Bài tập tình huống Pháp luật về quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế Đề số 3

5 1.9K 9
Bài tập tình huống Pháp luật về quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế Đề số 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong bản dự thảo chiến lược quảng cáo gửi cho Tập đoàn X, công ty quảng cáo Y có đề xuất dành 60% kinh phí quảng cáo cho giai đoạn quảng cáo ban đầu. Tuy nhiên, bà D, đại diện của Tập đoàn X, lại cho rằng kinh phí nên dành chủ yếu cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp. Nhóm của anh/ chị sẽ xử lý và có quan điểm như thế nào sau khi nghe ý kiến của bà D? Hãy giải thích vì sao nhóm của anh/ chị lại có quan điểm như vậy?

1 Đề Bài tập số 3: Trong bản dự thảo chiến lược quảng cáo gửi cho Tập đoàn X, công ty quảng cáo Y có đề xuất dành 60% kinh phí quảng cáo cho giai đoạn quảng cáo ban đầu. Tuy nhiên, bà D, đại diện của Tập đoàn X, lại cho rằng kinh phí nên dành chủ yếu cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp. Nhóm của anh/ chị sẽ xử lý có quan điểm như thế nào sau khi nghe ý kiến của bà D? Hãy giải thích vì sao nhóm của anh/ chị lại có quan điểm như vậy? MỞ BÀI Với tình huống như đầu bài đã nêu, nhóm chúng em đại diện cho tập đoàn X bảo vệ cho quan điểm của bà D, đó là: kinh phí nên dành chủ yếu cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong mỗi chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp. Để bảo vệ cho quan điểm của bà D, nhóm chúng em xin đưa ra những quan điểm trong bài làm sau. Vì kiến thức còn hạn chế không tránh khỏi sai sót mong thầy cô bổ sung cho bài làm của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO 1. Khái niệm quảng cáo Quảng cáo là việc giới thiệu hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm thu hút gây sự chú ý của khách hàng thông qua các sản phẩm quảng cáo. Quảng cáo có tác động gây sự chú ý, thích thú, đam mê thúc đẩy hành động của người xem quảng cáo. Thông qua đó, khách hàng sẽ biết đến quyết định chọn lựa sản phẩm của các doanh nghiệp. 2. Quảng cáo ban đầu quảng cáo cạnh tranh Căn cứ vào mục đích của quảng cáo thì chúng ta có thể chia quảng cáo làm 3 loại: quảng cáo ban đầu, quảng cáo cạnh tranh quảng cáo củng cố. Có thể thấy giai đoạn quảng cáo ban đầu quảng cáo cạnh tranh là 2 giai đoạn quan trọng trong việc quảng cáo sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. 2 Quảng cáo ban đầu: là quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu bước đầu những thông tin đến với người tiêu dùng về loại hàng hóa, dịch vụ mới hoặc có thể là sản phẩm, dịch vụ đã tồn tại lâu trên thị trường nhưng trước đó chưa từng được quảng cáo. Quảng cáo cạnh tranh: là quảng cáo nhằm mục đích đề cao hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo so với hàng hóa, dịch vụ khác tương tự của hãng khác. Để qua đó thuyết phục người tiêu dùng về tính ưu việt, nổi trội hơn trong sản phẩm của mình. II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Quan điểm đồng tình với ý kiến của bà D Nhóm chúng em đồng tình với quan điểm của bà D là giai đoạn quảng cáo cạnh tranh quan trọng hơn nên dành nhiều kinh phí cho giai đoạn này, bởi những lý do sau: • Thứ nhất, giai đoạn quảng cáo cạnh tranh là giai đoạn quan trọng hơn so với giai đoạn quảng cáo ban đầu. Mục đích của giai đoạn quảng cáo ban đầu là để cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Nó có tác dụng tác động đến người tiêu dùng ở mức biết đến có sự có mặt của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với sản phẩm vừa tung ra thị trường thì quảng cáo ban đầu giúp cho người tiêu dùng biết đến công dụng sự mới mẻ của sản phẩm đó trên thị trường. Tác dụng của giai đoạn quảng cáo ban đầu này chỉ mới dừng lại ở mức độ gây sự chú ý hoặc cũng có thể sẽ gây thích thú với người tiêu dùng. Sự nhận biết hay nhắc nhở về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua giai đoạn quảng cáo ban đầu không đủ tác động đến việc thúc đẩy hành vi là phải mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức. Trên cùng một thị trường luôn phải có sự cạnh tranh thì mới có thể phát triển. Vì vậy, sẽ có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ cùng thị trường được các doanh nghiệp quảng cáo đến người tiêu dùng. Khi đó, sẽ xuất hiện sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lĩnh được thị trường cũng như thu hút được hầu hết người tiêu dùng. Đây chính là lúc quảng cáo cạnh tranh phát huy được tác dụng. Khi có được sự cạnh tranh, doanh nghiệp mới có thể sử dụng những ưu thế trong sản phẩm của mình đánh bại đối thủ cạnh tranh 3 trong thị trường. Trong giai đoạn này, quảng cáo cạnh tranh sẽ đưa ra những thông tin, chi tiết đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác không có. Hay là những ưu điểm về sản phẩm, dịch vụ của mình khắc phục được nhược điểm, thiếu sót của doanh nghiệp kia. Cũng có thể là đưa ra những tiêu chí thu hút người tiêu dùng bằng những hình thức cạnh tranh khác nhau như: đưa ra những ưu đãi cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Như vậy, qua giai đoạn quảnh cáo cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chọn lựa ra những tiêu chí ưu việt trong sản phẩm của mình thúc đẩy tâm lý người tiêu dùng nên chọn sử dụng sản phẩm của mình. Qua đó, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ khẳng định vị thế trong tâm lý người tiêu dùng dẫn đến hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Ta có thể thấy, giai đoạn quảng cáo ban đầu chỉ dừng lại ở mức giới thiệu hoặc nhắc nhở về sản phẩm dịch vụ nhưng giai đoạn quảng cáo cạnh tranh lại chỉ được ra những ưu điểm trong sản phẩm của mình nhược điểm của sản phẩm đối thủ nên giai đoạn quảng cáo cạnh tranh là quan trọng nhất. • Thứ hai, nên dành chủ yếu kinh phí cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh. Giai đoạn quảng cáo cạnh tranh là quan trọng nhất vì thế muốn đạt được hiệu quả tối đa chúng ta phải sử dụng nhiều kinh phí hơn so với các giai đoạn quảng cáo khác. Trong giai đoạn quảng cáo cạnh tranh cần phải chỉ ra được những ưu điểm trong sản phẩm của mình để thuyết phục phải ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của người tiêu dùng những ưu điểm đó nên cần phải đầu tư chú trọng cho hoạt động này. Chiến lược, kế hoạch giới thiệu tính ưu việt của sản phẩm để đánh bại đối thủ cạnh tranh cần được đầu tư chủ yếu để gây sự chú ý, tạo nên đam mê thì mới có thể tác động đến hành động chọn lựa sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Giai đoạn này cần được đầu tư nhiều chi phí không những để tạo dấu ấn cho người tiêu dùng mà còn phải được quảng bá rộng rãi với tần suất xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Như vậy sẽ tạo độ ảnh hưởng sâu tới tâm lý của người tiêu dùng khi quyết định chọn lựa sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên cần dành nhiều kinh phí hơn cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh này. Tóm lại, ý kiến của bà D đối với chiến lược quảng cáo của Tập đoàn X là đúng hợp lý 2. Quan điểm bảo vệ ý kiến của bà D 4 Ngược lại với quan điểm của bà D, công ty quảng cáo Y đưa ra đề suất dành 60% kinh phí quảng cáo cho giai đoạn quảng cáo ban đầu. Giai đoạn quảng cáo ban đầu cũng đóng góp 1 phần quan trọng trong kế hoạch quảng cáo. Vì đây là sự xuất hiện ban đầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của các sản phẩm, dịch vụ. Có thể nói là quảng cáo ban đầu sẽ là ấn tượng ban đầu về sản phẩm trong tâm thức người tiêu dùng. Nếu quảng cáo gây ấn tượng ban đầu không tốt thì sản phẩm sẽ không gây được sự chú ý thậm chí còn bị gây phản cảm cho người tiêu dùng. Nếu quảng cáo gây được sự thích thú ngay từ lần đầu tiên sẽ tạo sự thiện cảm cho người tiêu dùng. Nhưng có rất nhiều những doanh nghiệp khác cùng thị trường đều đưa được những quảng cáo ban đầu ấn tượng đến người tiêu dùng thì sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sẽ bị mờ nhạt đi nhanh chóng bị thay thế. Ấn tượng ban đầu tốt qua quảng cáo ban đầu nhưng ở giai đoạn quảng cáo cạnh tranh lại không đưa ra được những ưu thế trong sản phẩm của mình thì sẽ dễ dàng bị thay thế đánh bại bởi doanh nghiệp đối thủ. Chính vì vậy, giai đoạn quảng cáo cạnh tranh sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường cũng như chiếm lĩnh được sự yêu thích của người tiêu dùng. Như vậy, giai đoạn quảng cáo cạnh tranh chỉ nên sử dụng những phương án quảng cáo chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Với đề xuất của công ty quảng cáo Y là dành 60% kinh phí quảng cáo cho giai đoạn quảng cáo ban đầu là không hợp lý. 60% kinh phí quảng cáosố kinh phí lớn nên dành cho giai đoạn quảng cáo quan trọng nhất đó là giai đoạn quảng cáo cạnh tranh mới có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quảng cáo sản phẩm. Kinh phí bỏ ra để thực hiện trong các giai đoạn quảng cáo phải tỷ lệ thuận với hiệu quả của các giai đoạn đó đạt được. Nếu sử dụng 60% kinh phí quảng cáo vào giai đoạn quảng cáo ban đầu chỉ để người tiêu dùng biết đến hoặc nhắc nhở họ về sản phẩm, dịch vụ của mình là không cần thiết. Sau đó còn 40% kinh phí quảng cáo dành cho 2 giai đoạn là quảng cáo cạnh tranh quảng cáo củng cố sẽ không đủ để đạt hiệu quả tối đa cho 2 giai đoạn này. Trong khi giai đoạn quảng cáo cạnh tranh với mục đích cạnh tranh với các đối thủ khác đưa ra những ưu thế của sản phẩm mà lại chỉ còn ít kinh phí như vậy thì sẽ không thực hiện được mục đích. Với số kinh phí còn lại cũng không thể quảng bá rộng rãi sự ưu việt của sản phẩm của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác dẫn tới hậu quả sản phẩm sẽ bị lãng quên mờ nhạt. Như vậy, cần đầu tư vào giai đoạn quảng cáo cạnh tranh là chủ 5 yếu còn giai đoạn quảng cáo ban đầu nên đầu tư ít nhưng chọn phương pháp quảng cáo hiệu quả. 3. Xử lý tình huống Với tình huống này, sau khi bảo vệ quan điểm ý kiến của bà D thì nhóm chúng em đại diện tập đoàn X đưa ra những lý do như trên để thuyết phục công ty quảng cáo Y bổ sung sửa đổi kế hoạch quảng cáo mới sao cho hợp lý đúng đắn theo ý kiến của bà D để phát triển cho tập đoàn. KẾT LUẬN: Trên đây là quan điểm bảo vệ của nhóm chúng em về ý kiến của bà D là dùng 60% kinh phí quảng cáo cho giai đoạn quảng cáo cạnh tranh hơn là giai đoạn quảng cáo ban đầu. Xin các bạn thầy cô cho ý kiến để bài nhóm của chúng em được đầy đủ hơn.

Ngày đăng: 04/04/2014, 03:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan