Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam

33 2.6K 19
Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam

Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3 1. Khái niệm về giáo dục đại học 3 2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển của quốc gia 3 2.1. Vai trò của giáo dục đại học tới chất lượng nguồn nhân lực 3 2.2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự tăng trưởng kinh tế 3 2.3. Vai trò của giáo dục đại học với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 2.4. Vai trò của giáo dục đại học đối với các vấn đề xã hội 7 II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦATỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 8 1. Những bất cập còn tồn tại trong giáo dục đại họcViệt Nam 8 1.1.Dưới góc độ phát triển chiều rộng: phổ cập giáo dục đại họcsự tăng trưởng tri thức 8 1.2. Phát triển chiều sâu: vấn đề chất lượng đào tạo 10 2. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại họcViệt Nam đến nguồn vốn nhân lực trong nước và sự phát triển kinh tế xã hội 12 2.1. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến nguồn vốn nhân lực trong nước 13 2.2. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự phát triển kinh tế xã hội 16 3. Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại học ở Việt Nam 25 3.1. Về phía Nhà nước: 25 3.2. Về phía các trường Đại học 27 III. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 28 1. Về phía Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo 28 2. Về phía các trường đại học, học viện 29 KẾT LUẬN 31 1 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN LỜI MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ. GDP tăng với tốc độ cao, môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Điều này đặt ra vấn đề báo động về sự phát triển bền vững của quốc gia mà yếu tố then chốt nhất của sự phát triển đó là chất lượng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Xuất phát từ đó, bài tiểu luận này tập trung xoay quanh một vấn đề quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng vốn nhân lực và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia: “Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam.” Bài tiểu luận được xây dựng dựa trên góc nhìn của lý thuyết kinh tế phát triển nên ngoài việc đưa ra những bất cập trong nội tại nền giáo dục đại học sẽ phân tích sâu về ảnh hưởng của những bất cập này tới sự phát triển của Việt Nam thể hiện ở: tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vấn đề cơ bản của xã hội như bình đẳng, bảo vệ môi trường… Do sự tác động của giáo dục đại học tới các nhân tố phát triển đều thông qua chất lượng nguồn nhân lực nên bài viết dành một phần riêng để tập trung phân tích tác động của giáo dục đại học tới chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Quan trọng hơn, thông qua việc phân tích các nguyên nhân gây nên những bất cập của giáo dục Việt Nam, một số giải pháp sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam nói riêng, chất lượng vốn nhân lực nói chung và qua đó, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. 2 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1. Khái niệm về giáo dục đại học Đại học được định nghĩa là một tổ chức dành cho giáo dục bậc cao và nghiên cứu, cấp các bằng cấp hàn lâm cho nhiều ngành học đa dạng. Từ “đại học” trong tiếng Anh (university) có nguồn gốc từ cụm từ Latin “universitas magistrorum et scholarium”, có thể tạm dịch là “cộng đồng của các giáo viên và học giả”. Trong tiếng Việt, từ “đại học” có nguồn gốc Hán-Việt, có thể hiểu là “học vấn uyên bác, tinh sâu” hay “bậc học cao nhất”. Những định nghĩa này phần nào nói lên khái niệm của giáo dục bậc đại học. 2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển của quốc gia 2.1. Vai trò của giáo dục đại học tới chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục đại học hình thành được ở con người những phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của thời đại, hướng cho họ khả năng chịu đựng các ảnh hưởng phức tạp và khả năng tiếp nhận các giá trị tri thức uyên bác. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức, thì vai trò của chất xám ngày càng trở nên quan trọng và quyết định trực tiếp tới chất lượng của nguồn nhân lực. 2.2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự tăng trưởng kinh tế Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi giáo dục đại học trau dồi kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động, từ đó quyết định trực tiếp đến chất lượng lao 3 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN động. Chất lượng lao động đến lượt nó lại tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động và đầu tư, các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2.1. Giáo dục đại học có vai trò tiên quyết đối với năng suất lao động và thu nhập Bốn nhân tố quyết định năng suất lao động là vốn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Trong đó vốn nhân lực hay chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất lao động. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả nếu có đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thêm vào đó, vốn nhân lực được tích luỹ dần từ các chương trình giáo dục qua các cấp từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, lên đại học - cao đẳng và qua công việc. Trong chuỗi đó giáo dục bậc đại học - cao đẳng đóng vai trò quan trọng nhất vì đây là giai đoạn con người được phát triển toàn diện về cả thể lực lẫn trí lực. Vì vậy có thể khẳng định rằng giáo dục đại học có vai trò tiên quyết đối với năng suất lao động. Mặt khác, giáo dục đại học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật, các nước thuộc khối EU có thu nhập tính trên đầu người cao gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Nguyên nhân trực tiếp của thực tế này là do tác động của năng suất lao động cao, và nguyên nhân sâu sa là do sự khác biệt trong chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc đại học. 2.2.2. Giáo dục đại học ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư 4 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư là chất lượng nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ là sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng lao động. Hiệu quả đầu tư, nhất là của các dự án đòi hỏi đầu tư lớn thuộc các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng phụ thuộc phần nhiều vào trình độ và khả năng tiếp thu công nghệ của đội ngũ lao động. Khả năng tiếp thu công nghệ và khoa học kĩ thuật đó được quyết định phần lớn bởi giáo dục đại học - cao đẳng. Về phương diện thu hút đầu tư nước ngoài, để tiết kiệm chi phí về thời gian và tài chính đào tạo nhân công, trình độ của lao động là một trong các yếu tố đầu tiên mà các chủ đầu tư thường cân nhắc khi lựa chọn nơi đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc nơi nào có giáo dục đại học - cao đẳng phát triển thì nơi nó sẽ thu hút đầu tư mạnh. 2.3. Vai trò của giáo dục đại học với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trước tiên, cần phải khẳng định rõ giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì chính trường đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho toàn bộ nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế. 2.3.1 Vai trò của giáo dục đại học với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và nội bộ từng ngành Giáo dục đại học đóng vai trò chủ chốt trong việc làm gia tăng chất lượng đội ngũ lao động. Khi nguồn nhân lực này nắm trong tay tri thức, có khả năng làm chủ khoa học công nghệ thì chính họ sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế. Cùng với sự gia tăng của chất lượng lao động, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm đi 5 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN nhiều, đồng thời tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các nước phát triển - các nước có nền giáo dục tiên tiến. Đồng thời, trong nội bộ các ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Lực lượng lao động với kĩ năng nghề nghiệp được đào tạo tốt trong trường đại học chính là những người sẽ tìm tòi áp dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đổi mới và hiện đại hoá các ngành kinh tế. Sự gia tăng chất lượng lao động dẫn đến sự chuyển dịch từ các ngành công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều sức lao động sang các ngành công nghệ cao, có kỹ thuật hiện đại trong từng nội bộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. 2.3.2. Vai trò của giáo dục đại học với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Thông qua tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì giáo dục đại học cũng có tác động không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Số người lao động trong nông nghiệp và các ngành nghề thô sơ giảm dần, đời sống của người lao động được nâng cao, tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng một phần do dân nông thôn chuyển ra thành thị làm việc và một phần khác do tỉ lệ đô thị hoá ngày càng tăng. Khi công nghiệp phát triển thì diện tích đất nông nghiệp cũng giảm dần nhường chỗ cho các nhà máy, xí nghiệp. Các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp này sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực đó phát triển và dần dần tạo nên xung quanh nó một khu đô thị mới. Vì thế, có thể khẳng định rằng một khi thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt ở bậc đại học thì việc chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế sẽ diễn ra nhanh chóng và theo chiều hướng tích cực. 2.3.3. Vai trò của giáo dục đại học với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Thêm vào đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giáo dục đại học đối với việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 6 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN Trường đại học chính là nơi người lao động trau dồi tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, nơi họ khám phá và thể hiện khả năng sáng tạo, khả năng tư duy của bản thân. Vì thế, đại học sẽ thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân. Trong thời đại ngày nay, sự năng động và hiệu quả của thành phần kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng với khả năng đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm quốc dân. 2.4. Vai trò của giáo dục đại học đối với các vấn đề xã hội Giáo dục đại học góp phần nâng cao trình độ, giúp những người lao động có khả năng tìm kiếm những công việc đem đến mức thu nhập cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, giáo dục đại học chính là nhân tố quan trọng làm gia tăng chỉ số phát triển con người (HDI) của một quốc gia. Giáo dục đại học cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về môi trường. Một quốc gia có trình độ dân trí phát triển đồng nghĩa với vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được chú trọng nhiều hơn so với các quốc gia trình độ dân trí thấp. Bên cạnh đó, sự phát triển của giáo dục đại học còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ. Đội ngũ lao động với trình độ tay nghề cao và khả năng đổi mới tư duy, sáng tạo sẽ cho ra đời những cách thức sản xuất mới vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng còn là nhân tố quan trọng giúp san lấp khoảng cách về giới tính. Cơ hội được hưởng mức giáo dục cao và làm việc trong các ngành nghề quan trọng đã khiến nữ giới ngày càng trở nên bình đẳng với nam giới. Ngoài ra, trình độ dân trí cao cũng nâng cao nhận thức của con người về vấn đề bình đẳng giới, đem đến cho phụ nữ nhiều cơ hội phát triển và khẳng định bản thân mình hơn. 7 0 20 40 60 80 100 120 Primary GER Secondary GER Tertiary GER 1990 2002 2004 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦATỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM Giáo dục nói chung và gíáo dục đại học nói riêng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đại học đã đạt được rất nhiều những thành tựu dáng kể, tuy nhiên đi cùng với nó lại là những bất cập cần phải giải quyết. 1. Những bất cập còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam 1.1.Dưới góc độ phát triển chiều rộng: phổ cập giáo dục đại học và sự tăng trưởng tri thức Xét về việc phổ cập đại học, bên cạnh những con số khá ấn tượng về tỉ lệ số người biết chữ, tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học, số lượng sinh viên vào đại học trong tổng số người đang ở độ tuổi học đại học là rất thấp. Năm 2004, tỷ lệ sinh viên đỗ đại họcViệt Nam chỉ là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia là 17%-19%, còn ở Thái-lan là 43% (Theo Báo cáo Lựa chọn thành công - Chương trình Việt Nam tại Havard). 8 Tỉ lệ đầu vào các cấpViệt Nam qua các năm Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN Bên cạnh đó, một thực tế là giáo dục Việt Nam chưa cung cấp một cơ hội công bằng cho tất cả những người có năng lực được hưởng giáo dục đại học, nâng cao trình độ và có được cơ hội tìm kiếm công việc với thu nhập cao. Điều này thể hiện ở tình trạng những người xuất thân từ gia đình có thu nhập cao thì khả năng tiếp cận với giáo dục đại học cao hơn những người đến từ gia đình có thu nhập thấp. Mặc dù học phí đại học và chi phí sinh hoạt tại Việt Nam được đánh giá là thấp so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, đây vẫn là một chi phí đáng kể đối với những gia đình ở nông thôn muốn cho con theo học đại học tại thành phố. Nhiều người tuy đã thi đỗ đại học nhưng không trang trải được chi phí đã phải bỏ giữa chừng. Trong khi đó, nhiều sinh viên xuất thân từ gia đình khá giả có học lực kém nhưng vẫn khá dễ dàng có được vị trí trong các trường đại học tư nhân, hệ mở rộng hay thậm chí là ra nước ngoài du học. Cơ cấu đầu vào đại học tại Việt Nam theo thu nhập năm 2004 9 Tỉ lệ đầu vào đại học giữa các quốc gia, 2004 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN Xét về việc gia tăng tri thức, qua thống kê các công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học chuyên ngành sẽ thấy bức tranh đáng ngại của giáo dục đại học. Chỉ so với các quốc gia châu Á, sự tụt hậu của VN cũng đã thể hiện rõ. Theo nguồn Scientific Citation Index Expanded, tổng cộng số bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành của cả hai ĐHQG VN đến thời điểm này chỉ là 52 bài, trong đó của Viện Khoa học và công nghệ VN là 44 bài. Trong khi chỉ riêng ĐHQG Seoul (Hàn Quốc), số bài đăng lên đến 5.060 bài, ĐH Bắc Kinh có hơn 3.200 bài, ĐHQG Singapore (NUS) có 3.598 bài, ĐH Chulalongkon của Thái Lan được 822 bài. So sánh chỉ số đổi mới thông qua số bằng sáng chế còn thấy “tủi thân” hơn. Trong năm 2006, Hàn Quốc được cấp 102.633 bằng, Trung Quốc có 26.292 bằng. Các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines đều có từ hàng chục đến hàng trăm bằng sáng chế. Nhưng VN lại chẳng có công trình sáng chế nào được cấp bằng vào năm 2006. 1.2. Phát triển chiều sâu: vấn đề chất lượng đào tạo Xét về tổng quan chất lượng hệ thống đào tạo: Hàng năm, có thêm rất nhiều cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, nhưng trong thực tế, họ không có những kiến thức tương xứng với những văn bằng đã được cấp. Theo nghiên cứu của một tổ chức quốc tế thì Việt Nam thuộc nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ giáo sư, tiến sỹ nhưng lại đứng thấp nhất về trình độ ngoại ngữ, 10 [...]... đến sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng như sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 2.2.3 Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự phát triển xã hội Thực trạng giáo dục đại học tại Việt Nam cũng có nhiều tác động đến sự phát triển toàn diện của xã hội Bất bình đẳng trong việc tiếp cận với giáo dục đại học dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ngày càng rõ nét Những. .. đang đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam 3 Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại họcViệt Nam Nền giáo dục đại học Việt Nam còn tồn tại khá nhiều bất cập, nhưng những hạn chế đó xuất phát từ đâu? Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân tác động tới nền giáo dục nước nhà, ở đây chúng ta sẽ xem xét một số nguyên nhân cơ bản: 3.1 Về phía Nhà nước:  Tư duy căn bản về giáo dục đại học đang gặp... thấy những bất cập trong giáo dục đại học Việt Nam xuất phát từ chính tư duy giáo dục sai lầm, cách thức quản lý máy móc, phương pháp giảng dạy lạc hậu chưa bắt kịp được sự phát triển của tri thức loài người Điều này đã tạo nên một nền giáo dục đại học thiếu tính hệ thống và xa rời thực tế Giáo dục có vai trò tiên quyết đối với sự phát triển quốc gia, vì vậy giải quyết những bất cập còn tồn tại trong giáo. .. giáo dục đại học còn nhiều yếu kém là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới Điều này được thể hiện qua những phân tích dưới đây 2.2.1 Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự tăng trưởng kinh tế * Ảnh hưởng đến năng suất lao động và thu nhập 16 Tiểu luận Kinh tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN Trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng. .. hướng tụt bậc này cho thấy, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư trong thời gian tới Như vậy, nếu không cải thiện được những bất cập trong giáo dục đại học thì Việt Nam sẽ không thể tận dụng được một cách trọn vẹn lợi ích của đầu tư cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn 2.2.2 Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế... tăng những vẫn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu và mất cân đối khi tỉ lệ nhân lực trong các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ còn thiếu hụt trầm trọng 2.2 Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự phát triển kinh tế xã hội Một nguồn vốn nhân lực còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển xuất phát từ một hệ thống giáo dục. .. tiễn, giáo dục không trở thành một ngành dịch vụ, tuân theo các quy luật cung cầu mà chạy theo giáo điều, thành tích và lý thuyết xa rời thực tiễn Sự bị động trong các đơn vị trường học đã khiến ngành giáo dục của Việt Nam trở nên trì trệ, chậm chạp và tụt hậu so với các nước trên thế giới III GIẢI PHÁP CHO NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌCVIỆT NAM Để nâng cao sức cạnh tranh của ngành GD&ĐT Việt Nam, ... gần đủ các phương tiện thực tập như Đại học Bách khoa hay Xây dựng Còn một số trường khác như Đại học Công nghiệp Hà Nội hay khá hơn như Đại học Giao thông Vận tải vẫn ở tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật 2 Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại họcViệt Nam đến nguồn vốn nhân lực trong nước và sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân... thể phủ định những tác động tích cực mà nền giáo dục Đại học đã mang lại cho sức hút đầu tư của nền kinh tế Việt Nam Trước hết, những nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam như một nước có lực lượng lao động trí thức có giá thành khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Với chính sách hỗ trợ giáo dục của Nhà nước, sinh viên Việt Nam có cơ hội học Đại học với học phí thấp, chương trình học không tốn... cứu Như vậy, có thể nói, năng suất lao động của Việt Nam còn quá thấp so với năng suất lao động của các nước khác Một trong những nguyên nhân trực tiếp của điều này là nguồn vốn nhân lực còn yếu, hệ quả của chất lượng giáo dục đại học còn nhiều bất cập Nguồn lực năng động nhất, cũng là lợi thế phát triển quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam đang bị lãng phí rất lớn, khó phục vụ hiệu . trò của giáo dục đại học đối với các vấn đề xã hội 7 II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 8 1. Những bất cập còn tồn tại trong giáo dục đại. tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia: Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam. ” Bài tiểu luận được xây dựng dựa trên góc nhìn của lý thuyết kinh tế phát. tế phát triển Anh 14 – K45E – KTĐN II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM Giáo dục nói chung và gíáo dục đại học nói riêng là một trong những ưu

Ngày đăng: 31/03/2014, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ. GDP tăng với tốc độ cao, môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Điều này đặt ra vấn đề báo động về sự phát triển bền vững của quốc gia mà yếu tố then chốt nhất của sự phát triển đó là chất lượng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Xuất phát từ đó, bài tiểu luận này tập trung xoay quanh một vấn đề quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng vốn nhân lực và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia: “Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam.”

  • Bài tiểu luận được xây dựng dựa trên góc nhìn của lý thuyết kinh tế phát triển nên ngoài việc đưa ra những bất cập trong nội tại nền giáo dục đại học sẽ phân tích sâu về ảnh hưởng của những bất cập này tới sự phát triển của Việt Nam thể hiện ở: tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vấn đề cơ bản của xã hội như bình đẳng, bảo vệ môi trường… Do sự tác động của giáo dục đại học tới các nhân tố phát triển đều thông qua chất lượng nguồn nhân lực nên bài viết dành một phần riêng để tập trung phân tích tác động của giáo dục đại học tới chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Quan trọng hơn, thông qua việc phân tích các nguyên nhân gây nên những bất cập của giáo dục Việt Nam, một số giải pháp sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam nói riêng, chất lượng vốn nhân lực nói chung và qua đó, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

  • I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

    • 1. Khái niệm về giáo dục đại học

    • 2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự phát triển của quốc gia

      • 2.1. Vai trò của giáo dục đại học tới chất lượng nguồn nhân lực

      • 2.2. Vai trò của giáo dục đại học đối với sự tăng trưởng kinh tế

      • 2.3. Vai trò của giáo dục đại học với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

      • 2.4. Vai trò của giáo dục đại học đối với các vấn đề xã hội

      • II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

        • 1. Những bất cập còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam

          • 1.1.Dưới góc độ phát triển chiều rộng: phổ cập giáo dục đại học và sự tăng trưởng tri thức

          • 1.2. Phát triển chiều sâu: vấn đề chất lượng đào tạo

          • 2. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam đến nguồn vốn nhân lực trong nước và sự phát triển kinh tế xã hội

            • 2.1. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến nguồn vốn nhân lực trong nước

            • 2.2. Ảnh hưởng của thực trạng giáo dục đại học Việt Nam đến sự phát triển kinh tế xã hội

            • 3. Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại học ở Việt Nam

              • 3.1. Về phía Nhà nước:

              • 3.2. Về phía các trường Đại học

              • III. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

                • 1. Về phía Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo

                • 2. Về phía các trường đại học, học viện.

                • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan