Nhân vật lãng mạn nhất và hiên thực nhất trong tiểu thuyết những người khốn khổ của victor Huygo

6 5.4K 113
Nhân vật lãng mạn nhất và hiên thực nhất  trong tiểu thuyết những người khốn khổ của victor Huygo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhân vật lãng mạn nhất và hiện thực nhất trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của đại văn hào Victor Huygo, đó là Giăng Vangiang và Phăngtin

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhắc đến các nhà văn lãng mạn của nước Pháp thế kỷ XIX không thể không nhắc đến Victo Hugo. Những người khốn khổ là một tác phẩm đã thể hiện những tư tưởng quan niệm của Ông về lịch sử con người Pháp thời mà Hugo sống. Qua đó cho ta thấy được bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Ông thông qua hình tượng nhân vật Giăng Vangiang Phangtin, đó là những nhân vật được coi là “lãng mạn” nhất “hiện thực” nhất. 2. NỘI DUNG Nếu ai đó từng đọc tác phẩm những người khốn khổ của Victo Hugo thì chắc hẳn chúng ta không thể nào quên được “Giăng Vangiang, một tên “tù khổ sai” với một tấm lòng cao thượng hay “Phangtin, một “cô gái điếm” với một tình yêu thương con vô bờ, da diết. Bằng tài năng nghệ thuật của mình Hugo đã khắc họa họ rất chân thực sống động, với tư cách là những đại diện của “nhân vật lãng mạn nhất” “nhân vật hiện thực nhất”. 2.1. Giăng Vangiang – Nhân vật “lãng mạn nhất” những lý do Ở đây theo quan điểm của Tôi thì Giăng Vangiang là nhân vật “lãng mạn nhất”, căn cứ trên một số phương diện sau đây. 2.1.1. Nhân vật có cá tính đặc biệt, ngời sáng, lâm vào những hoàn cảnh bất ngờ, vẻ đẹp của nhân vật được lý tưởng hóa Trong tác phẩm, Giăng Vangiang hiện lên là một tên “tù khổ sai”, một tên tội phạm nguy hiểm với cái “tờ giấy thông hành màu vàng”. Vốn xuất thân là một chàng trai làm nghề “xén cây” với tấm lòng lương thiện, vì không thể cầm lòng trước cái đói của những đứa cháu, nên anh đã “ăn cắp một mẩu bánh mỳ”. Hậu quả của hành động ấy là bốn năm tù giam. Sau mười chín năm “hun đúc” trong nhà tù, từ một anh “thợ xén cây hiền lành ở Phavoron”, Giăng Vangiang đã trở 1 thành một tên trọng phạm đáng sợ ở Tulong. Anh đã trở thành sản phẩm được nhào nặn dưới sự cai trị hà khắc tàn bạo của những tên “cai ngục” trong nhà tù Pháp. Nhà tù Pháp là nơi đã tạo ra những con người như Anh, những “con người có trái tim giá lạnh”, luôn luôn mang trong mình một sự căm thù tột độ đối với cái xã hội đang sống, đã giết chết những tâm hồn cao đẹp, đã hủy diệt những tình yêu thương trong con người họ. Nhưng sau đó, dưới ánh sáng của “tấm lòng nhân hậu”, của “tình yêu thương” cao đẹp của giam mục Mirien mà Giăng Vangiang đã thức tỉnh, đã quay trở về làm một con người lương thiện, một ông thị trưởng Madolen chính trực, được mọi người yêu mến kính trọng. 2.1.2. Nhân vật “lãng mạn” thường xuất chúng, khác thường có sức mạnh tâm hồn lớn lao Khi đi miêu tả Giăng Vangiang, Hugo đã nhấn mạnh đến hoàn cảnh xuất thân của Anh, từ một “anh thợ xén cây” trở thành một “tên tù khổ sai”, sau đó trở thành “một ông thị trưởng vùng Mongtori”được nhiều người yêu mến, kính trọng ngưỡng mộ. Đó là một quá trình “lột xác” hết sưc ngoạn mục của Giăng Vangiang. bằng tình yêu thương mộc mạc, giản dị cao cả của giám mục Mirien đã thức tỉnh Giăng Vangiang, biến Anh từ một tên tù khổ sai thành một ông thị trưởng, một “bậc thánh nhân” trong lòng của tất cả mọi người. Bên cạnh đó ‘sự khác thường” của nhân vật còn được thể hiện qua sự miêu tả của nhà văn về sức mạnh phi thường của Giăng Vangiang: “Sức Anh rất khỏe”, trong tù không có ai bì kịp. Lúc làm việc nặng như dòng dây cáp, quay tời, anh làm khỏe bằng bốn người. Có lúc anh kê vai nhấc bổng hay lấy lưng đỡ những vật nặng hang mấy tạ khi cần thì thay thế cả dụng cụ gọi là “kích”. Bạn bè gọi đùa anh là thằng Giăng Kích”. Giăng Vangiang đã thể hiện sức mạnh ấy của mình khi đã cứu cụ Phosolovang bị chẹt dưới gầm xe giữa hai bánh. Chính hành động này của Ông đã khiến cho Ông trở thành tâm điểm của Giave. 2 Không chỉ có sức mạnh “phi thường” mà Giăng Vangiang còn có “tâm hồn lớn lao”, Ông đã giúp đỡ những người nghèo khổ, đã cứu một cô gái điếm Phang tin ra khỏi đồn cảnh sát, mặc dù trước đó cô đã những hành động “lỗ mãng “ với ông, sau đó còn chữa bệnh cho cô trong những lúc ốm đau, đã giành hết tình yêu thương của mình để chăm sóc cho Codet, đã tha thứ cho Giave, đã dũng cảm đứng ra nhận tội…Bấy nhiêu hành động cao thượng ấy cũng đủ cho chúng ta thấy tâm hồn nhân cách cao đẹp của ông. 2.1.3. Nhân vật ‘lãng mạn co tình cảm mạnh mẽ lý tưởng đẹp đẽ đối lập với thực tế nghèo nàn thù địch chung quanh”, phủ định sự rang buộc của mọi quy phạm lỗi thời Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tính cách của nhân vật Giăng Vangiang. Anh đã bất chấp tất cả, anh đã bỏ qua “cặp mắt dò xét, cú vọ” của Giave để cứu lấy một cụ già chẹt dưới gầm xe giữa hai bánh. Ông đã bất chấp tất cả để đứng ra tự thú, nhận tội cho Sangmachio, người mà Giave tưởng là Giăng Vangiang. Anh có thể cứ im lặng, cứ coi như không hề hay biết, cứ tiếp tục làm một ông thị trưởng đáng kính, đáng trọng trong con mắt của mọi người. Nhưng ông đã “không can tâm làm như vậy’, ông cảm thấy đó là “một tội ác khốn nạn, hèn hạ, hiểm độc, đáng khinh, đáng tởm!”. “Ông kinh tởm, khạc nhổ nó đi”. Ông đã trải qua những cuộc đấu tranh nội tâm day dứt, căng thẳng, “tự thú” hay “không tự thú”. Hành động quyết định đi “tự thú” của Giăng Vangiang đã phần nào cho ta thấy được tính cách mạnh mẽ, cương trực khẳng khái của ông. 2.1.4. Tính cách nhân vật chuyển biến hết sức dữ dội trải qua những biên độ dao động rất lớn Ở Giăng Vangiang, tính cách biến chuyển hết sức ‘dữ dội’ được thể hiện rõ nhất thông qua màn độc thoại nội tâm giữa ‘tự thú” hay “không đi tự thú”. Hugo đã thể hiện tài năng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật của mình rất sắc sảo điêu nghệ. Đó là một cuộc đấu tranh nội tâm hết sức gay gắt quyết 3 liệt, một sống, một còn. Ông băn khoăn, day dứt, ông rất sợ ai đó phát hiện ra cái tên của mình. “Điều ông sợ nhất trong lúc ông trầm ngâm tự vấn hoặc trong những đêm trằn trọc không ngủ, là có ai đọc đến tên ấy. Ông lo sợ, nếu cái tên ấy mà hiện ra thì nó sẽ làm tiêu tan cuộc đời mới của ông biết đâu nó lại không làm tiêu tan cả tâm hồn mới của ông nữa? Chỉ mới nghĩ việc ấy có thể xảy ra là ông đã rùng mình”. Có lúc ông đã có ý định đi tự thú nhưng ông lại sợ sẽ mất tất cả, tương lai, địa vị, danh vọng nhưng sau đó ông lại cảm thấy việc làm đó của mình thật “đáng khinh, đáng tởm”. Đó là một cuộc đấu tranh lý trí hết sức gay gắt cuối cùng ông đã chon con đường đi ‘tự thú”, đó cũng chính là một cách đôi diện với chính bản than mình. 2.1.5. Nhân vật “lãng mạn” không có tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nhân vật lãng mạnnhân vật trừu tượng, phi lịch sử không giải thích được, cho nên nhân vật không có logic nội tại khách quan mà phát triển chuyển biến theo ảo tưởng chủ quan của nhà văn bằng tâm hồn trái tim của nhà văn Có thể thấy thấy, Giăng Vangiang được xây dựng dưới “lăng kính” chủ quan của nhà văn về cuộc sống. Victo Hugo chịu ảnh hưởng nặng của tôn giáo mức tư tưởng cao nhất của ông là một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng kiểu Xanhximong. Con đường thoát của xã hội mà ông tưởng tưởng rất là duy tâm, không tưởng. Lý tưởng của ông làm sao cho con người được như giám mục Mirien quên mình như kẻ nghèo khổ, như ông Madolen quyên góp giúp đỡ những người nghèo khổ. Bằng tài năng của mình, Victo Hugo đã xây dựng thành công nhân vật Giăng Vangiang với một tâm hồn tính cách cao đẹp trong suốt chiều dài của thiên tiểu thuyết. 2.2. Nhân vật Phangtin – Nhân vật hiện thực nhất những lý do Nếu như nhân vật Giăng Vangiang là nhân vật ‘lãng mạn nhất” thì Phangtin lại là “nhân vật hiện thực nhất”. Căn cứ vào một số tiêu chí sau đây 4 2.2.1. Nhân vật không vượt lên trên môi trường mà chịu sự chi phối của của môi trường, thường được biểu hiện bằng quá trình vỡ mộng, mất dần ảo tưởng Cuộc đời của Phangtin là dẫn chứng cụ thể, sinh động về một nhân vật chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội. Chị là nạn nhân của cái xã hội thối nát mục rũa ấy. Dòng đời nghiệt ngã đã cuốn chị đi, đã biến chị từ một cô gái xinh đẹp “một bong hoa mọc lên từ trong quần chúng”, với một vẻ đẹp thanh khiết, đoan trang, trong sáng thành một “cô gái điếm đầu trọc lốc với tiếng chửi rủa khan khàn văng ra từ một cái mồm đen ngòm thiếu hai cái răng”. Trước những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống đời thường, Phangtin đã lần lượt bị gục ngã, mặc dù chị đã cố gắng làm hết sức mình. Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà xưởng của Madolen, chị bơ vơ, lo sợ không biết cuộc sống sau này của mình sẽ ra sao? Nhưng có lẽ, điều mà chị lo lắng nhất đó là đứa ‘con gái yêu quý” của mình. Codet chính là động lực để Phangtin có tiền chữa bệnh thi Phangtin đã không ngần ngại bán đi những thứ mà mình có thể, từ “mái tóc vàng óng ả”,đến “hai chiếc răng cửa đều đẹp” của mình cuối cùng chị đành “nhắm mắt” “bán thân’,chấp nhận lao vào cuộc sống của một cô gái “đứng đường”, tất cả chỉ để cho Codet có được một cuộc sống ấm no. Ở Phangtin ta thấy hiện lên một biểu tượng về “tình mẫu tử” thiêng liêng, bất diệt, sẵn sang hy sinh tất cả vì con, giành tất cả tình yêu thương cho con. 2.2.2. Tính cách nhân vật của “chủ nghĩa hiện thực” đều có quá trình phát triển Ta thấy ở Phangtin, từ một cô gái xinh đẹp, hiền lành trở thành một “đứng đường” với biết bao tủi cực. Đặc biệt sau khi bị đuổi ra khỏi xưởng làm việc, với những “tủi cực, khó khăn”, chị “đâm thù ghét tất cả”, “lòng đầy uất hận”.Từ đây chị ngày càng trượt dài, trượt dài trên con đường đời của mình, chị đã pháo mặc cho tất cả. 2.2.3. Nhân vật hiện thực chịu sự chi phối chủ quan của nhà văn, tuy nhiên đo là chủ quan đã nắm được chân lý khách quan 5 Trong những người khốn khổ, Victo Hugo đã để cho nhân vật Phangtin cuối cùng phải chết, vì những nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc đời của chị, đó là điều không thể tránh khỏi, đó là tất yếu của cuộc sống, khi những nỗi đau ấy đã quá sức chịu đựng đối với một người phụ nữ nhỏ bé, yếu ớt. 2.2.4. Nhân vật “hiện thực”thường được xây dựng trong những hoàn cảnh điển hình, là những nhân vật điển hình mang tư tưởng, tình cảm đại diện cho một thế hệ hoặc của thời đại Phangtin là hiện thân của của những người lao động thời bấy giờ với một cuộc sống nghèo khổ cơ cực. Thông qua hình tượng nhân vật Phangtin, Hugo đã lên án mạnh mẽ cái xã hội tư sản tàn bạo, bất nhân mà đại diện là Giave Tenacdie, đã đè nén áp bức những người dân lao động nghèo khổ. Cái chết của Phangtin là hậu quả của sự áp bức đến kiệt cùng của vợ chồng Tenacdie, vì lòng tham chúng đã không từ bất kỳ thủ đoạn nào để “moi tiền” từ Phangtin, chúng ngang nhiên sung sướng lấy những món tiền được đổi bằng máu, mồ hôi và nước mắt của chị. Thông qua nhân vật Phangtin, lại một lần nữa thể hiện tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hugo. Phangtin đã trở thành một nhân vật bất hủ trong lịch sử văn học thể giới với hình ảnh là “biểu tượng về tình mẫu tử bất diệt”. KẾT BÀI. Như vậy có thể thấy. những người khốn khổ của Victo Hugo là một cuốn tiểu thuyết xã hội hiện đại.Ở đó Hugo đã xây dựng nên cuộc đời trăm ngàn khổ cực của những người lao động nghèo khổ với những tấm lòng cao đẹp, đó là Giăng Vangiang, Phangtin…Đó chính là “bản anh hùng ca” của thời đại! 6 . Vangiang với một tâm hồn và tính cách cao đẹp trong suốt chiều dài của thiên tiểu thuyết. 2.2. Nhân vật Phangtin – Nhân vật hiện thực nhất và những lý do Nếu như nhân vật Giăng Vangiang là nhân. nghệ thuật của mình Hugo đã khắc họa họ rất chân thực và sống động, với tư cách là những đại diện của nhân vật lãng mạn nhất” và nhân vật hiện thực nhất”. 2.1. Giăng Vangiang – Nhân vật “lãng. bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Ông thông qua hình tượng nhân vật Giăng Vangiang và Phangtin, đó là những nhân vật được coi là “lãng mạn” nhất và “hiện thực” nhất. 2. NỘI DUNG Nếu

Ngày đăng: 02/04/2014, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan