Môn Luật Hôn Nhân và Gia Đình - Kết Hôn Và Các Điều Kiện Kết Hôn docx

6 1.3K 9
Môn Luật Hôn Nhân và Gia Đình - Kết Hôn Và Các Điều Kiện Kết Hôn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn Luật Hôn Nhân Gia Đình Kết Hôn Các Điều Kiện Kết Hôn Vấn đề 1: Độ tuổi kết hôn  Xác định cách tình độ tuổi kết hôn của nam nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình. Nêu ví dụ cụ thể : Theo khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” thì được phép kết hôn. Cách tính tuổi ở đây, đối với nữ là sau ngày sinh nhật thứ 17, đối với nam là sau ngày sinh nhật thứ 19 thì người đó có quyền kết hôn. Không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi trở lên nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên. Ví dụ : Một anh A sinh ngày 1/2/1992 thì sau ngày sinh nhật thứ 19, nghĩa là sau ngày 1/2/2011 thì anh ta đã đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.Đối với nữ, nếu chị B sinh ngày 31/12/1992 thì sau sinh nhật thứ 17,nghĩa là sau ngày 31/12/2009 thì đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.  Trình bày rõ căn cứ hình thành nên quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Theo pháp Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cơ sở quy định độ tuổi căn cứ vào nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, con người Việt Nam. • Thứ nhất, độ tuổi kết hôn căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam. Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên, song con người chỉ ý thức được việc kết hôn có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất ý thức xã hội. Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo đủ điều kiện để họ thực hiện các trách nhiệm của mình đối với gia đình xã hội. • Thứ hai, khả năng thực hiện các nghĩa vụ quyền về hôn nhân gia đình của vợ chồng. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng các quan hệ xã hội khác. Để mục tiêu của việc kết hôn đạt được, vợ chồng phải có những kỹ năng nhất định trong đời sống gia đình là tế bào của xã hội. Phát triển đến độ tuổi nhất định, con người mới có khả năng tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh việc trách nhiệm, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau đối với xã hội.Tuổi trưởng thành của con người là tuổi hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, sức khỏe, có đủ điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha, mẹ. • Thứ ba, độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam 2000 có kế thừa các luật trước đó phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 1959, 1986 cũng đều quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thực tiễn đã chứng minh nam, nữ kết hôn ở độ tuổi này là phù hợp có đủ khả năng để thực hiện các nghĩa vụ quyền về hôn nhân gia đình. Vấn đề 2: Điều kiện sự tự nguyện khi kết hôn  Các trường hợp vi phạm điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn: Ép buộc, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn. Nêu khái niệm, bản chất của các hành vi trên. Ép buộc: • Khái niệm: Ép buộc kết hôn là hành vi của bên nam hoặc nữ buộc bên kia phải kết hôn với mình trái với nguyện vọng của họ. • Bản chất: Hành vi ép buộc có thể đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn. Người kết hôn trong tình trạng bị ép buộc họ bị buộc phải kết hôn, không thể hiện sự mong muốn kết hôn mà vì điều kiện, hoàn cảnh nào đó họ phải chấp nhận kết hôn. Ví dụ: Nếu không kết hôn họ sẽ mất việc làm hoặc kết hôn vì trả ơn. Cưỡng ép : • Khái niệm: Là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (khoản 5 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000). Cưỡng ép kết hôn là hành vi của người thứ ba buộc nam, nữ hoặc cả nam nữ kết hôn trái với nguyện vọng của họ. • Bản chất: Việc cưỡng ép kết hôn có thể là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi khác tác động đến nam, nữ để họ kết hôn theo ý chí của người thứ ba. Ví dụ như cha mẹ cưỡng ép con kết hôn để trừ nợ hoặc cha mẹ các bên có hứa hẹn nên cưỡng ép các con của họ phải kết hôn. Lừa dối: • Khái niệm: Là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai sự thật về nhân thân, hoàn cảnh của mình nên đồng ý kết hôn. • Bản chất: Yếu tố lừa dối thể hiện sự không trung thực, sự che giấu của một bên trong việc nói sai sự thật về nhân thân, hoàn cảnh của mình để bên kia chấp nhận kết hôn. Ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn. Cản trở kết hôn: • Khái niệm: Là hành vi ngăn cản người khác kết hôn trái với nguyện vọng của họ. • Bản chất: Cản trở kết hôn là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi khác làm cho nam, nữ không thực hiện được hành vi kết hôn của mình. Ngược lại với hành vi cưỡng ép, ép buộc là buộc người khác phải kết hôn, cản trở là hành vi thực hiện các hành động khác nhau để người khác không thể kết hôn.  So sánh hành vi ép buộc kết hôn với hành vi cưỡng ép kết hôn: Giống: Đều là những hành vi ép buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Các hành vi này có thể là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi khác tác động đến nam, nữ về vấn đề hôn nhân của họ. Khác: Ta có thể thấy hai hành vi này là hoàn toàn khác nhau về chủ thể thực hiện hành vi. Ở hành vi ép buộc kết hôn chủ thể thực hiện hành vi là bên nam hoặc nữ buộc bên kia phải kết hôn với mình trái với nguyện vọng của họ. Còn ở hành vi cưỡng ép kết hôn, chủ thể thực hiện hành vi là bên thứ ba buộc nam, nữ hoặc cả nam nữ kết hôn trái với nguyện vọng của họ.  So sánh hành vi cưỡng ép kết hôn cản trở kết hôn. Giống: Chủ thể của những hành vi này đều là người thứ ba, tác động vào vấn đề hôn nhân của nam, nữ hoặc cả nam nữ. Các hành vi này có thể là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi khác tác động đến nam, nữ về vấn đề hôn nhân của họ. Khác: Cưỡng ép kết hôn là hành vi của người thứ ba buộc nam, nữ hoặc cả nam nữ kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Còn cản trở kết hôn là hành vi của người thứ ba thực hiện các hành động khác nhau để nam, nữ không thực hiện được hành vi kết hôn của mình.  Xác định căn cứ hình thành nên quy phạm Pháp luật về sự tự nguyện. Căn cứ hình thành nên quy phạm Pháp luật về sự tự nguyện: Là do sự tự nguyện có ý nghĩa quan trọng đối với hôn nhân. • Thứ nhất, hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn tự nguyện.tự nguyện trong kết hôn gắn liền với việc tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình, thực hiện các nghĩa vụ quyền hôn nhân gia đình. Sự tự nguyện là yếu tố đảm bảo cho các thành viên trong gia đình chung sống với nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. • Thứ hai, kết hôn tự nguyện xóa bỏ tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu. Hôn nhân tự nguyện đảm bảo sự tự do của con người trong việc kết hôn, lựa chọn người bạn đời nhằm chung sống lâu dài, hạnh phúc. Con người có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, xây dựng gia đình với người mà mình yêu thương, chia sẻ về mặt tình cảm cũng như thực hiện các trách nhiệm với nhau. Mọi sự gắn bó không xuất phát từ sự cộng đồng ý chí trong việc kết hôn đều là mầm mống của sự tan vỡ, là nguyên nhân của các xung đột trong đời sống gia đình. • Thứ ba, kết hôn tự nguyện loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện. Con người tự do nhất là con người tự nguyện nhất, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Quyền bày tỏ ý chí khi tham gia các quan hệ xã hội do chính chủ thể thực hiện quyết định. Quyền kết hôn là quyền quan trọng của con người nhằm thiết lập hôn nhân xây dựng gia đình. Trên cơ sở quyền năng đó, nam nữ có quyền lựa chọn người bạn đời để làm vợ, làm chồng gắn bó với nhau suốt đời. Vấn đề 3: Các điều kiện cấm kết hôn  Nêu các trường hợp cấm kết hôn. Theo Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam 2000, các trường hợp cấm kết hôn bao gồm : người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, me nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính.  Xác định căn cứ hình thành nên quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn. • Người đang có vợ hoặc có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, các bên vợ chồng đều còn sống chưa ly hôn.Nhà nước chỉ thừa nhận chế định hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng về hôn nhân. • Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn vì họ không thể thể hiện ý chí khi tham gia kết hôn.Quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn nhằm bảo đảm cho hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Người tham gia kết hôn phải là người nhận thức được hành vi của mình, xác định được mục đích của hôn nhân khi kết hôn. • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Theo khoa học, những người cùng huyết thống hoặc có huyết thống gần nhau không đảm bảo việc thực hiện chức năng duy trì nòi giống nếu họ là vợ chồng.Những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời là vợ chồng của nhau con sinh ra sẽ bị biến dạng về di truyền, không lành lặn về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần. Vì lợi ích của gia đình, xã hội nòi giống pháp luật cấm những người nêu trên kết hôn với nhau. • Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.Căn cứ vào truyền thống đạo đức của dân tộc ta, không cho phép đánh đổi quan hệ cha mẹ con trở thành quan hệ vợ chồng hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để mưu cầu việc kết hôn trái với ý nghĩa cao đẹp của sự tương than, tương ái trong quan hệ nuôi dưỡng. • Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là cấm kết hôn giữa nam với nam, nữ với nữ. Căn cứ vào quy luật tự nhiên, việc kêt hôn khác giới nhằm tạo ra sự cân bằng trong xã hội loài người, thực hiện việc trao đổi giữa nam nữ, tạo ra sự giao thoa về tình cảm, tư tưởng, trong đó có chức năng sinh sản. Vấn đề 4: Đăng ký kết hôn  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn Theo Điều 12 Luật Hôn nhân gia đình Việt nam 2000 cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời gian công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. ( Điều 17 Nghị định 158).  Nghi thức đăng ký kết hôn Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.  Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai ( theo mẫu quy định) xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đắng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhângiá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài them không quá 5 ngày. Vấn đề 5: Căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành để giải quyết tình huống. Theo em có hai cách để giải quyết vụ việc trên. Cách thứ nhất. Tòa án sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân gia đình để chia phần tài sản của các bên có liên quan.Vì anh B chị H là kết hôn trái pháp luật nên theo quy định của khoản 3 Điều 17, tài sản chung của hai người sẽ chia theo phần đóng góp của mỗi bên, bên nào đóng góp nhiều sẽ được chia nhiều hơn, bên nào đóng góp ít hơn sẽ được chia ít hơn. Nhưng khi chia cũng phải xem xét ,ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của chị H. Vì, tuy chị H chỉ ở nhà làm công việc nội trợ nhưng những công việc đó giúp đỡ B rất nhiều để B có thể toàn tâm toàn ý làm việc, tạo lập tài sản, hơn nữa cần phải ưu tiên quyền lợi của phụ nữ là chị H nên thiết nghĩ cần chia cho chị H một phần trong khối tài sản chung của anh B, chị H là hợp tình, hợp lý. Cách thứ hai. Tòa án có thể xem xét xử lý vụ việc chia tài sản này như một vụ chia tài sản khi ly hôn. Tuy ở đây B H là kết hôn trái pháp luật nhưng không thể phủ nhận họ đã sống như vợ chồng. Do đó Tòa án có thể linh hoạt giải quyết vụ việc này như một vụ ly hôn theo Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình. Qua đó sẽ chia tài sản theo nguyên tắc chia đôi, có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. . Môn Luật Hôn Nhân và Gia Đình Kết Hôn Và Các Điều Kiện Kết Hôn Vấn đề 1: Độ tuổi kết hôn  Xác định cách tình độ tuổi kết hôn của nam và nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và. hợp và có đủ khả năng để thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình. Vấn đề 2: Điều kiện và sự tự nguyện khi kết hôn  Các trường hợp vi phạm điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn: . khỏe, có đủ điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha, mẹ. • Thứ ba, độ tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 có kế thừa các luật trước đó và phù hợp với điều kiện kinh

Ngày đăng: 01/04/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan