Kỹ năng cơ bản trong tổ chức quản lý trò chơi

9 755 0
Kỹ năng cơ bản trong tổ chức quản lý trò chơi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năng Quản Trò 1.Quản trò là gì ? Là người trực tiếp hướng dẫn, tổ chứcquản trò chơi do chính họ bày ra cho 1 tập thể tham gia. 2.Quản trò là công việc như thế nào ? _ Đó là 1 công việc mang tính khoa học : Luôn tìm hiểu những điều sau trước khi lên quản trò bằng công thức 5W - 1H Who : Tổ chức trò chơi cho ai (Cho con nít hay cho Thanh niên) When : Khi nào tổ chức (Sáng, trưa, chiều, tối v.v.) Where : Tổ chức ở đâu (Ngoài sân hay trong hội trường) What : Tổ chức cái gì (Chọn lọc ra trò chơi sẽ tổ chức để phù hợp với Who, When, Where) Why : Tại sao phải tổ chức (Giáo dục được những gì từ trò chơi, tổ chức ra sẽ hiệu quả ko?) How : Tổ chức như thế nào (Đối với Who, When, Where, What mình phải dung hòa làm sao để tổ chức như thế nào cho phù hợp những đối tượng trên) VD : Who : Thanh niên các trường THPT (Đây là dạng thanh niên giáo dục ) When : Tổ chức vào buổi sáng (Đa số giờ này mọi người còn mệt chưa tỉnh hẵn giấc ngủ) Where : Hội trường (Chắc chắn là micro sẽ tốt hơn cho người quản trò) What : Tổ chức trò chơi sân khấu (Hô đáp băng reo, hát sinh hoạt tập thể) Why : Nhằm tạo cho thanh niên môi trường lành mạnh để tham gia sinh hoạt Đoàn (Cần đưa những trò chơi mang tính giáo dục nhẹ nhàng đến với các bạn Thanh niên) How : Quản trò phải vui tươi và cần phải tạo được không khí ngay khi bắt đầu (Bằng một điệu nhạc sôi động hay đơn giản là câu 1 băng reo vui nhộn thậm chí là 1 mẫu chuyện cười) _ Quản trò là 1 công việc tính nghệ thuật : Nếu việc quản trò là 1 nghệ thuật thì chính quản trò là 1 nghệ sĩ Nói chung : Quản trò luôn tìm tòi và sáng tạo những phong cách, những thái độ, hành vi ứng xử lẫn kinh nghiệm để thể bản lĩnh khi đứng trước 1 đám đông tham gia trò chơi. _ Hãy luôn là 1 ng điều hành trò chơi cũng như là 1 nghệ sĩ vì thiếu 1 trong 2 cái điều ko tạo đc ấn tượng của ng chơi từ phía quản trò. 3. Những đức tính cần của 1 người quản trò và cách rèn luyện : _ Cởi mở, hoạt bát => Trong đời sống hàng ngày cũng cần phải như vậy. _ Công bằng và ăn nói khéo léo => Luôn công bằng trong cuộc sống và đặt biệt phải nói khéo sao cho ng thua cuộc cũng phải hài lòng. _ Khiêm tốn => Đừng bao giờ tưởng tượng khi lên quản trò cũng giống như là ca sĩ nên phải điệu đà thật nhiều như thế sẽ phản tác dụng, hãy lên đứng trước đám đông 1 cách giản dị nhất để tạo sự gần gũi đối với người chơi. _học hỏi sáng tạo => Bước đầu thể học lóm phong cách của những ng quản trò khác nhau để từ đó chọn lọc và tạo nên phong cách của riêng mình. _ khiếu về ăn nói => Tập nói chuyện trước bạn bè những câu chuyện nhỏ vui vui nhưng giáo dục để áp dụng vào trò chơi cũng như cách ăn nói vui vẻ và giọng nói dễ gây cười. _ Nghiên cứu nhiều về xã hội => Phải nghiên cứu xem từ con nít 6 tuổi đến người lớn 60 tuổi hiện nay đang thích những gì để khi áp dụng vào trò chơi người ta liền thể bị gây cười. 4.Những điều cần tránh : _ Sự nóng nảy _ Ăn nói tầm xàm không liên quan gì đến trò chơi và mục đích chơi. _ Phổ biến trò chơi dài dòng lê thê không súc tích. _ Nói nhỏ nhẹ không gây chú ý _Không biết gút kinh nghiệm mỗi khi tham gia quản trò xong. _ Chê bai những quản trò khác. 5. Các bước thực hiện trò chơi: _ Ổn định trật tự (Bằng một điệu bộ gây chú ý hay 1 câu hát hoặc băng reo) _ Phổ biến trò chơi (Cần nghiên cứu cách phổ biến từng trò chơi sao cho ngắn gọn và súc tích dễ hiểu) _ Chơi nháp (Cực kì quan trọng để khi tham gia chơi thật cho tốt và thú vị) _Bắt đầu vào trò chơi _ Trò chơi phạt những người thua (Lưu ý phạt người chơi cũng phải những trò chơi giáo dục nhẹ nhàng ) _ Kết thúc trò chơi Kỹ năng tổ chức Trò chơi lớn - Trong các hoạt động dã ngoại thì được tham dự những trò chơi mà nhất là được tham gia Trò chơi lớn là niềm thích thú của các bạn. Những diễn biến của trò chơi lớn mang lại cho người chơi những vui buồn và thông qua trò chơi thì người tổ chức mong muốn cung cấp những kiến thức về văn hóa lịch sử, truyền thống, kỹ năng sinh hoạt tập thể… Bên cạnh đó, thông qua Trò chơi lớn người tổ chức hiểu thêm về các trại sinh những mặt ưu và khuyết từng người. - Nếu bạn là người đi trại nhiều nhưng chưa một lần được tham dự Trò chơi lớn thì xem như những cuộc trại của bạn sẽ mất đi một phần ý nghĩa và hào hứng. - Trong khi tham gia Trò chơi lớn thì việc được tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc chơi và kiến thức là then chốt, còn lại là những trò chơi vận động, thử thách nhỏ được kịch bản hóa để nêu bật lòng can đảm, trí thông minh, sự khéo léo và nhanh nhạy của các bạn. Người chơi như cuốn vào những trận đánh, hóa thân thành những chiến sĩ giải phóng quân hoặc sẽ đóng vai thành những dũng sĩ tiêu diệt cái ác bảo vệ hòa bình và thế là họ xung trận một cách vô tư, nhiệt tình để rồi những cảm xúc đọng lại sau khi trò chơi kết thúc. - Để tham dự Trò chơi lớn bạn cần phải một vốn kiến thức về lịch sử xã hội. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số kỹ năng sinh hoạt như: morse, sémaphore, mật thư… và các kỹ năng bản khác. - Trò chơi lớn đòi hỏi các bạn tham gia không chỉ ở cá nhân bạn mà còn thử thách ngay chính tính tập thể của đội mà bạn tham gia. Nếu sự đoàn kết nhất trí cao độ trong toàn đội thì sẽ tạo được kết quả như đội mong muốn. Không Trò chơi lớn nào mà đội chiến thắng lại chỉ là một người. TRÒ CHƠI LỚN LÀ THẾ NÀO? - Để thể tổ chức tốt một chương trình Trò chơi lớn thật hấp dẫn, vui tươi thì phải đòi hỏi một số yêu cầu như sau: I. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỈ HUY CHUNG: 1. Phải xác định chủ đề, tên gọi, mục tiêu của Trò chơi lớn: - Chủ đề của Trò chơi lớn thể là: những câu chuyện lịch sử truyền thống, chuyện cổ tích thần thoại, chuyện phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám, khoa học viễn tưởng hay họp bạn… - Tên của Trò chơi lớn phải gắn với chủ đề nhằm giúp người chơi vào vai trong suốt cuộc chơi. Ví dụ như: Đi tìm kho báu của Thần Mặt trời, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hành trình khoa học… - Mục tiêu và yêu cầu của trò chơi là nhằm kiểm tra kỹ năng chuyên môn, giáo dục truyền thống, rèn luyện thể chất và giao lưu giữa các bạn. 2. Phải nắm vững kỹ năng chuyên môn:- Kỹ năng chuyên môn là gì? Là các thuyết được huấn luyện bây giờ ứng dụng cụ thể trong kỳ trại hay Trò chơi lớn. - Người tổ chức Trò chơi lớn giỏi phải là người nắm vững các kỹ năng sinh hoạt tập thể như: truyền tin, mật thư, nút dây, dấu đường, cứu thương… và phải kinh nghiệm trong xử các tình huống trong Trò chơi lớn như: các đội quá khích, đi sai theo lộ trình dự kiến… 3. Phải nắm rõ địa hình, địa thế:- Trò chơi lớn thành công không cũng phụ thuộc nhiều vào việc người thiết kế Trò chơi lớn biết chọn địa điểm sao cho phù hợp với cuộc chơi. Trên từng ngã đường, đồi núi, cây cỏ, sông suối… phải gắn liền với nội dung hoạt động cho phù hợp kịch bản. - Mặt khác người tổ chức phải biết cách vẽ sơ đồ Trò chơi lớn, bản đồ chạy trạm và cách thức di chuyển. Cách di chuyển giữa các trạm ra sao? Hình thức chạy trạm xoay vòng hay cuốn chiếu? Đi cụm hay từng đội riêng biệt? - Để thực hiện tốt việc bố trí trạm qua căn cứ địa hình, bắt buộc người tổ chức phải tham gia tiền trạm. * Ghi chú: “tiền trạm” là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các yếu tố thiên nhiên và con người địa phương. Qua đó tổ chức tốt các hoạt động tại trại. 4. Bố trí lực lượng cho Trò chơi lớn: a. Đối với lực lượng Ban tổ chức: - Phải xác định bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu? - Mỗi trạm bao nhiêu người? đủ sức không? - Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm? - Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao? - Nội dung mỗi trạm làm gì? “Kỷ luật - Thống nhất - Công bằng - Tuyệt đối bí mật” là những nguyên tắc mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành. b. Đối với người tham gia Trò chơi lớn: - Số lượng người chơi là bao nhiêu? - Sự chênh lệch giữa nam – nữ? Điều đó quan trọng không? - Độ tuổi của người tham gia? ảnh hưởng gì không? - Trình độ và mức độ tham gia của các đội? Nếu ta trả lời được những câu hỏi đặt ra thì ta sẽ thiết kế trò chơi vừa sức, không quá khó hay quá dễ. Cuối cùng thể chuẩn bị cho mỗi đội tham gia đặc điểm riêng biệt nhằm dễ nhận biết như nón, áo, thẻ đeo… 5. Xác định thời gian diễn ra Trò chơi lớn: - Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển, trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi. - Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi: ban đêm, khuya, sáng hay chiều. 6. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:- Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết. Nên chăng thêm công tác chăm lo sức khỏe cho người tham gia. Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo. - Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại sự chuẩn bị của các trạm và thể thông báo cho các đội và cá nhân người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước. 7. Xây dựng kịch bản và diễn tiến Trò chơi lớn: Khi đã nắm vững các yêu cầu trên thì công việc cuối cùng là viết kịch bản Trò chơi lớn bao gồm: a. Những vấn đề chung: - Tên trò chơi? Mục đích, yêu cầu? Số lượng tham gia? - Thời gian tiến hành? Nội quy và hiệu lệnh chung? - Biên chế đội? Vật dụng các trạm? b. Diễn biến trò chơi phải tuân theo trình tự như kịch bản: - Trạm xuất phát ở đâu? Kết thúc ở đâu? - Diễn biến chạy trạm? Xoay vòng hay cuốn chiếu? - Ai chịu trách nhiệm điều phối diễn biến trò chơi? Trước khi chơi, người điều phối thể giới thiệu sơ nét về tên gọi và những chặng thử thách cho người chơi. Để tạo sự bất ngờ và thú vị cho người chơi thì toàn bộ kế hoạch Trò chơi lớn phải được giữ bí mật tuyệt đối. II. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA: 1. Phải sức khỏe: Đây là tiêu chuẩn đầu tiên vì Trò chơi lớn đòi hỏi sự vận động tối đa cả về trí tuệ và sức lực, nếu sức khỏe yếu sẽ ảnh hưởng cho đơn vị trong quá trình chơi. 2. Phải kỹ năng: Người chơi phải biết ít nhất một trong những nội dung sinh hoạt tập thể để thực hiện tốt các nội dung tại trạm. Đa số qua các Trò chơi lớn thì lực lượng “ăn theo” dường như đông hơn những bạn chuyên môn. Qua cuộc chơi thì những bạn này cũng sẽ rút ra những kinh nghiệm và bài học cho riêng mình để phấn đấu trong thời gian tới. 3. Phải tính kiên trì, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo và chủ động được thời gian: Đây là vai trò, đức tính của người phụ trách, đội trưởng mỗi đội. 4. Phải trung thực, ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể cao: Đây là nguyên tắc bắt buộc của người tham dự Trò chơi lớn. (Sưu tầm)

Ngày đăng: 04/04/2014, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan