KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CÁC LOÀI LAN KIẾM (Cymbidium) BẢN ĐỊA TẠI VÙNG CAO MIỀN NÚI PHÍA BẮC docx

7 1.5K 6
KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CÁC LOÀI LAN KIẾM (Cymbidium) BẢN ĐỊA TẠI VÙNG CAO MIỀN NÚI PHÍA BẮC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CÁC LOÀI LAN KIẾM (Cymbidium) BẢN ĐỊA TẠI VÙNG CAO MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Quốc Doanh, guyễn Đức Thuấn, guyễn gọc Huân SUMMARY Results Collection, evaluation of search Orchids (Cymbidium) native to orthern Upland Orchids Search (Cymbidium) was named the queen of the orchids thanks highlights both the value of art, looks elegant, harmonious associated with the cultural life of the Asians. But now this species is gradually lost due to the exploitation of genetic resources of forest burned Princess gardener. Thus in 2007 - 2009 we conducted surveys of the species geographical spread in upland areas, to collect and store and evaluate genetic resources of this quarter. Results were collected from 13 species of Cymbidium the same 235 samples and determine the scientific name; evaluate morphology, some biological characteristics. A basis for future research to create, propagate and develop later. Keywords: Orchids, native, orthern Upland. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiên nhiên và con người có sự gắn kết hài hoà, một phần sự gắn kết đó không thể bỏ qua vẻ đẹp tự nhiên của các loài hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh tuý mà thế giới cây cỏ ban tặng cho con người. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp ngày càng gia tăng. Nghề trồng hoa cây cảnh nói chung, chọn tạo giống hoa lan nói riêng đã và đang trở thành một ngành kinh tế thu nhiều lợi nhuận. Ước tính, hàng năm trên thế giới thu nhập từ ngành trồng hoa lan đạt hàng tỷ đô la Mỹ. Việt Nam nằm trong trung tâm khởi nguyên của nhiều loài lan quý. Các vùng núi cao như Đà Lạt - Lâm Đồng, Sa Pa - Lào Cai, Mộc Châu - Sơn La, Sìn Hồ - Lai Châu là những nơi có nhiều loài lan chịu lạnh trong đó có các loài lan trong chi lan kiếm (Cymbidium). Lan kiếm (Cymbidium) được mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan nhờ có những điểm nổi bật cả về giá trị mỹ thuật, vẻ tao nhã, hài hòa mà từ lâu đã hiện diện trong văn học, nghệ thuật và gắn liền với đời sống văn hóa của người Á Đông. Với mục đích xây dựng vườn lưu giữ quỹ gen làm cơ sở cho việc chọn tạo giống và phát triển các loài lan kiếm bản địa quý, chúng tôi đã thu thập, đánh giá các loài lan kiếm bản địa tại vùng cao miền núi phía Bắc. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Thu thập các mẫu giống trong rừng núi có nguồn gốc ở tiểu vùng sinh thái khác nhau mang tính đặc thù của vùng cao. Tất cả các mẫu giống thu thập được làm vật liệu nghiên cứu, đánh giá. 2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập mẫu từ các nhà vườn tư nhân nuôi trồng kinh doanh hoa lan, các cây có độ tuổi thu thập 3-5 năm đã thích nghi và hoa nở. Tìm hiểu thông tin qua phỏng vấn các nhà vườn và thông tin trên mạng Internet. 3. Địa điểm đánh giá Lưu giữ các mẫu giống địa lan Cymbidium đã thu thập được từ vườn lưu giữ tại Sa Pa của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Cây ôn đới. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Miền núi phía Bắc có nhiều tiểu vùng khí hậu mang tính đặc thù, có độ cao so với mặt nước biển từ 600 - 1500m, tại các khu vực này quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng từ 15-20 0 C, tháng cao nhất 20-25 0 C. Điều kiện khí hậu này rất phù hợp cho sự phát triển các loài lan kiếm bản địa, do đó nhiều nông hộ đã trồng nhiều chậu lan lấy từ rừng giànúi cao về. Kết quả thu thập các loài lan được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Danh mục các loài địa lan kiếm (Cymbidium) đã thu thập TT Tên Việt Nam Số mẫu giống (Mẫu) Địa điểm thu thập 1 Kiếm mỡ gà 10 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La 2 Kiếm thu 15 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 3 Kiếm thu 10 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 4 Kiếm rủ 10 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu;Mộc Châu - Sơn La 5 Lan kiếm 20 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu;Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 6 Kiếm hồng hoàng 50 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 7 Kiếm bạch ngọc 15 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; 8 Kiếm thu vàng 20 Sa Pa - Lào Cai 9 Kiếm gấm hè 5 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La 10 Kiếm lô hội 5 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 11 Kiếm trần mộng xuân 50 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 12 Kiếm hồng lan 10 Sa Pa - Lào Cai; Sìn hồ - Lai Châu; Mộc Châu - Sơn La; Mù Cang Chải; Điện Biên 13 Kiếm gấm xuân 10 Sa Pa - Lào Cai Tổng số 235 Muốn xác định tên các loài lan kiếm, phải nhận biết rõ đặc điểm hình thái của chúng. Dựa vào đặc điểm hình thái (thân, lá, hoa) và dựa vào thời gian nở hoa của loài làm cơ sở cho việc xác định tên. Kết quả bảng 2 cho thấy: Đã thu thập được 13 loài lan kiếm (Cymbidium). Củ giả có hình thuôn dẹp, hình trứng, elip, oval, thuôn nhỏ, thuôn tròn Đường kính củ giả từ 1,0 - 1,5 cm đến 5,0 - 6,0 cm. Lá hình kiếm thuôn dài, hẹp Lá dài từ 30,0 cm (Kiếm gấm hè, Kiếm gấm xuân) đến 100 cm (Kiếm lô hội, Trần mộng xuân), rộng lá từ 1,0 (Kiếm gấm hè, Kiếm gấm xuân) đến 3,5 cm (Kiếm hồng hoàng). Bảng 2. Đặc điểm hình thái thân, lá các loài lan kiếm đã thu thập TT Tên Việt Nam Thân (củ giả) lá Hình dạng đường kính (cm) Hình dạng dài x rộng (cm) 1 Kiếm mỡ gà Thuôn dẹt 2,0 - 2,5 Hình kiếm, thuôn 50,0 x 0,5 2 Kiếm thu Hình trứng 3,0 - 3,5 Kiếm thuôn, dài 80,0 x 1,5 3 Kiếm thu Hình elip 4,0 kKếm thuôn nhỏ, dài 90,0 x 2,0 4 Kiếm rủ Hình trứng 3,0 - 3,5 Kiếm thuôn dài 80,0 x 1,0 5 Lan kiếm Hình trứng 3,0 - 3,5 Thuôn, bóng 75,0 x 2,0 6 Kiếm hồng hoàng Hình ô van, dẹt 5,0 - 6,0 Thuôn dài 85,0 x 3,5 7 Kiếm bạch ngọc Hình elip 2,0 - 2,5 Thuôn dài 50,0 x 1,5 8 Kiếm thu vàng Thuôn tròn 2,0 Thuôn dài 90,0 x 1,5 9 Kiếm gấm hè Thuôn nhỏ 1,0 - 1,5 Thuôn 30,0 x 1,0 10 Kiếm lô hội Thuôn nhỏ 0,5 - 1,0 Hình giải thẳng 100 x 2,5 11 Kiếm trần mộng xuân Hình Thuôn tròn 1,5 - 2,0 dài, hẹp 100 x 1,5 12 Kiếm hồng lan hơi dẹt 5,0 Thuôn dài 100 x 3 13 Kiếm gấm xuân Thuôn nhỏ 1,0 - 1,5 Thuôn, hẹp 30,0 x 1,0 Kết quả bảng 3 cho thấy: Chiều cao cành hoa của các loài lan kiếm từ 12-15 cm (Kiếm trần mộng xuân) cho đến 120 - 130 cm (Lan kiếm). Đường kính cành hoa thường nhỏ từ 0,2 -0,3 cm (Kiếm trần mộng xuân), đường kính cành hoa to nhất là Kiếm hồng hoàng (0,8 - 1,0 cm). Số hoa/cành hoa cũng giao động từ 3-5 hoa (Kiếm bạch ngọc) đến 35 - 40 hoa (Kiếm mỡ gà). Bảng 3: Đặc điểm cành phát hoa, tháng nở hoa của các loài địa lan kiếm (Cymbidium) TT Tên Việt Nam Đặc điểm cành phát hoa Tháng nở hoa trong năm Chiều cao (cm) Đường kính (cm) Số hoa/cành (hoa) 1 Kiếm mỡ gà 45-50 0,5- 0,6 35 - 40 9-10 2 Kiếm thu 70-75 0,6-0,7 10 - 12 10 3 Kiếm thu 110-120 0,6-0,65 17 - 20 10 4 Kiếm rủ 45-50 0,3-0,4 12 - 15 9-10 5 Lan kiếm 120-130 0,7-0,8 17-18 10 6 Kiếm hồng hoàng 70-75 0,8-1,0 14-16 2-4 7 Kiếm bạch ngọc 35-40 0,4-0,5 3-5 10 8 Kiếm thu vàng 45-50 0,6-0,7 8-10 10-11 9 Kiếm gấm hè 30-35 0,3-0,4 9-10 5-6 10 Kiếm lô hội 30-50 0,4-0,5 14-16 5-6 11 Kiếm trần mộng xuân 12-15 0,2-0,3 12-14 1-3 12 Kiếm hồng lan 29 -33 0,3-0,4 7-8 1-3 13 Kiếm gấm xuân 20-21 0,2-0,3 14-15 3-4 Một số loài nở hoa vào mùa xuân như Kiếm trần mộng xuân, Kiếm hồng lan, Một số loài nở vào mùa xuân - hè như Kiếm hồng hoàng, Kiếm gấm xuân. Một số loài nở vào mùa hè như: Kiếm gấm hè, Kiếm lô hội. còn các loài khác nở vào mùa thu đông (tháng 9 - 11). Đặc điểm hoa của các loài lan kiếm được ghi trong bảng 4. Bảng 4. Màu sắc hoa của các loài lan kiếm (Cymbidium) TT Tên Việt Nam Màu sắc hoa Cánh đài Cánh bên Cánh môi Màu sắc Kích thước (cm) Màu sắc Kích thước (cm) Màu sắc Kích thước (cm) 1 Kiếm mỡ gà Vàng nhạt 3,0x1,5 Vàng nhạt 3,0x1,5 Vàng đậm 3,0x2,0 2 Kiếm thu Vàng xanh 3,5x1,5 Vàng xanh 3,5x1,5 Vàng nâu 3,5x2,0 3 Kiếm thu* Vàng nâu 3,5x1,5 Vàng nâu 3,5x1,5 Trắng chấm tím 3,5x2,0 4 Kiếm rủ* Nâu socola 3,7x1,5 Nâu socola 3,7x1,5 Xanh chấm tím 3,7x2,0 5 Lan kiếm Nâu xanh 3,5x1,5 Nâu xanh 3,5x1,5 Trắng kẻ tím 3,5x2,0 6 Kiếm hồng hoàng Vàng xanh 4,0x2,5 Vàng xanh 4,0x2,5 Vàng đỏ sẫm 3,7x3,0 7 Kiếm bạch ngọc Trắng 3,0x1,2 Trắng 3,0x1,2 Trắng chấm vàng 3,0x2,0 8 Kiếm thu vàng Vàng 3,0x1,2 Vàng 3,0x1,2 Vàng vân tím 3,0x2,0 9 Kiếm gấm hè Vàng vạch tím 2,2x0,4 Vàng vạch tím 2,2x0,5 Vàng vạch đỏ 1,5x1,0 10 Kiếm lô hội Nâu tím 2,7x1,0 Nâu tím 2,7x1,0 Trắng vàng chấm tím 1,5x1,7 11 Kiếm trần mộng xuân Vàng lục 2,8x1,0 Vàng lục 2,8x1,0 Vàng, đỉnh đỏ hồng 2,8x1,5 12 Kiếm hồng lan Trắng hồng 6,5x2,2 Trắng hồng 6,5x2,2 Hồng đỏ 6,0x3,5 13 Kiếm gấm xuân* Tím nâu 1,9x0,4 Tím nâu 1,9x0,4 Vàng sọc đỏ 1,0x0,8 Ghi chú: * Những loài lan kiếm hoa có hương thơm Kết quả bảng 4 cho thấy: Cánh đài và cánh bên của các loài lan Kiếm thường có kích thước, màu sắc giống nhau, cánh môi thường sặc sỡ hơn, kích thước to hơn. Loài có kích thước hoa lớn nhất là Kiếm hồng lan. Loài có kích thước hoa nhỏ nhất là Kiếm gấm xuân. Trong các loài lan đã thu thập được, 3 loài có hương thơm (Kiếm thu, Kiếm rủ và Kiếm gấm xuân). Như vậy, qua đặc điểm của thân, lá, hoa cho thấy 13 loài địa lan kiếm có những đặc điểm riêng biệt, từ đó tạo nên nét đa dạng, phong phú của các loài lan kiếm. Từ các đặc điểm trên, đối chiếu với các tài liệu phân loại (Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ; Phong lan Việt Nam - Trần Hợp) xác định được tên của các loài địa lan kiếm bản địa như sau: Bảng 5. Tên của các loài lan kiếm bản địa (Cymbidum) TT Tên Việt Nam Tên Khoa học 1 Kiếm mỡ gà Cymbidium elegans Lindl 2 Kiếm thu Cymbidium tracyanum Castle 3 Kiếm thu Cymbidium sp8. 4 Kiếm rủ Cymbidium atropurpureum Lindl 5 Lan kiếm Cymbidium sp9. 6 Kiếm hồng hoàng Cymbidium iridioides D. Don. 7 Kiếm bạch ngọc Cymbidium erbeurbundum Lindl. 8 Kiếm thu vàng Cymbidium sp10. 9 Kiếm gấm hè Cymbidium sp1. 10 Kiếm lô hội Cymbidium aloifolium (L.) S W. 11 Kiếm trần mộng xuân Cymbidium lowianum Rchb.f. 12 Kiếm hồng lan Cymbidium sanderae Reichb. 13 Kiếm gấm xuân Cymbidium sp2. Kết quả bảng 5 cho thấy: Trong 13 loài địa lan kiếm đã thu thập, có 8 loài đã được các nhà phân loại thực vật xác định được cả tên chi và tên loài, 5 loài chưa biết tên loài, được đặt tên gồm tên chi “sp” chưa phân đến loài với các số thứ tự để phân biệt chúng. IV. KẾT LUẬN VÀ Đ N GHN 1. Kết luận - 13 loài lan kim ã thu thp có 3 loài có tên việt Nam giống nhau nhưng đặc điểm hình thái của thân, lá, hoa khác nhau (2 loài Kiếm thu) gọi theo mùa nở hoa, 1 loài kiếm thu vàng gọi theo màu sắc của hoa. - Kiếm gấm hè, Kiếm gấm xuân đã được đặt tên trong tài liệu khác (Cymbidium sp1 và sp2). - Một số loài địa lan khác (Kiếm thu, Lan kiếmKiếm thu vàng) được đặt tên (Cymbidium sp8. - sp10.). 2. Đề nghị Căn cứ vào kích thước hoa, màu sắc hoa, thời gian nở hoa, thị hiếu khách hàng chúng tôi đề nghị đưa 3 loài lan kiếm sau: - Kiếm thu vàng (Cymbidium sp10.); Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D. Don.); Kiếm trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f) vào nhân giống, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng để phát triển nhân rộng đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978). Phân loi thc vt - thc vt bc cao. NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Tr.38. 2. guyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991). Từ điển bách khoa nông nghiệp, Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. Tr. 67 - 69. 3. Trần Hợp (1990). Phong lan Việt Nam, Tập 1, 2. NXB. Khoa học và Kỹ thuật. Tr. 68 - 92. 4. guyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên, Lê Đức Thảo (1999). “Kết quả đánh giá các loài địa lan thơm và một số loài lan hài khu vực miền Bắc Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1997 - 1998, Viện Di truyền Nông nghiệp, NXB. Nông nghiệp. Trang 287. 5. Trần Duy Quý (2005). Sổ tay người Hà Nội chơi lan, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội 2005. gười phản biện: GS.TSKH. Trần Duy Quý T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam 7 . KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CÁC LOÀI LAN KIẾM (Cymbidium) BẢN ĐỊA TẠI VÙNG CAO MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Quốc Doanh, guyễn Đức Thu n, guyễn gọc Huân SUMMARY. tôi đã thu thập, đánh giá các loài lan kiếm bản địa tại vùng cao miền núi phía Bắc. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Thu thập các mẫu giống trong rừng núi có. triển các loài lan kiếm bản địa, do đó nhiều nông hộ đã trồng nhiều chậu lan lấy từ rừng già và núi cao về. Kết quả thu thập các loài lan được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Danh mục các loài địa

Ngày đăng: 01/04/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan