ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC ĐỀ SỐ 2 - Môn Sinh Học pptx

4 426 1
ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC ĐỀ SỐ 2 - Môn Sinh Học pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN LTĐH ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Một gen mã hoá tổng hợp một chuỗi polipeptit gồm 199 axit amin có tỉ lệ A/G =0,6. Khi đột biến gen xảy ra, chiều dài của gen không đổi nhưng tỉ lệ A/G=60,43% đột biến này thuộc dạng: A. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T B. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X C. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G D.thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A Câu 2: Dùng consixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau (các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n). Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con là: A. 1/36 B. 8/36 C. 18/36 D.5/36 Câu 3: Trong đơn phân của phân tử ADN, nhóm bazo nito gắn với đường ở vị trí: A. cacbon số 1 / B. cacbon số 2 / C. cacbon số 3 / D. cacbon số 4 / Câu 4: Phát biểu nào sau đây về khái niệm gen là đúng? A. Ở virut, gen có cấu trúc mạch xoắn kép cấu tạo từ bốn loại nucleotit B.Ở vi khuẩn, nấm men gen có cấu trúc mạch đơn C. Ở SV nhân sơ, gen có cấu trúc phân mảnh gồm các đoạn không mã hoá axit amin và các đoạn mã hoá axit amin nằm xen kẽ nhau D. Mỗi gen mã hoá protein điển hình đều gồm ba vùng trình tự nucleotit(vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc) Câu 5: Trong NST ở SV nhân thực , tâm động là A. vị trí liên kết của thoi phân giúp NST có thể di chuyển về 2 cực tế bào B. vị trí mà tại đó AND bắt đầu phiên mã C. vị trí mà ở đó NST bắt đầu nhân đôi D. vị trí mà tại đó các cromatit bắt đầu tiếp hợp với nhau Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình dịch mã? A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc,foomin metionin sẽ bị phân huỷ C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã. D. Chỉ có một số protein sau dịch mã tiếp tục hình thanhfcasc cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học. Câu 7: Cơ chế nào sau đây hình thành nên thể tự đa bội? A. Lai xa kèm đa bội hoá B. sự kết hợp giữa 2 giao tử (n) cùng loài C. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, tất cả NST tự nhân đôi nhưng không phân li. D. Một cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân Câu 8: Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra vì: A. Một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường , lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nucleotit B. Các bazo ni tơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc( dạng thường và dạng hiếm). Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hydro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi dẫn đến đột biến thay thế cặp nucleotit C. Một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nucleotit D. Một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nucleotit Câu 9: Một gen dài 510 nm, có 3600 liên kết hidro. Gen này bị đột biến thêm 1 cặp nu và tăng thêm 3 liên kết hydro so với gen bình thường. Số lượng nu mỗi loại của gen mới được hình thành sau đột biến là A. A= T = 900; G=X = 601 B. A= T = 901; G=X = 600 C. A= T = 899; G=X = 601 D. A= T = 901; G=X = 601 Câu 10: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen Aabb Cd/cD không xảy ra hoán vị, có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử? A. 6 B. 4 C. 12 D.8 Câu 11: Quá trình giảm phân ở một cá thể có kiểu gen ABd Ee xảy ra hoán vị gen với tần số là AbD 12%. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ABDE được tạo ra là A. 12% B. 6% C. 3% D.9% Câu 12: Ở người, màu da đậm dần theo sự tăng số lượng gen trội vó mặt trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu da càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của sự A. tác động cộng gộp của các gen không alen B. tác động của một gen lên nhiều tính trạng C. tương tác át chế giữa các gen lặn không alen D. tương tác át chế giữa các gen trội không alen Câu 13: Tỉ lệ kiều hình ở tính trạng thứ nhất là 3:1, tỉ lệ kiểu hình ở tính trạng 2 là 1:2:1. Trong trường hợp các tính trạng này di truyền theo quy luật phân I độc lập thì tỉ lệ chung của cả 2 tính trạng là: A. 1:2:1:3:1:6 B. 6:3:1:1:2:2 C. 6:3:3:2:1:1 D. 3:6:3:2:2:1 Câu 14: Một bạn học sinh làm thí nghiệm trên một loài thực vật, bạn học sinh này đã cho cây F1 tự thụ phấn, được F2 gồm 4 loại kiểu hình. Do suất của việc thống kê, nên chỉ còn ghi lại được số liệu của kiểu hình thân thấp, hạt dài là 6,25%. Cho biết mỗi loại gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau, tương phản với thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Tỉ lệ thân cao, hạt tròn thu được từ phép lai này được dự đoán là: A. 18,75% B. 15% C. 25% D. 56,25% Câu 15: Trong trường hợp các gen phân li độc lập , tác động riêng lẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBbCc x AaBbCc cho tỉ lệ kiểu hình A_bbC_ ở đời con là A. 1/64 B. 27/64 C. 16/64 D. 9/64 Câu 16: Cho P: Ab/aB x aB/Ab, nếu tần số hoán vị gen ở cả bố và mẹ đều bằng 40% thì tỉ lệ kiểu gen AB/ab thu được ở F1 là: A. 8% B. 16% C. 4% D.10% Câu 17: Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ 9 cây cao : 7 cây thân thấp. Kiểu gen của F1 nào dưới đây có thể cho kết quả trên? A. Aabb B. AaBb C. AaBB D. AABb Câu 18: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen (Aa,Bb,Dd) phân li độc lập, tác động theo kiểu cộng gộp. mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 10cm, cây cao nhất của loài là 110cm. Chiều cao của cây thấp nhất được dự đoán là A. 80cm B. 70cm C. 60cm D. 50cm Câu 19: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ P là 0,10AA: 0,40Aa: 0,50aa. Giả sử kiểu gen aa không có khả năng sinh sản, khi quần thể này tự thụ phấn thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể được dự đoán ở F1 là A. 0,4AA:0,4Aa:0,2aa B. 0,25AA:0,5Aa:0,25aa C. 0,5AA:0Aa:0,5aa D. 0,325AA:0,25Aa:0,425aa Câu 20: Thực chất của cơ chế cách li trước hợp tử là sự xuất hiện các trở ngại ngăn cản A. con lai hình thành giao tử B. hợp tử phát triển thành cơ thể lai hữu thụ C. sự thụ tinh tạo ra hợp tử D. hợp tử phát triển thành con lai Câu 21:Một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi: A. Tần số alen và tần số kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ B. Tần số alen thay đổi qua các thế hệ C. Tần số kiểu gen thay đổi qua các thế hệ D. Tần số alen và tần số kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. Câu 22; Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kỹ thuật di truyền? A. Mục đích chính của kỉ thật di truyền là tạo ra SV biến đổi gen phục vụ lợi ích của con người, hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên qui mô công nghiệp B. Nội dung chủ yếu của kỹ thuật di truyền là gây ra các đột gen hoặc đột biến NST từ đó chọn được những thể đột biến có lợi cho con người. C. Kỹ thuật di truyền có thể tiến hành trong chọn giống thực vật, động vật, vi sinh vật D. Nội dung chủ yếu của kỹ thuật di truyền trong việc tạo vi khuẩn biến đổi gen là tạo ra ADN tái tổ hợp. Câu 23: Trong chọn giống, người ta thường tiến hành lai khác dòng để A. Tạo ra ưu thế lai B. Củng cố một tính trạng mong muốn nào đó C. Tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp D. Tạo dòng thuần Câu 24: Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do một gen lặn chỉ nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ không bị bệnh này (có bố mẹ bình thường, em trai mù màu đỏ - xanh lục) lấy một người chống bình thường. Giả sử cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng thì xác suất bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục của con trai này là A. 1/4 B. 1/8 C. 1/2 D.1/16 Câu 25: Bộ 3 mở đầu trên phân tử mARN ở hầu hết các loài sinh vật là AUG đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới B.mã di truyền có tính thoái hoá C.mã di truyền có tính đặc hiệu D.thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau Câu 26: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cở sở ở các loài giao phối là A. quần thể B. Cá thể C. Nòi D. Loài Câu 27: Ảnh hưởng của phiêu bạt di truyền đến sự tiến hoá của quần thể là ít nhất khi A.quần thể có kích thước nhỏ B.quần thể có kích thước lớn C. các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh khốc liệt D. các cá thể trong quần thể ít cạnh tranh Câu 28: Một trong những vai trò của ngẫu phối đối với tiến hoá là: A. làm phát sinh các alen mới B. biến đổi từ loài này thành loài khác C. phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trogn quần thể D. hình thành các nhóm phân loại trên loài Câu 29: Tiến hoá lớn là quá trình A. làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. biến đổi từ loài này thành loài khác C. phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể D. hình thành các nhóm phân loại trên loài Câu 30: Trong một quần thể thực vật, xét 2 gen nằm trên 2 NST thường khác nhau: gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ 2 có 3 alen. Quá trình ngẫu phối sử tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen tối đa về 2 gen là: A. 18 B. 24 C. 9 D. 16 Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của sinh vật trong các kỉ ở đại Trung sinh? A. Ở kỉ Tam điệp đã xuất hiện nhiều cây hạt kín, sâu bọ và khỉ ăn sâu bọ B. Ở kỉ Tam điệp: Cây hạt trần ngự trị. Cá xương và bò sát cổ phát triển. Thú và chim xuất hiện C. Ở kỉ Jura, cây hạt trần và bò sát khổng phát triển D. Ở kỉ Phấn trắng (Kreta): Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hoá động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ Câu 32: Trong lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái đất , thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào? A. Tân sinh B. Trung sinh C. Cổ sinh D. Nguyên sinh Câu 33:Đặc điểm nào sau đây đúng với cây ưa bóng? A. Phiến lá rộng, lá nằm ngang so với mặt đất B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh C. Phiến lá hẹp,lá xếp nghiêng so với mặt đất D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá Câu 34: Kích thước tối đa của quần thể là: A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển C. số lượng các cá thể(hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian củ quần thể. D. Khoảng không gian lớn nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển Câu 35: Kích thước của quần thể có thể tăng lên trong trường hợp nào sau đây? A. Mức sinh sản nhỏ hơn mức tử vong C. Nhập cư nhỏ hơn xuất cư B. Mức sinh sản lớn hơn tử vong D. Mức sinh sản bằng mức tử vong Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của các loài sinh trưởng theo tiềm năng sinh học? A Số lượng con non/lứa đẻ thấp. B. Kích thước cơ thể nhỏ C.Sinh sản sớm D. Tuổi thọ thấp Câu 37: Các loài trong quần xã gắn bó với nhau chủ yếu nhờ mối quan hệ về A. dinh dưỡng, nơi ở B. Nơi ở, hợp tác C. cộng sinh, hội sinh D. Cạnh tranh khác loài Câu 38: Điều nào không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A.Kết quả của diễn thế là luôn dẫn tới QX ổn định B. Diễn thế thứ sinh có sự thay thế tuần tự QX C.Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường đã từng tồn tại quần xã. D.Một trong những nguyên nhân của diễn thế là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên QX Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái ? A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do phần lớn năng lượng đã bị thất thoát ở các bậc dinh dưỡng trước đó. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được tích luỹ nhiều nhất ở sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. C. Phần lớn năng lượng ở các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn D. Trong hệ sinh thái , năng lượng được truyền theo vòng tuần hoàn từ SV sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trở về sinh vật sản xuất. Câu 40: Nhóm loài ưu thế của rừng Taiga là A. cây lá kim (thông, tùng, bách) B. Cây thường xanh và cây lá rộng rụng theo mùa. C.cây thân gỗ có tán hẹp và cây dây leo thân gỗ. D. cây họ lúa có kích thước lớn(tre, nứa ) Câu 41:Gen cấu trúc của sinh vật nào trong các sinh vật sau đây thường không có các intron? A.Vi khuẩn hiện nay B. Động vật nguyên sinh C. nấm D. Rêu Câu 42: Trong quá trình giảm phân của một cơ thể lưỡng bội, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong lần phân bào thứ nhất. Các loại giao tử có thể được tạo ra là: A. 2n + 1 và 2n -1 B. 2n – 1 và 2n +1 C. 2n +1 và 2n – 1 D. n, n +1 và n -1 Câu 43: Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp vì liên kết gen hoàn toàn A.làm số loại giao tử sinh ra ít đi B.làm tăng số loại giao tử C. không làm xuất hiện những tính trạng mới D.làm giảm số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử Câu 44: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng lẽ, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai aaBbDdEe x aaBbDdEe cho F1 có kiểu hình giống bố - mẹ chiếm tỉ lệ là: A. 27/64 B. 9/64 C. 9/16 D. 27/256 Câu 45:Phân tử AND tái tổ hợp là A. phân tử AND có khả năng xâm nhập vào tế bào nhận B. phân tử AND tìm thấy tring tế bào chất của vi khuẩn C. phân tử AND kết hợp giữa tế bào cho và AND của tế bào nhận D. phân tử AND gồm gen cần chuyển và thể truyền gen Câu 46: Hai anh em sinh đôi cùng trứng. người anh có nhóm máu AB, mắt nâu. Người em là A. nam, máu A, mắt nâu B. nam, máu AB, mắt nâu C. nữ, máu AB, mắt nâu D. nam,máu B, mắt đen Câu 47: Vai trò chính của đột biến đối với quá trình tiến hoá của sinh vật là A. tạo ra nguồn nguyên liệu cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú B. làm thay đổi cấu trúc di truyền ở quần thể, trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ C. hình thành nên vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá D. tạo ra nhiều alen đột biến, làm thay đổi đặc điểm kiểu hình của sinh vât, nhờ vậy mà sinh vật thích nghi được với môi trường luôn thay đổi Câu 48: Theo quan niệm hiện đại, những biến đổi trong đời sống cá thể tương ứng với những biến đổi của ngoại cảnh chính là A. biến dị tổ hợp B. biến dị đột biến C. biến dị di truyền D. Biến dị không di truyền Câu 49: Khu sinh học nào sau đây có hệ sinh vật phân giải hoạt động nhanh và hiệu quả nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Savan C. Hoang mạc D. Rừng Taiga Câu 50: Trong một hệ sinh thái, sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra bởi các loài sinh vật A. dị dưỡng B. Tự dưỡng C. Phân giải D.tự dưỡng và phân giải . số tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong lần phân bào thứ nhất. Các loại giao tử có thể được tạo ra là: A. 2n + 1 và 2n -1 B. 2n – 1 và 2n +1 C. 2n +1 và 2n – 1 D. n, n +1 và n -1 Câu. trạng 2 là 1 :2: 1. Trong trường hợp các tính trạng này di truyền theo quy luật phân I độc lập thì tỉ lệ chung của cả 2 tính trạng là: A. 1 :2: 1:3:1:6 B. 6:3:1:1 :2: 2 C. 6:3:3 :2: 1:1 D. 3:6:3 :2: 2:1 Câu. nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ Câu 32: Trong lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái đất , thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào? A. Tân sinh B. Trung sinh C. Cổ sinh D. Nguyên sinh Câu

Ngày đăng: 01/04/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan