, đó là một dạng khuyết tật đường gọi là lệch biên. Lệch biên phát triển dọc theo trục AB vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Các loại lệch khác phức tạp hơn được trình bày trong các tài liệu chuyên khảo về vật liệu. Để định lượng số lượng lệch trong mạng người ta dùng khái niệm mật độ lệch ρ . đó là tổng chiều dài đường lệch trong một đơn vị thể tích. Do vây thứ nguyên của mật độ lệch là [cm -2 ] 10 [...]... hết cả vùng trung tâm Cấu tạo thỏi đúc như vậy được gọi là xuyên tinh Câu hỏi ôn tập 1 Vật liệu là gì? Cách phân loại vật liệu theo thành phần hóa học 2 Nội dung nghiên cứu của vật liệu học là gì? Trình bày khái niệm cấu trúc của vật liệu ? 3 Những tính chất cơ bản của vật liệu là gì? 4 Thế nào là vật tinh thể ? vật vô định hình, tính chất đặc trưng của mỗi loại? 22 5 Mạng tinh thể là gì ? muốn biểu... nhiều tính chất như mật độ, độ hòa tan, tính chất vật lý, hóa học của vật liệu thay đổi Ví dụ α,Fe có từ tính, hòa tan rất ít cacbon ( tối đa là 0,02% ) khi chuyển sang γ.Fe trở nên không có từ tính và hòa tan rất nhiều cacbon ( tới 2,14%) 1.2 Kim loại nguyên chất & hợp kim 1.2.1 Kim loại nguyên chất Kim loại nguyên chất với hàm ý trong thành phần hoá học của chúng chỉ gồm một nguyên tố và chỉ được... những chất độc lập có thành phần không biến đổi, chúng tham gia tạo nên tất cả các pha của hệ Thông thường các cấu tử của hệ chính là các nguyên tố hóa học cấu tạo nên hợp kim Khi các nguyên tố tạo nên hợp chất hóa học ổn định, lúc đó có thể coi hợp chất hóa học này là một cấu tử Cần chú ý, các cấu tử không thể biến đổi lẫn cho nhau, song có thể chuyển từ pha này sang pha khác 1.2.4 Các dạng cấu tạo của... hiện được bằng sóng siêu âm hoặc rung cơ học Thực chất của phương pháp công nghệ này là thông qua rung động nước thép để bẻ gẫy những tinh thể nhánh cây thành nhiều mầm tinh thể mới 1.3.5 Đặc điểm cấu tạo tổ chức thỏi đúc Cấu tạo tinh thể, khuyết tật và tạp chất trong thỏi đúc và vật đúc có ảnh hưởng rất lớn tới cơ tính và tính gia công biến dạng dẻo của kim loại Vật đúc trong sản xuất rất đa dạng về... kính hiển vi (c) Nếu vật tinh thể gồm rất nhiều đơn tinh thể gắn kết với nhau gọi là đa tinh thể (hình 114b) trong đó mỗi đơn tinh thể được gọi là hạt tinh thể Dưới kính hiển vi hạt tinh thể được phân cách bởi các đường phân giới hạt như hình 1.15 Phương mạng giữa các hạt tinh thể lệch nhau những góc lớn hơn 100 nên biên giới hạt còn được gọi là biên giới góc lớn Phần lớn vật liệu kỹ thuật là những... 1.2.4.3 Hỗn hợp cơ học Tổ chức của hợp kim có thể gồm các trạng thái tổ chức sau: 1 Hợp kim chỉ có một pha hoặc là dung dịch rắn hoặc pha trung gian Trường hợp sau ít xảy ra và nếu có thì hợp kim như vậy cũng không sử dụng được 2 Hợp kim gồm hai hoặc nhiều pha: hoặc hai dung dịch rắn hoặc một dung dịch rắn và một pha trung gian Trong trường hợp đó ta nói là hợp kim có tổ chức hỗn hợp cơ học Ngoài ra cũng... Hình 1.27 Tinh thể nhánh cây tìm được trong thỏi đúc 1.3.4 Độ lớn của hạt tinh thể 1.3.4.1 Khái niệm độ hạt tinh thể Độ lớn hạt kim loại loại sau kết tinh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng vật liệu Độ hạt có thể đánh giá bằng một trong những đại lượng sau: (1) Số lượng hạt tinh thể N quan sát được trên một đơn vị diện tích; (2) Diện tích mặt cắt trung bình S (mm2) của một hạt; Giữa N và S... gồm một nguyên tố và chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết Trong thực tế rất khó có kim loại hoàn toàn nguyên chất hay nói khác đi là hàm lượng tạp chất là 0% 1.2.2 Hợp kim Hợp kim là vật liệu gồm hai hay nhiều nguyên tố và mang tính chất kim loại Nguyên tố chủ yếu trong hợp kim là kim loại Hợp kim mang tính chất của kim loại Hợp kim được chế tạo bằng phương pháp nấu chảy truyền thống,... đúng bằng công thức hoá học + Về tính chất: pha trung gian thường có nhiệt độ nóng chảy cao, độ cứng và độ giòn cao Ví dụ: trong hợp kim sắt - cacbon, khi hàm lượng cacbon thấp có thể hình thành các dung dịch rắn xen kẽ là ferit mạng K8 và austenit mạng K12, nhưng khi hàm lượng cacbon lớn, ngoài pha dung dịch rắn còn có thể hình thành pha trung gian xêmentit có công thức hoá học là Fe3C có kiểu mạng... 12 Thế nào là tính thù hình, dạng thù hình Chuyển biến thù hình? chỉ ra các dạng thù hình của sắt 13 Trình bày các dạng khuyết tật điểm thường gặp, ảnh hưởng của khuyết tật điểm tới tính chất gì của vật liệu kim loại 14 Trình bày khái niệm đơn & đa tinh thể, Biên giới hạt được xếp vào loại khuyết tật nào của cấu trúc tinh thể 15 Trình bày khái niệm lệch biên, mật độ lệch là gì? 16 Thế nào là sự kết . HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN VẬT LIỆU & CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU Tập bài giảng VẬT LIỆU HỌC DÙNG CHO LỚP CƠ ĐIỆN TỬ KHÓA 7 Hà nội 2010 1 Chương 1 CƠ SỞ VỀ VẬT LIỆU 1.1 Những. vật liệu. 1.1.1.Khái niệm về vật liệu. Vật liệu là tất cả những vật rắn con người sử dụng phục vụ cho cuộc sống của minh, do vậy vật liệu là yếu tố đầu tiên con người cần để xây dựng cơ sở vật. có thể đến nhóm vật liệu thứ tư rất quan trong đó là vật liệu Composit. Đây là sự kết hợp hai hay nhiều loại vật liệu với tính chất đặc trưng khác hẳn nhau để được một loại vật liệu mới với tổ

Ngày đăng: 06/04/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan