LUẬN VĂN: LÃI SUẤT, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIÊT NAM. doc

39 946 0
LUẬN VĂN: LÃI SUẤT, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIÊT NAM. doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN LÃI SUẤT, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIÊT NAM Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 2 - BIỂU ĐỒ LÃI SUẤT 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1/1/2007 1/4/2007 1/7/2007 1/10/2007 1/1/2008 1/4/2008 1/7/2008 1/10/2008 1/1/2009 1/4/2009 1/7/2009 NGÀY GIÁ TRỊ (%) LS cơ bản LS chiết khấu LS tái cấp vốn LỜI NÓI ĐẦU s  Lãi suất là một trong những biến số quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô, được theo dõi một cách chặt chẽ bởi các chủ thể trong nền kinh tế từ các hộ gia đình, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đến các ngân hàng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế . Nó tác động đến những quyết định cá nhân như chi tiêu hay để dành ,mua nhà hay mua trái phiếu hay giửi vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những chỉ số của nền kinh tế vĩ mô như CPI , cán cân xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái GDP…  Cùng với mục tiêu theo đuổi chính sách tự do lãi suất của chính phủ, lãi suất không còn là 1 công cụ mang tính mệnh lệnh hành chính, cứng nhắc. Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ tác động đến nhóm các mục tiêu trung gian, từ đó cho phép lãi suất biến động đáp ứng được những thay đổi của tiêu dùng đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng trong chính sách tiền tệ như ổn định giá cả , tăng trưởng bền vững.  Với nhũng lý do trên việc phân tích những tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất, những nguyên nhân làm thay đổi lãi suất trong từng thời kỳ của nền kinh tế là hết sức quan trọng. đồng thời nắm được những tác động của lãi suất đến các chủ thể kinh tế, đến nền kinh tế vĩ mô cũng giúp chúng ta lựa chon cho mình những phương án đầu tư hay chi tiêu tốt nhất.  Bài luận tập trung phân tích những thay đổi của nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng thế nào đến lãi suất. Đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của lãi suất đến các chủ thể của nền kinh tế cùng với những chỉ số của nền kinh tế vĩ mô. Lấy bối cảnh nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2007 đến nửa đầu của năm 2009, thời kỳ lãi suất biến động mạnh, tăng giảm nhanh chóng trong 1 thời gian ngắn do sự biến động của nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ của NHTW hứa hẹn sẽ là một đề tài rất hấp dẫn sẽ minh họa một cách sinh động chủ đề của bài luận. Bài luận không chỉ giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 3 - về nền kinh tế việt nam trong một giai đoạn đầy biến động mà còn hệ thống một cách chân thực những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cũng như những ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế.  Lãi suất là 1 biến số kinh tế phức tạp không những về kỹ thuật tính toán, mà đặc biệt là về vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng, dự báo và hoạch định. Vì vậy trong bài luận không thể tránh khỏi những nhận định mang tính chủ quan, rất mong được sự hướng dẫn chỉ dạy của thầy. Một lần nữa nhóm làm tiểu luận xin chân thành cảm ơn thầy đã cung cấp cho nhóm những hiểu biết đầu tiên về bộ môn tài chính để giúp nhóm có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Trân trọng cảm ơn. TÓM TẮT BÀI TIỂU LUẬN Để giúp người đọc dễ hiểu, cũng như nắm bắt được các ý chính. Nhóm làm tiểu luận xin trình bày bài thành 3 phần chính, bao gồm : Phần I : Những hiểu biết chung về lãi suất. Phần II : Nội dung lãi suất.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất đồng thời đánh giá những tác động của lãi suất đến nền kinh tế.  Kinh tế việt nam giai đoạn 2007-2009 Phần III : Gải pháp định hướng cơ chế lãi suất tại Việt Nam trong tương lai. Sau đây là những ý chính trong từng phần :  Phần I :  Phần II :  Những yếu tố tác động những ảnh hưởng của lãi suất (trang 13 đến 19) Những hiểu biết chung nhất về lãi suất: (trang 5 đến trang 8)  Khái niệm phân lọai lãi suất. (5-7)  Nguyên tắc xác định lãi suất . (8) Cơ chế chính sách lãi suất trong các giai đoạn ở Việt Nam. (8-12) Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: (12-16)  Nhóm yếu tố thuộc lực lượng thị trường. (13-14)  Nhóm yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. (14-16) Tác động của lãi suất: (16-19)  Tác động của lãi suất đến các chủ thể kinh tế. (16-18)  Tác động của lãi suất đến tổng quan nền kinh tế vĩ mô. (19) Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 4 - 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 GIÁ TRỊ (%) 2004 2005 2006 2007 2008 NĂM TĂNG TRƯỞNG GDP CÁC NĂM GDP Tỷ lệ lạm phát 0 5 10 15 20 25 30 1/1/2008 1/3/2008 1/5/2008 1/7/2008 1/9/2008 1/11/2008 1/1/2009 1/3/2009 1/5/2009 1/7/2009 Tỷ lệ lạm phát  Như chúng ta đã biết trong năm 2008, Việt Nam phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp. Đó là lạm phát kỷ lục trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2008, khi vấn đề lạm phát bắt đầu hạ nhiệt thì Việt Nam tiếp tục phải hứng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào tháng 9 năm 2008. Trong cùng một năm Việt Nam đã phải hai lần thay đổi mục tiêu ưu tiên với những chính sách phù hợp. Để người đọc dễ dàng tiếp cận, có thể thấy rõ các yếu tố tác động đến lãi suất, cũng như thấy được tác động của lãi suất trong từng giai đoạn của Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 5 - nền kinh tế tương ứng với 2 cuộc khủng hoảng trong năm 2008, trong phần này nhóm tiểu luận chia ra thành 3 vấn đề chính, bao gồm :  Trong mỗi giai đoạn nhóm tiểu luận đều phân tích một cách rõ ràng những nhân tố kinh tế đã gây đến những thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHTW, những ảnh hưởng của chính sách đó tới vấn đề lãi suất. Rồi phân tích đánh giá những ảnh hưởng của lãi suất đến :  Các cá nhân nhà đầu tư.  Các doanh nghiệp.  Các ngân hàng.  Thị trường tài chính.  Các chỉ số của nền kinh tế vĩ mô.  ở cuối mỗi giai đoạn nhóm sẽ tổng kết các vấn đề về lãi suất để giúp người đọc có cái nhìn về cơ cấu tác động cũng như ảnh hưởng của lãi suất trên phương diện lý thuyết.  Phần III : Phần này nhóm tập trung đánh giá chính sách lãi suất của NHTW trong giai đoạn biến động trên của nền kinh tế. Đồng thời là những giải pháp cho vấn đề lãi suấtViệt Nam. (23-35)  Phân tích những dấu hiệu cho thấy chính phủ đang theo đuổi cơ chế tự do hóa lãi suất.  Những ưu điểm của cơ chế tự do hóa lãi suất.  Những bất cập trong quá trình tiến tới tự do hóa lãi suất. PHẦN I : NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ LÃI SUẤT Những nhân tố gây ra tình trạng lạm phát những tháng đầu năm 2008. (19-21) Giai đoạn lạm phát cao. (21-26) Giai đoạn suy thoái kinh tế. (27- 32) Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 6 - Lãi suất – một biến số kinh tế vĩ mô phức tạp, phức tạp cả về vấn đề tính toán, về xác định nhân tố ảnh hưởng cũng như hoạch định. Nhưng biến số kinh tế này lạitác động sâu sắc đến đời sống kinh tế của 1 quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể trong nền kinh tế đó. Lãi suất – công cụ của chính sách tiền tệ mỗi quốc gia do NHTW nắm giữ, sử dụng nhằm điều chỉnh can thiệp vào thị trường giúp hạn chế khắc phục những yếu kém của nền kinh tế. A. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI LÃI SUẤT. I. Khái niệm lãi suất: Có thể định nghĩa về lãi suất trên 2 phương diện : Thứ nhất trên phương diện thị trường thì lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn. Thứ hai trên phương diện nhà nước thì lãi suất là công cụ để nhà nước can thiệp điều chỉnh thị trường. Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn. Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn thu được tiền lãi, còn người thiếu vốn có đủ vốn để hoạt động đầu tư. Từ thị trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá đặc biệt (ở đây là vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu về vốn cung về vốn trên thị trường. Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Lãi suất – công cụ của chính sách tiền tệ Ở trên là khái niệm lãi suất theo nguyên tắc thị trường, song lãi suất còn được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó do ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chính sách tài chính tiền tệ - nắm giữ, sử dụng nhằm điều chỉnh can thiệp vào thị trường giúp hạn chế khắc phục những yếu kém của nền kinh tế. II. Phân biệt lãi suất 1 số khái niệm khác Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 7 - Lãi suất tỷ suất lợi tức :  Như ta đã biết, lãi suất phản ánh mức sinh lời của người đầu tư (người cho vay). Nhưng có một vấn đề đặt ra, nếu thời gian nắm giữ ngắn hơn thời hạn của công cụ nợ thì mức sinh lợi của người đầu tư là bao nhiêu. Từ đó hình thành nên khái niệm tỷ suất lợi tức : Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ % giữa thu nhập mà người đầu tư nhận được từ một khoản đầu tư so với giá trị của khoản vốn đầu tư ban đầu.  Chẳng hạn đối với 1 khoản cho vay thông thường thì thu nhập của người cho vay chỉ là tiền lãi của khoản cho vay, nhưng nếu đầu tư vào trái khoán thì thu nhập của nhà đầu tư không chỉ là tiền lãi thu được trong thời gian lưu giữ trái khoán mà còn cộng với sự thay đổi giá của trái khoán.  Cho dù có sự khác nhau về bản chất nhưng lãi suất tỷ suất lợi tức có sự tương quan. Sự tương quan đó thể hiện qua sự tác động của lãi suất đối với giá của các công cụ nợ. Một sự tăng lên của lãi suất thị trường sẽ khiến các nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất hòa vốn của trái phiếu tăng lên tương ứng, nhưng do thù nhập từ trái phiếu cố định nên giá của trái phiếu sẽ phải giảm xuống. Vậy có thể thấy, sự thay đổi trong giá các công cụ nợ do lãi suất thị trường thay đổi sẽ làm thay đổi tỷ suất lợi tức của các nhà đầu tư. Lãi suất – giá cả của hàng hóa đặc biệt (quyền sử dụng vốn) Khác với giá cả của các hàng hóa thông thường giá cả biểu hiện giá trị của hàng hóa trên thị trường, lãi suất là giá cả biểu hiện giá trị sử dụng của khoản vốn cho vay. Rõ ràng khi lợi nhuận dự tính của người vay cao tức là giá trị sử dụng của vốn vay lớn thì họ sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất cao ngược lại. III. Phân loại lãi suất : Lãi suất có thể phân thành những loại chính sau: Căn cứ vào tính chất của khoản vay  Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá trị chưa đến hạn thanh toán của khách hàng ( bằng tỷ lệ % mệnh giá giấy tờ khấu trừ ngay khi đưa tiền vay cho khách hàng) Lãi suất tiền gửi ngân hàng : là lãi suất ngân hàng trả cho các kho ản tiền gửi v ào ngân hàng Lãi suất tín dụng ngân hàng : là lãi suất người đi vay tr ả cho ngân h àng Với các NHTM 2 lãi suất này hình thành khoản thu nhập chi phí chủ yếu của ngân hàng Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 8 - Căn cứ giá trị tiền lãiLãi suất liên ngân hàng : là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng  Được hình thành qua quân hệ cung – cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng  Chịu sự chi phối bỏi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của NHTW  Mức độ chịu sự chi phối phụ thuộc vào :  Sự phát triển của hoạt động thị trường mở  Tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian ( rõ ràng là nếu tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW cao thì các ngân hàng trung gian sẽ phụ thuộc lớn vào lãi suất mà NHTW cho các ngân hàng này vay)  Lãi suất tái chiết khấu : là lãi suất NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến kỳ thanh toán mà các NHTM đã chiêt khấu  Lãi suất tái chiết khấu do NHTW ấn định, vì hoạt động cung ứng vốn cho các NHTM nên thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu (cung ứng tiền mặt)  Nhưng trong các trương hợp cần hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tức giảm tiền mặt trong lưu thông ( đẩy lùi lạm phát ) NHTW có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu lớn hơn lãi suất chiết khấu Lãi suất cơ bản : đối với VN lẫi suất cơ bản do NHTW ấn định từ đó các NHTM ấn định lãi suất cho ngân hàng mình với biên độ dao động do NHTW ấn định Lãi suất danh nghĩa : là lãi suất trên hợp đồng lãi suất chưa loại trừ gộp lãi tỷ lệ lạm phát  Lãi suất thực trả : là con số đã tính đến yếu tố lãi mẹ đẻ lãi con nhưng chưa tính đến tỷ lệ lạm phát  Vd : cho vay 100 triệu , lãi suất 10% ( lãi suất danh nghĩa) , hạn 3 năm trả lãi 6 tháng 1 lần  Lãi suất thực trả là : %25,101 2 1,0 111 2                n e n i i  Số tiền trả thực : 134 2 1,0 11001 32 0                tn t n i pp Lãi suất thực:  Là lãi suất đã tính đến tỷ lệ lạm phát  Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lam phát Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 9 - Kết luận :  Như vậy đối với người cho vay , khi lãi suất thực nhỏ hơn 0 thì cho vay sẽ bất lợi , họ sẽ tìm phương án đầu tư khác có lãi suất ít nhất bù được sự mất giá của đồng tiền  Con đối với người vay khi mà lãi suất thực nhỏ hơn 0 ( lãi suất tăng nhưng ko bằng sụ tăng của tỷ lệ lạm phát ) họ có thể yên tâm đi vay để sản xuất IV. Các nguyên tắc xác định lãi suất: B. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT QUA CÁC GIAI ĐOẠN Ở VIỆT NAM 1. Trước tháng 3/1989: Là thời kì điều hành theo cơ chế lãi suất âm Tuy từng thời gian ngân hàng nhà nước có điều chỉnh lãi suất, nhưng do lạm phát phi mã, lãi suất luôn trong tình trạng âm. Điều này có nghĩa là: - Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát. Căn cứ cơ chế thị trường :  Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất tín dụng  Lãi suất tín dụng nhỏ hơn lợi nhuận bình quân  Lãi suất phi kinh tế (không kích thích sản xuất, tăng trưởng kinh tế)  lãi suất tín dụng cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân  lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân Theo luật định:  Đối với lãi suất tiền gửi  Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn lãi suất có kỳ hạn  Lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhỏ hơn lãi suất tiền gửi các khu vực dân cư  Với lãi suất tín dụng:  Lãi suất cho vay ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất cho vay dài hạn  Lãi suất cho vay với các ngành kinh doanh nhỏ hơn các ngành d ịch vụ Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 - 10 - - Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động thấp hơn mức lạm phát. Hệ thống lãi suất âm có nhiều tiêu cực : - Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng, ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường. - Không có tác dụng khuyến khích khu vực dân cư gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, họ tăng nắm giữ vàng bạc ngoại tệ. Ngân hàng thiếu vốn, lợi nhuận thấp nên không có khả năng cho vay ra nền kinh tế. 2. Từ tháng 3/1989: Ngân hàng nhà nước đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất, chuyển từ lãi suất âm qua lãi suất dương. Để thu hút tiền trong lưu thông kiềm chế được lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, ngân hàng nhà nước đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong một thời gian ngắn (lãi suất tiết kiệm không kì hạn 9%/tháng – tức là 109%/năm ; Lãi suất tiết kiệm 3 tháng 12%/tháng – túc là 144%/năm). Hạn chế - Hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn nhiều mức lãi suất tiền gửi tiền vay: - Mức thực dương phi thực tế (năm 1991 – lãi suất thực 25,6% ; năm 1992 – 17,9%) đã kích thích nạn đầu cơ tiền tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông và làm liệt hoạt động tín dụng đầu tư phát triển. 3. Từ 1/10/1993: Ngân hàng nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi suất thoả thuận. a) Trần : Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8%/tháng ; Kinh tế ngoài quốc doanh 2,1%/tháng. b) Thoả thuận : Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận. Hạn chế Thời kì cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất cho vay lãi suất huy động rất cao, phổ biến là từ 0,7 – 1%/tháng, cho nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp hộ nông dân lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này, quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng [...]... chính) hoặc gián tiếp tác động (thông qua sử dụng các công cụ thị trường) lên lãi suất Với cơ chế lãi suấtViệt Nam từ tháng 8/2000 đến nay, sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều hành lãi suất, nhà nước chủ yếu tác động một cách gián tiếp đến lãi suất Phần này chủ yếu sẽ phân tích ảnh hưởng của các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ ảnh hưởng thế nào đến lãi suất Cơ chế tác động gián tiếp: NHTƯ... thể sử dụng lãi suất như một công cụ của chính sách tiền tệ, đồng thời tránh được sự mất cân đối giữa lãi suất cung cầu thị trường PHẦN II : NỘI DUNG LÃI SUẤT A CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT I Các nhóm yếu tố tác động - 13 - Tiểu luận tài chính tín dụng Có vốn cho vay  Các gia đình (chủ yếu)  Các công ty  Chính phủ  Nước ngoài Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 NHTW NHTM LÃI SUẤT Cần vốn... động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều yếu tố của nền kinh tế vĩ mô Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tác động của lãi suất lên các chủ thể kinh tế, các chỉ số của nền kinh tế vĩ mô như thế nào - 17 - Tiểu luận tài chính tín dụng Nhóm tiểu luận Anh 1/ K4 1 Lãi Suất với quá trình huy động vốn Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt... mới hoạt động ngân hàng, chính sách lãi suất đối với nền kinh tế đã có nhiều đổi mới tiến dần đến một chính sách lãi suất theo thị trường, cụ thể: - Chuyển từ lãi suất âm qua lãi suất dương, xoá bỏ bao cấp qua lãi suất - Thực hiện lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn theo thông lệ quốc tế phù hợp với rủi ro do thời hạn - Rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho... Nước ngoài Căn cứ vào cơ chế lãi suất từ tháng 8/2000 đến nay của nhà nước, điều hành chính sách lãi suất bằng lãi suất cơ bản, lãi suất được hình thành trên cơ sở cung – cầu thị trường dưới sự điều hành của nhà nước Ta có thể chia những nhân tố tác động đến lãi suất thành hai nhóm chính bao gồm : Nhóm yếu tố thuộc lực lượng thị trường nhóm yếu tố thuộc chính sách tiền tệ 1 Nhóm yếu tố thuộc lực lượng... tiết kiệm tăng 4 Lãi suất với tỷ giá hối đoái hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ngoại tệLãi suất tiền gửi nội tệ : Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá tăng Vai trò của lãi suất trong nước với... biết lãi suất cũng là một loại giá cả, lãi suất được xác định do tình hình cung cầu thị trường, trong bài này xin nêu ảnh hưởng của cung cầu vốn vay đối với lãi suất  Các nhân tố ảnh hưởng cung vốn Tăng Ảnh hưởng Lý do cung vốn Tài sản Tăng Trong giai đoạn đang tăng trưởng kinh tế, tìa sản của các thu nhập chủ thể kinh tế tăng lên từ đó tăng khả năng cung vốn Lợi tức dự Tăng Lợi tức dự tính của. .. tiền vào thị trường tài chính do vậy làm giảm lãi suất ngắn hạn Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình NHTƯ rút tiền ra khỏi thị trường tiền tệ do đó tạo ra sức ép làm tăng lãi suất ngắn hạn II Các tác động của lãi suất Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến. .. theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp vừa nhỏ khó khăn 3) Tác động của chính sách tiền tệ đối với lãi suất Để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế, thiếu hụt các phương tiện thanh toán, thiếu hụt vốn đối với nền kinh tế NHTW đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng tạ động lực để nền kinh tế hồi phục, những chính sách đó ảnh hưởng thế nào đến diễn biến lãi suất trên... dự kiến + Lãi thực của người gửi tiền Các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất tiền gửi trong phạm vi mức khống chế lãi suất tiền gửi tối đa ấn định các mức lãi suất cho vay cụ thể phù hợp với cung cầu vốn Thực chất của lãi suất cơ bản theo loại này là Ngân hàng Trung ương chỉ công bố kiểm soát lãi suất tiền gửi tối đa tự do hoá lãi suất cho vay, việc điều hành kiểm soát lãi suất cho . của nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng thế nào đến lãi suất. Đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của lãi suất đến các chủ thể của nền kinh tế cùng với những chỉ số của nền kinh. Nhóm yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. (14-16) Tác động của lãi suất: (16-19)  Tác động của lãi suất đến các chủ thể kinh tế. (16-18)  Tác động của lãi suất đến tổng quan nền kinh tế vĩ mô LUẬN VĂN LÃI SUẤT, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIÊT NAM Tiểu luận tài chính

Ngày đăng: 03/04/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan