Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

27 717 5
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦUNước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện để đất nước phát triển nhanh bền vững . Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là thông qua giáo dục. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần phải có những chính sách cụ thể để hướng dẫn thực hiện. quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả.Vì vậy em thực hiện đề tài: “Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” nhằm có những hiểu biết về các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực tình hình thực hiện các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam hiện nay. Vấn đề chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực có một phạm vi rất rộng, do đó trong thời gian nghiên cứu em chỉ tập trung vào các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục bậc đại học cao đẳng đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!1 I. Khái niệm các thành phần của chính sách quản lý nguồn nhân lực1.1 Các khái niệm cơ bản.1.1 Khái niệm nguồn nhân lựcNguồn nhân lựcnguồn lực con người, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, cung cấp sức lao động cho xã hội tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau nên có những khái niệm khác nhau.Tiếp cận dựa trên khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động.Tiếp cận dựa vào khả năng lao động giới hạn tuổi lao động: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm.Tiếp cận theo cách hiểu của các nhà kinh tế: Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người của một quốc gia có trong một thời kỳ nhất định. Tiềm năng đó bao gồm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng một cơ cấu do nền kinh tế - xã hội đòi hỏi ( về số lượng, chất lượng cơ cấu).Như vậy nguồn nhân lực bao gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Bộ phận thứ hai là những người ngoài độ tuổi lao động, có khả năng lao động có nhu cầu tham gia lao động.Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực không chỉ xem xét về mặt số lượng mà phải xem xét cả về mặt chất lượng nguồn nhân lực bao gồm sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn lành nghề, năng lực, phẩm chất thái độ lao động của cá nhân người lao động, cũng như phải xem xét cả về mặt cơ cấu nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ lao động, trình độ, năng lực tổ chức quản lý, khả năng phối hợp để thực hiện các mục tiêu đặt ra. 1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực“ Quản lý nguồn nhân lực là tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi người trong tổ chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược các kế hoạch của tổ chức, tăng cường 2 cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức, đạo đức xã hội”.[ 5,tr 29].Ở cấp độ vi mô tổ chức ở đây là: tổ sản xuất, phân xưởng, phòng ban, doanh nghiệp. các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ này bao gồm các hoạt động tuyển mộ tuyển chọn, bố trí lực lao động trong tổ chức, tổ chức đào tạo phát triển lao động … nhằm đảm bảo một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng chất lượng.Ở cấp độ vĩ mô thì tổ chức ở đây có thể là địa phương, quốc gia, có thể là khu vực quốc tế. hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở đây bao gồm một số hoạt động như quyết định các chính sách quốc gia, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ sử dụng lao động toàn xã hội. Ban hành hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động … các hoạt động trên nhằm tạo ra một lực lượng lao động đủ về số lượng cao về chất lượng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Như vậy, Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phải được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời giữa các quá trình: Phát triển nguồn nhân lực, phân bố nguồn nhân lực sử dụng nguồn nhân lực.1.3 Khái niệm đào tạo“Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình”.[1, tr 161]Đào tạo là những hoạt động học tập được diễn ra trong thời gian ngắn hạn nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn về công việc hiện tại, củng cố bổ sung những kiến thức kỹ năng, trình độ chuyên môn còn thiếu hụt của người lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn công việc hiện tại.1.4 Khái niệm phát triển.“Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức” [1, tr 161] 3 Như vậy phát triển là các hoạt động học tập nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng, năng lực cho người lao động khi họ chuẩn bị bước vào công việc mới với những đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn lành nghề trong công việc. Phát triển chủ yếu là chuẩn bị cho người lao động những kiến thức kỹ năng về công việc trong tương lai.1.5 Khái niệm chính sáchChính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý nên kinh tế quốc dân. Mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.1.6 Chính sách quản lý nguồn nhân lựcChính sách quản lý nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực gồm các chế độ, các biện pháp, các qui định cụ thể tác động đến hành vi lao động, thái độ lao động của người lao động để đạt được các mục tiêu đã được đặt ra.1.7 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực, bao gồm các chế độ, các qui định cụ thể về quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của người lao động để họ có thể thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ.1.2 Cấu trúc của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Cấu trúc của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực gồm các phần sau:- Mục tiêu của chính sách- Đối tượng áp dụng cúa chính sách.- Các nội dung chủ yếu của chính sách- Việc tổ chức thực hiện chính sách.- Việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách4 II. Phân loại chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực1. Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính sách:1.1 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc giaĐây là những qui định, chế độ do Nhà nước ban hành nhằm nâng cao năng lực về mọi mặt kỹ năng, kiến thức tinh thần cơ cấu nguồn nhân lực để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào quá trinh phát triển quốc gia.1.2 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương Là những chính sách do cơ quản quản lý ở địa phương ban hành nhằm tổ chức, thực hiện, quản lý việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.1.3 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành Là những chính sách do các Bộ ban hành nhằm tổ chức thực hiện quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành cả về mặt số lượng chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.1.4 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp Là những chính sách của doanh nghiệp nhằm tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp để họ có thể làm việc có hiệu quả hơn trong công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức kỹ năng cho những công việc ở vị trí cao hơn trong tương lai.1.1 Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sáchCùng với việc ban hành những chính sách chung áp dụng cho toàn bộ nguồn nhân lực, Nhà nước còn ban hành những chính sách riêng áp dụng đối với từng nhóm người lao động tùy theo mục tiêu nhiệm vụ phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Trong thời kỳ hiện này, nước ta ban hành những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nhưng nhóm đối tượng đặc thù sau: - Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính Nhà nước.5 - Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ - Chính sách đào tạo phát triển đội ngũ các doanh nhân - Chính sách đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật trình độ cao1.2 Phân loại theo qui trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực3.1 Chính sách thu hút trước khi đào tạo phát triển nguồn nhân lựcĐó là các chính sách nhằm tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút, khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình đào tạo phát triển nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn lành nghề, kỹ năng. Các chính sách đó bao gồm chính sách về đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Các Chính sách ưu tiên đối với đối tượng chính sách, gia đình khó khăn như cộng điểm ưu tiên, miễn giảm học phí tạo điều kiện cho họ được học tập. Ngoài ra còn có chế độ học bổng đối với những học sinh đạt kết quả cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên sinh viên học tập. Còn có chính sách tổ chức quản lý quỹ tín dụng cho sinh viên…3.2 Chính sách trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Đây là các chính sách nhằm tổ chức, tiến hành quản lý quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực bao gồm chính sách về kinh phí cho quá trình đào tạo phát triển, chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng cao về chất lượng, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng viển. chính sách về thiết kế nội dung phương pháp dạy học.3.3 Chính sách sau đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Đây là những chính sách sắp xếp, bố trí, sử dụng những người đã được đào tạo một cách hợp lý để có thể phát huy những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề, năng lực của họ thực hiện công việc phù hợp với năng lực trình độ của họ.6 III. Phân tích thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.1. Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam.1.1 Các chế độ chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh cho thí sinh theo khu vực.Nước ta hiện nay là một nước đang phát triển nên nhiều vùng địa phương điều kiện kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng về giáo dục ở những vùng này còn rất thiếu thốn, có những nơi học sinh phải đi từ sáng đến trưa mới đến được trường lớp. Đồng thời do sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. Có những vùng người dân phải lo kiếm sống để đảm bảo cuộc sống nên không có điều kiện học tập. Do đó ở những vùng đó điều kiện học tập không thể bằng những khu vực thành thị có điều kiện học tập tốt. Chính vì vậy trong khi tuyển sinh Bộ giáo dục đào tạo có chế độ ưu tiên về điểm cho những thí sinh thuộc những vùng có điều kiện khó khăn để nhằm đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực khó khăn có cơ hội học đại học.Khi tuyển sinh vào đại học, các thí sinh được phân chia theo các khu vực 4 khu vực:“ Khu vực 1 (KV1) gồm các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Các thí sinh thuộc KV 1 được cộng 1,5 điểm xét tuyển.- Những thí sinh thuộc khu vực 2 (KV2) gồm các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc Trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được ưu tiên cộng 0,5 điểm xét tuyển - Các thí sinh thuộc khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm các xã, thị trấn không thuộc KV1, KV2, KV3 sẽ được cộng 1 điểm xét tuyển- Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực”.[11.8]7 Dân số nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005 thì dân số ở khu vực nông thôn chiếm 73,03% tổng dân số cả nước, do đó phần lớn dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Hàng năm về số lượng thí sinh dự thi đai học, cao đẳng thì số thí sinh thuộc các khu vực được cộng điểm ưu tiên theo khu vực chiếm 82%[10.9] trong tổng số thí sinh dự thi. Như vậy, nếu không còn chế độ ưu tiên khu vực đối với các đối tượng nêu trên thì sẽ làm cho đa số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng phải chịu thiệt thòi, cánh cửa vào học các trường đại học cao đẳng sẽ trở nên hẹp lại. Từ đó không có cơ hội để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng cho người lao động ở các khu vực kinh tế khó khăn. Ví dụ như đợt tuyển sinh 2005, khoảng cách điểm chênh lệch giữa đối tượng được ưu tiên cao nhất với đối tượng thuộc KV 3 là 3,5 điểm, nhờ vậy nhiều thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT đã vượt qua được các thí sinh ở KV 3 để vào học các trường đại học cao đẳng.Chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh đại học cho các thí sinh ở các khu vực khó khăn là một trong những chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện cho những thí sinh ở các khu vực mà cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn có thể thi đỗ theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, qui chế tuyển sinh không thể bỏ đi đối tượng ưu tiên này mà cần phải mở rộng đối tượng ưu tiên không chỉ có thí sinh thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần có cả số thí sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn. 1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn.Để nhằm giảm bớt khó khăn về mặt kinh tế, cũng như thể hiện sự biết biết ơn của nhà nước đối với những người có công với cách mạng, hiện nay nhà nước ta có chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có để họ điều kiện theo học ở các trường đại học cao đẳng. Chính sách miễn học phí là chính sách mà đối tượng của chính sách sẽ được miễn phí tòan phần về học phí. Ở nước ta hiện nay chế độ miễn học phí toàn phần được áp dụng anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang thương binh khi theo học đại học cao đẳng. Con thương binh, bệnh binh, con người được hưởng diện chính sách 8 như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% [9]. Các đối tượng này được áp dụng mức miễn học phí toàn phần nhằm thế hiện sự quan tâm của nhà nước đến những người có công với cách mạng. đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng về vấn đề học phí cho các đối tượng này khi phần lớn là có hoàn cảnh khó khăn.Chế độ miễn học phí còn được áp dụng đối với các sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa, những người bản thân bị thương tật, có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên có xác nhận của hội đồng y khoa. Những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, hàng ngày họ phải làm việc để có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, tiền để trang trải cho các sinh hoạt hàng ngày như nơi ở, tiền ăn, tiền sách vở…Đối với các đối tượng này thì chính sách miễn học phí thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội.Đối tượng được hưởng chính sách miễn học phí còn gồm những sinh viên có cả cha mẹ thường trú tại hải đảo hoặc vùng sâu, vùng cao từ 3 năm trở lên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. gia đình thuộc diện nghèo đói có thu nhập bình quân đầu người thường dưới 13 kg gạo. Đây là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sinh sống ở những nơi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giáo dục còn rất thấp. Rất ít người ở đây được học tập có thể theo học đến các bậc học cao như đại học cao đẳng. Chính vì vậy khi có thể thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng đã là một sự cố gắng rất lớn từ phía các sinh viên này. Nếu như không có chế độ miễn học phí đối với các đối tượng này với mức tiền học phí là 180000 đồng/sinh viên/ tháng như hiện nay có thể tăng lên trong tương lai thì chắc chắn những sinh viên này sẽ phải thôi học. Nhờ có chính sách này mà đã khuyến khích được các đối tượng này cố gắng học tập, nâng cao trình độ để sau này có thể cải thiện tình trạng khó khăn của gia đình.Nhà nước còn có chế độ miễn học phí cho sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo nhằm thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường sẽ phục vụ cho ngành giáo dục, từng bước tăng số lượng giáo viên.9 Bên cạnh chính sách miễn học phí, Nhà nước còn có chính sách giảm 50% học phí cho các đối tượng sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60 %. Con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên. Có gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo theo qui định hiện hành của nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo: Dưới 25kg gạo ở thành thị; Dưới 20kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng trung du; Dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi.Một thực trạng hiện nay đang gặp phải đối với việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn đó là hiện này không có qui định bắt buộc các trường ngoài công lập thực hiện miễn giảm như các trường công lập. Các trường ngoài công lập không được nhà nước cấp ngân sách nên việc miễn giảm học phí tùy thuộc vào khả năng của từng trường. Trong khi đó hàng năm có rất nhiều thí sinh thuộc diện đối tượng chính sách dự thi đại học cao đẳng nhưng không đỗ vào các trường công lập mà theo học ở các trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn rất nhiều so với các trường công lập ( ví dụ như đại học dân lập Văn Lang mức cao nhất là 4.400.000 đ) dẫn đến tình trạng không ít sinh viên học trong tư thế cầm cự chờ đợi đợt thi sau. 1.3 Chế độ trợ cấp xã hộiNgoài chế độ về miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, nhà nước còn ban hành chế độ trợ cấp cho các đối tượng sau:- Sinh viên là người dân tộc ít người, liên tục ở vùng cao (KV3) hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao (KV3) ít nhất lên 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại trường); sinh viên lên người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, không có người đỡ đầu chính thức, người trợ cấp thường xuyên. - Sinh viên là gười tàn tật theo quy định của nhà nước lênngười gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền xác định.10 [...]... phát triển nguồn nhân lực 6 3.1 Chính sách thu hút trước khi đào tạo phát triển nguồn nhân lực 6 3.2 Chính sách trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực 6 3.3 Chính sách sau đào tạo phát triển nguồn nhân lực 6 III.Phân tích thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 7 1.Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam. .. niệm nguồn nhân lực 2 1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 2 1.3 Khái niệm đào tạo 3 1.4 Khái niệm phát triển 3 1.5 Khái niệm chính sách 4 1.6 Chính sách quản lý nguồn nhân lực 4 1.7 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực 4 1.2Cấu trúc của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực 4 II.Phân loại chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực 5 1.Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính. .. sách: 5 1.1 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia 5 1.2 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương 5 1.3 Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành 5 1. 4Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp 5 1.1Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sách 5 1.2Phân loại theo qui trình đào tạo phát. .. trạng chính sách trong đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam 1.2 Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực Để tổ chức quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực thì cần phải có kinh phí để thực hiên Hiện nay nguồn kinh phí này được huy động thông qua nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp hàng năm, học phí do học sinh và. .. 12 1.1Thực trạng chính sách trong đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam 13 1.2Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực 13 2.2 Số lượng các trường đại học cao đẳng sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo 14 2.3 Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam 15 2.3.1 Số lượng cán... nhều bất cập cần phải tiếp tục đổi mới trong thời gian tới Nhà nước cần có các chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sau khi đào tạo Như vậy hiện nay các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt nam có những mặt ưu điểm nhưng cũng có những mặt chưa hợp lý cần phải tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để có thể đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất... trị nhân lực - NXB Lao động - Xã hội 2 GS.TS Nguyễn Minh Đường - 1996 - Bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới - Xí nghiệp in Bưu điện - Hà nội 3 TS Vũ Thành Hưng - 2004 - Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lựcViệt Nam - Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 90 tháng 12/2004 4 Ths Vũ Thành Hưởng - 2005 - Một số vấn đề bức xúc trong việc gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực ở... bộ giảng viên đại học cao đẳng ở Việt Nam 15 2.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học cao đẳng của nước ta 16 2.4Nội dung phương pháp dạy học ở bậc đại học 18 2.4.1 Nội dung chương trình đào tạo tình trạng thiếu giáo trình ở nhiều môn học 18 2.4.2 Phương pháp dạy học ở bậc đại học 18 1.3Thực trạng chính sách sau đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam 19 1.4Thiếu sự hợp... Bộ Giáo dục đào tạo cần nghiên cứu để điều chỉnh mức học phí sao cho đảm bảo cho nhiều người có điều kiện học đại học trong khi các trường đại học vẫn có đủ kinh phí cho đào tạo phát triển Ngoài ra nên giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học trong việc tìm nguồn kinh phí cho quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực như kêu gọi các tổ chức tài trợ, liên kết đào tạo với các... sáng tạo của sinh viên 1.3 Thực trạng chính sách sau đào tạo phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam 1.4 Thiếu sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng Qui mô đào tạo của các trường liện tục mở rộng nhưng do các trường thiếu sự hợp tác với các đơn vị,các doanh nghiệp, tổ chức lao động về nhu cầu thực tế về lao động của các đơn vị sử dụng nên dẫn tới tình mất cân đối giữa cung cầu đào . đặt ra.1.7 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực, bao gồm. sau: - Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính Nhà nước.5 - Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa

Ngày đăng: 19/12/2012, 10:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan