Tác dụng của đu đủ trong chữa bệnh nội - ngoại khoa doc

6 402 1
Tác dụng của đu đủ trong chữa bệnh nội - ngoại khoa doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác dụng của đu đủ trong chữa bệnh nội - ngoại khoa Đu đủ còn có tên: Phan qua thụ, Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Cà lào, Phiên mộc. Tên khoa học: Carica papaya L. Họ Đu đủ PAPAYACEAE. Đu đủ là loại cây cao 6 - 7m, thân đứng thẳng, đôi khi có phân nhánh hoặc không phân nhánh, vỏ mang rất nhiều sẹo của cuốn lá; lá chỉ có nhiều ở ngọn; lá chia 6, 7 thuỳ, hình trứng, mép có răng cưa không đều. Lá to, cuống rỗng và dài 30 – 50cm, gân lá hình chân vịt. Hoa màu trắng nhạt hay xanh nhạt mọc ở kẽ lá; hoa thường khác gốc nhưng cũng có những kiểu tạp tính (vừa hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) hoặc đực cùng gốc (đực, lưỡng tính). Hoa cái có tràng nhiều ; hoa đực mọc thành chùm ở kẽ lá. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, cụm hoa cái chỉ có 2 – 3 hoa. Sau một tháng hoa thụ phấn. Lá mang hoa rụng để sẹo lại cây. Quả thịt dày, mọng, ở giữa rỗng, có nhiều hạt hình trứng ở hai lớp vỏ, vỏ trong cuốn màu xạm đen, vỏ ngoài mọng nước, quả hình trứng, to, dài 20 – 30cm, đường kính 15 – 25cm, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Đu đủ không chịu được lạnh mà thích hợp với vùng đất khô xốp, nhiều mùn; rất tốt ở vùng nhiệt đới nhưng không chịu được ngập nước quá 48 giờ. Đu đủ trồng bằng hạt, trồng đại trà bằng cách đào lỗ cách nhau 1 – 2m gieo 3 – 4 hạt cho mỗi lỗ. Đu đủ trồng sau hơn 10 tháng có thể thu hoạch được. Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit; axit hữu cơ, vitamin A, B, C; Protit; 0,9% chất béo; xenlulozơ (0,5%); canxi (35mg); photpho (32mg); magiê; sắt; thiamin; riboflavin. Thành phần bay hơi là các cacbua monoterpen, các dẫn xuất furanic của linalol, isothiocyanat benzyl; các glucozit thơm và glucotropeolin. Đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hoá chất đạm) trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây Đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi quả còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza. Để lấy nhựa (papain thô), dùng dao cắt dọc quả Đu đủ xanh, cho nhựa chảy vào bát sau đó phơi nắng hoặc sấy khô ở 40 – 60oC. Tinh chế papain bằng cách hoà tan papain thô vào nước thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90 độ làm cho papain kết tủa sau đó lọc và sấy khô. Lá Đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của Dương đại hoàng – tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt Đu đủ có glucozit caricin và myrosin. Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hoá các chất thịt. Nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain. Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin: 18g papain trong dung dịch 2‰ trung tính được 10mg gricin là chất độc trong hạt Thầu dầu (bằng 10 liều độc của gricin) 2mg papain trung hòa được 4 liều độc của toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin yết hầu. Papain còn trung hoà được độ độc của ancaloit như 12,5 papain trung tính được một liều độc strychnin bằng 2,5mg. Bộ phận dùng làm thuốc của Đu đủ trong nhân dân và trong tân dược gồm có: Rễ, lá, hoa, hạt và nhựa (papain thô và papain tinh chế). Nó được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hoá do thiếu men tiêu hoá, giúp tiêu hoá tốt chất đạm trong thức ăn. Nhựa và hạt Đu đủ còn là thuốc tẩy giun tốt với nhiều loại giun, trừ giun móc (ankylostome). Đặc biệt có chất cacpain làm chậm nhịp tim, như một digitalin. Hạt Đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết nhiễm trùng, dùng chế môi trường nuôi cấy và thuần nhất đờm. Cần lưu ý: Tác dụng ngừa thai, sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ. Công dụng và liều dùng: Quả Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema… Đu đủ còn dùng trong kỹ nghệ chế bia, thực phẩm… Rễ Đu đủ sắc uống cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận… Hoa Đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với Đường phèn chữa bệnh ho viêm phế quản, khàn tiếng hoặc mất tiếng với người lớn. Với trẻ em dùng 5 – 10 hoa đực sao vàng, cho Đường phèn hấp hoặc chưng trong nồi cơm, uống trong ngày. Khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường dùng Đu đủ xanh để thức ăn mau nhừ. Đu đủ chín là món ăn bổ, giúp sự tiêu hoá các chất thịt, các protein . Tác dụng của đu đủ trong chữa bệnh nội - ngoại khoa Đu đủ còn có tên: Phan qua thụ, Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Cà lào, Phiên mộc. Tên khoa học: Carica papaya L. Họ Đu đủ. Lá Đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của Dương đại hoàng – tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt Đu đủ có glucozit caricin và myrosin. Men papain có tác dụng. ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema… Đu đủ còn dùng trong kỹ nghệ chế bia, thực phẩm… Rễ Đu đủ sắc uống cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận… Hoa Đu đủ đực tươi hoặc phơi

Ngày đăng: 03/04/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan