MẠN ĐÀM TRANH "NGŨ HỔ" TRONG MỸ THUẬT doc

5 418 0
MẠN ĐÀM TRANH "NGŨ HỔ" TRONG MỸ THUẬT doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MẠN ĐÀM TRANH "NGŨ HỔ" Theo luận thuyết Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung đời Tống Trung Quốc): Khai thiên vào hội Tý (Thiên khai ư Tý), lập địa hội Sửu (Địa tịch ư Sửu), sang hội Dần (Nhân xuất ư Dần). Sang hội Dần bắt đầu có sự sống và con người xuất hiện. Lúc đó trời đất hoàn hảo, càn khôn cân bằng, âm dương giao hoà, sự sống phát triển. Mỗi hội có 10.800 năm, lý giải theo chu trình biến dịch của vũ trụ - Nhất cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi binh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái (quẻ), bát quái sinh sáu tư quẻ, sáu tư quẻ biến hóa vô cùng (đây là vòng lớn tính âm lịch). Âm lịch tính theo chu kỳ nhỏ mỗi hội có 60 năm. Năm 1950 là năm Canh Dần đến năm 2010 là 60 năm sẽ lại là năm Canh Dần. Trong 60 năm ấy có 5 năm Dần nhưng hàng thiên can thay đổi và ngũ hành thuộc mệnh cũng thay đổi: Đó là Canh Dần 1950 - là Mộc, Nhâm Dần 1962 - là Kim, Giáp Dần 1974 - là Thuỷ, Bính Dần 1986 - là Hoả, Mậu Dần 1998 - là Thổ. Năm Dần tức là năm hổ, hội tụ ngũ sắc của ngũ hành thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Tranh “Ngũ Hổ” “Hắc Hổ thần tướng”, “Bạch Hổ thần tướng” thuộc loại tranh thờ của dòng tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ học cho rằng hai dòng tranh dân gian lớn của Việt Nam: Tranh Hàng TrốngTranh Đông Hồ (Bắc Ninh) được xuất hiện vào thời Lý (1010 - 1225 ) duy trì ở thời Hồ và phát triển ở thời Lê (1553 - 1788). Nội dung rất phong phú và gần gũi với đời sống xã hội, đó là ước mơ hạnh phúc, bình yên, tăng gia sản xuất, cảnh đẹp thiên nhiên; tôn vinh lịch sử anh hùng yêu nước, đánh giặc và gửi gắm tâm linh, tôn thờ sức mạnh siêu nhiên trong các hình tượng tứ linh - Long, Li, Quy, Phượng và Ngư, Phúc, Hạc, Hổ gọi chung là bát vật. Tranh “Ngũ Hổ” được biểu hiện khá sống động, sức mạnh và uy lực ngự trị. Hổ ngồi chính giữa to lớn, uy nghiêm quắc thước màu vàng (thổ) Hoàng Hổ - biểu hiện bản lĩnh vững vàng, thành, tín và ngự trị ở trung cung. Hai bên phải có 5 lá cờ ngũ sắc, trái có 5 bảo kiếm. Phía dưới bên phải có Bạch Hổ, bên trái có Hắc hổ, đều đứng chầu trên bệ đá. Phía trên, bên phải có Xích Hổ đằng vân, bên trái có Thanh Hổ đằng vân - Hai Hổ đỏ và xanh lục bay trên làn mây cách điệu bồng bềnh sinh động. Trong khoảng trống phía trên tranh có hình mặt trời, bên dưới có ngôi sao Bắc Đẩu biểu hiện không gian: Nam phía trên, Bắc phía dưới (như vậy trên là Hoả và Mộc, dưới là Kim và Thuỷ). Bố cục tranh đối xứng dọc - biểu hiện thời gian đồng hiện, không gian đồng hiện. Bốn con hổ nhỏ xanh đỏ trắng đen (là Mộc Hoả Kim Thuỷ) trong thế động dung, những cặp mắt nhĩ đối nhãn đầy sinh khí, những bộ ria, lông mi cứng cong như những tia sáng. Tạo hình dáng khoẻ, khái quát ước lệ cao, đa tầng, đa nghĩa không lẫn lộn trong hội họa thế giới. Chất dân gian mà vẫn hiện đại về nghệ thuật, tư duy rất Bác học, mang giá trị của văn hoá dân tộc đậm nét. Sự sắp xếp bố cục, màu sắc tranh Ngũ Hổ cho ta thấy một biểu cảm trừu tượng của cấu trúc ngũ hành và tứ phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ngũ hổ là hình tượng tôn thờ sức mạnh vũ trụ thiên nhiên tiết mùa, thời vận của quy luật tự nhiên. ý nghĩa tượng trưng tương tự như hình tượng Thanh Long (Rồng Xanh - mùa xuân), Xích Điểu (chim Điểu - mùa hạ), Bạch Hổ (Hổ Trắng - mùa thu), Ô Quy (rùa đen - mùa đông) - Là xuân sinh, hạ trưởng, thu bế, đông tàn đều mang triết lý nhân sinh nhu cầu hạnh phúc. Năm 2010 là năm Canh Dần, khởi đầu tháng giêng là tháng Mậu Dần. Canh Dần là Hổ xanh, Mậu Dần là Hổ vàng. Hổ vàng trong Hổ xanh là khởi đầu năm mới cho tấm lòng vàng nhân ái mạnh khoẻ, vĩnh hằng như mùa Xuân. . Hoả, Thổ. Tranh “Ngũ Hổ” “Hắc Hổ thần tướng”, “Bạch Hổ thần tướng” thuộc loại tranh thờ của dòng tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ học cho rằng hai dòng tranh dân. tôn thờ sức mạnh siêu nhiên trong các hình tượng tứ linh - Long, Li, Quy, Phượng và Ngư, Phúc, Hạc, Hổ gọi chung là bát vật. Tranh “Ngũ Hổ” được biểu hiện khá sống động, sức mạnh và uy lực. MẠN ĐÀM TRANH "NGŨ HỔ" Theo luận thuyết Thiệu Khang Tiết (Thiệu Ung đời Tống Trung

Ngày đăng: 03/04/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan