việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

35 510 0
việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DE TAI LY THUYET KE TOAN việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hệ thống sông ngòi nội địa có hơn 4.200 km² nên rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Với lợi thế tiềm năng đó, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển và đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước. Ngành thuỷ sản bao gồm đánh bắt, nuôi trồngchế biến thuỷ sản. Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm chế biến thủy sản không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. Đến nay, cả nước có khoảng 800 nhà máy chế biến thủy sản với công suất 4.262 tấn/ ngày. Hàng thủy sản đã xuất khẩu qua hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Doanh thu từ xuất khẩu trung bình chiếm khoảng 65% trong tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trong thời gian qua, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ngày được nâng lên. Trong sáu tháng đầu năm 2012, giá trị thủy sản đạt 26.884 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 33% trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản. Trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt 16.897 tỷ đồng, tăng 6,8%; khai thác thủy sản 10.005 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011. 1 Dù kim ngạch tăng nhưng điều nghịch lý là các doanh nghiệp thủy sản đang lâm vào cảnh khốn đốn. Hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang co cụm hoạt động, thậm chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền. Theo VASEP cho biết, từ đầu năm đến nay đã có hơn 400 doanh nghiệp trong tổng số 800 doanh nghiệp thủy sản buộc phải chấp nhận “đổ vỡ”, nặng nề nhất là các doanh nghiệp cá tra. Khoảng 80% số doanh nghiệp cá tra rơi vào tình trạng phá sản, chỉ còn 20% số doanh nghiệp trụ được thì phải tìm mọi cách bán hàng ra để quay vòng vốn, ồ ạt chào bán sản phẩm với giá thấp ở các thị trường. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam lâm vào tình thế khó khăn là do thị trường xuất khẩu đang ngày càng thu hẹp, giá nguyên liệu nhập khẩu không ngừng tăng cao, doanh thu của các doanh nghiệp tăng chậm chưa tương xứng với quy mô đầu tư. Xuất phát từ những vấn đề đó mà nhóm TB chọn đề tài: “Việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định những yếu tố trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài tập trung nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nuôi trồng thủy sảndoanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. - Nghiên cứu các lý thuyết và mô hình về nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Phân tích thực 2 trạng về nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam. - Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, từ đó đề xuất mô hình cho ngành thủy sản hoạt động có hiệu quả. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản như thế nào ? - Những giải pháp và mô hình nào cần phải áp dụng để cho ngành thủy sản đạt hiệu quả ? 4. Giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết 1: Các nhà chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu sản xuất do quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ, lẻ; các vùng nuôi trồng thủy sản chưa được khai thác hết tiềm năng. - Giả thuyết 2: Người nuôi trồng thủy sản áp dụng mô hình và kỹ thuật nuôi trồng phù hợp nên đạt năng suất cao, cung cấp nhiều sản lượng cho thị trường thông qua doanh nghiệp chế biến. - Giả thuyết 3: Doanh nghiệp chế biến thủy sản phải gánh nặng hậu quả hàng bị trả về, không tiêu thụ được do tồn dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng thủy sản. - Giả thuyết 4: Chi phí trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng đã làm cho giá gốc nguyên vật liệu mua vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng lên. 3 5. Đối tượng, chủ điểm và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Các số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2011 đến nay. 6. Tầm quan trọng và ý nghĩa chủ đề nghiên cứu: Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các đối tượng đang nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng như các cơ quan hữu quan tìm cách khắc phục các rủi ro đã xảy ra đối với ngành thuỷ sản. Đồng thời, đề tài còn là tài liệu hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo cho ngành thủy sản. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ DOANH THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.1. Về nuôi trồng thủy sản: 1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ, mặn. 1.1.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản: - Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao. - Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống. - Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất. - Ngành nuôi trồng thủy sản đã có từ lâu đời song hiện tại vẫn đang trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công. - Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý việc nuôi trồng thủy sản. 5 1.2. Doanh thu cùa các doanh nghiệp chế biến thủy sản: 1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. [3] 1.2.2. Khái niệm chế biến thủy sản: Chế biến thủy sản là làm thay đổi các nguyên liệu về thủy sản thành các sản phẩm khác nhau nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của chúng. Tạo sự đa dạng về sản phẩm, đồng thời bảo quản chúng khỏi bị biến chất và hao hụt về số lượng. Ảnh: Chế biến thủy sản tại Việt Nam (Nguồn: Internet) 6 1.2.3. Khái niệm doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. [1] 1.2.4.Tài khoản hạch toán doanh thu: (Loại tài khoản 5: Doanh thu) Loại tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa bất động sản đầu tư, dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. - Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thuthu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. - Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thỏa mãn đồng thời năm điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; 7 + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời bốn điều kiện sau: + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu. - Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, … nhằm phục vụ cho việc xác định 8 đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. - Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ. - Doanh thu có sáu tài khoản: + Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trình tự hoạch toán: Bên Nợ:  Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;  Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;  Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;  Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;  Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; 9  Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh ”. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hoạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ; + Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. 10 [...]... hay các nước khác trong khu vực, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản 23 3.2 Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, từ đó đề xuất mô hình cho ngành thủy sản đạt hiệu quả: 3.2.1 Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản: ... (4) Ảnh hưởng nghiêm trọng 31 Các tác động trong việc nuôi trồng thủy sản Stt ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Quy mô nuôi trồng thủy sản I 1 hưởng 1 2 3 4 Hình thức nuôi trồng thủy sản 3 ảnh Diện tích nuôi trồng thủy sản 2 Mức độ Khả năng tự đầu tư trong nuôi trồng của người nuôi 4 Nuôi trồng thu sản nhỏ, lẻ, mang tính tự phát của người nuôi II Năng suất nuôi trồng thủy. .. Giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản phụ thu c vào quy mô nuôi trồng thủy sản, năng suất nuôi trồng thủy sản, chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản và giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản (1) Quy mô nuôi trồng thủy sản phụ thu c vào diện tích nuôi trồng thủy sản, khả năng tự đầu tư của người nuôi Mô hình hồi quy tổng quát... năng nuôi trồng thủy sản Xây dựng chuỗi liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi trồng thủy sản Các chi phí trong nuôi trồng thủy sản; lượng cung – cầu trên thị trường đối với các mặt 2.3 Xác định biến độc lập, biến phụ thu c: Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản phụ thu c vào quy mô nuôi trồng thủy sản, năng suất nuôi trồng thủy sản, chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng. .. mô nuôi trồng thủy sản Việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản (2) Diện tích nuôi trồng thủy sản tại các vùng có tiềm năng; khả năng tự đầu tư cho nuôi trồng, phát triển của người nuôi Hình thức và kỹ thu t được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản; chất lượng con giống; thức ăn; … Năng suất nuôi trồng thủy sản (3) Chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng. .. định biến độc lập, biến phụ thu c: 16 CHƯƠNG 3: .18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 3.1 Thực trạng về nuôi trồng thủy sảndoanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam: 18 3.1.1.Về nuôi trồng thủy sản: .18 3.1.2 Về doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản: .21 3.2 Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh. .. thủy sản và giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + U - Biến phụ thu c (Y): Doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản - Biến độc lập (biến giải thích): + X1: Quy mô nuôi trồng thủy sản + X2: Năng suất nuôi trồng thủy sản + X3: Chất lượng sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản + X4: Giá cả sản phẩm đầu ra của. .. trong nuôi trồng thủy sản Mô hình hồi quy tổng quát có có dạng Y = β 0 + β1 X + U i - Biến phụ thu c (Y) là giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản - Biến độc lập (X) là chi phí trong nuôi trồng thủy sản 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN \ 3.1 Thực trạng về nuôi trồng thủy sảndoanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam: 3.1.1.Về nuôi trồng thủy sản: a) Quy mô nuôi. .. Không ảnh hưởngảnh hưởng nhưng không đáng kể Ảnh hưởng nhiều Tùy theo thu c, hóa chất sử dụng mà ảnh hưởng nhiều hay ít hay không ảnh hưởng Câu 10: Theo anh (chị) việc nuôi trồng thủy sản có ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản hay không ? Anh (chị) hãy đánh dấu X vào ô tương ứng ở mức độ mà anh (chị) chọn (1) Không ảnh hưởng (2) Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể (3) Ảnh hưởng. .. phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản (4) Giá cả sản phẩm đầu ra của nuôi trồng thủy sản Khả năng xử lý của người nuôi trồng thủy sản đối với các yếu tố gây biến đổi quá trình phát triển tự nhiên của thủy sản đang được nuôi trồng Các chi phí trong nuôi trồng thủy sản; lượng cung – cầu trên thị trường đối với các mặt hàng thủy sản 15 Giá cả sản phẩm dầu ra của nuôi Xây dựng các chính sách quy hoạch, đầu . về nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam. - Đánh giá việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy. thủy sản và doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. - Nghiên cứu các lý thuyết và mô hình về nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Phân tích. đối với các mặt Việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Quy mô nuôi trồng thủy sản Năng suất nuôi trồng thủy sản Chất lượng sản phẩm

Ngày đăng: 02/04/2014, 00:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài:

      • 2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài tập trung nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể sau:

      • 3. Câu hỏi nghiên cứu:

      • 4. Giả thuyết nghiên cứu:

      • 5. Đối tượng, chủ điểm và phạm vi nghiên cứu:

      • 6. Tầm quan trọng và ý nghĩa chủ đề nghiên cứu:

      • CHƯƠNG 1:

      • TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

      • VÀ DOANH THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

        • 1.1. Về nuôi trồng thủy sản:

          • 1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản:

          • 1.1.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản:

          • 1.2. Doanh thu cùa các doanh nghiệp chế biến thủy sản:

            • 1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp:

            • 1.2.2. Khái niệm chế biến thủy sản:

            • 1.2.3. Khái niệm doanh thu:

            • 1.2.4.Tài khoản hạch toán doanh thu: (Loại tài khoản 5: Doanh thu)

            • CHƯƠNG 2:

            • PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

              • 2.1. Giới thiệu chung:

              • 2.2. Mô hình nghiên cứu:

              • 2.3. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc:

              • CHƯƠNG 3:

              • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                • 3.1. Thực trạng về nuôi trồng thủy sản và doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam:

                  • 3.1.1.Về nuôi trồng thủy sản:

                  • 3.1.2. Về doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan