Kiểm tra: Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp doc

6 1.2K 12
Kiểm tra: Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ tên: Phùng Thị Trang Lớp: Truyền hình K32 A1 Kiểm tra: Luật báo chí đạo đức nghề nghiệp Điểm Lời phê Tìm hiểu về vụ việc của nhà báo Hoàng Khương I. Tường thuật sự việc Đầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”. Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã thực hiện nhiều bài viết nêu thực trạng tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa giao thông. Riêng Hoàng Khương với trách nhiệm của một phóng viên, đã thực hiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này, trong đó có bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7-2011). Trong bài viết trên, phóng viên Hoàng Khương phản ánh trường hợp của Trần Văn Hòa - một thanh niên sử dụng xe máy “độ” chạy xe lạng lách đánh võng bị Công an Q.Bình Thạnh tạm giữ xe trong đợt truy quét “bão đêm” quy mô lớn. Trong khi liên hệ giải quyết một vụ “chạy” xe vi phạm khác, Tôn Thất Hòa đã gợi ý “giải cứu” chiếc xe máy của Trần Văn Hòa được Huỳnh Minh Đức đồng ý. Sau đó, Đức đã nhận 15 triệu đồng trả xe vi phạm. Ngày 28-11-2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báo Tuổi Trẻ và Cục Báo chí (Bộ Thông tin - truyền thông) đề nghị “kiểm điểm thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. Theo tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên đã có sơ suất về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho ông Huỳnh Minh Đức nhằm tìm kiếm bằng chứng về hành vi tiêu cực. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương. Theo quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó) để đưa 15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng nhận đăng ký xe môtô cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an Q.Bình Thạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông trái quy định. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Phan Đức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứng kiến quá trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa 2-1. II. Phân tích Về vụ việc của nhà báo Hoàng Khương có rất nhiều ý kiến trái chiều. Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, đã trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể - thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” - có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ. 1. Phía bên việm kiểm sát: Vị đại diện VKS lập luận, sau khi Khương Tôn Thất Hòa nhờ cảnh sát Đức lấy xe "đi bão" của Trần Minh Hòa, ngay hôm sau Khương đã có bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”. Nhưng do giấy tờ xe Đức vẫn còn giữ để lấy được thì phải đưa thêm 3 triệu đồng. Thấy sự việc không theo ý mình nên nhiều ngày sau Khương đã viết tiếp bài báo “CSGT giải cứu xe vi phạm”. "Khương đã lợi dụng tư cách nhà báo, cùng lúc nắm được quan hệ tiêu cực của Đức Tôn Thất Hòa để lấy chiếc xe cho Trần Minh Hòa, bạn của Đông Anh, em vợ Khương", VKS nêu. VKS cũng cho rằng, nếu thực sự chỉ vì mục đích viết bài thì Khương hoàn toàn có thể nói cho Hòa, Đông Anh biết việc làm của mình trước việc tác nghiệp đã dễ dàng hơn nhiều. "Hơn nữa, tại cơ quan điều tra, ban đầu Khương hoàn toàn không khai rằng hành vi của mình là nằm trong hoạt động tác nghiệp viết bài. Mà sau này khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ thì bị cáo mới khai là đang thực hiện các loạt bài viết theo yêu cầu của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ", VKS buộc tội. Cơ quan công tố cũng ghi nhận những bài báo tích cực của Hoàng Khương trước đó trong việc chống các tệ nạn xã hội. Nhưng trong trường hợp của vụ án này, "bị cáo Khương đã vi phạm pháp luật" chứ không phải sai sót khi thực hiện nghiệp vụ báo chí. "Với kinh nghiệm 15 năm làm báo, bị cáo phải biết được theo luật báo chí phạm vi tác nghiệp của mình như thế nào. Tôi cho rằng bị cáo đã không tuân thủ pháp luật", vị đại diện VKS nêu. Ngoài ra VKS còn cho rằng, nếu việc đưa tiền cho CSGT Đức là nhằm mục đích viết bài thì phải báo cáo sự việc này với cơ quan chủ quản. Mặc dù báo Tuổi Trẻ đã có công văn khẳng định Hoàng Khương đang thực hiện loạt đề tài được giao, nhưng việc đưa tiền để giải cứu xe cho Hòa thì hoàn toàn không báo cáo. Số tiền đưa hối lộ 15 triệu đồng cũng không phải là tiền của cơ quan mà là của người vi phạm. Từ đó VKS khẳng định các chứng cứ trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận bị cáo Khương cùng với Minh Hòa, Thất Hòa, Đông Anh đã phạm tội Đưa hối lộ. "Đối với cựu trung úy Huỳnh Minh Đức, biết việc nhận tiền của người khác để lấy xe vi phạm ra mà không thực hiện theo đúng quy trình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn làm. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý của nhà nước, làm giảm lòng tin của người dân đối với cơ quan nhà nước", cơ quan công tố nêu. 2. Luậtbào chữa cho Hoàng Khương Bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài nêu lên những đóng góp của thân chủ trong việc chống tiêu cực về giao thông, trật tự xã hội giúp cơ quan chức năng điều tra khởi tố nhiều vụ án. Theo luật sư, cáo trạng kết luận của đại diện VKSND TP HCM tại phiên tòa không thể hiện quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm thông qua hai bài báo đăng tải công khai trên báo Tuổi Trẻ, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án. Việc quyết định truy tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng. "Hoàng Khương vì hoạt động tác nghiệp báo chí, đã tự đặt mình vào trong tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân sự an nguy của bản thân, vợ con người thân trong gia đình… Nếu động cơ của Hoàng Khương là để trục lợi cá nhân, giúp đỡ có lợi cho Trần Minh Hòa hoặc có những mục đích không chính đáng khác thì chắc chắn sau đó đã không viết bài để đăng báo công khai như thực tế đã diễn ra", luật sư nêu quan điểm. Ông Hoài cho rằng, do những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, nên bị cáo đã quá dấn thân dẫn đến sai phạm. "Những bài báo sau đó của Hoàng Khương liên quan đến việc đưa tiền cho CSGT đều được Ban biên tập báo Tuổi Trẻ duyệt theo đúng quy trình, đăng tải với thông tin nhiều chiều của các cơ quan chức năng, chứ không phải vì động cơ cá nhân như VKS truy tố", vị luật sư nhấn mạnh. Tự bào chữa cho mình, Hoàng Khương nói: "Nếu thực sự chỉ vì muốn lấy xe cho Hòa ra bằng được, bị cáo hoàn toàn có thể dựa vào mối quan hệ của mình để nhờ vả một cách dễ dàng, chứ không phải bỏ ra nhiều thời gian lặn lội thực hiện một quá trình tìm hiểu dài như vậy. Trong việc này, bị cáo không hề mong muốn lợi ích cho bản thân". Được nói lời sau cùng, nhà báo Hoàng Khương gửi lời xin lỗi đến Tôn Thất Hòa và Đông Anh vì đã "giúp đỡ bị cáo nhiệt tình mà phải chịu một hậu quả pháp lý nặng nề. Mong hội đồng xét xử xem xét động cơ mục đích của hai bị cáo này để dành cho họ bản án nhẹ nhất". Nhà báo Khương cũng khẳng định việc làm của mình là vì mục đích trong sáng, mong tòa xét thật công tâm, khách quan. "Trong những ngày bị tạm giam bị cáo rất day dứt tự hỏi: Nếu không vì những bài báo đó bị cáo có phải bước vào vào vòng lao lý ngày hôm nay không? Chỉ vì muốn đấu tranh phòng chống tiêu cực, vì nóng vội mà bị cáo phải nhận hậu quả. Bị cáo xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự tội phạm pháp lý mà bị cáo phải nhận đến hôm nay là 248 ngày tạm giam, đối với bị cáo đã là quá nặng nề", Hoàng Khương nói. Nhà báo Hoàng Khương cũng bày tỏ, thực tế trong suốt quá trình làm báo, dù ở cơ quan nào bị cáo cũng được tin tưởng giao mảng nội chính - một mảng nguy hiểm và phức tạp nhưng luôn hoàn thành nhiệm vụ, chưa hề để xảy ra sai phạm có những đóng góp tích cực, giúp cho lực lượng công an phát hiện nhiều sai phạm để chấn chỉnh. "Đây là sai phạm lần đầu của bị cáo, nếu bị cáo có cơ hội được trở về với nghề cầm bút, bị cáo sẽ coi đây như một bài học quý giá của mình sẽ không tái phạm", Hoàng Khương nói. Sau cùng, bị cáo mong tòa áp dụng điều 289 của Bộ luật Hình sự các tình tiết giảm nhẹ khác, tuyên bị cáo không phạm tội như một sự khoan hồng của pháp luật mà bị cáo đáng được nhận. III. Bài học cho bản thân Vụ Hoàng Khương không chỉ liên quan đến uy tín của tờ Tuổi Trẻ, sinh mệnh pháp lý của Hoàng Khương những người đã cộng tác với anh để có loạt bài “ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông” mà còn có thể tạo ra “án lệ”. Sự lên tiếng của Tuổi Trẻ không chỉ bảo vệ một con người mà còn bày tỏ thái độ trước một “thủ pháp nghiệp vụ” đang được tranh cãi trong nghề báo. Luật pháp cũng như thái độ xã hội ở ngay cả các nước có nền báo chí tự do cũng nhìn nhận hành vi gài bẫy khá khắt khe. Nhưng, hơn một thập niên trước đây, báo chí Mỹ, nơi coi “gài bẫy” là bất hợp pháp, cũng đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận của mình. Bên cạnh “trường phái cổ điển”, cương quyết chỉ đứng ngoài sự kiện quan sát, tường trình, đã xuất hiện trường phái nhập cuộc. Ở Anh, việc gài bẫy được chấp nhận nếu nó giúp phanh phui sự thật về các chính khách những người có ảnh hưởng đối với công chúng. Nếu Hoàng Khương đã gài bẫy thì hành vi của anh không phải là hối lộ mà là để làm lộ ra một đường dây hối lộ. Trên thực tế, trước khi nhận 15 triệu của Hoàng Khương, Thượng úy Đức đã nhận 3 triệu của ông Tuấn, chủ xe đầu kéo vừa gây tai nạn. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam cấm các cơ quan tố tụng gài bẫy khi làm án. Cho dù không có rủi ro pháp lý, thì việc sử dụng gài bẫy như một công cụ của nhà báo cũng là điều không nên làm. Bản thân hành vi gài bẫy đã chứa đựng những rủi ro về đạo đức. Bởi vậy khi làm một phóng viên nội chính phải đương đầu với cạm bẫy, tai nạn nghề nghiệp nhà báo cần phân biệt rõ ràng ranh giới ĐÚNG – SAI. Có như vậy mới không đi quá giới hạn của pháp luật cho phép khi tác nghiệp . Họ và tên: Phùng Thị Trang Lớp: Truyền hình K32 A1 Kiểm tra: Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp Điểm Lời phê Tìm hiểu về vụ việc của nhà báo Hoàng Khương I. Tường thuật. đã vi phạm pháp luật& quot; chứ không phải sai sót khi thực hiện nghiệp vụ báo chí. "Với kinh nghiệm 15 năm làm báo, bị cáo phải biết được theo luật báo chí phạm vi tác nghiệp của mình. định. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài, và luật sư Phan Đức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM -

Ngày đăng: 02/04/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan