Giáo trình luật Hiến pháp - ĐH Kinh tế quốc dân

332 2.1K 27
Giáo trình luật Hiến pháp - ĐH Kinh tế quốc dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Luật Nguyễn Hữu Mạnh Luật Hiến pháp Hà Nội, 2008 Mục lục Chương 1: Lý luận chung về Ngành Luật Hiến pháp I. Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp II. Nguồn và hệ thống Luật Hiến pháp III. Quan hệ pháp luật Hiến pháp Chương 2: Khái quát chung về Hiến pháp I. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp II. Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp III. Phân loại Hiến pháp Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp Việt Nam I. Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 II. Hiến pháp 1946 III. Hiến pháp 1959 IV. Hiến pháp 1980 V. Hiến pháp 1992 Chương 4: Chế độ chính trị I. Khái niệm chế độ chính trị II. Sự phát triển của chế độ chính trị qua các bản Hiến pháp III. Một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị theo Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) IV. Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam Chương 5: Chế độ kinh tế I. Khái niệm chế độ kinh tế II. Sự phát triển của chế độ kinh tế qua các bản Hiến pháp III. Một số điểm mới của Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) về chế Trang 7 8 9 11 14 16 19 20 24 27 30 34 40 43 61 77 77 2 độ kinh tế IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ kinh tế Chương 6: Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ I. Khái niệm chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ II. Sự phát triển của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ qua các bản Hiến pháp III. Một số nội dung cơ bản của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ theo Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ Chương 7: Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh I. Khái quát chung về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh II. Sự phát triển của chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh qua các bản Hiến pháp III. Một số điểm mới về chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh trong Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh Chương 8: Quốc tịch Việt Nam I. Khái quát chung về quốc tịch II. Quốc tịch Việt Nam Chương 9: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam I. Khái niệm quyền, nghĩa vụ và chế định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam II. Sự phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp 81 86 94 95 98 101 109 110 111 114 120 122 135 3 136 Chương 10: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam I. Khái quát chung về bộ máy nhà nước II. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ Chương 11: Pháp luật về bầu cử I. Khái quát chung về bầu cử II. Bầu cử đại biểu quốc hội III. Hoàn thiện pháp luật về bầu cử Chương 12: Quốc hội I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội Chương 13: Chủ tịch nước I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tỏ chức và hoạt dộng của Chủ tịch nước Chương 14: Chính phủ I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động 142 152 167 174 194 197 198 200 205 209 213 214 216 217 220 222 222 224 4 IV. Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Chương 15: Hội đồng nhân dân I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Chương 16: ủy ban nhân dân I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân Chương 17: Tòa án nhân dân I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân Chương 18: Viện kiểm sát nhân dân 229 232 237 237 252 253 258 262 262 286 287 291 294 294 296 300 305 5 I. Vị trí, chức năng II. Thẩm quyền III. Tổ chức và hoạt động IV. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân 310 310 312 315 319 6 Chương 1 Lý luận chung về Ngành luật Hiến pháp I. Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Ngành luật Hiến pháp 1. Khái niệm ngành luật Hiến pháp Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất. Trong phạm vi môn học Luật Hiến pháp, khái niệm Luật Hiến pháp được hiểu là ngành luật Hiến pháp. Môn học Luật Hiến pháp không chỉ nghiên cứu các quy định hiện hành của ngành Luật Hiến pháp, mà còn nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, cũng như cơ sở lý luận có liên quan của các quy định ấy. 2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung được hiểu là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật là căn cứ cơ bản để phân biệt ngành luật đó với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật. Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất. Những quan hệ xã hội được coi là quan trọng nhất là các quan hệ xã hội có nội dung gắn liền với: (1) xác định chế độ xã hội, xác định những nền tảng để xây dựng xã hội, nhà nước; (2) xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sống trong xã hội ấy, nhà nước ấy; (3) xác định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 7 Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ xã hội có nội dung nêu trên đều được Luật Hiến pháp điều chỉnh. Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất trong số những quan hệ xã hội nêu trên. 3. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp cũng là căn cứ để phân biệt ngành luật Hiến pháp với các ngành luật khác. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung, là cách thức tác động của các quy phạm pháp luật vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là cách thức mà các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp mang tính mệnh lệnh, quyền uy. Bên cạnh đó, ngành luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội, cơ bản nên thông thường cách thức tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là quy định nguyên tắc chung ứng xử cho loại quan hệ ấy. Trong một số trường hợp, các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp cùng đưa ra các quyền, nghĩa vụ cụ thể. II. Nguồn và Hệ thống luật Hiến pháp 1. Nguồn của Luật Hiến pháp Nguồn của luật Hiến pháp là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật cấu thành nên ngành luật Hiến pháp. Gồm các hình thức văn bản: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; một số Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TNND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; một số Nghị quyết của HĐND, Quyết định 8 của UBND. Trong chừng mực nào đó, nguồn của luật Hiến pháp còn phải kể đến Tuyên ngôn độc lập và lời nói đầu các bản Hiến pháp của Nhà nước ta. 2. Hệ thống Luật Hiến pháp Hệ thống luật Hiến pháp gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau, mỗi chế định điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp, các chế định ấy liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hệ thống luật Hiến pháp được chia thành các chế định cơ bản sau: (1) chế định về chế độ chính trị; (2) chế định về chế độ kinh tế; (3) chế định về chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; (4) chế định về quốc phòng, an ninh; (5) chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (6) chế định về bầu cử; (7) chế định về Quốc hội; (8) Chế định về Chủ tịch nước; (9) Chế định về Chính phủ; (10) Chế định về Hội đồng nhân dân; (11) Chế định về Uỷ ban nhân dân; (12) Chế định về Toà án nhân dân; (13) Chế định về Viện kiểm sát nhân dân. III. Quan hệ pháp luật Hiến pháp 1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Hiến pháp Quan hệ pháp luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể trong mối quan hệ ấy. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. - Quan hệ pháp luật Hiến pháp là một loại quan hệ pháp luật. - Quan hệ pháp luật Hiến pháp hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật Hiến pháp. - Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật Hiến pháp được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. 9 2. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật Hiến pháp a) Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những chủ thể được các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ ấy. Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp gồm: Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, những người có chức trách trong các cơ quan nhà nước, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Tổ bầu cử… Trong số các chủ thể này, có một số loại chủ thể đặc trưng, chỉ xuất hiện trong quan hệ pháp luật Hiến pháp. b) Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Hiến pháp. Các quyền và nghĩa vụ được xác định trên cơ sở các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh quan hệ ấy. c) Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những vấn đề, những giá trị, lợi ích và hành vi cụ thể mà các chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp mong muốn đạt được hoặc bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu của chủ thể khác theo quy định của quy phạm pháp luật Hiến pháp, như: lãnh thổ quốc gia, đất đai, sông núi, địa giới, danh dự, nhân phẩm, lao động, học tập, kinh doanh 10 [...]... công dân Các bản Hiến pháp hiện đại tiêu biểu như: Hiến pháp Pháp 1946, 1958; Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức 1949; Hiến pháp các nước XHCN 3 Phân loại Hiến pháp theo thủ tục thông qua a) Hiến pháp nhu tính Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua như một đạo luật thông thường b) Hiến pháp cương tính Hiến pháp cương tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua đặc biệt hơn so với các đạo luật. .. quyền tự do Hiến pháp cổ điển xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 Tuy vậy, có một số Hiến pháp được ban hành trong thời gian gần đây cũng được coi là Hiến pháp cổ điển Một số bản Hiến pháp cổ điển tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, Hiến pháp áo 1920, Hiến pháp Ailen 1937, Hiến pháp Thụy Điển 1974, Hiến pháp Canada 1982 b) Hiến pháp hiện đại Hiến pháp hiện đại là Hiến pháp có nội... chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở nước Anh (164 0-1 654) là đạo luật năm 1653 về "Hỡnh thức cai quản Nhà nước Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chỳng" , trong đó quy định hỡnh thức tổ chức quyền lực mới Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp của Pháp năm, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉ nam 1831, Hiến pháp Ac-hen-ti-na năm 1853, Hiến pháp. .. xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc Hiến pháp 1980 xác định nền kinh tế quốc dân với hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo và được phát triển ưu tiên Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế được xác định là... của nhân dân, phương hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nhận sự đa dạng của nhiều chế độ sở hữu, hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh... trong nền kinh tế quốc dân Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách Kế thừa những quy định của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 tiếp tục quy định chế độ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương Thứ hai, những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 quy định các nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm có: trung thành với tổ quốc, bảo vệ tổ quốc, đi... Phân loại Hiến pháp 1 Phân loại Hiến pháp theo hình thức biểu hiện a) Hiến pháp thành văn Hiến pháp thành văn là Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản Thông thường là một văn bản, trong trường hợp đặc biệt, Hiến pháp được thể hiện dưới hình thức nhiều văn bản Ví dụ như Hiến pháp Thụy Điển được biểu hiện thông qua các đạo luật: Luật về chính thể (1809), Luật về kế vị ngôi vua (1810), Luật về... (1810), Luật về nghị viện (1810), Luật về tự do báo chí (1812) Hiến pháp thành văn là một đạo luật cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia, hiện nay đa số các quốc gia sử dụng Hiến pháp thành văn b) Hiến pháp không thành văn Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp không được thể hiện dưới hình thức văn bản cụ thể Hiến pháp không thành văn được thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật, các quy tắc trong phong... Quá trình xây dựng và ban hành Hiến pháp 1959 Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 6 đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi Ngày 1/4/1959 bản dự thảo đã được công bố để lấy ý kiến đóng góp của toàn dân Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua bản dự thảo và trở thành bản Hiến pháp thứ hai của nhà nước ta 2 Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1959 là một bản Hiến pháp mới, là bản Hiến pháp. .. kháng chiến xảy ra nên Hiến pháp năm 1946 không được công bố Tuy vậy, các nội dung của bản Hiến pháp năm 1946 cũng như tinh thần của bản Hiến pháp này đã được vận dụng và truyền tải thông quan nhiều văn bản được ban hành trong thời chiến 23 2 Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta, của nhân dân ta Bản Hiến pháp này được Quốc hội khoá I, kỳ họp . mới. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp của Pháp năm, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉ nam 1831, Hiến pháp Ac-hen-ti-na năm 1853, Hiến pháp Luych-xăm-bua. loại quan hệ pháp luật. - Quan hệ pháp luật Hiến pháp hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật Hiến pháp. - Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật Hiến pháp được đảm. của quan hệ pháp luật Hiến pháp a) Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những chủ thể được các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh,

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan