đề tài thiết bị từ trị liệu tần số thấp m310

56 509 0
đề tài thiết bị từ trị liệu tần số thấp m310

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ TỪ TRƯỜNG TRONG ĐIỀU TRỊ Cơ thể sống là một môi trường có thành phần cấu trúc rất phức tạp, trên cơ sở của những tác dụng cơ bản thì từ trường có thể gây ra các tác dụng sinh lý đối với cơ thể sống. Từ trường là một tác nhân vật lý mang năng lượng và thông tin đối với cơ thể sống nào đó. Khi tương tác với hệ thống sống tuỳ theo bản chất vật lý cụ thể mà tác nhân vật lý này có thể làm thay đổi phân bố điện tích, thay đổi tính thấm màng, dẫn tới thay đổi chức năng hoạt động, cấu trúc hệ thống sống, thay đổi trạng thái của từng cơ quan trong toàn bộ cơ thể sống. Từ trường có thể gây ra nhiều tác dụng, tuy nhiên ta có thể khai thác những tác dụng có lợi trong việc điều trị và hạn chế những tác dụng có hại cho cơ thể sống. Việc ứng dụng các tác dụng có lợi của từ trường vào điều trị được gọi là phương pháp từ trị liệu. 1. Đặt điểm chung của tương tác từ trường – cơ thể 1.1. Khái quát về từ trường 1.1.1. Định nghĩa Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ như nam châm. Ở đây, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các từ trường tần số thấp. Các trường điện từ khác nhau chủ yếu ở tần số, sau nữa mới đến các đặc trưng khác (ví dụ cường độ). 1.1.2. Đơn vị đo 1 Để đặc trưng định lượng cho từ trường về mặt tác dụng, người ta dùng khái niệm cường độ. Ví dụ cường độ từ trường H. Vì từ trường còn có đặc trưng cảm ứng (sinh ra các trường cảm ứng khi nó biến thiên theo không gian hoặc thời gian), người ta thường dung khái niệm cảm ứng từ B. Giữa B và H có mối liên hệ như sau: B = µµ 0 H trong đó µ 0 là độ từ thẩm chân không, µ là độ từ thẩm tương đối của môi trường (đối với chân không). Đơn vị của H trong hệ quốc tế SI là Ampere/meter (A/m), còn trong hệ vật lý CGS (centimetre-gram-second system) là Oested (Oe), trong đó: 1 Oe = 79,6 A/m hay 1 A/m = 0,013 Oe Trong hệ SI, B có đơn vị tesla (T), còn trong hệ quốc tế là Gauss (Gs), với tương quan định lượng: 1 T = 10 4 Gs Nếu xét trong không khí, về mặt giá trị, ta có sự tương đương như sau: 1 mT ~ 10 Oe ~ 10 Gs ~ 796 A/m Trong thực tế lâm sàn, thường người ta dùng đơn vị mT để đặc trưng độ lớn của từ trường cho tiện lợi, vì từ trường điều trị thường có độ lớn khoảng vài chục mT. 1.1.3 Đo lường Độ chính xác nhỏ nhất đối với phép đo từ trường đến nay (2013) thực hiện được là cỡ atto tesla (10 −18 tesla); từ trường lớn nhất tạo ra được trong phòng thí nghiệm tồn tại trong thời gian rất ngắn (nam châm điện bị phá hủy) là cỡ 2,8 kT (viện VNIIEF ở Sarov, Nga, 1998), trong khi từ trường lớn nhất tồn tại 2 trong thời gian ngắn (nam châm điện không bị phá hủy) có độ lớn xấp xỉ 100 T (phòng thí nghiệm Los Alamos, Hoa Kỳ, 2011). Từ trường của một số thiên thể như sao từ cao hơn rất nhiều; độ lớn từ 0,1 đến 100 GT (10 8 đến 10 11 T). Từ kế là thiết bị dùng để đo hướng và độ lớn từ trường cục bộ lân cận với thiết bị. Dựa trên nguyên lý hoạt động có các loại từ kế như sử dụng lõi quay, từ kế Hall, từ kế cộng hưởng từ, từ kếSQUID, và la bàn từ thông. Từ trường của các thiên thể trong vũ trụ được đo thông qua ảnh hưởng của nó lên các hạt điện tích chuyển động. Ví dụ, electron chuyển động xoắn ốc trên đường sức từ phát ra bức xạ đồng bộ trong miền sóng vô tuyến. 1.1.4 Đường sức từ Đường sức từ là những đường biểu diễn hình dạng của từ trường. Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ sẽ dày, từ trường yếu thì đường sức từ thưa. Công việc vẽ bản đồ từ trường của một vật là đơn giản về nguyên lý. Đầu tiên, đo độ lớn và hướng của từ trường tại rất nhiều vị trí trong không gian. Sau đó đánh dấu mỗi vị trí bằng một mũi tên (hay vectơ) chỉ theo hướng của từ trường cục bộ và độ lớn tỉ lệ với độ lớn của từ trường tại điểm đó. Có một số cách nhằm thể hiện các đường sức từ. Ví dụ, khi rắc các mạt sắt lên một tờ giấy trên thanh nam châm thì các chúng sẽ sắp xếp theo hình dáng thể hiện các “đường sức”. 3 Hình 1.1 Đường sức cũng là một công cụ để miêu tả lực từ. Trong vật liệu sắt từ như sắt và trong plasma, lực từ có thể được hiểu như là những đường sức tác dụng một lực kéo (giống như kéo/thả dây cao su) dọc theo chiều dài, và áp suất vuông góc với các đường đó lên những đường lân cận. 1.1.5. Phân loại Theo xuất xứ: tự nhiên, nhân tạo, sinh thể Theo sự thay đổi theo thời gian: cố định, biến thiên, xung… Theo sự thay đổi trong không gian: đồng nhất, không đồng nhất Theo cường độ từ trường: yếu (<10Gs), trung bình (10 - 500Gs), mạnh (500 - 2000Gs), rất mạnh (>2000Gs). 1.2. Đặc điểm tương tác Có thể nêu ra các đặc điểm sau, đặc trưng cho tương tác giữa từ trường và cơ thể: - Tác dụng của từ trường lên cơ thể là đa dạng, đồng thời lên nhiều hệ chức năng khác nhau, tạo nên sự kết năng giữa các tác dụng riêng lẻ. 4 - Các cá thể khác nhau, các cơ quan khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với từ trường, đó là đặc tính cá thể của từ trường. - Tác dụng chỉnh lý điều hòa, hoạt hóa hay ức chế của trường tùy thuộc vào trạng thái ban đầu của đối tượng tác dụng. Đó là đặc trưng thông tin (thông tin điều khiển) của tác dụng. - Tác dụng lên các quá trình sống mang tính chất nhịp. Điều này là dễ hiểu nếu chú ý tới đặc tính thông tin nêu trên. Từ trường đóng vai trò nguồn thông tin điều khiển chủ yếu qua tác dụng lên hệ điều hòa thần kinh-thể dịch, và hệ điều hòa này, về bản chất là có tính chất nhịp, đặc biệt là nhịp 24 giờ. - Tác dụng phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của từ trường như tần số, cường độ, dạng xung và thời gian tác dụng. - Tác dụng phụ thuộc vào môi trường, đặc biệt là các điều kiện ánh sang, trường địa từ địa phương, ồn từ thành phố. - Tác dụng phụ thuộc vào trạng thái chức năng của đối tượng tác động như tính chất điện từ của mô, vi tuần hoàn, cường độ chuyển hóa, trạng thái thần kinh-thể dịch. - Tác dụng có tính chất lượng tử với sự tồn tại các ngưỡng tác dụng, các hiện tượng cộng hưởng. - Tác dụng có tính chất tồn lưu, với hiệu quả có thể còn kéo dài sau tác dụng. - Trường xung có tác dụng rõ rệt hơn các trường không đổi. Điều này là dễ hiểu cả trên phương diện vật lý (các định luật cảm ứng điện từ) lẫn phương diện sinh học (đặc trưng thông tin của tác dụng). Tóm lại, từ trường có đặc trưng thông tin khi tác dụng lên cơ thể và tác động cuối cùng hoàn toàn tùy thuộc vào cá đặc trưng vật lý của trường và các đặc điểm sinh lý của đối tượng. 5 2. Phương pháp từ trị liệu 2.1. Khái quát Từ trường trị liệu là phương pháp áp dụng các tác dụng của từ trường đối với cơ thể sống thông qua các thiết bị từ trị liệu nhằm điều trị và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Về cơ bản, các tác dụng từ trường trị liệu đều có chung cơ chế tương tác giữa từ trường và cơ thể sống. 2.2. Cơ chế tương tác từ trường và cơ thể sống 2.2.1. Cơ chế vật lý Từ trường chỉ có tác dụng lên cơ thể thông qua các hiệu ứng vật lý cấp, các hiệu ứng này tùy thuộc vào đặc trưng của từ trường về mặt độ lớn. Về cường độ từ trường, ta có các hiệu ứng sau: 2.2.1.1. Hiệu ứng từ thủy động Khi các chất lỏng dẫn điện chuyển động vuông góc với một từ trường, theo định luật cảm ứng điện từ, các dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong lòng chất lỏng. Tương tác Lorentz giữa từ trường ngoài và các dòng cảm ứng đó sẽ sinh ra lực ma sát cản trở chuyển động của chất lỏng. Áp dụng cho các chất lỏng sinh lý, đặc biệt là dòng máu trong động mạch, tốc độ dòng máu sẽ giảm dưới tác dụng của từ trường. Tuy nhiên, sự cản trở nếu có, chỉ xuất hiện dưới tác dụng của các trường cường độ rất lớn. Ví dụ, tốc độ dòng máu sẽ giảm 25% nếu từ trường ngoài có độ lớn 10 T. 2.2.1.2. Hiệu ứng định hướng Nói chung các đại phân tử sinh học trong cơ thể đều có tính dị hướng từ, trong đó các đại phân tử có chức năng sinh lý quan trọng như enzyme, các thụ quan, … Dưới tác dụng của từ trường, chúng sẽ khuếch tán trong dung dịch và định hướng lại. Ở mức độ cao, quá trình này sẽ dẫn tới những thay đổi sinh học 6 vĩ mô. Nhưng những tính toán đã chỉ ra rằng, sự định hướng chỉ rõ rệt khi trường tác động đến các đối tượng chứa nhiều chất sắc từ như bồ câu, cá mập và một số động vật có xương sống bậc thấp khác; và cảm ứng từ phải nằm trong giới hạn 1-10T. 2.2.1.3. Hiệu ứng tinh thể lỏng Sự định hướng như trên không dẫn tới những thay đổi cấu trúc nội tại của các yếu tố định hướng lại. Sự việc sẽ khác đi nếu xét đến cấu trúc tinh thể lỏng của các màng sinh học, đặc biệt là màng tế bào, nơi được xem là đích tác động của nhiều tác nhân hóa học, vật lý và sinh học. Ở cấu trúc này có các domen (vùng phân tử) với sự định hướng ưu tiên của các phân tử. Bình thường do chuyển động nhiệt, các domen định hướng hoàn toàn hỗn loạn. Khi có từ trường ngoài, các domen sẽ sắp xếp lại theo hướng của từ trường, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và tính chất của hệ tinh thể lỏng. Điều này sẽ làm cho các quá trình vận chuyển chất, năng lượng và thông tin bị tác động, dòng thông tin qua màng và giữa các tế bào có thể bị ảnh hưởng, … Những nghiên cứu trên màng mô hình đã chỉ ra rằng, trường 0,8T song song với màng lipid kép làm tăng độ dẫn ion 50%; trường 1,3T tăng 40% sự khuếch tán các phân tử hợp chất qua màng đa lớp. Các nhà khoa học thống nhất rằng, hiệu ứng này có vai trò chính với những trường 0,1-1T. 2.2.1.4. Hiệu ứng tập trung Hiệu ứng này đặc trưng cho tác dụng của từ trường không đồng nhất. Trường không đồng nhất có cường độ khác nhau ở các vùng khác nhau, dẫn đến sự tập trung khác nhau các phân tử ở từng vùng. Nếu đó lại là phân tử có vai trò sinh học quan trọng (enzyme, cơ chất, …), các phản ứng hóa sinh và các quá trình sinh lý sẽ chịu ảnh hưởng. Với protid và các chất có trọng lượng phân tử lớn, sự thay đổi là không đáng kể, đặc biệt khi trường ngoài có cường độ không đủ lớn. 7 2.2.1.5. Hiệu ứng từ - spin Các nhà khoa học Swenberg của Đại học New York và Burachenco ở Novosibirsk đã chỉ ra rằng, với các phản ứng hóa sinh trải qua giai đoạn có sự tham gia của các hạt thuận từ (các gốc tự do, các phân tử triplet, các ion thuận từ của kim loại), từ trường có thể tác động qua hiệu ứng từ spin. Từ trường có thể làm thay đổi tốc độ chuyển dời giữa các trạng thái spin của các hạt thuận từ, do đó làm thay đổi động học các phản ứng hóa sinh. 2.2.1.6. Các hiệu ứng tập thể quy mô rộng Để giải thích tác dụng của trường điện từ nói chung và từ trường nói riêng lên các dòng ion qua màng và dọc màng, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra lý thuyết các hiện tượng tập thể quy mô rộng (long-range cooperative events theory). Theo lý thuyết này, các tín hiệu điện từ yếu sẽ được các protein xoắn ốc (helical) trong màng tiếp nhận. Các tín hiệu này sẽ kích thích sinh ra các sóng soliton Davydov-Scott, một kiểu dao động phi tuyến của các protein nhận tín hiệu (Adey, 1990). Soliton có thể xem như một trạng thái dao động được lan truyền dọc màng nhờ tương tác giữa các hợp phần điện của các đại phân tử bề mặt màng. Trạng thái dao động này sinh ra các giả hạt (quasiparticle) chạy qua các vòng amide bội ba của phân tử protein. Các soliton này không chịu tác động của các dao động ngẫu nhiên của các hạt chúng chạy qua và thậm chí của các soliton khác. Và như vậy tập hợp các nguyên tử thực hiện việc trao đổi năng lượng điện và năng lượng dao động trong quá trình sinh các giả hạt và các sóng dao động, có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc xử lý và truyền các thông tin nhận được vào nội bào, trong việc tàng trữ và trao đổi năng lượng,… 2.2.1.7. Các hiệu ứng địa phương Cũng nhằm giải thích tác dụng của từ trường lên các dòng ion có vai trò sống còn trong hoạt động sống ở mức tế bào như dòng Na+, K+, hay Ca+, một số nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết tác dụng địa phương với hai mô hình sau: 8 2.2.1.7.1. Vi điện di các ligand mang điện Dưới tác dụng của điện từ trường hiệu dụng (tổng hợp của từ trường ngoài và trường sinh lý địa phương), các ligand mang điện sẽ chuyển động theo các đường sức dưới tác dụng của các lực cảm ứng điện từ Lorentz. Điều đó sẽ làm nhiễu loạn năng lượng liên kết giữa ligand và thụ quan cũng như hằng số tốc độ của các phản ứng điện hóa. 2.2.1.7.2. Các hiệu ứng cộng hưởng a. Cộng hưởng từ Theo định luật cảm ứng điện từ, một vật dẫn chiều dài l chuyển động với vận tốc v trong trường có cảm ứng từ B sẽ nhận được một năng lượng : E = Bvl gọi là năng lượng từ. Nếu năng lượng từ này đúng bằng năng lượng hấp dẫn của vật dẫn E = mc 2 , ta sẽ có hiện tượng cộng hưởng từ. Tóm lại, với hiệu ứng cộng hưởng từ ta có : mc 2 = Bvl Dựa vào hệ thức trên, Jacobson tính toán giá trị cảm ứng cộng hưởng từ cho một số loại nucleotide như adenine, guanine, cytosine, và một số globulin miễn dịch. Nói chung chúng xấp xỉ giá trị của từ trường sinh lý (10 -7 G). b. Cộng hưởng cyclotron Giả thuyết về cộng hưởng cyclotron được McLeod và Liboff đưa ra nhằm giải thích tác dụng của từ trường ngoài lên các ion ở mặt ngoài màng tế bào, chủ yếu là với ion canxi điện tích +2. Dưới tác dụng của từ trường trái đất B 0 , một ion có khối lượng m và điện tích q sẽ dao động với tần số : 9 Ω 0 = qB 0 /m được gọi là tần số cyclotron. Nếu trường ngoài tác động hệ màng có tần số đúng bằng tần số cộng hưởng cyclotron, năng lượng của nó sẽ được cung cấp để ion có thể chuyển động theo các kênh qua màng một cách dễ dàng. Khi đó tính thấm của màng thay đổi và quá trình vận chuyển vật chất, năng lượng và thông tin được hoạt hóa, dẫn tới những thay đổi toàn bộ ở tế bào. Ion Ca ++ , vừa là ion điều phối tính thấm màng, vừa là chất truyền tin thứ hai, được quan tâm trước hết. Tần số cộng hưởng của nó là 17,6 Hz. Tính đúng đắn của giả thuyết đã được khẳng định khi các nghiên cứu cho thấy từ trường 16 Hz cho đáp ứng sinh lý cực đại, trong khi ở vùng tần số lân cận, hiệu ứng giảm đi rất nhanh và có thể biến mất (Rozek và Liboff, 1987). c. Cộng hưởng Shumann Từ 1971, Konig đã nêu giả thuyết cộng hưởng Shumann để giải thích cơ chế tác động của trường điện từ yếu lên hành vi, tính cách và quá trình tâm- sinh lý con người. Theo lý thuyết này, một trường tần số cực thấp có khả năng lan truyền trong ống dẫn sóng trái đất – tầng ion khí quyển với độ tản mát không đáng kể. Ở vùng thấp hơn trong dải tần thấp, khi bước sóng đạt tới chu vi trái đất, một hiện tượng duy nhất sẽ xảy ra : cộng hưởng Shumann với các cực đại nằm ở 7.8, 14.1, 20.3, 26.4 và 32.5 Hz. Các giá trị này thay đổi theo điều kiện địa lý và điều kiện thời tiết. Tác động của cộng hưởng Shumann lên hành vi con người được giải thích trên cơ sở sự giống nhau giữa các dạng sóng này và các dạng EEG của não người. Ví dụ tần số Shumann khi thời tiết tốt là 8-10 Hz phù hợp với hoạt tính sóng alpha của người , còn tần số cộng hưởng thời tiết xấu 4 Hz có tần số cùng với hoạt tính delta của não bộ. Sự tương đồng đó khiến các tín hiệu ngoài được các hệ nhận tin của cơ thể chấp nhận và gây ra các biến đổi chức năng tiếp sau. 10 [...]... nhất định Và việc ứng dụng của từ trường vào trị liệu được thể hiện rất rõ nét qua các thiết bị từ trị liệu Và 27 sau đây chúng ta sẽ cùng khảo sát một thiết bị nổi trội với nhiều tính năng điều trị - đó là thiết bị Từ trị liệu tần số thấp M310 28 Chương II KHẢO SÁT THIẾT BỊ TỪ TRỊ LIỆU TẦN SỐ THẤP M310 1 Đặc điểm chính của máy 1.1 Giới thiệu và mô tả thiết bị Từ trường điều trị (magnetotherapy) là một... (magnetotherapy) là một trong những phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc Phương pháp này bắt đầu nghiên cứu ở VN vào năm 1980 tại Viện Quân y 108 Năm 1991, Phân viện Vật lý Y Sinh học bắt đầu chế tạo và đưa thiết bị từ trị liệu vào ứng dụng Thiết bị từ trường điều trị M310thiết bị thế hệ thứ 7 Sóng từ trường với các thông số phù hợp phát ra từ thiết bị sẽ tác động lên cơ thể bệnh nhân gây ra các... bệnh Từ trường còn có tác dụng đưa các ion canxy tới xương bị gãy, làm xương chóng hồi phục, hoặc có thể lấy canxy khỏi các khớp xương bị viêm, bị đau Ngoài ra, từ trường còn giúp cân bằng độ pH, điều hòa sự sản xuất hormone từ các tuyến nội tiết… *Mô tả thiết bị: Thiết bị gồm: 01 máy chính; 01 dây nguồn; 02 cặp từ cực dẹt, 01 cặp từ cực tròn kèm dây nối từ thân máy ra từ cực Hình 2.1 29 Mặt thiết bị M310. .. xương Nhưng vì đang nghiên cứu về máy từ trị liệu tần số thấp nên chúng ta chỉ chú trọng vào phương pháp cảm ứng điện từ Phương pháp cảm ứng điện từ tần số cực thấp đang được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay Với một hoặc hai cuộn dây cảm ứng đặt trên vùng xương gãy, khi cho dòng điện xung chạy cuộn dây, một điện từ trường xung sẽ được tạo ra và do sự cảm ứng điện từ, nó sẽ gây ra trên vật dẫn điện là... động: Nhiệt độ 10oC đến 40oC Độ ẩm: < 80% 1.3 đồ cấu tạo thiết bị 32 TỪ CỰC KHỐI KHUẾCH ĐẠI KHỐI NGUỒN BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM KHỐI ĐIỀU KHIỂN đồ 2.1 Cấu tạo thiết bị Thiết bị bao gồm 5 khối: • Khối nguồn • Khối xử lý trung tâm • Khối điều khiển • Khối khuếch đại 33 KHỐI HIỂN THỊ • Khối hiển thị • Từ cực 2 Nguyên lý chung của máy từ trị liệu M310 2.1 Nguyên lý chung Khối nguồn cấp điện cho hai khối... Hình 2.5 Bên hông thiết bị có 3 lỗ cắm dây nối với từ cực và 2 cầu chì đảm bảo an toàn cho từ cực, phía trên là công tắc nguồn Hình 2.6 Phía sau thiết bị là cầu chì máy chính và lỗ cắm dây nguồn Hình 2.7 1.2 Thông số kỹ thuật • Công suất tiêu thụ: 300W • Điều khiển: vi xử lý 31 • • • • • • • • • •   Số từ cực: 1 cặp tròn, 2 cặp dẹt 5 tấn số kích thích: 8; 16; 36; 60; 72 Hz Cường độ từ trường: Tròn:... cũng đều nhạy cảm với từ trường, đặc biệt là từ trường ELF (Extremely low frequency – tần số cực thấp, nhỏ hơn 300 Hz), Trường có tác động tích cựa nhất lên vùng dưới đồi, mà hiệu quả là đồng bộ hóa hoạt động các tế bào chế tiết, điều hòa chức năng chế tiết thần kinh, điều hòa hoạt động của các nhân đặc hiệu 18 Akimova Y M M và Novikova T A (1988) đã nghiên cứu tác dụng của từ trường yếu tần số thấp. .. từ trường phát/không phát Hình 2.2 Cụm chỉnh tần số gồm 1 nút chỉnh và 5 đèn LED hiển thị đại diện cho 5 tần số 8, 16, 36, 60, 72 Hz Hình 2.3 Cụm chỉnh cường độ từ trường gồm 2 núm xoay (biến 30 trở) và 2 ô LED 7 đoạn điều chỉnh và hiển thị cường độ từ trường từng đầu ra (kênh) riêng biệt Hình 2.4 Cụm chỉnh thời gian gồm 2 nút tăng giảm thời gian điều trị và 1 ô LED 7 đoạn hiển thị thời gian điều trị. .. thông qua việc điều chỉnh các chế độ tần số, thời gian và cường độ, tín hiệu sẽ được truyền đến khối xử lý trung tâm Từ khối xử lý, tín hiệu sẽ được xử lý về: thời gian, tần số và cường độ và tiếp tục được truyền đến khối khuếch đại và hiển thị Tại khối khuếch đại, tín hiệu sẽ được khếch đại đủ lớn để cung cấp cho các từ cực phát từ trường theo các thông số đã thiết lập từ khối điều khiển Tương tự, khối... tâm thần 2.3.3.1 Kích thích từ xuyên sọ trên thế giới Phương pháp kích thích từ xuyên sọ hiện đại bắt nguồn từ các nghiên cứu lý thuyết của Penfield và Jasper trong thập niên 1950 Năm 1985, nhà vật lý y học Anthony Barker và đồng sự tại Đại học Sheffield nước Anh chế được một thiết bị điện từ trường xung đủ mạnh để tạo ra dòng điện trong tủy sống Họ thấy ngay rằng, thiết bị cũng có thể kích thích não . pháp từ trị liệu 2.1. Khái quát Từ trường trị liệu là phương pháp áp dụng các tác dụng của từ trường đối với cơ thể sống thông qua các thiết bị từ trị liệu nhằm điều trị và hỗ trợ điều trị cho. cơ bản, các tác dụng từ trường trị liệu đều có chung cơ chế tương tác giữa từ trường và cơ thể sống. 2.2. Cơ chế tương tác từ trường và cơ thể sống 2.2.1. Cơ chế vật lý Từ trường chỉ có tác. số thiên thể như sao từ cao hơn rất nhiều; độ lớn từ 0,1 đến 100 GT (10 8 đến 10 11 T). Từ kế là thiết bị dùng để đo hướng và độ lớn từ trường cục bộ lân cận với thiết bị. Dựa trên nguyên

Ngày đăng: 05/04/2014, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan